1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƠ NHƯ LÀ MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TRUYỆN KỂ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU (TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ)

88 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 403 KB

Nội dung

1.Mục đích nghiên cứu Thể loại truyện truyền kỳ là một trong những thành tựu văn học độc đáo của các quốc gia khu vực Đông Á thời trung đại. Tiếp thu thể loại từ văn học Trung Quốc, truyện truyền kỳ Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với văn hóa và văn học dân tộc. Truyện truyền kỳ Việt Nam đã khẳng định được vị trí của nó, đánh dấu bước nhảy vọt về chất cho văn xuôi tự sự bằng chữ Hán của nước ta. Trong kho tàng truyện truyền kỳ rất có giá trị ấy Thánh Tông di thảo (TTDT),Truyền kỳ mạn lục (TKML) và Truyền kỳ tân phả (TKTP) được coi là những mốc son quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Ra đời vào thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự; TTDT,TKML và TKTP đã bắt đầu cuộc hành trình nghệ thuật của mình với những quan điểm mới, tư tưởng mới đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn trung đại Việt Nam từ văn học mang tính chức năng sang văn xuôi nghệ thuật. Chính vì vậy việc nghiên cứu TTDT, TKML và TKTP là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá đầy đủ hơn nữa các giá trị của ba tập truyện này. Thế kỷ X – XIV văn xuôi tự sự đặc biệt là truyện truyền kỳ vẫn chưa tách khỏi văn học dân gian và văn học chức năng. Sang đến thế kỷ XV, truyện truyền kỳ đã có sự “đột khởi” rõ rệt, từ truyện mang nặng tính dân gian và chức năng tôn giáo đã dần chuyển sang các sáng tác giàu tính nghệ thuật và phản ánh được hiện thực đương thời. Yếu tố kỳ ảo không còn được dùng một cách tự phát mà có ý thức, trở thành phương tiện nghệ thuật để diễn tả nội dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đặc biệt sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi đã mở rộng chiều phản ánh hiện thực, tạo nên nét riêng cho văn xuôi tự sự thế kỷ XV – XVII. Giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX, việc đưa thơ ca vào văn xuôi đã mở ra hai hướng: hoặc đưa nhiều thơ vào truyện như Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, hoặc giảm bớt tối thiểu như Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Chính sự xâm lấn thể loại từ thơ sang văn xuôi này đã tạo ra nhiều chiều kích cho truyện kể trung đại, là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng đáng lưu ý và cần được nghiên cứu tỉ mỉ. Đây là một hiện tượng độc đáo chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định. Nó làm cho thể loại tự sự trở nên hấp dẫn hơn nhờ những bài thơ đưa đẩy. Chính vì thế nó có sự tác động nhất định đến quá trình phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam. Hơn nữa, lâu nay ta chỉ biết đến tu từ ngôn ngữ mà quên mất tu từ của thể loại với sự “lấn sân” giữa các “đường biên” thể loại tạo nên những chiều kích mới. Vì thế, nghiên cứu “Thơ như là một biện pháp tu từ trong truyện kể trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu (Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ tân phả) vừa có ý nghĩa với thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam nói riêng lại vừa có ý nghĩa với lý luận văn học nói chung.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Mục đích nghiên cứu

Thể loại truyện truyền kỳ là một trong những thành tựu văn học độcđáo của các quốc gia khu vực Đông Á thời trung đại Tiếp thu thể loại từ vănhọc Trung Quốc, truyện truyền kỳ Việt Nam có một quá trình hình thành vàphát triển nội sinh gắn liền với văn hóa và văn học dân tộc Truyện truyền kỳViệt Nam đã khẳng định được vị trí của nó, đánh dấu bước nhảy vọt về chấtcho văn xuôi tự sự bằng chữ Hán của nước ta Trong kho tàng truyện truyền

kỳ rất có giá trị ấy Thánh Tông di thảo (TTDT),Truyền kỳ mạn lục (TKML) và Truyền kỳ tân phả (TKTP) được coi là những mốc son quan trọng đánh dấu

sự phát triển vượt bậc của loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại

Ra đời vào thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự; TTDT,TKML và TKTP đãbắt đầu cuộc hành trình nghệ thuật của mình với những quan điểm mới, tưtưởng mới đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn trung đại Việt Nam từvăn học mang tính chức năng sang văn xuôi nghệ thuật Chính vì vậy việcnghiên cứu TTDT, TKML và TKTP là việc làm có ý nghĩa nhằm khám pháđầy đủ hơn nữa các giá trị của ba tập truyện này

Thế kỷ X – XIV văn xuôi tự sự đặc biệt là truyện truyền kỳ vẫn chưatách khỏi văn học dân gian và văn học chức năng Sang đến thế kỷ XV, truyệntruyền kỳ đã có sự “đột khởi” rõ rệt, từ truyện mang nặng tính dân gian vàchức năng tôn giáo đã dần chuyển sang các sáng tác giàu tính nghệ thuật vàphản ánh được hiện thực đương thời Yếu tố kỳ ảo không còn được dùng mộtcách tự phát mà có ý thức, trở thành phương tiện nghệ thuật để diễn tả nộidung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Đặc biệt sự kết hợp giữa thơ ca và vănxuôi đã mở rộng chiều phản ánh hiện thực, tạo nên nét riêng cho văn xuôi tự

sự thế kỷ XV – XVII Giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX, việc đưa thơ ca vào văn

xuôi đã mở ra hai hướng: hoặc đưa nhiều thơ vào truyện như Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, hoặc giảm bớt tối thiểu như Lan trì kiến văn lục của

Vũ Trinh Chính sự xâm lấn thể loại từ thơ sang văn xuôi này đã tạo ra nhiều

Trang 2

chiều kích cho truyện kể trung đại, là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng đánglưu ý và cần được nghiên cứu tỉ mỉ Đây là một hiện tượng độc đáo chỉ xuấthiện trong một giai đoạn nhất định Nó làm cho thể loại tự sự trở nên hấp dẫnhơn nhờ những bài thơ đưa đẩy Chính vì thế nó có sự tác động nhất định đếnquá trình phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam Hơn nữa, lâu nay ta chỉ biếtđến tu từ ngôn ngữ mà quên mất tu từ của thể loại với sự “lấn sân” giữa các

“đường biên” thể loại tạo nên những chiều kích mới Vì thế, nghiên cứu “Thơnhư là một biện pháp tu từ trong truyện kể trung đại Việt Nam qua một số tác

phẩm tiêu biểu (Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ tân phả)

vừa có ý nghĩa với thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam nói riêng lại vừa có ýnghĩa với lý luận văn học nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cùng với lịch sử nghiên cứu văn xuôi tự sự, nghiên cứu truyện truyền

kỳ nói chung và nghiên cứu ba tác phẩm TTDT, TKML, TKTP nói riêng cũngnhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thể kể đến một vài côngtrình tiêu biểu nghiên cứu từng tác phẩm như:

Luận văn thạc sĩ Ngô Minh Thuý – Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thánh Tông di thảo – nhìn từ góc độ thể loại – 2002

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng – Đại học Sư phạm Hà Nội –Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Thánh Tông di thảo

-Luận văn thạc sĩ Hoàng Minh Thùy – Đại học Sư phạm Hà Nội – Nghiêncứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyền kỳ tân phả

-Luận văn thạc sĩ Vũ Thị Thu – Đại học Sư phạm Hà Nội – Quan niệm nghệthuật về con người từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kỳ mạn lục

Và nhiều khóa luận, luận văn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu từng tác phẩm ởnhiều phương diện khác nhau

Những công trình nghiên cứu trên cho dù chưa đề cập đến vấn đề thơ trongtruyện truyền kỳ nhưng cũng là những công trình nghiên cứu nghiêm túc và

có giá trị cho chúng tôi tham khảo

Trang 3

Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập tớivấn đề thơ ca trong truyện truyền kỳ:

GS Trần Đình Sử trong công trình “Mấy vấn đề thi pháp văn học trungđại Việt Nam” có đánh giá rằng: “Truyện truyền kỳ Việt Nam như ThánhTông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền

kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sựViệt Nam” Đặc biệt ông cũng có nhiều ý kiến đánh giá khi nghiên cứu thơtrong những tác phẩm truyền kỳ thời kỳ này: “Nội tâm, cảm giác của nhân vậtđược thể hiện bằng thơ, các nhân vật hầu hết đều làm được thơ…Tuy nhiênchưa hẳn tác giả đã ý thức được đầy đủ về đời sống nội tâm của nhân vật, bởi

vì thơ chỉ được xem như một nhã thú của đời sống tinh thần, một yếu tố ngoàicốt truyện có tính chất tĩnh tại, không phải là nội tâm khi hành động nóinăng… Đời sống nội tâm của nhân vật tuy đã được biểu lộ qua thơ song chưatham gia vào cốt truyện, chưa có ý thức thúc đẩy cốt truyện, chưa có cốttruyện tâm lý… thơ trong các cuộc đối thoại chỉ là phương tiện để tỏ chí,ngôn chí.”

Riêng về “Truyền kỳ tân phả” GS.Trần Đình Sử cho rằng: “Truyền kỳtân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm cùng loại với Truyền kỳ mạnlục nhưng rườm lời hơn, thơ ca thù tạc lại quá nhiều làm loãng thú truyện…

Có thể xem đây như là một thể loại truyện – thơ hợp thể, trong đó yếu tốtruyên đóng vai trò sáng tạo tình huống để tác giả thi thố tài thơ và đặc điểmnày phản ánh hứng thú và sinh hoạt văn thơ đương thời của các văn sĩ”

PGS.TS Nguyễn Đăng Na với công trình “Con đường giải mã văn họcTrung đại Việt Nam” đã có những ý kiến rất sâu sắc về vấn đề này: “sẽ làkhiếm khuyết nếu bỏ qua đặc điểm này của truyện ngắn thế kỷ XV – XVII: sựđan xen giữa văn xuôi với thơ ca…Người thì cho rằng tài năng của tác giả thểhiện ở chính những bài thơ, ca, từ, hành; người thì bảo đấy là hình thức dunghòa giữa phương thức tự sự với trữ tình Song cũng có người khẳng định, nếu

Trang 4

không thông qua ngôn ngữ thơ ca ước lệ thì khó diễn tả nổi các cuộc hoan lạccủa các nhân vật trong truyện”

Khi nghiên cứu về “Truyền kỳ mạn lục” PGS.TS Nguyễn Đăng Na chorằng: Nguyễn Dữ “táo tợn đến mức say sưa miêu tả và miêu tả sinh độngchuyện làm tình trong phòng the giữa trai và gái Để đạt tới cái đích đó,Nguyễn Dữ đã khôn ngoan dùng một phương thức hữu hiệu, vừa đặc tả đượcchuyện kín, vừa giữ được phong thái tao nhã của văn nhân Đó là sử dụnghình thức thơ ca!” Tuy nhiên, ông đã hơi quá khi đánh giá “Nguyễn Dữkhông chỉ là cha đẻ của loại hình truyện ngắn Việt Nam, cha đẻ của chủ nghĩanhân văn mà còn là cha đẻ của dòng thơ sex Việt Nam”

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hằng – Đại học Sư phạm Hà Nội

2012 với đề tài “Bước đầu khảo sát thơ trong Truyền kỳ mạn lục của NguyễnDữ” cũng đã bước đầu nghiên cứu được vai trò và tác dụng của thơ trong mộttác phẩm truyền kỳ: “Thông qua những bài thơ Nguyễn Dữ thể hiện sự khéoléo trong việc chuyển tải những nội dung của tác phẩm…Những bài thơ thểhiện tình yêu xác thịt vô cùng táo bạo cũng bộc lộ một quan niệm phóngkhoáng hơn và một thái độ có vẻ đồng tình của tác giả Nguyễn Dữ trong việcphản ánh những câu chuyện tình ái…Những vần thơ cũng thể hiện được nhucầu giải phóng của con người trước những kìm tỏa, ép thúc trong thể chế xãhội phong kiến đang trên đà suy thoái”

“Những bài thơ còn thể hiện chức năng đối với cốt truyện, chủ đề, cáchxây dựng tâm lý, tính cách các nhân vật”

“Kết gợp hài hòa và khéo léo với dung lượng vừa đủ những bài thơtrong tác phẩm thể hiện tài năng của người cầm bút Qua đó cho thấy Nguyễn

Dữ không chỉ là một cây bút viết truyện kiệt xuất mà còn là một nhà thơ tàihoa.”

Như vậy các tác giả đã ít nhiều nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa thơ ca

và văn xuôi nhưng mới chỉ là dừng lại ở mức độ đề cập đến vấn đề một cáchkhái quát, đánh giá chung nhất mà chưa đi sâu vào phân tích có hệ thống vấn

Trang 5

đề trên mức độ cụ thể để hoàn thiện bức tranh truyện truyền kỳ Việt Nam.Nhưng những ý kiến nghiên cứu ấy đã gợi dẫn để chúng tôi triển khai đề tài

mở rộng phạm vi tìm hiểu, khảo sát toàn bộ thơ trong ba tác phẩm truyền kỳđỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tất cả các bài thơ, câu thơ trong ba tác phẩm truyện truyền kỳ-Truyện Thánh Tông di thảo bao gồm 46 bài thơ có trong 12 truyện

-Truyện Truyền kỳ mạn lục bao gồm 46 bài thơ có trong 11 truyện và một sốcặp câu thơ có trong truyện Cuộc nói chuyện ở Kim Thoa

-Truyện Truyền kỳ tân phả bao gồm 80 bài thơ có trong 4 truyện

Đặc trưng của văn học trung đại là tính đa dị bản Để thuận lợi cho quá trìnhnghiên cứu thống nhất, chúng tôi căn cứ vào ba cuốn tài liệu : “Thánh Tông dithảo” do Nguyễn Bích Ngô dịch và chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu củaNhà xuất bản văn học Hà Nội 2001 “Truyền kỳ mạn lục” do Trần Thị BăngThanh giới thiệu và chỉnh lý của Nhà xuất bản văn học Hà Nội 2001 “Truyền

kỳ tân phả” do Ngô Lập Chí và Trần Văn Giáp dịch và chú thích, Hoàng HữuYên giới thiệu của Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Hồng Bàng 2013

3 2.Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vai trò chức năng của thơ trong ba tập truyện

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp hệ thống

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp so sánh đối chiếu

5.Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo thì nội dung luậnvăn gồm 3 chương:

Trang 6

Chương I: Sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam

I.1.Sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Trung Quốc I.2.Sự kết hợp của thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Việt Nam.

Chương II: Thơ như là một yếu tố trong kết cấu truyện kể

II.1 Thơ như là yếu tố dự báo trong kết cấu truyện kể Thánh Tông di thảo II.2 Thơ như là yếu tố miêu tả trong kết cấu truyện kể Truyền kỳ mạn lục II.3 Thơ như là yếu tố trữ tình ngoại đề trong kết cấu truyện kể Truyền kỳ tân phả

Chương III: Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật

III.1 Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật trong Thánh Tông

di thảo

III.2 Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật Truyền kỳ mạn lục III.3 Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật Truyền kỳ tân phả

Chương IV: Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn

IV.1 Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của tác giả Thánh Tông di thảo – một nhà Nho tiến bộ, mộtvị vua anh minh.

IV.2 Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của Nguyễn Dữ một nhà Nho tiến bộ, nhà nhân đạo chủ nghĩa

-IV.3 Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của Đoàn Thị Điểm- nữ tính nhưng mang cốt cách của một trang nam tử.

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: SỰ KẾT HỢP GIỮA THƠ CA VÀ VĂN XUÔI TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

I.1.Sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Trung Quốc

Sự kết hợp trên nhiều phương diện giữa thơ và văn xuôi trong cùng mộttác phẩm tiềm tàng khả năng mang lại sự đa dạng về sắc thái thẩm mỹ cho tácphẩm Trong lịch sử văn học trên thế giới, sự kết hợp này đã có từ rất lâu Đặcbiệt với văn học Trung Hoa nói chung và sự hình thành phát triển tiểu thuyết

cổ điển Trung Hoa nói riêng thì đây không còn là một hiện tượng xa lạ Vốn

là đất nước của thơ ca, người Trung Hoa ưa thích chen những đoạn thơ ca vàogiữa những lời văn xuôi Ngay từ thời Đường, ta thấy giữa những đoạn truyệntruyền kỳ có sự xuất hiện của một vài đoạn thơ, bài thơ nho nhỏ Điều đócũng thật dễ hiểu nếu ta biết về môi trường diễn xướng của truyện kể của đấtnước này Ngoài việc được ấn hành trên giấy, ở Trung Hoa còn một hình thứclưu truyền truyện kể nữa, đó là thông qua những nghệ nhân dân gian Những

đoạn thơ được chen vào giữa những lời kể nhằm mục đích thư giãn giữa tình tiết gay cấn hồi hộp, lại vừa tạo thêm dáng phong nhã cho câu chuyện,hay cũng có thể là phương tiện bộc lộ nội tâm tính cách nhân vật,là “móc xích” cho những diễn biến những tình tiết trong câu chuyện Cũng không phải chỉ

có những truyện giai nhân tài tử mới có đoạn thêm thắt thơ ca vào mà ngay cảnhững truyện phiêu lưu, lịch sử, chí quái, phong tục cũng vẫn có thơ như

trường hợp của Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Kim Bình Mai Những bài thơ,

câu hát này có khi không ăn nhập gì với chuyện kể, nhân vật cả, như trườnghợp mấy bài ca Di muội khúc, Thái liên khúc rất thanh thoát tình tứ trong

Kim Bình Mai ; nhưng cũng có trường hợp thơ ca lại trở thành một phương

tiện đắc dụng dùng để miêu tả tâm tính nhân vật Loại thơ này nếu tách đứngriêng ra một mình, nó khó mà có chỗ đứng trong làng thơ Trung Hoa vốn đãquá nhiều những tuyệt phẩm Tuy nhiên nếu biết đặt nó một cách hợp lý trong

Trang 8

tác phẩm thì những bài thơ như vậy sẽ đóng một vai trò không nhỏ trong việcthể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Trung Quốc được coi là chiếc nôi của văn hóa thế giới với một khotàng văn học cổ điển phong phú Nổi bật trong số đó là “Tứ đại kỳ thư”, bốntác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc

Từ đầu đến cuối Tam Quốc Diễn Nghĩa yếu tố thơ xen lẫn trong truyện

được tác giả La Quan Trung sử dụng rất nhiều: 192 bài chưa kể những câuthơ như là hình thức trữ tình ngoại đề ở cuối mỗi hồi Cụ thể như mở đầu tácphẩm bằng một bài thơ ngắn tám câu, kết thúc tác phẩm cũng bằng một bàithơ tóm tắt tan hợp hợp tan rất dài, rồi đầu và cuối mỗi hồi truyện cũng đều cóthơ và xen kẻ trong từng chương từng hồi lại có thơ vịnh các nhân vật, các sự

việc, các tình huống… Bài thơ mở đầu cho tác phẩm văn học Tam Quốc Diễn Nghĩa gồm tám câu do Bùi Kỷ dịch và cho in ở trước hồi thứ nhất của tập 1: Trường Giang cuộn cuộn chảy về đông

Sóng dập dồn đãi hết anh hùng

Được, thua, phải, trái thoắt thành không

Non xanh nguyên vẻ cũ

Mấy độ bóng tàn hồng!

Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi

Mảng trăng thanh gió mát vui chơi

Gặp nhau, hồ rượu đầy vơi

Xưa nay bao nhiêu việc

Phó mặc cuộc nói cười…

Hồi thứ nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa được mở đầu bằng hai câu thấtngôn tóm tắt quá trình gặp gỡ và kết nghĩa anh em của Lưu Quan Trương.Truyện có rất nhiều bài thơ ngắn vịnh các nhân vật và sự kiện diễn ra Thêmvào đó là những bài thơ tả cảnh để làm câu chuyện có sự giãn nở với nhịpđiệu thư thả sau những hồi gay cấn căng thẳng Cùng với những bài thơ ấy,

Trang 9

những khổ thơ bài tỏ ý kiến đánh giá của người viết truyện về các nhân vật,các sự kiện thể hiện rất rõ ở những câu thơ cuối mỗi hồi.

Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân cũng là một tác phẩm chứa đựng sự dung

hợp giữa hai thể loại thơ và văn xuôi trong cùng một cuốn tiểu thuyết Cuốntiểu thuyết dày dặn ấy có tới 303 bài thơ chưa kể những câu thơ mang chức

năng bình luận đánh giá ở cuối mỗi chương Khi đọc Tây Du Kí ta bắt gặp rất

nhiều bài thơ tả cảnh, tả tình làm tăng thêm phần hấp dẫn của câu chuyện.Chẳng hạn nếu xét bài thơ này trong một vị trí đơn lẻ, người ta sẽ bảo lời lẽsao mà xoàng xĩnh, ý tứ sao mà cũ kỹ đến vậy:

Đào lý phương phi lê hoa tiếu

Chẩm tỷ ngã chi đầu xuân ý náo

Thược dược a na lý hoa tiêu

Chẩm tỷ ngã vũ nhuận hồng tư kiều

Hương trà nhất trản nghinh quân đáo

Tinh nhi dao dao

Vân nhi phiêu phiêu

Hà tất tây thiên vạn lý dao ?

Hoan lạc tự tại kim triêu

(Dịch nghĩa :

Đào mận ngát hương, hoa lê hé nở

Sao bằng được em : trên cành ý xuân xốn xang rạo rực

Hoa thược dược mềm mại, hoa mận xinh tươi

Sao bằng được em : mưa thấm ướt cánh sen hồng thuỳ mỵ đẹp đẽ

Trà thơm một chén đón chàng đến

Sao sáng lung linh

Mây trôi lững lờ

Việc gì phải đi xa ngàn dặm đến Tây thiên ?

Hãy hoan lạc ngay tại ngày hôm nay)

Trang 10

Nhưng nếu biết đây là bài ca của nhân vật Hạnh Tiên Cô, một cây hạnh thànhtinh, hát lên để quyến rũ Đường Tăng thì người ta lại thấy sao mà lời ca có vẻrất tình tứ và đáng yêu.Những bài thơ như thế này làm câu chuyện trở nênphong phú hơn, đa dạng và hấp dẫn hơn Bên cạnh đó, tác phẩm cũng cónhiều bài thơ bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và cả những âu lo phấp phỏng vềcuộc đời về con đường thỉnh kinh mịt mù đằng trước của bốn thầy tròĐường Tăng.

Thủy Hử là một cuốn tiểu thuyết mà phần lớn các nhà nghiên cứu vănhọc Trung Quốc đều nhận xét “Giá trị cơ bản của Thủy hử là đã xây dựngđược hàng loạt nhân vật anh hùng hảo hán võ nghệ cao cường, giàu lòng vịtha, xả thân vì nghĩa Vì vậy, các hảo hán Lương Sơn đã được ca ngợi hết lời,

là những nhân vật tượng trưng cho ước vọng của quần chúng nông dân về một

xã hội công bằng Bởi vậy lá cờ “Thế thiên hành đạo” của 108 Anh hùngLương Sơn Bạc mãi mãi được đông đảo công chúng ngưỡng mộ” Để làm nổibật những anh hùng hảo hán, tác giả đã làm hàng trăm bài thơ để ca ngợi Bài

ca ở cuối Hồi Một là sự phác họa sinh động chân dung của người Anh hùngLương Sơn bạc đầu đội trời chân đạp đất, thấy sự bất bằng chẳng tha:

Rượu còn chếnh choáng,

Người đã xôn xao,

Vì không tỏ mặt anh hào,

Bỗng dưng đâu có lụy vào đến thân?

Đã nên có dũng có nhân,

Nặng lòng nghĩa hiệp, nhẹ cân bạc tiền,

Nước non đã vực anh tài,

Sá chi luồn cúi thiệt đời bồng tang;

Tiếng hào còn để làm gương,

Trăm năm thẹn chết những phường tham ngu.

Trang 11

Hồng Lâu Mộng là một trong những cuốn tiểu thuyết có sự kết hợp

nhuần nhuyễn giữa thơ ca và văn xuôi tạo nên những hiệu quả nghệ thuật phá

vỡ đi những ranh giới của thể loại Thơ ca trong tác phẩm của Tào Tuyết Cầnđạt được cả hai mặt nội dung và nghệ thuật Như vậy tác giả đã vừa hoà mìnhvào xu thế chung của thời đại với việc đưa thi ca vào tiểu thuyết lại vừa tạođược bản sắc riêng cho những bài ca ấy Những bài thơ trong Hồng LâuMộng tuy là mượn lời nhân vật làm ra nhưng đều do Tào Tuyết Cần sáng tác.Thơ ca trong tác phẩm của Tào Chiêm không phải chỉ là để giữ nhịp thư tháicho giọng truyện nữa mà trở thành một công cụ đắc lực, gắn chặt với cốttruyện và trở thành một phần không thể thiếu được trong truyện

Thơ ca trong Hồng Lâu Mộng là phương tiện diễn tả cuộc sống phong

lưu nhà họ Giả Đó là một gia tộc quyền quý, có đời sống phong lưu Ngay cảcách hưởng thụ của họ trong từng cuộc vui cũng thể hiện được nét tinh tếtrong thẩm mỹ của họ, nhất là ở những nhân vật nữ trong khuê các Mật độxuất hiện dày dặc của những cuộc đố thơ, nối thơ, vịnh cảnh, đề câu đối, làm

từ khúc, chơi tửu lệnh cho thấy cuộc sống của gia tộc này nhàn nhã mà hưởnglạc phú quý đến đâu Chưa bao giờ trong tiểu thuyết Trung Hoa lại chứngkiến một cuộc phô bày thơ ca với mật độ dày đặc đến vậy Có thể nói hết ¼tác phẩm chìm trong thơ ca Thi ca thành ra một phần không thể tách rời trongcuộc sống phủ Giả Một mặt nó chứng minh về sự sang trọng trong đời sốngtinh thần cũng như vật chất nơi nhà họ Giả, mặt khác nó cũng cho thấy nhữngngười con gái trong họ này rất thông tuệ, tài hoa chứ không phải là bọn giàusang kệch cỡm.Xét về phương diện nghệ thuật, ta còn cảm nhận được rằngnhờ có những bài thơ này mà dường như nhịp văn của Tào Tuyết Cần đi chậmrãi hơn, nhẹ nhàng hơn Ngần ấy sự kiện trôi qua mà không nặng nề dồn dập

là bao Người đọc truyện thấy mình đi nhẹ bẫng giữa những nhân vật, cốttruyện, tình tiết

Bên cạnh đó thơ ca trong Hồng lâu mộng là phương tiện tiên đoán về

thân phận nhân vật Ngay ở hồi 5, ta đã bắt gặp một loạt các bài thơ có nội

Trang 12

dung tiên đoán về số phận những người con gái nơi phủ Giả và về sự suy tànbất hạnh nơi đời sống gia tộc này Hồi 5 chính là một hồi đặc biệt có tác dụngtiên tri.Trong những bài thơ nhân vật tự làm cũng thường hay có ngụ ý báotrước về số phận của mình Lâm Đại Ngọc có rất nhiều bài thơ dự cảm về sựchết yểu của số phận mình:

Sang năm đào lý trổ hoa

Sang năm buồng gấm biết là còn ai

Thơ trong Hồng lâu mộng còn là phương tiện bộc bạch tâm tính nhân

vật Cách dùng thơ để bộc lộ tâm tính nhân vật cũng vẫn không phải là mộtbiện pháp nghệ thuật mới Nhưng cũng lại vì Tào Tuyết Cần đã rất khéo léolàm cho những bài thơ này mỗi bài mỗi phong cách, mỗi bài mỗi dấu ấn cánhân của từng nhân vật nên những bài thơ này như chiếc áo vừa sít xao vớivóc hình nhân vật do ông tạo nên

I.2.Sự kết hợp của thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Việt Nam.

Thực ra, sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học ViệtNam không phải đến thời trung đại mới có Nó đã từng xuất hiện từ khi vănhọc chữ viết chưa ra đời Ta bắt gặp không ít những bài thơ xuất hiện trongtruyện cổ tích Việt Nam Tiêu biểu như truyện cổ tích Tấm Cám Câu chuyệntuy không dài như tiểu thuyết chương hồi của Trung Hoa nhưng cũng dungchứa sự kết hợp rất tự nhiên giữa thơ ca và văn xuôi Đó là bài thơ mà Tấmgọi bống Một bài thơ rất giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương:

Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

Bài thơ vừa thể hiện tấm lòng thơm thảo của cô Tấm nhưng đồng thời khiếncho câu chuyện có “điểm nhấn” và thêm phần hấp dẫn Đó còn là những câuthơ bộc lộ nỗi niềm căm phẫn của Tấm:

-Phơi áo chồng tao,

Phơi lao phơi sào,

Trang 13

thế: truyện Po Khẩu, Hơ Mành chém rắn thần, Sự tích củ mài và cây cơm xôi,

Lọ nước thần, Trâu và hổ, Em bé thông minh.v.v.v

Sau này,hiện tượng kết hợp thơ trong tác phẩm văn xuôi được phụcsinh trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XX, đặc biệt mạnh mẽtrong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (sau nữa, trong tiểu thuyết

Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) Rất nhiều truyện ngắn vào loại đặc sắc của Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê ) đều

có thơ - hoặc của người khác, hoặc của chính Nguyễn Huy Thiệp - như lànhững văn bản khác kiểu được “cài” vào văn bản văn xuôi Nhà nghiên cứu

người Nga, T N Filimonova, ở bài viết Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin, 2001) đã phân biệt hai cách tác giả đưa thơ vào truyện ngắn Cách thứ nhất, đó là khi thơ được motif hóa

theo cốt truyện: các nhân vật hát những bài ca, hoặc đọc những bài thơ cóchức năng nhấn mạnh chính cái cần thiết về mặt cốt truyện, trên bình diện tưtưởng, hoặc theo quan điểm tính cách nhân vật Cách thứ hai, đó là khi thơxuất hiện như những đoạn trữ tình ngoại đề, hoặc như giọng nói bên trong củanhân vật, hoặc như giọng của người kể chuyện, mà thường các giọng này hòa

quyện với nhau – nhà nghiên cứu Nga gọi cách này là không motif hóa Trong

Trang 14

cả hai cách, những câu thơ, hay những đoạn thơ, những bài thơ được đưa vàotruyện đều có một giá trị riêng, và ít nhất thì chúng cũng đã gặp nhau ở điểm:tạo nên một trong những sự khác lạ cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trênmặt bằng truyện ngắn cùng thời

Tiểu kết:

Như vậy, sự xuất hiện thơ trên địa hạt của văn xuôi không phải là mới so vớivăn học thế giới, gần nhất là văn học Trung Hoa, cũng như là lịch sử văn họcViệt Nam Thơ xuất hiện đóng một vai trò không hề nhỏ trong các tác phẩmấy: có thể là vịnh cảnh, tả tình, dự báo hay là trữ tình ngoại đề Tất cả chỉnhằm mục đích làm thư giãn giữa tình tiết gay cấn hồi hộp, lại vừa tạo thêmdáng phong nhã cho câu chuyện,hay cũng có thể là phương tiện bộc lộ nộitâm tính cách nhân vật,là “móc xích” cho những diễn biến những tình tiếttrong câu chuyện Nhờ thơ mà văn xuôi mở ra nhiều chiều kích khác, hấp dẫnngười đọc hơn Những bài thơ trong các tác phẩm có thể do nhân vật sáng tác(tác giả sáng tác hộ nhân vật) cũng có thể do tác giả sáng tác một cách trựctiếp

Trang 15

CHƯƠNG II: THƠ NHƯ MỘT YẾU TỐ TRONG KẾT CẤU TRUYỆN KỂ

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là nhữngchỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận Tất cả những yếu tố, bộphận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đónhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định gọi là kết cấu Nói cáchkhác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩmvăn học Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm Nếu khái niệm cốt truyệnnhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố trong tác phẩm tự sự

và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều

Kết cấu truyện kể trung đại Việt Nam là một chỉnh thể chặt chẽ bởinhững chuỗi sự kiện Thơ xuất hiện giữa những chuỗi sự kiện ấy như một yếu

tố liên kết đặc biệt quan trọng

II.1.Thơ như là yếu tố dự báo trong kết cấu truyện kể của Thánh Tông di thảo

Thơ đóng một vai trò không nhỏ trong truyện kể trung đại nói chung vàtruyện truyền kỳ nói riêng

Thơ tham gia vào tổ chức xây dựng cốt truyện Ở đó nó đóng một vaitrò không thể thiếu Nó tham gia kiến tạo những mô thức văn bản với nhiềuchức năng ý nghĩa khác nhau

Trong Thánh Tông di thảo, thơ tham gia vào kết cấu truyện kể như một

mắt xích liên kết, sâu chuỗi các sự việc

Truyện yêu nữ Châu Mai kể về câu chuyện tương phùng của yêu nữ tên

là Ngư Nương và Lương Nhân Trước đây đời nhà Trần cuối niên hiệu ChâuPhong yêu nữ đã xuất hiện với nhiều hình quái gở, biến hiện, tác oai tác quáicho bao nhiêu người mà không ai làm gì được Khúc hát ai oán của nó không

ai hiểu nhưng hàm chứa những bí ẩn tâm tình sâu xa mà sau đó câu chuyện sẽ

lý giải lời bài hát ấy Yêu nữ gửi cả tâm tình ấy vào trong bài thơ:

Trang 16

Muốn mặc áo văn bào chơi đế đô, Lương nhân có biết cho?

Ngư ông khắp đất một sông hồ, Mai thưa thớt, liễu gầy gò, Lục giáp, lục giáp gặp chồng xưa.

Đến năm Hồng Đức thứ sáu (1475) nó biến thành một người con gáiđẹp tuyệt trần khiến cho ai nấy cũng phải động lòng “trạc mười sáu tuổi,mắtlong lanh như nước mùa thu, môi đỏ như son vẽ, tóc mây mặt hoa, cười nóiduyên dáng” đến xin làm con hát ở đô thành để chờ đợi “chồng xưa” Chủ nhàhát thấy vậy mừng lòng cho nó toại nguyện những mong kiếm được nhiềutiền từ nhan sắc và tiếng hát của nó, thấy vậy mà nó không chịu tiếp bất cứkhách làng chơi nào khiến chủ nhà cũng ngao ngán Một hôm có một ngườitên là Lương Nhân đúng như lời thơ trong bài hát đầu câu chuyện đến vớihình dung tiều tụy, quần áo mộc mạc Quả là hình dung người này giống nhưlời bài hát “Mai thưa thớt, liễu gầy gò” Tất cả các con hát đều không ai muốntiếp duy chỉ có con yêu nữ vội vàng ra tiếp sau khi nghe khách làng chơi ấygiới thiệu tên họ, quê quán Người này quê “ở giáp thứ sáu…tục gọi là LụcGiáp” ứng với câu “Lục giáp, lục giáp gặp chồng xưa”,hơn nữa “bên tả đượcmạch tốt của sông Nhị, bên hữu được khí thiêng của Hồ Tây” ứng với câu thơ

“Ngư ông khắp đất một sông hồ”

Lai lịch, gốc tích của khách làng chơi này chính như lời bài hát cho nênNgư Nương toan ra gặp mặt mà than rằng:

Lang quân hỡi lang quân!

Cách biệt ba mươi xuân, Mây Vu Sơn, mưa Vu Sơn Hôm hôm sớm sớm ai tri âm?

Lang quân hỡi lang quân Lâm cùng từ đi, ai người thân?

Khí gươm Thiên Vương, hầu không lánh thân.

Trang 17

Lang quân hỡi lang quân!

Như vậy, lời bài hát đầu câu chuyện như là một điềm báo, báo hiệunhững diễn biến về sau Nó giống như một lời thông báo trước để lý giải mọihành động của nhân vật Cho nên hai bài ca trong câu chuyện có mối quan hệchặt chẽ với nhau, bổ sung tương ứng cho nhau để chi phối và lí giải toàn bộcâu chuyện Đúng như lời bàn ở cuối câu chuyện “Ngẫm nghĩ hai bài ca: bàitrước có “chồng xưa”, bài sau có “cách biệt”, ngờ rằng Ngư Nương và LươngNhân nguyện cùng nhau có duyên Chu Trần, khi chết hồn không tan, lâu ngàythành yêu, đến bây giờ lại làm vợ chồng” Nếu không có những bài thơ dựbáo và ẩn chứa những điều bí ẩn trong hành tung của nhân vật đó thì câuchuyện diễn ra thiếu hấp dẫn và rời rạc

Truyện hai nữ thần tuy chỉ có ba bài thơ xuất hiện nhưng nó cũng đóng

một vai trò không thể thiếu trong cốt truyện Nó cũng ẩn chứa những nỗi niềmthầm kín của nhân vật và báo trước những diễn biến về sau, lý giải hành độngcủa nhân vật Truyện kể rằng vào hồi năm thứ tư niên hiệu Thuận Thiên(1431) có hai người đàn bà hình dung và tung tích rất lạ ngồi trong một quánchợ để xem bói và đoán số Tung tích của họ đầy bí ẩn ở chỗ: mỗi hôm mộtđịa điểm “sáng ở chợ Thanh Xuân, chiều ở chợ Dừa, khi ra Kinh Ấp, khi vềTràng An, không nhất định ở nơi nào” rồi “cả chợ chưa ai trông thấy họ ănuống ra sao Hễ mặt trời lặn là họ ra về Có kẻ hiếu kỳ dò theo, có ý muốnxem họ trú ngụ nơi đâu nhưng chỉ được vài bước là chóng mặt ngã lăn khôngtheo được nữa” Hình dung cũng rất lạ “tuy ăn mặc mộc mạc, quần nâu áovải mà gương mặt sáng sủa ưa nhìn Nhiều chàng trai ham sắc sinh lòng mơtưởng nhưng hễ kẻ nào manh tâm trêu ghẹo thì tự nhiên rối trí nhức đầu” Tuy

họ có nhiều điều phải ngờ hoặc nhưng họ không phải là yêu quái tác oai tácquái làm hại dân lành mà ngược lại công việc họ làm rất lương thiện Bất cứ

ai đến xem bói đoán tướng số đều phải trả cho họ ba đồng vả đặt xuống cạnhchiếu Khi người xem đi khuất, họ trông thấy người nghèo đói nào đi qua làgọi lại chỉ cho tiền không từng thò tay cầm của người hay tự tay cầm đưa cho

Trang 18

người khác Như vậy họ bói toán không phải để kiếm sống mà là để giúpngười nghèo và đặc biệt vì một mục đích khác nữa – một mục đích riêng được

ẩn chứa trong lời bài hát với những câu thơ:

Người nhiều tuổi hát rằng:

Ngựa không vẩy, ngựa không vẩy, Con báo thù cha ai rằng không phải?

Thấm thoắt giáp hoa gần nửa đấy!

Núi có cây dâu, thiếp có hiền phu.

Thế nào là ru? Thế nào là ru?

Khua ngọc chơi đế đô, Chưa thể chừa cơm lên thiên cù.

Lên thiên cù cùng hoạn ngu Kia kìa đỉnh núi tượng nàng Tô.

Hai bài thơ ẩn chứa nhiều tâm tình nỗi niềm của hai người phụ nữ Có lẽ nócũng chính là tín hiệu để người thương nhớ nhận ra họ Khi gặp được “côngthần” – một nhà Nho già họ mới thực sự kể lại đầu đuôi câu chuyện và mụcđích du ngoạn của mình Người có tuổi chính là cháu dâu của Long Vươnglang thang đi tìm con trai của mình “Năm xưa chồng tôi có thích hương sentrắng bị chàng Kim Lân bơi đến hồ Dâm Đàm chơi không ngờ gặp phải ngảy

Trang 19

Vương Thông xem đánh cá ở đó bị nó bắt được đem giết đi” “Mối giận KimLân dốc sông ngòi,/Đêm ngày tóc bạc lo ngay ngáy” Chính vì thế mà contrai của người phụ nữ này xin đi báo thù cho cha “Bấy giờ nó cưỡi ngựakhông vẩy, rẽ nước lên trần …” Đúng như lời bài hát đầy ám ảnh:

Ngựa không vẩy! Ngựa không vẩy!

Con báo thù cha, ai rằng không phải

Cho nên người phụ nữ ấy cứ mải miết đi tìm con, chờ con “Từ bấy đến nay,

đã qua ba mươi sáu năm, tựa cửa chờ con, không nơi nương tựa, tôi đành giảtiếng đi bói để chờ con Hôm mới đây tôi đã được tin sau khi lên trần con tôithờ vua Lê rất được tin yêu Nó đã từng làm thích khách lẻn vào dinh VươngThông nhưng ba lần đâm đều không trúng cả Khi vua Lê giảng hòa vớiVương Thông, cho Thông được toàn thân về nước, con tôi nghĩ mệnh vua làtrọng, không dám trái mệnh vua thì thù cha không bao giờ trả được Nó bèntrông về thủy phu bái vọng tôi rồi treo cổ lên cây tự sát cách đây bốn nămrồi” Hóa ra người con vì chữ hiếu mà quyết báo thù cho cha, vì chữ trung màngậm ngùi uất hận treo cổ tự vẫn không quay trở về Còn người mẹ già vì nhớcon dùng câu thơ tiếng hát để đi tìm con.Bài thơ không chỉ là “tín hiệu riêng”của hai mẹ con những mong được gặp mặt mà nó còn là khúc ca ca ngợi tìnhmẫu tử, phụ tử thiêng liêng mà tác giả kín đáo gửi gắm qua đó

Cô gái trẻ tuổi cũng một nỗi lòng với người phụ nữ ấy nhưng nàng ta đitìm người chồng Cô gái vốn là vợ của sơn thần Đông Ngu đi tìm chồng vìchồng đi trả thù cho mẹ hai mươi bốn năm chưa về nên trong lời bài hát của

cô gái có đoạn:

Đông Ngu! Đông Ngu!

Đã trải ba thu,

Ba thu chữ “độc”, nặng căm thù.

Người chồng vì chữ hiếu mà ra đi báo thù cho mẹ “Khi Hoàng Phúclàm quan trấn thủ tính hay đào xẻ núi non đã làm đoạn thương long mạch núiMẫu Sơn Vì thế mạch Mẫu Sơn khô cạn” Người vợ vì nhớ chồng mà giả

Trang 20

dạng hành khất xem tướng đoán số để đi tìm chồng Những câu thơ trong bàihát không những vừa “mào đầu” cho những diễn biến hành động về sau củacâu chuyện mà còn vừa ẩn chứa những nỗi niềm sâu kín, là tín hiệu để cácnhân vật nhận ra nhau Nó còn là khúc ca về tình phu thê chung thủy sắt son.

Bài thơ cuối câu chuyện cũng là một hình thức kết thúc câu chuyệnbằng cách kể chuyện bằng thơ, ở đó kết cục của câu chuyện được nêu lên mộtcách ngắn gọn và súc tích nhất:

Vợ đi, chồng lại về Tìm nhau như Sâm, Thương Biết lòng ông thần núi,

Vì thiếp phải vội vàng

Sau khi biết tung tích của chồng,cô gái trẻ ấy chắc đã vui mừng trở về

Duyên lạ ở nước hoa cũng là một câu chuyện mà thơ đóng vai trò như

một yếu tố trong kết cấu truyện kể Chu Sinh mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải đếncậy nhờ nhà chú ruột Còn nhỏ tính tình lười biếng ham chơi nên Chu Sinh bịthím mắng nhiếc đuổi đi Chu Sinh dọn về căn nhà hoang cũ của cha mẹ sốngmột mình, hằng ngày người chú thương tình đem giấu tiền gạo đến cho vàkhuyên giải nên về nhà sống cùng nhưng Chu Sinh không chịu Bực tức và dogia cảnh nghèo khó, người chú không chu cấp cho tiền gạo nữa Giữa lúc đóikhát, Chu Sinh nằm mộng mình đến nước Hoa và được kết duyên cùng côngchúa Mộng Trang Tuy kết duyên cùng nhau nhưng Chu Sinh không đượcsống yên ấm trong cõi mộng mà đi đi về về trong cõi mơ thực Không may,nước Hoa bị giặc Ô Thước đe dọa xâm chiếm, Quốc Mẫu cùng công chúaMộng Trang và con trai Chu Sinh phải rời cố quốc Tiễn biệt, công chúaMộng Trang có mười lạng vàng và lá ngọc đề bài thơ hẹn ước:

Nhất kiếm hoành thu lịch giản tuyền, Nghĩ tương nhị tiểu thiếp song thiên.

Hoa cương đối ngạn ưng đông thượng,

Hồ Thủy lâm lưu thả hữu tuyền.

Trang 21

Nhất thập nhất triêu tiên túc hối, Lục thiên thử dạ thoại tiền duyên.

Lương nhân vật tác mê hoa ý, Điên đảo phùng quân thật ngũ niên.

Ngày “nhất thập nhất” sẽ tiêu trừ túc hối;

Đêm “lục thiên” ấy sẽ nói chuyện về duyên trước Khuyên chàng đừng quá lòng mê hoa,

Xoay xỏa gặp chàng mười năm sau

Đây không chỉ là bài thơ tiễn biệt trước lúc chia li mà nó còn là lời hẹnước và đặc biệt ngầm dự báo tương lai, vạch đường chỉ lối cho Chu Sinh vềsau Mười lăm năm sau, khi Chu Sinh đã học hành đỗ đạt, làm quan lớn trongtriều và yên bề gia thất với Đồng Nhân – người tiện thiếp, con nuôi của chú,người mà Mộng Trang cho đi theo hầu, cùng với con trai của mình thì khi ấy

có giặc Vũ Văn Hối sang xâm lược Vua phong cho Chu Sinh làm Bình manĐại tướng cầm quân đi đánh giặc Giữa lúc nguy nan, chưa biết tính kế nhưthế nào để đối phó với giặc Nghe lời thổ dân nơi đó, Chu Sinh thấy giấcmộng năm xưa của mình quả đúng nên lấy bài thơ của Mộng Trang trong lángọc ra xem lại chiết đoán từng câu thì thấy ngay được lời tiên đoán:

Câu phá ý nói mình mang quân đi đánh giặc ở nơi rừng núi hiểm trở

Câu thứ hai có hai chữ “nhị tiểu” đem ghép lại thành chữ Mùi và hai chữ

“song thiên” đem ghép lại thành chữ Quý Năm nay chính là năm Quý Mùi Câu thứ ba nói nên nhằm phía đông mà tiến quân, không nên đi qua núi Hoa bên kia bờ suối vì phải chặt cây cối.

Câu thứ tư có ý nghĩa đã rõ

Trang 22

Câu thứ năm có ba chữ: “nhất thập nhất” đem ghép lại thành chữ “nhâm” Ngày Nhâm ta sẽ đánh tan giặc và giết được tên Hối nên câu thơ mới nói là

“tiêu túc hối”.

Câu thơ thứ sáu có hai chữ “lục thiên” đem ghép lại thành chữ “tân” Đêm ngày tân ta sẽ gặp lại Mộng Trang như cũ nên câu thơ mới nói là thoại tiền duyên.

Câu thơ thứ bảy không cần giải đoán

Câu kết ý nói: mười lăm năm sau khi dời đi nơi khác thì sẽ được gặp chàng

Như vậy, sau khi chiết đoán từng câu bài thơ mà mười lăm năm trước

đó trong giấc mộng Mộng Trang đã gửi cho Chu Sinh trước lúc giã biệt, ChuSinh hiểu ra tất cả, bèn làm theo đánh tan được giặc và gặp lại Mộng Trang.Nếu không có bài thơ thì hẳn Chu Sinh không đánh tan được giặc bởi bài thơnhư một kế sách, mưu kế được tính sẵn từ trước mà Mộng Trang đã giúp ChuSinh Không có bài thơ ắt hẳn Chu Sinh cũng không tìm được Mộng Trang –người vợ con gái bướm của mình Bài thơ không chỉ là lời hẹn ước, lời tiên triđoán trước sự việc tương lai mà còn là sự định hướng cho nhân vật với nhữnghành động đã được định sẵn Như vậy, thiếu bài thơ này thì câu chuyện đếnkhi giặc Vũ Văn Hối sang xâm lược ắt hẳn sẽ kết thúc từ đó Có thể nói, bàithơ đã làm cho câu chuyện diễn tiến và sâu chuỗi các sự kiện một cách li kìhấp dẫn

II.2.Thơ như là yếu tố miêu tả trong kết cấu truyện kể của Truyền kỳ mạn lục.

So với Thánh Tông di thảo, thơ trong Truyền kỳ mạn lục xuất hiện

nhiều hơn và cũng có vai trò nhiều hơn trong kết cấu truyện kể Xưa naytruyện tình yêu nam nữ với xã hội phong kiến là một điều không thể nơi lỏngcũng không được phép tự do Hơn nữa trong văn học trung đại Việt Nam vấn

đề này lại càng được câu thúc chặt chẽ Tuy nhiên đến thể loại truyền kỳ Việt

Nam nói chung và Truyền kỳ mạn lục nói riêng thì thứ tình cảm riêng tư này

được nhìn nhận “thoáng hơn” dưới con mắt của Nguyễn Dữ Có lẽ cũng bởi

Trang 23

vì “Con người trong giai đoạn trước thường là những bức chân dung nhìn

ngay ngó thẳng cứng nhắc trong các khuôn mẫu tam cương ngũ thường tam tòng tứ đức, con người của tinh thần ý chí, tư giáo và giáo điều thì nay bước

vào văn học là những con người trần thế với da thịt và nhu cầu, hành động và

ước muốn chủ quan của nó Tất cả bắt đầu một cách rõ rệt từ Truyền kỳ mạn lục, một quan niệm mới về phản ánh con người đã xuất hiện Con người đó

không phải là những tấm gương chói lóa về các anh hùng, liệt nữ lưu danh sửsách mà là những con người của đời sống thực tế sôi động, cay nghiệt”[10;10] Đó chính là lý do mà rất nhiều bài thơ xuất hiện trong Truyền kỳ mạnlục như một yếu tố không thể thiếu trong việc cực tả những phút giây hoan lạctrong tình yêu nam nữ Hơn nữa hầu hết những mối tình được Nguyễn Dữ

miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục đều là những mối tình không được thừa nhận

trong xã hội phong kiến Sự bất chấp những phép tắc, đạo lý phong kiến đềuđược biểu lộ rõ nhất thông qua những bài thơ

Chuyện cây gạo kể về nàng Nhị Khanh chết khi mới 20 tuổi Oan hồn

của nàng vẫn còn phảng phất cõi trần thế khi được một ả thị nữ cầm đàn đisau hầu hạ Họ thường đi dạo đêm khuya vừa đi vừa gảy đàn vừa hát nhữngmong tìm được người tri kỷ Trình Trung Ngộ là anh lái buôn ít học, gặp đượchồn ma Nhị Khanh đã hồn xiêu phách lạc Ngay đêm đầu tiên gặp nhau haingười đã xuống thuyền ân ái mặn nồng Để thể hiện mối tình ân ái nồngđượm Nhị Khanh đã làm hai bài thơ miêu tả cuộc hoan lạc của hai người:

I Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì,

Tu đối tân lang ngữ biệt ly.

Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú tài nhi.

Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử quy Thử khứ vị thù đồng huyệt ước,

Trang 24

Hảo tương nhất tử vị tâm tri.

Vì nhau một thác sẵn xin liều.

Những từ “măng ngọc vuốt ve”, “nghiêng xuyến trạm”, “trút hài thêu”,

“bâng khuâng lạc”, “khắc khoải kêu”… đầy sức gợi Nó vừa gợi tả khônggian tình tứ của đôi lứa vừa gợi tả một cách cụ thể “cuộc ấp yêu” Từng lờithơ, ý thơ đều diễn tả cuộc tình ân ái hết sức thỏa mãn của đôi trai gái Nhữnghình ảnh , ngôn từ được tác giả sử dụng khá táo bạo và lộ liễu nhưng đã gợinên rất chân thực cảnh chốn phòng loan của đôi lứa “Xuân tận tam canh” làkhoảng thời gian đôi trai gai bên nhau nồng đượm đến tận canh ba (quá nửađêm) Cả không gian và thời gian đều miêu tả cảnh chốn phòng loan của đôilứa mang màu sắc tính dục rõ nét Có thể nói đây là những câu thơ dường nhưmuốn thách thức với cả “bức tường trì kiên cố” của quan niệm phong kiến vàthơ ca trung đại Nó cho thấy sự bất chấp mọi khuôn phép, lễ giáo phong kiếncủa hai nhân vật khi họ say đắm thể hiện tình cảm với nhau Không dừng lại ở

đó, Nguyễn Dữ còn cực tả hơn, cuộc hoan lạc ngày càng mãnh liệt hơn:

II Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu Túy bão ngân tranh bát phục khiêu…

Ngọc yến nhiệm dung trâm trụy kế, Kim thuyền kỳ phạ thúc tiêm yêu.

Yên thư đường ngạc hồng do thấp,

Trang 25

Hãn thối mai trang bạch vị tiêu.

Tảo vãn kết thành loan phượng hữu, Phong trần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu.

Dịch:

Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài,

Ôm tranh nhẹ á âm một đôi bài Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch, Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai.

Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt, Mai khi rã hết trắng chưa phai, Phượng loan sớm kết nên đôi lứa, Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười.

Trong thơ xưa thật hiếm có những hình ảnh gợi dục như những bài thơnày “én ngọc hình nghiêng chếch”, “dáng ỏe oai”, “hồng đượm ướt”, “rã hếttrắng chưa phai”… Trong văn xuôi trung đại, những đoạn văn dùng để miêu

tả cuộc hoan lạc của trai gái lại càng hiếm có Giá thử nếu sử dụng thay thếhai bài thơ này bằng hai đoạn văn xuôi thì thật là khó và có phần chơ chẽn vớimột nhà Nho mang quan niệm tiến bộ như Nguyễn Dữ Dùng hình thức thơ ca

để biểu đạt những nội dung khó lòng miêu tả được hay, trữ tình, nồng đượm

và súc tích như cuộc hoan lạc của đôi trai gái trong truyện là một sự lựa chọnkhông thể bỏ qua.Cũng cần thấy rằng, truyện ca ngợi tình yêu vượt lễ giáophong kiến của đôi trai gái không “môn đăng hộ đối” Trai không tài gái thìsắc, trai là người trần, gái là người âm Âm dương cách trở không ngăn cáchđược tình cảm của đôi trai gái này Có thể thấy có một cuộc hòa hợp giữa haitâm hồn, hai thể xác mà ở đó không có sự ngăn cách giữa người trần mắt thịt

và hồn ma Đọc những câu thơ miêu tả cuộc hoan lạc ấy người ta không nhận

ra sự khác biệt giữa đôi trai gái này Như vậy, tình yêu khát khao nhục cảmgiữa họ không chỉ có sức mạnh phá vỡ biên giới của cõi âm dương mà cònphá bỏ mọi hàng rào ngăn cách của những lễ giáo hà khắc bất công với thứ

Trang 26

tình cảm rất nhân văn này Hai bài thơ là sự bộc lộ khao khát ái ân đến cháybỏng của người con gái – hồn ma Nhị Khanh Nhị Khanh chủ động đi tìm tìnhyêu, đi tìm hạnh phúc trong hoan lạc “Chi bằng trời để sống ngày nào, nêntìm lấy những thú vui Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù

có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa.” Lễ giáo phongkiến không cho phép người con gái chủ động đến táo bạo như vậy Dù cókhao khát bao nhiêu thì người con gái cũng chết lặng trong những sự sắp xếpđầy khiên cưỡng của gia đình Cho nên số phận của họ luôn bị phụ thuộc vàkhông được tự định đoạt Bi kịch hay hạnh phúc là do ông trời sắp đặt, ông tơ

se vần Tuy nhiên đến đây chúng ta có thể thấy, Nhị Khanh chủ động tìm đếnhạnh phúc đôi lứa như là khát khao sự sống cho nên từng lời lẽ thật là táo bạo

“Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầmkhô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén hơi xuân quang đôi chút, đờisống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa” Cuối cùng Nhị Khanh

và Trình Trung Ngộ cũng được bên nhau mãi mãi thỏa lòng mong ước khiTrình Trung Ngộ bị Nhị Khanh quyến rũ, rủ rê, chết và biến thành hồn manhư Nhị Khanh Tuy nhiên hai hồn ma này cứ phảng phất quẩn quanh quấynhiễu dân lành Đây phải chăng là ý đồ phê phán của tác giả? Cũng phải côngbằng rằng phác họa bức chân dung một người phụ nữ dám yêu, dám khaokhát và quyết liệt trong sự tìm kiếm hạnh phúc là một ý đồ nghệ thuật củaNguyễn Dữ Ông đã lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ - nạn nhân bất hạnhnhất của xã hội phong kiến Ông đã ca ngợi quyền sống, quyền yêu, quyềnđược hạnh phúc của người phụ nữ qua hình tượng hồn ma Nhị Khanh Đóchính là khía cạnh nhân văn cao cả của những bài thơ dục cảm Và chínhnhững bài thơ đó cũng là một phương thức không thể thiếu, không thể thaythế để giúp nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình

Thơ ca mang đậm tính trữ tình, mượt mà, giàu sắc thái biểu hiện cũngnhư những cung bậc cảm xúc trong tình yêu Để bộc lộ tình cảm với nhautrong tình yêu, các nhân vật đã dùng thơ để biểu hiện Bằng thơ ca, họ càng

Trang 27

táo bạo hơn trong cách biểu lộ những trạng thái xúc cảm Hà Nhân, Đào Hồng

Nương và Liễu Nhu Nương trong Chuyện cuộc kỳ ngộ ở trại Tây cũng thể

hiện tình cảm với nhau qua những bài thơ rất tình tứ Ngay trong những lúcban đầu gặp mặt chưa hề hỏi han gốc tích của nhau nhưng cả ba đã gần gũibên nhau Họ mượn thơ để giãi bày những xúc cảm ân ái:

Xạ trầm lương hãn thấp la y, Thúy đại khinh tần bát tự my.

Báo đạo đông phong khoan đả lục, Tiêm yêu bãi loạn bất thăng suy.

Thiên cao cấm ngữ lậu thanh trì, Đăng ủng ngân giang xuất giáng duy.

Phân phó tài lang phan chiết khứ, Tân hồng nhận thủ tiểu đào chi

Trang 28

muốn Hà Nhân nâng niu, trân trọng họ như những nhành hoa tươi non yếuướt cần được “nhận thủ” (nhận lấy), “khoan” (nhẹ nhàng) Cho dù “phân phótài lang phân chiết khứ” (tài lang mặc sức vin cành) nhưng cũng đừng “vùihoa dập liễu” bởi “tiêm yêu bãi loạn bất thăng suy” (Thân non mềm yếu chịuđâu phũ phàng) Nếu không có những câu thơ này e rằng Nguyễn Dữ khólòng chuyển tải những xúc cảm rất thật chốn phong loan ân ái của hai nàng.

Để đáp lại tình cảm đượm nồng của hai nàng, Hà Nhân cũng bày tỏnhững ân tình khoái lạc trong cảnh ái ân:

Quyện uyển thư trai khách mộng dung, Ngộ tùy vân vũ đáo Vu Phong.

Giao phi điệp lộng sâm si bạch, Liên đế hoa khai thứ đệ hồng.

Tĩnh túc nhiệm giao oanh thướng há, Phân lưu nhẫn cấm thủy tây đông.

Tuyệt liên quân thị phong lưu chủng, Hứng đáo phong lưu tự bất đồng

Dịch:

Quê khách buồng văn giấc lạnh lùng, Mây mưa bỗng lạc tới Vu Phong Đua bay bướm giỡn so le trắng Liền cuống hoa phô rực rỡ hồng.

Một ổ thỏa thuê oanh ấm áp, Đôi dòng san sẻ nước tây đông.

Hữu tình cùng giống phong lưu cả, Mỗi vẻ nhưng riêng thú đượm nồng.

Cành lơi lả chim cũng trần tình Hà Nhân cùng một lúc ái ân với cả hainàng say đắm Ngôn từ mới táo bạo làm sao! “giao phi điệp” (bướm bay giaonhau), “phân lưu” (đôi dòng san sẻ) Chỉ bằng một vài từ thôi mà Nguyễn Dữ

đã cực tả rất rõ những hành động, trạng thái, cảm xúc trong tình yêu nhục cảm

Trang 29

mà các nhân vật dành cho nhau trong những đêm ong bướm Đây là một mối

tình tay ba chan chứa mặn nồng không kém gì đôi trai gái trong Chuyện cây gạo Họ không hề tuân theo những phép tắc, đạo lý phong kiến Hà Nhân bất

chấp đạo lý Nho gia Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương là những ngườiphụ nữ phá phách, không bị gò bó trong bất cứ khuôn khổ nào, sẵn sàng chủđộng tìm đến hạnh phúc Với họ, hạnh phúc chỉ là những điều trần tục nhất, làđược thỏa mãn thú vui ân ái Đó chẳng phải là tính nhân văn sâu sắc màNguyễn Dữ gửi gắm qua những bài thơ hay sao? “Với Truyền kỳ mạn lục, tabắt gặp một thế giới con người sống trong bể dục, tình dục “Dục” nhất là conngười tình dục, vật dục được xuất hiện như một phạm trù của con người cánhân nhưng được hiểu như biểu hiện phản diện” (Về con người cá nhân trongvăn học cổ Việt Nam) Những nhân vật này trong tình yêu hoàn toàn tự nhiêntrong cách biểu hiện tình cảm hay cụ thể hơn họ biểu hiện rất đậm nét “tínhdục” khi bộc lộ tình yêu với nhau – một điều chưa từng có trong xã hội phongkiến và chưa từng thấy trong thơ văn cổ Và thực sự đây là thế giới của nhữngcon người sống trong bể dục, tình dục Trong cách miêu tả, Nguyễn Dữ đã sửdụng những câu chữ hết sức táo bạo cảnh trai gái gần gũi bên nhau Khônggian, cử chỉ, ngôn ngữ đều đậm màu sắc tình dục Nhưng tài năng của nhà văn

là ở chỗ ông đã biết cách dùng những câu thơ để thi vị hóa câu chuyện khiếncách miêu tả đời sống tình dục được đặc tả rất chi tiết nhưng không thiếu sựtrang trọng, ý tứ Đó chính là nhờ những ước lệ tượng trưng trong thơ cổ.Nhưng chính những ước lệ tượng trưng đó lại giàu sức gợi và làm phong phúcách biểu đạt cho một thế giới riêng tư trong trường cảm xúc của con người.Nếu thiếu những bài thơ như vậy, hẳn câu chuyện tình yêu của Nguyễn Dữ sẽkhông hoàn chỉnh, thiếu hấp dẫn và không thể hiện được ý đồ nghệ thuật củanhà Nho tiến bộ này

II.3.Thơ như là yếu tố trữ tình ngoại đề trong kết cấu truyện kể của Truyền kỳ tân phả.

Trang 30

Sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi trong tác phẩm “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm tuy không được đánh giá cao so với hai tác phẩm “Thánh Tông di thảo” và “Truyền kỳ mạn lục” nhưng nó vẫn có một vị trí quan trọng

trong kết cấu truyện kể tác phẩm

Truyện Hải Khẩu linh từ lục (Đền thiêng ở cửa bể) kể chuyện nàng

Bích Châu cung phi của vua Trần Duệ Tông Nàng học giỏi văn thơ hay,người đẹp lại có lòng quan tâm tới vận mệnh quốc gia nên được nhà vua hếtlòng yêu mến Nàng đã từng dâng lên nhà vua một bản điều trần gồm mườiđiều (thập sách) để khuyên nhà vua về những chính sách quốc gia Nàngkhuyên nhà vua “năng giữ gìn cội gốc của nước” “trừng trị bọn quyền thầnnhũng lạm” “cổ động nho phong” và chỉnh đốn quân đội Khi biết nhà vuasắp sửa đi đánh Chiêm Thành nàng hết lời can ngăn Vua không nghe nhưngnàng cũng tình nguyện đi theo giúp sức Đến cửa bể Kỳ Hoa (Kỳ Anh, HàTĩnh) chiến thuyền gặp bão táp, giông tố, mười phần ngả nghiêng vì tên GiaoThần đòi nhà vua cho hắn một người vợ mà không được Để cứu vua và quân

sĩ, nàng xin hy sinh thân mình, gieo mình xuống biển để làm vợ Giao Thần.Nhờ đó mà sóng yên biển lặng, quân sĩ vua quan bảo toàn được tính mạng.Gần 200 năm sau Lê Thánh Tông đem hải đội qua Kỳ Hoa, nàng Bích Châuhiện lên báo mộng cho nhà vua biết nỗi oan khuất của mình Nhờ có hạt minhchâu thần diệu của nàng, nhà vua gửi được thư cho Quảng Lợi Vương ( vuadưới nước) Quảng Lợi Vương trừng phạt Giao thần và nàng được về trầngian giúp vua đánh thắng giặc Vua cảm động trước tấm lòng nhi nữ của phitần triều trước đã dốc lòng vì dân vì nước mà cho lập đền thờ nơi cửa bể ấy.Hiện nay vẫn còn miếu đền ở cửa bể Kỳ Hoa.Cả tác phẩm có hai bài thơ Bàithơ thứ nhất là của vua Lê Thánh Tông làm để thể hiện mong ước thiên hạthái bình:

Hổ lữ thân đề xuất nhị hà, Mãn thiên xuân sắc hộ chinh kha.

Chu kỳ phật tận trường không ế,

Trang 31

Phấn trạo huy trường vạn khoảng ba.

Cờ hồng quét sạch mây đen tối, Chèo phấn đè êm sóng trắng lòa.

Lâm ấp trĩ sa mong đợi cứu,

Đồ Bàn cá ngáp cúi xin hòa.

Phù tang cao ngất treo cung báu, Thiên hạ thu về cả một nhà.

Bài thơ thể hiện nỗi niềm của một vị vua anh minh hết lòng vì dân vì nước,mong ước dẹp yên quân giặc Có lẽ vì cảm động trước tấm lòng yêu nướcthương dân của vị vua này mà nàng Bích Châu đã báo mộng cho nhà vua biết

về nỗi oan khuất của mình để được giải oan và giúp vua dẹp yên quângiặc.`Nàng Bích Châu được vua giải oan và giúp vua dẹp yên bờ cõi nướcnhà, muôn thuở thái bình thịnh trị Nếu không có bài thơ thể hiện nỗi lòng của

vị vua yêu nước thương dân này thì nàng Bích Châu sẽ không hiển hiện mộttay phò tá nhà vua chấn an đất nước Cũng không có bài thơ này, không cóBích Châu giúp sức thì ước mộng dân thái nước an của nhà vua cũng khólòng thực hiện được Vì thế có thể coi bài thơ chính là một mắt xích quantrọng giúp cốt truyện phát triển

Nếu như bài thơ thứ nhất của câu chuyện là cú hích cho cốt truyện tiếp tục

thì bài thơ cuối cùng lại đóng vai trò thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm

Đó là bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề tặng lên miếu cửa biển Kỳ Hoa để cangợi công đức của phi tần Bích Châu đã có công với nước Bài thơ là niềm

Trang 32

ngưỡng mộ, tự hào và đầy thương xót của người bề trên với một nữ phi – một sựtrân trọng hiếm có trong xã hội phong kiến dành cho người phụ nữ:

Bản thị Hy lăng cung lý nhân Lâm nguy vị quốc độc vong thân.

Yêu phong nhất trận Đào hoa lãng.

Xuân mộng tam canh Đỗ Nhược Tân.

Hàn thủy vô đoan mai Sở phụ Hương hồn hà xứ điếu Tương Quân?

Hu ta bách vạn hùng bi lữ, Bất cập thư sinh nhất hịch văn!

Dịch thơ:

Một vị hiền phi thuở vua Trần,

Hy sinh vì nước quản chi thân.

Đào hoa chìm nổi cơn giông tố,

Đỗ Nhược mơ màng giấc mộng xuân.

Dòng nước vô tình chân Sở phụ, Hương hồn nào chỗ viếng Tương Quân.

Than ôi! Trăm vạn quân hùng mạnh, Lại kém thư sinh một hịch văn!

Bài thơ ca ngợi tài năng phẩm chất của người phụ nữ - đây là điều ít thấytrong xã hội phong kiến Cung phi Bích Châu không chỉ là một người phụ nữxinh đẹp mà còn là một người tài hoa, yêu nước thương dân, quên thân vìnghĩa lớn Nàng giống như một vì tinh tú xuất hiện để cứu nước khỏi nhữngphút lâm nguy Trí tuệ, tài năng và bản lĩnh của nàng đến nỗi không một vịvua quan, trí thức nào sánh được Nàng đã thảo ra bản kế sách mười điều đểgiúp vua trị vì đất nước, rồi đem hiến thân mình cho xã tắc non sông Khôngchỉ vậy, con người có phẩm chất sáng ngời ấy vẫn luôn không nguôi đạonghĩa vợ chồng, quyết không làm ảnh hưởng đến lề giáo gia phong nên saukhi chết nàng đã hiển hiện về muốn nhà vua sửa lại hai câu cuối trong bài thơ

Trang 33

đề tựa tại ngôi miếu thiêng Hai câu trước (“Than ôi! Trăm vạn quân hùngmạnh/ Lại kém thư sinh một hịch văn) vừa đề cao phi tần Bích Châu đã cócông với đất nước nhưng vô tình hạ thấp vua quan, trí thức đương thời rằngvua Trần Duệ Tông đem mấy chục vạn quân đi đánh Chiêm Thành mà khôngcứu được một bà cung phi bị giao thần bắt xuống bể Đến khi Lê Thánh Tông

đi đánh Chiêm Thành qua bể ấy, chỉ sai Thị thần Nguyễn Trọng Ý làm một tờhịch mà giao thần phải phục tội Tờ hịch ấy chính là nhờ công của Bích Châu.Cho dù đã chết nhưng nàng vẫn không nguôi đạo nghĩa vua tôi, tình nghĩa vợchồng và lẽ cương thường cho nên đã xin đổi hai câu cuối thành:

Cương thường vạn cổ ưng vô quý,

Từ hạ “thư cưu” hý thủy văn.

Truyện An Ấp liệt nữ kể về truyện đời Lê Dụ Tông, Đinh Hoàn ở làng

An Ấp xứ Nghệ An (nay thuộc huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) có một người vợ

lẽ họ Nguyễn rất mực thương yêu chồng Nàng sắc đẹp, ăn nói đoan trang, cótài nữ công lại rất sành thơ văn Đinh Hoàn đậu tiến sĩ, làm quan lại đượctriều đình cử làm chánh sứ đi tuế công nhà Thanh Đinh phu nhân lưu luyếnsầu não từ ngày chồng bước chân ra đi Nàng theo dõi từng bước chân đi củachồng Ngày tháng đằng đẵng đành gửi tất cả tình thương nỗi nhớ vào thơ văn

để đợi ngày tái hợp Không ngờ, Đinh Hoàn sức yếu, lại trải qua mấy độphong sương, lên đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) thì lâm bệnh nặng vàmất Được tin chồng chết, nàng cảm thương vô độ đã toan tự tử theo chồng.Nhờ người nhà an ủi khuyên giải nàng tạm yên Lòng nhớ thương vẫn ngàycàng dồn dập không thể kéo dài cuộc sống bẽ bàng, nàng đã xé áo “la y” của

Trang 34

chồng để lại thắt cổ tự vẫn Triều đình lập đền thờ và sắc phong bốn chữ

“Trinh liệt phu nhân” Để có một Đinh Hoàn tài hoa, cống hiến hết mình chođất nước ấy chính là nhờ công lớn của Đinh phu nhân Nhờ bà có lời khuyênngăn, nhắc nhở về nếp sống sinh hoạt, cung cách làm việc mà ông chỉnh đốn

để cần mẫn làm việc hết lòng phò vua giúp nước Bài thơ Thoát trâm của bà

trong câu chuyện đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên mộtcon người có tài cho đất nước và thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả khi

ca ngợi người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Nhật xuất đoan phi nguyệt xuất quang, Lương nhân độc tự ỷ tiên sàng.

Chu công vị ngộ quan tâm thiết, Tương thủy hà phương khứ lộ trường.

Yến dật thảng vong kim chức nghiệp,

Kê minh nhẫn thính cổ thi chương.

A thùy thiêm trích đồng long thủy, Miễn sử tam thần hối quản lang.

Nghĩa là:

Mặt trời mọc rạng đông rồi, không phải ánh sáng mặt trăng nữa,

Thế mà lang quân vẫn còn nằm chễm chệ trên giường thất bảo,

Chồng đã không như Chu Công ngồi đợi sáng để lo toan việc nước,

Thiếp đành theo gót Tương phi không quản đường cùng trẫm mình dưới sông

tự vẫn.

Chàng nếu mải yên vui, nhãng quên chức phận hiện tại,

Thiếp còn lòng nào nghe đọc thơ Kê minh của người vợ hiền đời cổ,

Ấy ai rỏ thêm giọt nước vào đồng hồ cho đêm thêm dài.

Để cho thiếp khỏi nỗi băn khoăn về lang quân mỗi buổi sớm hàng ngày.

Bài thơ thấm đẫm nỗi niềm băn khoăn trăn trở đầy lo âu của một người

vợ yêu thương chồng nhưng cũng rất tế nhị khuyên răn với những thói hư tậtxấu của chồng Đây là một điều hiếm thấy trong xã hội phong kiến với tư

Trang 35

tưởng trọng nam khinh nữ Phụ nữ không có quyền phán xét đàn ông mà chỉ

có đàn ông mới có quyền phán xét những người vợ của mình Đó chính là sự

tiến bộ trong tư tưởng của tác phẩm này nói riêng và Truyền kỳ tân phả nói

chung Đinh phu nhân là mẫu người phụ nữ lý tưởng của giai cấp phong kiến

“nghi dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang, thêu thùa khâu vá rất khéo, lại giỏithơ văn thơ Khi về nhà chồng tự sửa mình theo khuôn phép lễ độ với chồng”.Tuy nhiên bà cũng rất bất bình trước việc ông ngủ dậy muộn sao nhãng việcnước Bằng tấm lòng thương yêu của một người vợ, tấm chân tình của mộtngười yêu nước Đinh phu nhân đã khuyên ngăn cặn kẽ chồng mình để ôngchuyên tu cho công việc Đó là lời khuyên ngăn rất khéo léo của một ngườiphụ nữ tinh tế giỏi giang “Chu công vị ngộ quan tâm thiết/Tương thủy hàphương khứ lộ trường” (Chồng đã không như Chu công ngồi đợi sáng để loviệc nước/ Thiếp đành theo gót Tương phi không quản đường cùng trẫm mìnhdưới sông tự vẫn) Đinh phu nhân đã rất thông minh khi biết khích tướngngười đàn ông Nhờ vậy mà Đinh Hoàn “vắt tóc nhả cơm, ăn muộn dậy sớmtrong hàng quan liêu nổi tiếng là người cần mẫn”, được vua tin dùng nhiều lần

cử đi sứ Trung Quốc Bài thơ góp phần ca ngợi một người phụ nữ tinh tế,đoan trang nhưng cũng rất mực nghiêm khắc với chồng Bài thơ thể hiện mộtcái nhìn khác về quan điểm trọng nam khinh nữ xưa của tác giả Đó là một ẩn

ý vô cùng kín đáo mà Đoàn Thị Điểm đã khéo léo đan cài vào tác phẩm chỉbằng một chi tiết nhỏ với bài thơ này

Tiểu kết:

Đóng vai trò như một yếu tố khi thì dự báo, khi thì miêu tả, khi thì trữtình trong kết cấu truyện kể, thơ trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam lànhững móc xích quan trọng không thể thiếu trong từng tác phẩm Bên cạnh

đó, thơ trong những thiên truyện đó là một tín hiệu, là một “cú hích” để cốttruyện phát triển, định hướng sự phát triển của cốt truyện Như vậy, thơ không

Trang 36

phải là để trang hoàng cho áng văn thêm đẹp mà đã thực sự xâm nhập sâu vàokết cấu truyện kể trung đại.

CHƯƠNG III: THƠ NHƯ LÀ MỘT PHƯƠNG DIỆN BỘC LỘ

NỘI TÂM NHÂN VẬT

Thể hiện nội tâm nhân vật là một ưu thế của thể loại trữ tình chứ khôngphải văn xuôi Trong thơ ca, những biện pháp tu từ với những hình ảnh biểucảm sẽ đóng vai trò chủ đạo để bộc lộ những xúc cảm thầm kín sâu xa củacon người một cách tinh tế và sâu sắc nhất Thơ là thế giới tâm hồn, thế giớinội tâm của con người Vì vậy khi nào cần bộc lộ cảm xúc thì người xưa chọnthơ ca như một hình thức thể hiện đắc địa Còn văn xuôi, một loại thể tưởngchừng như khó có thể giúp con người bộc lộ xúc cảm nhất thì đến văn xuôi tự

sự trung đại thế kỷ XVI này lại có sự cách tân vượt bậc đó chính là sự xuấthiện của những bài thơ trong các truyện truyền kỳ Sự “lấn sân” đó của thơphần nào giúp văn xuôi trung đại Việt Nam thể hiện chức năng nghệ thuậtnhiều hơn Trước đó, văn xuôi Trung đại Việt Nam chủ yếu thực hiện nhữngchức năng hành chính như các thể chiếu, biểu, cáo, hịch v.v.v “Thi dĩ ngônchí”, “văn dĩ tải đạo”,văn xuôi Việt Nam đến thế kỷ XVI thực sự có bước độtphá khi tiến đến gần hơn với nghệ thuật bằng sự giao hòa giữa thơ ca và vănxuôi Chính điều này đã giúp cho nhân vật trong các tác phẩm truyền kỳ thời

kỳ này thể hiện nội tâm của mình một cách kín đáo nhưng cũng không kémphần sâu sắc

III.1 Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật trong Thánh Tông di thảo.

Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về Thánh Tông di thảo nói riêng và truyền kỳ nói chung phải kể đến đó là Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi Ông cho rằng, cùng với

Truyền kỳ mạn lục thì Thánh Tông di thảo đã “mở đầu cho lối văn tiểu thuyết

trong văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Hán nói riêng” Như vậy

Trang 37

nhận định này của nhà nghiên cứu đã thừa nhận thể loại truyền kỳ Việt Nam

và đặc biệt Thánh Tông di thảo đã thoát khỏi lối văn chương chức năng tiến

dần tới văn chương nghệ thuật Một trong những yếu tố làm tiền đề cho sự tântiến ấy chính là nhờ sự xuất hiện của thơ ca trong những áng văn xuôi đóngvai trò như một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật

Tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng trong công trình “Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Thánh Tông di thảo” có đánh giá rằng: “Đây là tác

phẩm đầu tiên rũ bỏ lối ghi chép đơn thuần để tiến tới sự sáng tạo, hư cấutrong nghệ thuật sáng tác văn chương, mở đường cho một lối sáng tác văn họcmang tính nghệ thuật cao ở những giai đoạn kế tiếp” Ngoài yếu tố kì đóngvai trò đáng kể góp phần làm nên sự tiến bộ ấy thì còn phải kể đến vai tròsáng tạo thơ ca trong tác phẩm như là một phương tiện nghệ thuật bộc lộ nộitâm nhân vật Đây cũng là một phương diện cho thấy tác giả đã bắt đầu chútrọng xây dựng nhân vật

Trong truyện Hoa quốc kỳ duyên (Duyên lạ ở Hoa quốc), khi chia tay

Chu Sinh – người chồng của mình, công chúa Mộng Trang – nàng công chúabướm vô cùng lưu luyến đã tặng chàng một lá ngọc trong có đề một bài thơtám câu với những lời hẹn ước ẩn chứa tâm tình:

“Lương nhân vật tác mê hoa ý Điên đảo phùng quân thập ngũ niên.”

Trang 38

Đáp lại tấm lòng và tình yêu mặn nồng ấy của Mộng Trang Chu Sinhkhông lúc nào là không nguôi nhớ đến nàng Ngay khi nghe tin phải chia lìađôi ngả chàng đã chạy thẳng về phòng ôm Mộng Trang mà khóc: “Nghĩa vợchồng sống chết gắn bó sao nỡ vội biệt ly? Còn sống thì cùng đi với nhau, chớ

nỡ nào cam chịu trong cảnh cha con vợ chồng mỗi người một ngả.” Đau đớnchia lìa tới nỗi chàng khóc ngất ngã lăn xuống đất Chứng tỏ Chu Sinh là mộtngười rất nặng tình nặng nghĩa Thế cho nên, chia xa vợ con mình một phầnkhông còn được ấm no như trước nhưng phần lớn là không được sum vầy với

vợ con cho nên chàng vô cùng hụt hẫng, bâng khuâng, thẫn thờ Tâm trạng ấychàng gửi lại cả vào bài thơ bốn câu:

“Hoa quốc duyên ưa đã mấy thu,

Mà nay tâm sự nguội như tro!

Xe rồng, kiệu phượng về đâu tá?

Giấc mộng canh tàn đến nữa ru?”

Cho dù cuộc sống vợ chồng với Chu Sinh chỉ là cuộc sống trong mộng nhưng

nó đã đến những cảm xúc rất thực: yêu thương, nhung nhớ, thẫn thờ Mọichuyện cho dù diễn ra trong giấc mộng nhưng đối với Chu Sinh thì đó là cuộcđời thực, là tâm tình thực chứa chan bao nhiêu tình nghĩa Vì thế khi phải chia

xa vợ con mình, chàng đau đớn như cắt từng khúc ruột, hụt hẫng thơ thẩnnhư người mất hồn vừa bước ra khỏi giấc mộng Những xúc cảm đó kể saocho xiết!

Truyện Ngư gia chí dị (Truyện lạ nhà thuyền chài) cũng vậy, nhân vật

không chỉ được khắc họa về mặt ngoại hình tính cách mà còn được miêu tảvới những xúc cảm tinh tế trong thế giới tâm hồn Đó là Ngọa Vân – vợ củaThúc Ngư – đứa con trai duy nhất của vợ chồng ông lão thuyền chài hiếmmuộn Ngọa Vân là con thứ tám mươi chín của Long Vương vốn có lời hẹnước với Thúc Ngư Vợ chồng đoàn tụ chưa lâu thì xảy ra cơn tai biến Để cứuthoát cả gia đình nhà chồng, Ngọa Vân phải hiện nguyên hình thành một con

cá to “dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗngọn nước tràn vào” để cứu cả gia đình chồng Cứu được tính mạng của bố

Trang 39

mẹ chồng và chồng đồng nghĩa với việc nàng phải chia xa vì chót tiết lộ thiên

cơ để lộ bản hình Đau đớn hy sinh cứu nhà chồng để rồi phải nói lời từ biệtmãi mãi, Ngọa Vân có làm một bài thơ trước lúc chia xa để bày tỏ tâm tìnhcủa mình:

Từ ngày thay áo lạy cô chương, Cách tháng về nhà chàng, Trăm năm ân ái ngày còn trường, Bỗng đâu cơn bão táp,

Biển cả sóng điên cuồng, Rào rạt mênh mang.

Thời ấy, thế ấy, Không lấy thân đương Thì cô nương, thì hiền lang, Chôn trong bụng cá rất bi thương.

Thiên cơ tiết lộ, Lại e cha mẹ mắc tai ương, Làm sao giữ được cảnh đồng sàng?

Thúc Ngư lang!

Trời một phương!

Ghi nhớ trong tâm trường:

Trước song chẳng quản trăng soi bóng, Nhắn nhủ hoa mai tự chủ trương.

Ông xanh, ông xanh sao phũ phàng!

Cả bài thơ là nỗi niềm đau xót của một người con dâu hiền thảo, một người

vợ nghĩa tình Để cứu tính mạng nhà chồng nàng đã xả thân hy sinh để chovẹn đạo dâu hiền vợ thảo Nỗi đau đớn khi phải chia xa chứa chan trong từngcâu chữ như những tiếng gọi thất thanh từ trong con tim sâu thẳm của ngườiphụ nữ đầy ân tình “Thúc Ngư Lang! Trời một phương!” Số phận đã chia cắttình nghĩa vợ chồng của Ngọa Vân Chính “ông xanh” xe tơ cho nàng tiên cá

Trang 40

với chàng trai Thúc Ngư nhưng cũng chính “ông xanh” đã chia cắt họ Nỗioán hận số phận khiến cho tâm can Ngọa Vân như giằng xé, như tan nát cảcõi lòng Những lời thơ cuối cùng cũng chính là những giọt nước mắt mặnđắng mà người vợ hiền dâu thảo này thổ lộ trước khi chia xa những ngườithương yêu của mình Bài thơ diễn tả biểu cảm nhất những tâm tình chanchứa ấy mà cõ lẽ nếu nói bằng những lời lẽ thông thường thì dường như hơikhiên cưỡng và cũng thật khó khăn, khô khan

Truyện Tinh chuột (Thử tinh chuột) kể về câu chuyện hai vợ chồng nhà

nọ cưới nhau chưa được bao lâu đã phải chia cắt vì người chồng phải đi học

xa nhà Người vợ ở nhà một lòng chung thủy với chồng, hết lòng phụng thờcha mẹ chồng không lấy gì chê trách Xa cách chừng nửa năm thì đêm nàocũng có người trèo tường lẻn vào ân ái với vợ Người vợ e ngại thói nhi nữthường tình của chồng, lo chồng mải mê quyến luyến mà quên mất học hànhcha mẹ chê trách nên có ý khuyên bảo Bằng lời lẽ ngon ngọt tên yêu tinh dỗdành người vợ không để cha mẹ chồng được biết Lời lẽ, hình dáng, tính cáchxem chừng giống chồng mình không có sai nên người vợ chẳng mảy maynghi ngờ Cứ thế hơn nửa năm, cứ cách ngày một lần nó lẻn vào khuê phòng

ân ái với người vợ mà không ai hay biết Tuy nhiên càng ngày người vợ cànghéo hon gầy mòn, nhan sắc một càng giảm sút Bố mẹ chồng cứ ngỡ con dâu

vì nhớ thương chồng mà sinh bệnh bèn gọi con trai trở về thăm nhà Về nhà,sau thời gian đằng đằng xa cách, người chồng thương nhớ vợ khôn xiết cólàm bài thơ bày tỏ nỗi lòng mình với vợ:

Nhớ ai như cắt như mài, Dẫu mài không đứt, dẫu chùi không phai.

Cắt mài lòng những nhớ ai, Cao, cao hơn núi, dài, dài hơn mây.

Hỏi nàng nàng phỏng có hay, Lòng vương chốn cũ, hồn bay quê người.

Để ta dạ những bồi hồi,

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w