1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ XUÂN DIỆU GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 1945 (Qua 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió)

105 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 829 KB

Nội dung

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.Đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 – 1945” là một đề tài khá thú vị và có giá trị. Khóa luận hoàn thiện, sẽ cung cấp được nguồn kiến thức tham khảo thiết thực, góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu nghiên cứu về thơ Xuân Diệu. Thơ thơ và Gửi hương cho gió là hai tập thơ đặc sắc nhất của Xuân Diệu, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật rất riêng của nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Nghiên cứu hai tập thơ từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, chúng ta sẽ hiểu được cách dùng từ, đặt câu cũng như nghệ thuật đặc sắc trong thơ trên cơ sở phân tích đặc điểm từ loại, phương thức tu từ, tổ chức câu thơ và giọng điệu. Ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu được sử dụng đa dạng, độc đáo và sáng tạo. Nhà thơ dùng linh hoạt vốn từ vựng, có nhiều cách kết hợp từ và tạo nghĩa mới, thể hiện nghệ thuật hòa âm cực kỳ điêu luyện. Những điều đó góp phần thể hiện thành công “cái tôi” đầy bản sắc; khát vọng sống nồng nàn, tha thiết; nỗi buồn, cô đơn, băn khoăn về cuộc đời. Tất cả cho thấy một giọng thơ lạ với những cách tân nghệ thuật độc đáo về từ loại, rộng hơn là ngôn ngữ, nhạc điệu… một phong cách thơ vừa truyền thống vừa hiện đại, tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới và quá trình hiện đại hoá thơ ca hiện đại Việt Nam.Trong bài khóa luận, chúng tôi sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: Làm rõ cơ sở hình thành ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, tức lý giải cơ sở cho việc xuất hiện các từ loại đặc sắc trong thơ ông. Nhận xét về tư duy ngôn ngữ cũng như tư duy thơ của tác giả, nhằm làm sáng rõ thêm một phong cách cá nhân độc đáo, một bước tiến mới của tư duy thơ trong sáng tạo thơ ca của Xuân Diệu. Phân tích đặc điểm từ loại và phương thức tu từ trong thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Xuân Diệu đã sử dụng kết hợp đan xen nhuần nhuyễn giữa từ loại đặc sắc với các biện pháp tu từ độc đáo, giàu sức gợi hình gợi cảm để tạo nên một phong cách đặc trưng riêng biệt. Khảo sát cách tổ chức câu thơ và giọng điệu trong thơ Xuân Diệu. Khóa luận chỉ rõ những dạng thức câu thơ tiêu biểu, đưa những nhận định về các vấn đề thanh điệu, vần điệu, nhạc điệu, nhịp điệu trong 97 bài qua hai tập thơ của Xuân Diệu.

Trang 1

KHOA VIỆT NAM HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnthầy giáo, PGS TS Lê Quang Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em trongsuốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo khoa ViệtNam học, Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy emtrong bốn năm qua, những kiến thức mà em thu nhận được trên giảngđường Đại học sẽ là hành trang quý báu, hữu ích cho em trên những chặngđường phía trước

Lời cảm ơn trân trọng, em xin gửi tới gia đình và bè bạn, nhữngngười thân luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăntrong cuộc sống

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Phan Thị Tuyết

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ THƠ XUÂN DIỆU 9

1.1 Cơ sở khách quan 9

1.1.1 Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Thơ Mới 9

1.1.1.1 Ngôn ngữ Thơ Mới mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình 9

1.1.1.2 Ngôn ngữ Thơ Mới tràn đầy cảm xúc, coi trọng nhạc tính 11

1.1.2 Ảnh hưởng từ nền văn học phương Tây 15

1.2 Cơ sở chủ quan 20

1.2.1 Đặc điểm tình cảm, tâm hồn thơ Xuân Diệu 20

1.2.2 Quan niệm thẩm mỹ độc đáo của Xuân Diệu 22

1.2.3 Quan niệm sáng tạo ngôn từ 28

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ LOẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TU TỪ TRONG THƠ XUÂN DIỆU THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 30

2.1 Đặc điểm về từ loại 30

2.1.1 Động từ 30

2.1.1.1 Bảng khảo sát 30

2.1.1.2 Ngữ nghĩa động từ trong thơ Xuân Diệu 33

2.1.2 Từ láy 38

Trang 4

2.1.2.1 Khảo sát các nhóm từ láy 38

2.1.2.2 Đặc điểm từ láy trong thơ Xuân Diệu 41

2.1.3 Từ mới (từ hiện đại) 46

2.1.3.1 Giá trị của hệ thống từ vựng mới trong sáng tác của Xuân Diệu 46

2.1.3.2 Sự độc đáo của lớp từ ngữ xáo trộn các giác quan 51

2.2 Một số phương thức tu từ chủ yếu trong thơ Xuân Diệu 55

2.2.1 So sánh 55

2.2.2 Ẩn dụ 58

2.2.3 Trùng điệp 62

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÂU THƠ VÀ GIỌNG ĐIỆU 67

3.1 Các dạng thức câu thơ tiêu biểu 67

3.1.1 Kiểu câu thơ định nghĩa 67

3.1.2 Kiểu câu thơ cầu khiến 70

3.1.3 Kiểu câu thơ cảm thán 72

3.1.4 Kiểu câu thơ nghi vấn 74

3.2 Giọng điệu thơ 78

3.2.1 Thanh điệu 79

3.2.2 Vần điệu 82

3.2.3 Nhịp điệu 88

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Chúng ta đều biết, nhà thơ phải có cá tính, có sự độc đáo Những phẩmchất đó sẽ khắc chạm từng câu chữ thơ vào tâm trí người nghe, khẳng định sựtồn tại của tác phẩm nghệ thuật Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tuyên bố: ''Thi

sĩ không phải là Người Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên Nó làTiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu Nó thoát Hiện Tại Nó xối trộn Dĩ Vãng

Nó ôm trùm Tương Lai Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vônghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý'' Xuân Diệu, cây đại thụ của thơMới trước Cách mạng là một nhà thơ điển hình cho cá tính thơ độc đáo ấy.Thơ Xuân Diệu đắm say, rạo rực một tình yêu mãnh liệt, yêu con người, yêucuộc đời, yêu trần thế da diết đến cuồng nhiệt… Thơ ông là cả một thế giớinghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời Không những thế, xuất hiệnvới một thần thái mới, cá tính và mạnh mẽ, Xuân Diệu đã đem đến góp vàocho thơ Mới một phong cách nghệ thuật đặc trưng, tiêu biểu, thật riêng tư vàkhác biệt vô cùng Đọc thơ Xuân Diệu, dễ ám ảnh những câu thơ mạnh bạo,gấp gáp, giục giã như một dòng suối ào ạt tuôn chảy, tưởng chừng ngôn từ xôđẩy vào nhau, chen lấn nhau để cho kịp mạch cảm xúc đang bừng lên sôisục…Đó là nhờ vào hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong thơ

Thơ Mới 1932 - 1945, nếu như thơ Huy Cận gắn với nỗi sầu thiên cổ,thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng, tha thiết, êm ái du dương thì Xuân Diệu – nhàthơ mới nhất trong các nhà thơ mới, lại dâng cho người đọc những lời thơ sôinổi, gửi gắm một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang Thơ XuânDiệu tài tình ở phong cách nghệ thuật, đó là cảm hứng, là thi tứ, là bút pháp.Ông sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ, với giọng điệu giàu chất nhạc, nhịpthơ đa dạng linh hoạt, tất cả được đan quện vào nhau tạo nên một hồn thơ vớinhững giai điệu trầm bổng, lúc da diết, nồng nàn, khi mãnh liệt, trào bung Ởđây, tôi muốn nhắc đến sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống ngôn ngữ giàu giá trịbiểu cảm đã diễn tả được cái thần thái, phá cách trong hồn thơ Xuân Diệu

Trang 6

Việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu là một cơ sở quantrọng và cần thiết để tiến tới cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn, đầy đủnhất Lý giải mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tác phẩm, có thể thấy,khi nghiên cứu bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng không thể thoát lykhỏi chất liệu mà nó sử dụng để tổ chức tác phẩm Nếu như nghiên cứu nghệthuật điêu khắc phải dựa trên đường nét, hình khối; hội họa phải dựa trên màusắc… thì nghiên cứu tác phẩm văn học không thể không bắt đầu từ ngôn ngữ.Theo lý thuyết kí hiệu học, giữa hai mặt của ngôn ngữ có tính võ đoán, điềunày thể hiện rõ nhất ở trong thơ Ngôn ngữ thơ được nhà thơ sáng tạo theo ý

đồ cảm xúc đầy tính chủ quan Nó không còn là thứ ngôn ngữ yên tĩnh mà làngôn ngữ nghệ thuật Để phân tích được một tác phẩm văn học nói chung,một tác phẩm thơ nói riêng, không thể không suy ngẫm ngôn ngữ của bảnthân tác phẩm ấy Trở lại với những sáng tác thơ của Xuân Diệu giai đoạntrước Cách mạng, ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ – yếu tố đóng vai trò nhưchất liệu cấu thành nên các tác phẩm thơ Xuân Diệu, có thể ví như ổ khóa bênngoài cánh cửa, nếu không mở được nó, người nghiên cứu không thể bướcvào lâu đài thế giới nghệ thuật mà Xuân Diệu đã tạo ra, sao có thể tường đượccái hay, cái đẹp của bản thân tác phẩm?!

Từ say mê hồn thơ Xuân Diệu, muốn hiểu sâu hơn về các tác phẩm,hiểu rõ hơn về tài năng cũng như phong cách nghệ thuật thơ ông, tôi mạnhdạn chọn đề tài khóa luận: “Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu giai đoạn

trước Cách mạng tháng 8 – 1945 (Qua 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió)”

làm đề tài cho bài viết của mình Một đề tài xoay quanh đối tượng không quámới, một mảnh đất không còn quá nhiều chỗ trống, nhưng sức hút của nó thìchưa lúc nào dừng lại!

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xuân Diệu là một trong những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo của thi ca Việt Nam Thơ ông đã thu hút được sự chú ý của cả giới sáng tác lẫn giới phê bình, nghiên cứu văn học ngay từ khi mới xuất hiện Song, trước nay, khi

Trang 7

nghiên cứu Xuân Diệu, người ta hay đi tìm cái “mới nhất trong các nhà thơ Mới” nơi ông ở phương diện nội dung, phân tích chung chung, trong khi đó những tìm tòi về hình thức thơ, ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu chưa được chú ý một cách thích đáng.

Năm 1938, Thế Lữ viết lời tựa cho tập Thơ Thơ , xuất bản lần thứ nhất:

“Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu” Thơ của ông, Thế Lữ nói – “không phải

là “văn chương” nữa, đó là lời nói, là tiếng reo vui hay tiếng năn nỉ, là sự chânthành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong những âm thanh”.Song, thơ Xuân Diệu cũng bị dư luận khen chê không tiếc lời Thái Phỉ trongmột bài đăng trên báo Tin Văn số 4 năm 1936 xuất bản ở Hà Nội đã mạt sátXuân Diệu không tiếc lời: “ thơ của ông ta được kể là khá nhất đám nhưngchẳng ra gì Thơ thì chẳng ra thơ, Tây cũng chẳng phải Tây, mà Tàu lại cũngchẳng phải là Tàu” Đó là những nhận xét ban đầu, rất chung chung, mangtính chất chủ quan của người bình luận

Năm 1941, Thi nhân Việt Nam ra đời, Xuân Diệu đã dành được một

chỗ ngồi trang trọng trong làng thơ Mới Khi viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh

và Hoài Chân nhận xét: “Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi, Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam Câu văn tuồng như bỡ ngỡ Nhưng cái bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường cósẵn Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” Có thể nói đó là những dòng đầu tiên nhận trong dư luận phê bình đánh giá tuy rất chung, nhưng khá

tinh về nội dung và phong cách thơ Xuân Diệu, một hồn thơ “thiết tha, rạo

rực, băn khoăn” Song riêng về hình thức, các ông chỉ tập trung giới thiệu về

các thể thơ đã định thể và hẹn “một dịp buồn rầu hơn chúng ta sẽ thảo luận kỹ

về luật Thơ Mới, về những vần gián cách, vần ôm nhau, vần hỗn tạp, về cú pháp và nhiều rắc rối khác nữa”?!

Sau, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Nxb Tân

Dân 1942, cũng đã có những nhận xét xác đáng về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là

Trang 8

người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất” “Xuân Diệu mớinhất, đằm thắm và nồng nàn nhất trong tất cả Thơ Mới”.Một trong những cáimới của thơ Xuân Diệu là cái vẻ “ngô nghê”, và “tây” mà sau này nhiềungười tán đồng Dùng chữ, dùng lời một lối “cách mệnh, mới đầu người đọccòn cảm thấy khó hiểu, nhưng quen dần, người ta sẽ thích “Bây giờ người tathấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các Thơ Mới Cả ýlẫn lời đều thiết tha, làm cho nhiều người thanh niên ngây ngắt” Những đánhgiá như thế về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu là khá thỏa đáng.

Ra đời cùng thời với Nhà văn Việt Nam là cuốn Việt Nam văn học sử

yếu của Dương Quảng Hàm Ở công trình này, Dương Quảng Hàm cho rằng:

“Thơ thơ là một tập chứa chan tình cảm lãng mạn, trong đó có nhiều từ mới

lạ tỏ ra tác giả thật có tâm hồn thi sĩ, nhưng cũng có nhiều câu vụng về nonnớt chứng tỏ tác giả chưa lão luyện về kĩ thuật của nghề thơ”

Thanh Lãng trình bày “Bản đồ văn học Việt Nam” và xác định: “

Cũng như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử sau này, Xuân Diệu là nơi tụ họp của ba dòngảnh hưởng: Lãng mạn, Thi sơn, Tượng trưng”

Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, trong Việt Nam thi nhân tiền

chiến, năm 1968, đã khẳng định, Xuân Diệu là một thi sĩ hoàn toàn mới cả

“hình thức lẫn tư tưởng”

Bên cạnh đó còn xuất hiện các bài viết của Nguyễn Đăng Điệp, NguyễnHoành Khung, Nguyễn Quốc Túy, Đoàn Thị Đặng Hương… cũng không đi rangoài những khái quát trên bình diện nội dung thơ Xuân Diệu

Tiếp theo đó, ở cuốn Thơ Mới, những bước thăng trầm, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh 1993, Lê Đình Kỵ đã chỉ ra những nét chung nhất đặc sắc

về nghệ thuật thơ của thi sĩ này trong các chặng đường Thơ Mới

Cũng liên quan đến Thơ ca lãng mạn 1932-1945 nói chung, Xuân Diệu

nói riêng, là sự ra đời của cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca,

1993 xuất bản nhân dịp 60 năm phong trào Thơ Mới (Huy Cận, Hà Minh

Đức) chủ biên

Trang 9

Luận án PTS Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945

( qua hai tập Thơ Thơ và Gửi hương cho gió) của Lý Hoài Thu, Đại học

Tổng hợp Hà Nội, 1995 có bàn tới vấn đề ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu

trước 1945

Luận án PTS Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách

mạng tháng Tám năm 1945 , của Lê Quang Hưng, Đại học Sư phạm HN,

1996, đã phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

trong sáng tạo thơ ca của Xuân Diệu Công trình đã đem lại cho ta một cáinhìn chi tiết hơn, hệ thống hơn về thơ Xuân Diệu

Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn

1932-1945 của Lê Tiến Dũng , Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004, đã phân

tích, làm rõ được những cách tân nghệ thuật đặc sắc trong thơ Xuân Diệu giaiđoạn 1932- 1945

Luận văn Th.S Phong trào Thơ Mới từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, của

Triệu Thị Thu, Đại học Sư phạm HN, 2005, đã làm rõ những cái mới trongthơ Xuân Diệu so với những nhà Thơ Mới cùng thời

Có thể thấy, Xuân Diệu là một mảnh đất hấp dẫn cho nhiều nhà nghiêncứu và sẽ còn nhiều vấn đề được khai thác và tìm hiểu ở tác giả này quanhững tác phẩm của ông Có điều, cho đến nay, vẫn chưa có một công trìnhnào trình bày được một cách trọn vẹn ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệugiai đoạn trước Cách mạng tháng 8/1945, thường mới chỉ dừng lại ở nhữnglời nhận định, thẩm bình mà chưa đi sâu phân tích nội dung một cách hệthống Trong các bài viết về ngôn ngữ thơ, các nhà nghiên cứu có nhắc đếnviệc tổ chức từ ngữ trong thơ, đặc sắc nghệ thuật song còn nhiều tản mạn,chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật như một đốitượng độc lập, hoàn chỉnh Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu

về thơ Xuân Diệu, thêm nữa là những ý kiến nhận định về những đặc sắctrong ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, chúng tôi đã triển khai tìm hiểu hệ thống

Trang 10

ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ thi sĩ một cách lôgic, khoa học, trên tinh thầnthái độ làm việc nghiêm túc.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn trước Cáchmạng tháng 8 – 1945” là một đề tài khá thú vị và có giá trị Khóa luận hoànthiện, sẽ cung cấp được nguồn kiến thức tham khảo thiết thực, góp phần làmphong phú thêm kho tư liệu nghiên cứu về thơ Xuân Diệu

Thơ thơ và Gửi hương cho gió là hai tập thơ đặc sắc nhất của Xuân

Diệu, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật rất riêng của nhà thơ trong phongtrào Thơ Mới Nghiên cứu hai tập thơ từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, chúng

ta sẽ hiểu được cách dùng từ, đặt câu cũng như nghệ thuật đặc sắc trong thơtrên cơ sở phân tích đặc điểm từ loại, phương thức tu từ, tổ chức câu thơ vàgiọng điệu Ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu được sử dụng đa dạng, độc đáo vàsáng tạo Nhà thơ dùng linh hoạt vốn từ vựng, có nhiều cách kết hợp từ và tạonghĩa mới, thể hiện nghệ thuật hòa âm cực kỳ điêu luyện Những điều đó gópphần thể hiện thành công “cái tôi” đầy bản sắc; khát vọng sống nồng nàn, thathiết; nỗi buồn, cô đơn, băn khoăn về cuộc đời Tất cả cho thấy một giọng thơ

lạ với những cách tân nghệ thuật độc đáo về từ loại, rộng hơn là ngôn ngữ,nhạc điệu… một phong cách thơ vừa truyền thống vừa hiện đại, tiêu biểu chophong trào Thơ Mới và quá trình hiện đại hoá thơ ca hiện đại Việt Nam

Trong bài khóa luận, chúng tôi sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Làm rõ cơ sở hình thành ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, tức lý giải cơ sởcho việc xuất hiện các từ loại đặc sắc trong thơ ông Nhận xét về tư duy ngônngữ cũng như tư duy thơ của tác giả, nhằm làm sáng rõ thêm một phong cách

cá nhân độc đáo, một bước tiến mới của tư duy thơ trong sáng tạo thơ ca củaXuân Diệu

- Phân tích đặc điểm từ loại và phương thức tu từ trong thơ Xuân Diệuthời kì trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu đã sử dụng kết hợp đan xen

Trang 11

nhuần nhuyễn giữa từ loại đặc sắc với các biện pháp tu từ độc đáo, giàu sứcgợi hình gợi cảm để tạo nên một phong cách đặc trưng riêng biệt.

- Khảo sát cách tổ chức câu thơ và giọng điệu trong thơ Xuân Diệu Khóa luận chỉ rõ những dạng thức câu thơ tiêu biểu, đưa những nhận định về các vấn đề thanh điệu, vần điệu, nhạc điệu, nhịp điệu trong 97 bài qua hai tập thơ của Xuân Diệu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Về đối tượng, khóa luận nghiên cứu những tác phẩm thơ Xuân Diệusáng tác thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 Người viết dựa vào hai

tập thơ: tập Thơ Thơ, ( Nxb Đời nay năm 1938), khảo sát 46 bài trên tổng số

46 bài thơ; tập Gửi hương cho gió (Nxb Thời Đại 1945), khảo sát 51/51 bài

thơ Tổng cộng 97 bài thơ

Những sáng tác thuộc các thể loại khác như văn xuôi, ký, các bài báo,các tác phẩm thơ xuất bản sau năm 1945 của Xuân Diệu không thuộc phạm

vi nghiên cứu của khóa luận Khóa luận cũng không coi việc minh địnhnhững vấn đề còn tồn nghi về mặt thuật ngữ là đối tượng cần phải đi sâu phântích

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình làm bài khóa luận, để làm rõ vấn đề, thực hiện cácnhiệm vụ đã trình bày, người viết đã sử dụng linh hoạt các phương phápnghiên cứu:

Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trong

thơ Xuân Diệu là một chỉnh thể, được cấu thành từ nhiều chất liệu khác nhau.Bài nghiên cứu luôn bám sâu vào những thành tố tạo nên chỉnh thể và cấutrúc nên nó Mọi đối tượng, vấn đề khảo sát được người viết đặt trong tươngquan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thao tác cơ bản, thực hiện xuyên

suốt trong quá trình làm khóa luận Phương pháp phân tích tác phẩm làphương pháp cơ bản nhất, làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá, bất kì lĩnh

Trang 12

vực nào của văn học trong khi nghiên cứu Do mục đích của đề tài nên mức

độ phân tích toàn diện, sâu cạn của tác phẩm khác nhau Tuy vậy, người viếtluôn cố gắng trung thành với nguyên tắc: Tác phẩm là một chỉnh thể thốngnhất, ngôn từ tổ chức biểu hiện mọi phương diện của tác phẩm

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên những bài nghiên cứu, phê

bình của các thế hệ đi trước đề cập đến vấn đề mà người viết quan tâm

Phương pháp thống kê: Thực hiện phân loại, thống kê qua các con số

cụ thể Phương pháp thống kê dựa trên những khảo sát cụ thể giúp cho ngườinghiên cứu tổng hợp lại những số liệu minh chứng cho các nhận định, đánhgiá, với số lượng gần 100 bài thơ (97 bài), phương pháp thống kê giúp ngườinghiên cứu thu thập tài liệu có hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việcnghiên cứu

Phương pháp so sánh: Để có thể đánh giá khẳng định vấn đề, người

viết đã cố gắng đặt nó trong mối quan hệ với những vấn đề khác, và chỉ trongquan hệ so sánh, đối chiếu, vị trí, giá trị của vấn đề mới được khẳng định.Phương pháp so sánh giúp làm rõ được phong cách ngôn ngữ độc đáo, đặctrưng của Xuân Diệu

6 Bố cục khóa luận

Khóa luận gồm ba phần lớn:

A Phần mở đầu.

B Phần nội dung.

Chương 1: Cơ sở hình thành ngôn ngữ thơ Xuân Diệu

Chương 2: Đặc điểm từ loại và phương thức tu từ trong thơ Xuân Diệu thời

Trang 13

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ THƠ XUÂN DIỆU 1.1 Cơ sở khách quan

1.1.1 Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Thơ Mới

1.1.1.1 Ngôn ngữ Thơ Mới mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình

Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đườngnét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngônngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương.Và ngôn ngữ thơ là hóa công củangười nghệ sĩ Mỗi chữ trong thơ đều phải là sự vang vọng từ tâm hồn thinhân Xét về bản chất, thơ trữ tình là phương thức biểu hiện trực tiếp cáctrạng thái cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước các hiện tượng đời sống Nó đãđược khẳng định là “vương quốc chủ quan” (Biêlinxki), là “sự biểu hiện vàcảm thụ của chủ thể” (Hêghen) Tuy nhiên không phải lúc nào đặc trưng nàycủa thơ cũng được bộc lộ rõ

Trong tiến trình văn học dân tộc, thơ trữ tình đã có bề dày lịch sử gắnvới dòng chảy bốn ngàn năm của thơ trữ tình dân gian và hàng ngàn năm củathơ trữ tình trung đại Song thơ trữ tình dân gian là sản phẩm của tập thể, hiểnnhiên yếu tố chủ quan bị triệt tiêu Chủ thể trữ tình thường xuất hiện qua cáchxưng hô phiếm chỉ như: anh – em, thiếp – chàng, mình – ta Ở thơ trung đại,chủ thể trữ tình ít khi xuất hiện trực diện mà thường ở trạng thái vô nhân xưngdẫu tâm trạng được nói đến là của một cá nhân Lời thơ như là “không của aicả” (Trần Đình Sử) Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ siêu cá thể theo qui luật đối,niêm, vận… Bút pháp thơ trung đại mang tính chất gián tiếp đầy ngụ ý, kí thác

Chỉ đến Thơ Mới, dòng ý thức chủ quan của chủ thể được bộc lộ mộtcách trực tiếp Trước hết nó thể hiện ở sự tự khẳng định của ý thức cá nhân

Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử văn học, ý thức cá nhân được bộ mộtcách đầy đủ Trong rất nhiều biểu hiện của ý thức cá nhân, cái tôi chủ thể ThơMới khát khao bộc lộ “thành thực” cảm xúc, được nói lên “sự thật” của tâmhồn bằng tiếng nói riêng của mình Các nhà Thơ Mới đã lấy cái tôi – một cái

Trang 14

tôi đầy cảm xúc làm điểm tựa để nhìn ngắm thế giới Các nhà thơ mới tuyên

xưng một cách dõng dạc đầy khẳng định: “Tôi là con chim đến từ núi lạ; Tôi

chỉ là một khách tình si; Tôi chỉ là người mơ ước thôi; Ta là một, là riêng, là thứ nhất”… Cấu trúc ngôn ngữ thơ là một yếu tố thể hiện tính chủ thể hóa cao

độ của Thơ Mới

Trong khi các nhà thơ trung đại cố gắng giấu “cái tôi” cá nhân bằngcách tỉnh lược đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thì các nhà thơ mới lại muốnnói thật to, trình ra “cái tôi” của mình Với ý thức bộc lộ “cái tôi” cá nhân mộtcách trực tiếp, Thơ Mới giải phóng triệt để cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ,cho phép sự nảy nở tự do của các phong cách nghệ thuật Sự giải phóng cátính đưa đến sự giải phóng cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt bằng nhữnghình tượng mới, ngôn ngữ mới để trình bày thế giới tâm hồn phức tạp, đầy bí

ẩn Ngôn từ Thơ Mới cũng hình thành một hệ thống với những đặc thù riêngmang đậm tính chủ quan

Sự khẳng định của ý thức cá nhân đã xác lập nội hàm mới của hìnhtượng chủ thể trữ tình trong Thơ Mới Thế Lữ ví mình như “khách tình si”,ham mê, đắm đuối trong “vẻ đẹp muôn hình, muôn thể” Người nghệ sĩ mượncây bút “nàng Ly Tao”, mượn “cây đàn ngàn phím” để rung lên nốt nhạclòng Từ những cảm xúc lãng mạn riêng tư, những nhu cầu, những đòi hỏi,trong khát khao được thành thực là sự bộc bạch niềm yêu đến mê say cái đẹp.Người nghệ sĩ là người có nhiệm vụ tôn thờ cái đẹp:

Tôi là một kẻ mơ màng Yêu sống trong đời giản dị,bình thường, Cùng với Nàng Thơ tháng năm ca hát, Chúng tôi quen cảnh mịt mùng bát ngát Của non cao, rừng cả; cảnh đìu hiu Chốn đồng xa sương trắng chập chờn gieo

(Trả lời – Thế Lữ)

Trang 15

Từ sự mở đường của Thế Lữ, các nhà thơ mới sau này tiếp tục trải lòngmình Xuân Diệu cũng say sưa khẳng định:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc với muôn dây Hay chia sẻ bởi tình yêu mến

(Mai sau – Huy Cận)

Ý niệm sở hữu qua cách biểu hiện trên khoác lên mọi sự vật hiện tượngmàu sắc chủ quan của chủ thể trữ tình Ở Xuân Diệu, cái tôi Thơ mới không

dè dặt, bóng gió như trước nữa Ta bắt gặp một cái tôi lồ lộ với nỗi đam mêmãnh liệt, một tấm lòng “ân ái đa tình”

1.1.1.2 Ngôn ngữ Thơ Mới tràn đầy cảm xúc, coi trọng nhạc tính

Bản chất của thơ trữ tình cho phép chủ thể bộc lộ một cách trực tiếp cảmxúc, tâm trạng Tuy nhiên dưới thời trung đại nét bản chất này của thơ trữ tìnhchưa có điều kiện để bộc lộ Với quan niệm “nói chí”, “tỏ lòng”, thơ trữ tìnhtrung đại hướng người đọc vào một miền lý tưởng, hoài bão, điều họ muốn bộc

lộ là cảnh ngộ, là vị thế của mình, qua đó tâm trạng được kí thác Trần Đình Sử

cho rằng bài Đêm thu của Nguyễn Du “nổi bật kiểu trữ tình này”:

Già về tóc bạc thương cho gã, Nán mãi non xanh chửa chán người Khổ nhất bên trời thân khách mỏi Suốt năm nằm bệnh quế giang hoài

Trang 16

Sự phát triển của Thơ Mới chính là bước cải tạo hết sức quan trọng củathơ trữ tình Việt Nam Tiếp xúc với luồng sinh khí mới từ phương Tây, tưduy, cảm xúc của các nhà thơ mới có những thay đổi “Tư duy thơ hướng vàophía trong để phân tích cảm giác, trình bày các trạng thái tình cảm” Chủtrương đào sâu nội cảm, các nhà thơ mới đã hữu hình hóa những vi diệu củađời sống tâm hồn Thơ mới bộc lộ một cách trực tiếp tất cả mọi cung bậc vàsắc thái của tình cảm: vui, buồn, hờn, giận, thiết tha, say đắm, mộng mơ, cayđắng, xót xa Đây cũng là xu hướng chính của Thơ mới ở giai đoạn đầu pháttriển Ngôn ngữ Thơ mới mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn.

Thơ mới bộc lộ một cách trực tiếp tất cả mọi cung bậc và sắc thái tìnhcảm: vui, buồn, hờn, giận, thiết tha, say đắm, mộng mơ, cay đắng, xót xa Đây cũng là xu hướng chính của Thơ mới ở giai đoạn đầu phát triển Ngônngữ Thơ mới mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn Cái tôi trữ tình Thơ

mới trở về đúng nghĩa của nó – một cái tôi cảm xúc Có thể xem Cây đàn

muôn điệu của Thế Lữ, Cảm xúc của Xuân Diệu như tuyên ngôn của các

nhà thơ thơ mới “Muôn điệu” chính là sự đa dạng trong trạng thái cảm xúccủa các nhà thơ Thơ Mới

Sự đa dạng của cảm xúc hiện ra trong từng “mao mạch” của thế giớingôn từ Trong chặng mở đầu, ngôn ngữ Thơ mới thường mang theo cái rạorực, mê say tạo nên những khúc ca vui, niềm hy vọng với chất lãng mạn sayngười Càng về sau, cảm xúc của các nhà thơ Thơ Mới thăng hoa theo nhiềungả khác nhau, nó tựa như những con sóng tràn bờ và vỗ miên man một giaiđiệu buồn với những màu sắc khác nhau để trở thành một tổng phổ nhiềucung bậc

Có khi là những từ ngữ diễn tả nỗi buồn nhẹ mà man mác bâng khuâng:

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng – Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn (Thế Lữ);

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều – Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn (Xuân

Diệu); Gió theo lối gió mây đường mây – Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

(Hàn Mặc Tử) Có khi là những từ ngữ thể hiện nỗi buồn đến độ nhức nhối,

Trang 17

đau đớn: Tiếng gà gáy buồn như máu ứa – Chết không gian khô héo cả hồn

cao (Xuân Diệu); Trời ơi chán nản đương vây phủ - Ý tưởng hồn tôi giữa cõi tang (Chế Lan Viên).

Năng lượng cảm xúc trong ngôn ngữ dồi dào khiến các nhà thơ mớiphá tung những khuôn hình chật hẹp và gò bó của câu thơ, nhịp thơ trung đại.Kiểu câu thơ “ý tại ngôn ngoại” không còn phù hợp cho “cảm xúc tràn bờ”của các nhà thơ mới Câu thơ không còn gò theo khuôn hình cố định mà trởthành dòng tâm trạng, nó tuôn chảy theo cảm xúc; nhịp thơ chảy tràn qua cácdòng thơ:

Tôi muốn sống cuộc đời thi sĩ, để Dốc chén mơ màng nhưng chỉ thấy chua cay

(Lựa tiếng đàn – Thế Lữ)

Ngôn ngữ thơ trung đại đạt đến độ tinh tế, vi diệu trong cảm nhận thịgiác và thính giác của chủ thể trữ tình Trong khi ngôn ngữ Thơ mới đã làmgiàu có hơn nguồn cảm xúc đó Các nhà Thơ mới đã “Sống toàn tâm và thứcnhọn các giác quan” để cảm nhận cuộc sống và những rung động của tâmhồn Đặc biệt, các nhà Thơ mới rất coi trọng nhạc tính của ngôn ngữ thơ;dùng nhạc thơ để biểu hiện tiếng “nhạc lòng”

Xuân Diệu đã lấy câu thơ nổi tiếng của Baudelaire: “Les parfums, les

couleurs et les respondent” (Những mùi hương, những màu sắc,và những âm

thanh đáp ứng với nhau) làm đề từ cho bài thơ Huyền diệu Sự bùng nổ cảm

giác của Xuân Diệu qua bài thơ đã bộc lộ được trạng thái náo nức đến đắmsay của một tâm hồn nồng nhiệt, thiết tha giao cảm với đời Năng lượng cảmxúc được dồn nén đến mức tối đa nhà thơ cảm nhận “khúc nhạc” bằng cảthính giác, thị giác, khứu giác Sự “tương ứng cảm giác” đưa chủ thể trữ tìnhvào “thế giới của Du Dương” để “ Âm điệu thần tiên thấm tận hồn” Sau tất

cả sự ngân rung của khúc nhạc huyền diệu là sự huyền diệu của trái tim, tiếngnhạc đã ngừng im mà tiếng lòng vẫn vang ngân:

Trang 18

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim Còn cứ run hoài như chiếc lá Sau khi trận gió đã im lìm

Huyền diệu rất tiêu biểu cho tiêu chuẩn mà thi phái tượng trưng đòihỏi: “âm nhạc trước hết mọi thứ” (Veclen), mỗi từ, mỗi chữ phải là một nốtnhạc làm nên bản giao hưởng của tâm hồn

Biểu hiện tính nhạc trong ngôn ngữ thơ của các nhà Thơ mới rất phongphú, đa dạng Nhạc thơ Bích Khê thường du dương, trầm buồn với cách tạo

âm và ngôn từ khá đặc biệt:

Lá vàng rơi (Tôi khóc, anh ơi!) Đàn rung tiếng Người yêu đương ngồi…

Trăng vàng rơi, (Tôi khóc, anh ơi!) Đàn nghẹn tiếng Người yêu dậy rồi…

Nếu Thi vị tạo nhạc bằng điệp khúc, điệp từ thì Tỳ bà, Mộng cầm ca,

Nghê thường, Tiếng đàn mưa tạo nhạc bằng sự hòa phối của thanh điệu (sử

dụng chủ yếu thanh bằng)

Trong Đàn ngọc, Hàn Mặc Tử lại tạo nhạc thơ bằng cách kết hợp các

từ láy có cung bậc thanh điệu khác nhau để diễn tả những thái cực của “khúcnhạc lòng” dâng cao hoặc trầm lắng:

Nàng! Lạy Nàng! Hãy nghe tôi cầu khẩn:

Hãy khoan tay cầm lại trí tương tư Đang chờn vờn trong nguồn sáng ngất ngư Đang lướt mướt ở trong màu hoa lệ

Trang 19

Tiếp thu phương Tây, các nhà Thơ mới chủ trương một quan điểm mởgiới hạn “vô biên và tuyệt đích” cho thơ và giải phóng mọi giác quan để cảmnhận thế giới Ngôn ngữ Thơ mới cũng phá tung ước lệ cổ điển để biểu lộnhững cung bậc tận cùng của cảm xúc

Phong trào Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng trong thi pháp và tưduy thơ, đã đưa ra một cái nhìn cá thể hóa về thiên nhiên, tạo vật thông quacái tôi chủ thể trữ tình” (Phan Cự Đệ) Thơ mới đã mở ra “một thời đại trongthi ca” (Hoài Thanh), mở đầu cho sự phát triển thi ca Việt Nam hiện đại Sựcách tân ngôn ngữ Thơ mới đã góp phần làm nên một cuộc cách mạng thơ ca(1932 -1945).Chính đặc điểm ngôn ngữ của Thơ Mới thời kì này chính là cơ

sở khách quan quan trọng làm nền tảng cho việc hình thành ngôn ngữ thơXuân Diệu Lịch sử phát triển của Thơ mới chính là quá trình phát triển củacái tôi tiểu tư sản trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ Xuân Diệu trở thànhđỉnh cao của phong trào Thơ mới ở độ tròn đầy, sung mãn nhất bởi đây làngười có ý thức cao về cá nhân, dám sống thành thực với cái tôi cá nhân vànhiệt tình phơi trải tấm lòng khát khao hưởng thụ trần tục với người đời –

“nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới”

1.1.2 Ảnh hưởng từ nền văn học phương Tây

Trong vòng gần mười năm đầu thế kỷ XX (1932- 1945) các nhà thơcủa phong trào Thơ Mới đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãngmạn Pháp như Chateaubriand, Lamartine, Musset, Hugo, Baudelaire Có thểnói rằng, thơ ca phương Tây, đặc biệt thơ ca Pháp hiện đại là nguồn mạchquan trọng làm đổi mới thơ ca Việt Nam hiện đại trong những thập niên đầuthế kỷ XX

“Ảnh hưởng của thơ Pháp, thơ Đường không làm mất đi bản sắc dântộc của thơ Việt mà trái lại nó còn làm cho thơ Việt, tiếng Việt ngày cànggiàu có hơn, tinh tế hơn Thơ mới có nhiều khả năng diễn đạt hơn thơ cũ nhờ

ở thể cách linh hoạt, cách hiệp vần phong phú, nhạc điệu dồi dào, lối ngắtnhịp sinh động, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình tượng

Trang 20

Năm 1941, khi viết Một thời đại trong thi ca, tổng kết phong trào thơ

Thơ Mới, Hoài Thanh nhận xét: “Sự gặp gỡ với phương Tây là cuộc biếnthiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ” Ông tự thú:

“Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong tâm hồn ta” và khẳng định

“cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đãđem theo cùng với hàng hóa phương Tây cái mầm sau này sẽ nảy nở thànhthơ mới” Đã thành một định đề, chúng ta thừa nhận vai trò của văn hóaphương Tây (đặc biệt là văn học Pháp) đối với sự hình thành văn học hiện đạiViệt Nam thông qua con đường tác động của cái ngoại lai lên cái bản địa.Xuất hiện những kết luận kiểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử chịuảnh hưởng của Baudelaire, Nguyễn Nhược Pháp có cái duyên của A deMuset, Xuân Sanh muốn học tập Mallarmé, Valéry hay Nhất Linh, KháiHưng, Nguyễn Tuân là môn đệ của A Gide…, theo mô thức “thầy Pháp - tròViệt” Trong bước đi ban đầu, nhiều nhà Thơ mới được tiếp xúc với văn hóaPháp và phương Tây đã đủ khả năng viết nên một lối thơ mới mẻ bằng tiếngViệt và cả bằng tiếng Pháp

Và Xuân Diệu trước hết đại biểu cho những con người tiếp xúc với vănhóa phương Tây ngay từ nhà trường, làm nên một thứ nhân tố mới hình thànhtrong xã hội Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến con người của ham muốn say

đắm muốn sống hết mình Chỉ cần đọc một câu thơ: “Anh nhớ tiếng Anh nhớ

hình Anh nhớ ảnh - Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!”, đã cảm được cái sự

nồng nàn của nó…Người ta đã biết ngay nó không thể có ở nhà thơ cổ điển,

nó phải thuộc về một nhà thơ hiện đại Ảnh hưởng từ trường phái thơ tượngtrưng, hết sức đề cao quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính tạonhạc của thơ và mài sắc các giác quan để cảm nhận và diễn tả được nhữngbiến thái tinh vui nhất của tạo vật và lòng người, thi sĩ cảm thụ thế giới bằngtất cả mọi giác quan và phát huy mối tương giao giữa các giác quan khi cảmthụ thế giới Những quan niệm của phái tượng trưng về cảm giác cái tôi cá

nhân đã in đậm nét trong các bài thơ Huyền diệu, Nguyệt cầm của Xuân

Trang 21

Diệu Nhà thơ còn tiếp thu tính nhạc điệu, cái tiên nghiệm, tinh thần âm nhạccủa thơ tượng trưng

Sớm thấm nhuần nền văn hoá phương Tây, Xuân Diệu nhìn đời nhưmột cái gì trôi chảy mà mình không thâu tóm, thì nó sẽ bay biến Từng biểuhiện nhỏ của cuộc sống được ông chắt chiu góp nhặt Thấy cái gì mới cũnghồi hộp, nhận được cái gì cũng biết ơn, và làm được cái gì thêm cho đời, ôngcũng sẵn sàng Tuy sống cách xa nhau một thế kỉ và thuộc hai dân tộc khácnhau nhưng trên bối cảnh xã hội có phần tương đồng nên họ mang tâm trạnggiống nhau Đó là tâm trạng của những người trí thức tiểu tư sản trước nhữngbiến đổi lớn lao của xã hội

Đơn cử một ví dụ cụ thể, trong Sự uyên bác với việc làm thơ, Xuân Diệu viết: Bài thơ Yêu của ông vay mượn của ba thi sĩ Pháp Nhà thơ Pháp Edmont Haroucourt có bài thơ ngắn rất nổi tiếng Partir, C’est mourir unpeu =

đi là chết ở trong lòng một ít; đúng quá, những đôi lứa muôn đời đứt gan, đứtruột phải biệt xa nhau Khoảng 1934 – 1935, tôi đang yêu bèn vận vào mình

và chuyển sang:

Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu:

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Câu thơ thứ ba, tôi lấy dáng dấp một câu thơ trong bài thơ tình duy nhấtkhông tiền khoáng hậu của Fêlix Arơve (Fe’lix Arvers, 1806- 1850) khi tất cả

sự nghiệp của ông đã vào trong lãng quên, duy có bài thơ thất tình, thơ tuyệt

vọng của ông: Mon âme a son secret – “Lòng ta chôn một mối tình” là còn

sống mãi hơn 150 năm nay, đến nỗi vị La rút sờ (Larousse) cũng phải nhắcđến Trong đó, có câu: Dù anh có đi trọn con đường trần thế của mình( -N’osant rien deman de’) – Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì (Etn’ayant rien recu), tôi chuyển câu này thành: “Cho rất nhiều song nhận chẳngbao nhiêu” Và bao trùm là tôi đã làm theo điệu thơ rông – đô (Rondeau) của

Trang 22

nhà thơ Saclơ Đóclêăng (Charles d’ Orléans), thế kỉ XV, vịnh mùa xuân, lấycâu thứ nhất, thứ hai làm câu thứ ba, thứ tư: (dịch)

Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài Bằng gió, bằng mưa, bằng gió rét

Và khoác mặc lên mình gấm vóc Khoác áo mặt trời, xanh, sáng, tươi.

Không một loài vật hay loài chim

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiên

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Yêu là chết ở trong lòng một ít

Và ở đoạn cuối thứ ba, câu thứ mười ba là câu cuối cùng, láy lại câuthứ nhất Và có thể nói một cách chân thật: Charles d'Orléans khi láy lại, đãtạo ra một nhạc điệu rất hay; tuy nhiên không đắc thế bằng tôi khi láy lại cáccâu, vì mùa xuân đang luẩn quẩn, còn tình yêu khi không được chia sẻ, thìngười đang yêu như con tằm rút ruột tự giam thân vướng vít ở trong cái kén

đau khổ bịt bùng" (Sự uyên bác với việc làm thơ, Xuân Diệu)

Có thể thấy, Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, tựđổi mới cách tân từ suy nghĩ một cách có ý thức Ồng có riêng một bài viết

mang tên Tính cách An Nam trong văn chương (báo Ngày nay 28-1-1939 ),

Trang 23

ở đó ông nói rằng “Trong lòng An Nam của chúng ta vẫn có những phần,những ý, những cảm giác mà người Tây có Xưa kia ta không nói là vì takhông ngờ; bây giờ cái não khoa học của Âu Tây đã cho biết rằng ta có, vẫn

có đã lâu những của cải chôn giấu trong lòng thì sao ta không nói” Nhớ lạikhi Xuân Diệu mới xuất hiện, Hoài Thanh thú nhận: “Bây giờ khó mà nóiđược cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến Người đã tớigiữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làmthân với con người có hình thức phương xa ấy Nhưng rồi ta cũng quen dần vì

ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”

Và ở Xuân Diệu không chỉ có Rimbaud với Verlaine…

Trong cả Thơ thơ lẫn Gửi hương cho gió, còn xuất hiện cái chất

Trung Hoa ở nhiều dạng Trong vốn từ ngữ, trong cái nhịp thơ tứ tuyệt, vàtrong thi liệu :

Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi Tôi yêu Ly Cơ hình mơ màng Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi

(Nhị hồ)

Có cả một bài mang tên Mơ xưa, nhắc lại những “Gió liễu chiều còn

nhớ kẻ dương quan” Yếu tố Trung Hoa cố điển ở đây là một bộ phận của yếu

tố Việt Nam Nước Việt trong thời gian, nước Việt với chiều dài lịch sử, vớicái vẻ quý tộc tinh thần Tất cả lại hiện diện Như vậy, hòa cùng dòng chảy

“hội nhập” thời kì này, thơ Xuân Diệu chịu nhiều ảnh hưởng, cảm được nhiều

điều mới mẻ Nhà thơ Hoàng Hưng trong Thơ mới và thơ hôm nay phát hiện:

“Thơ Pháp thế kỷ XIX đã thúc đẩy Xuân Diệu tìm ra những ý vị lãng mạn củathơ Đường mà suốt một thế kỷ trước đó, các vị túc nho đã không cảm nhậnnổi mà chỉ nhai cái bã niêm luật”

Như vậy, về mặt ảnh hưởng, tư duy, nghệ thuật thơ Xuân Diệu có sựtác động của nhà thơ cổ điển, thơ Pháp, thơ Đường… Tuy ảnh hưởng nhiều

Trang 24

mặt, nhiều nguồn như vậy, nhưng về hình thức, Xuân Diệu vừa có yếu tố củalãng mạn, có yếu tố của tượng trưng, ấn tượng và sau tượng trưng Nói nhưHoài Thanh, trong thơ Xuân Diệu diễn lại “cái lịch sử 100 năm của thơ Pháp

từ lãng mạn đến thi sơn và những nhà sau tượng trưng.”

Bên cạnh đó, Xuân Diệu tiếp nhận văn hóa phương Tây rồi quay trở vềphát hiện lại bản thân và nhận diện lại những yếu tố nội sinh, phát hiện hìnhhài, cốt cách của dân tộc, nâng nó lên một tầng cao mới Mặc dù còn một sốhạn chế trong tư tưởng khi tiếp thu nội dung và hình thức thơ phương Tây,nhưng rõ ràng nhờ quá trình tiếp xúc này, Xuân Diệu đã đại diện cho các nhàThơ Mới mang vào thơ một luồng gió mới, tạo ra sự biến đổi nhiều mặt trongthơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và trong những sáng tác của mình nóiriêng Những ảnh hưởng đó thể hiện trong thơ Xuân Diệu như là những thành

tố hợp thành tư duy thơ ông

1.2 Cơ sở chủ quan

1.2.1 Đặc điểm tình cảm, tâm hồn thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916 tại quêngoại vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, Tuy Phước, tỉnh Bình Định Quê nội ông ởlàng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc tỉnh, Hà Tĩnh Cha là NgôXuân Thọ, quê ở Hà Tĩnh vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn ThịHiệp Xuân Diệu học Tiểu học ở quê, sau đó ra Hà Nội học, ông tốt nghiệp kỹ

sư canh nông năm 1943 Xuân Diệu học được ở cha tính cần cù, siêng năng,kiên trì, lao động nghệ thuật sống nhiều ở quê mẹ làm phong phú tâm hồnông bởi cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp

Trong con người ông có sự chung đúc hai truyền thống quý báu của haimiền đất nước Xuân Diệu được kế thừa đức tính cần cù, tinh thần vượt khó,đáng khâm phục của con người xứ Nghệ, đồng thời được hấp thụ cái nồngnàn, dạt dào của con người vùng biển đầy nắng gió Bình Định, Quy Nhơn

Chính thi sĩ đã rất tự hào khi viết bài Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong vào

giữa năm 1960:

Trang 25

Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong Hai phí Đèo Ngang: Một mối tơ hồng.

Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát, Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát Bình Định xanh ôm bóng tháp Chàm…

Đội ơn thầy, đội ơn má sinh con Cảm ơn Thầy, vượt Đèo Ngang bất kể Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ Nên máu con chung hòa cả hai miền.

Xuân Diệu có một tâm hồn phong phú, chứa đựng nhiều cung bậc cảmxúc, phong cách thơ độc đáo, liên quan đến hoàn cảnh gia đình và môi trường

tự nhiên, xã hội nơi ông sinh ra và lớn lên Thi sĩ từng sống, từng ở qua nhiềumiền đất nước với đặc điểm thiên nhiên, truyền thống văn hóa đa dạng Sinh

ra, lớn lên trên quê ngoại miền biển, tuổi thiếu niên xuống học ở Quy Nhơn

có trời trong, biển biếc, nơi có "gió nồm thổi lên tươi mát", điều ấy đã dội vàoXuân Diệu cảm xúc lãng mạn dạt dào, tạo nên cái nồng nàn, mê đắm hiếmthấy của một hồn thơ sau này Tuổi thanh niên ra Hà Nội học tú tài phần thứnhất, được sống giữa thiên nhiên xứ Bắc với bốn mùa giao chuyển rõ rệt, điều

ấy lại giúp Xuân Diệu có thêm sự nhạy cảm, tinh tế Vào Huế học tú tài phầnthứ hai Xuân Diệu lại được tiếp xúc với núi sông thơ mộng, buồn lặng lặng,với những điệu Nam ai, Nam bằng Thiên nhiên ấy đã tạo nên ở Xuân diệu cái

mê li, lả lướt đắm đuối, khơi dậy ở tâm hồn Xuân Diệu một tình yêu đời sayđắm.… Đâu phải ngẫu nhiên mà ở Thi nhân Việt Nam, khi khái quát về tâmhồn thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh phải dùng đến ba chữ: thiết tha, rạo rực, bănkhoăn Tâm hồn thi sĩ này quả là một “cây đàn muôn điệu”, lúc trầm lúcbổng, khi dập dồn cuồng nhiệt, khi réo rắt, du dương

Trang 26

Mặt khác, là nhà thơ trữ tình, một trong những nhà thơ tiêu biểu củaphong trào Thơ mới, ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khátkhao yêu thương đến cho thi ca Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi

tình yêu bằng muôn sắc điệu , âm thanh, và hương vị trong Thơ thơ , pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió Hai tập thơ được giới văn học

xem như là hai kiệt tác của ông, ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tìnhyêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống Xuân Diệu ca ngợi tìnhyêu, ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm, là cái nôi củatình yêu Thi sĩ cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sựmong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cữu, tất cả được diễn

tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lí nhân sinh

Có thể nói Xuân Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêuđời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt.Ngay cả khi sắp phải giã từ cuộc đời, thi sĩ vẫn không quên để lại nhữngvần thơ cảm động:

''Hãy để cho tôi được giã từ Vẫy chào cõi thực để vào hư Trong hơi thở chót dâng trời đất Cũng vẫn si tình đến ngất ngư"

(Không đề) 1.2.2 Quan niệm thẩm mỹ độc đáo của Xuân Diệu

Thế Lữ viết trong Lời tựa cho tập Thơ thơ đầu tay của Xuân Diệu:

“Xuân Diệu là một người của một đời, một người ở giữa loài người Lầu thơcủa ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian; ông đã không trốntránh mà còn quyến luyến cõi đời…” Có thể nói, Xuân Diệu là nhà thơ củatrần gian và hiện tại Trong lúc các thi sĩ Thơ mới, mỗi người tìm một ngảđường trốn chạy khác nhau khỏi chờ đời, kịch đời thì Xuân Diệu lại chủtrương chẳng thoát ly đi đâu cả, mà đứng vững trên cõi trần này, bám chặt lấy

Trang 27

mỗi phút giây hiện tại mình đang được sống, để tận hưởng “Xuân Diệu đã

đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới” (Hoài Thanh).

Khi đứng vững trên mảnh đất trần gian, bám chặt vào hiện tại, XuânDiệu nhận ra rằng, hạnh phúc trong cuộc đời được kết đọng đầy đủ nhất nơituổi trẻ và tình yêu Nếu như Chế Lan Viên ghét mùa xuân mà khắc khoải tìm

về “thu trước xa lăm lắm” thì Xuân Diệu lại yêu say đắm mùa xuân bấynhiêu: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” Quan niệm xuân - tuổi trẻ chỉ

có ý nghĩa lúc gắn với tình yêu; tình yêu chỉ thực sự được hạnh phúc đủ đầylúc còn tuổi trẻ, lẽ tự nhiên mùa xuân trong cảm nhận của Xuân Diệu cũng làmùa tình, vườn xuân trong thơ Xuân Diệu cũng là vườn tình Nhìn đời qualăng kính tình ái, thi sĩ truyền cả vào đất trời nỗi rạo rực yêu đương của mình

Xuân Diệu xa lạ với kiểu tình yêu hiền lành “Yêu hết một mùa đông/ Không

một lần dám nói” của Lưu Trọng Lư, hay ngượng ngùng bóng gió “Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau” của Nguyễn Bính Tự xưng mình là “kẻ uống

tình yêu dập cả môi” mà vẫn “không nguôi nỗi khát thèm”, ông say sưa, nhiệtthành cổ vũ cho triết lý hưởng thụ trong tình yêu, không ngần ngại bày tỏ khátvọng vô biên của một kẻ đa tình “Đã yêu từ khi chưa có tuổi” và “khi chết rồi

thì tôi sẽ yêu ma” (Đa tình)

Tha thiết với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, Xuân Diệu đã đi đến mộtcách tân đáng kể về thi pháp Nếu thơ văn xưa coi thiên nhiên là chuẩn mựccủa cái đẹp, thì giờ đây Xuân Diệu đảo ngược lại: Đối với ông, không có gìhoàn mĩ bằng con người, nhất là phụ nữ, ở giữa tuổi xuân xanh Một quanđiểm thẩm mĩ như vậy đã tạo nên trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệunhững hình tượng giàu sức sống và đầy xuân tình, xuân sắc Hoài Thanh viết:

"Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng có ở chốn nước nonlặng lẽ này Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng,sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũngnhư khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết"

Trang 28

Và thế là, theo lẽ thường, kẻ nào càng khát khao giao cảm sẽ càng daydứt, khổ đau vì bị ruồng rẫy Xuân Diệu đã đến với cuộc đời bằng tấm lòngham sống bồng bột, bằng khát vọng tình yêu vô biên tuyệt đích, ngờ nghệchtin rằng cuộc đời sẽ đền đáp tất cả những nhu cầu khát vọng, nhưng “ cơnmưa lũ “ đã gặp phải “lá khoai”, Xuân Diệu rơi vào bi kịch: “Từ ngày xưa

người ta héo, than ôi!/ Vì mang phải những sắc lòng tươi quá” (Tặng thơ) …

Với Xuân Diệu, thơ mới đào sâu vào tâm hồn của cái tôi cá nhân, cá thể Và

"càng đi sâu càng lạnh" Cho nên con người yêu đời là vậy mà lắm lúc cảm

thấy cô đơn, thậm chí muốn trốn đời, trốn cả bản thân mình nữa (Cặp hài vạn

dặm) Vì vậy trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, mùa xuân và bình

minh gắn liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh Có thể thấy,tình trạng phân cực của cái tôi lãng mạn thể hiện thật sinh động ở Xuân Diệu,điều này làm nổi bật lên quan niệm thẩm mỹ độc đáo của thi sĩ

Cụ thể, khi cho rằng, hạnh phúc cuộc đời được kết đọng đầy đủ nhấtnơi tuổi trẻ và tình yêu, lẽ tự nhiên, Xuân Diệu đã khẳng định một quan niệmthẩm mỹ mà trước đó chưa từng có: Con người ở độ tuổi trẻ và trong tình yêuchính là vẻ đẹp tối cao trên thế gian này Đây không phải là con người chungchung Con người chỉ đẹp khi ở độ tuổi trẻ, khi đang được yêu, đang biết yêu.Ngược lại, hạnh phúc tình yêu chỉ thật sự trọn vẹn, đủ đầy khi con người tađang ở độ tuổi trẻ Quan niệm thẩm mỹ này được thể hiện tự nhiên thành kiểu

tư duy nghệ thuật, lối xây dựng hình ảnh trong thơ Xuân Diệu Nhiều vẻ đẹpcủa thiên nhiên đất trời thường được Xuân Diệu cảm nhận có hình vóc, tâmtrạng như con người Nói cách khác, nhà thơ này hay người hóa thiên nhiên,đem đến cho chúng ta, dáng vẻ, nỗi niềm của con người tuổi trẻ Đó là những

lá liễu dài như nét mi thiếu nữ (Nhị hồ) Rặng liễu đìu hiu tựa những người con gái đứng chịu tang Nàng trăng thu tự ngẩn ngơ (Đây mùa thu tới) Ánh

sáng được cảm nhận qua đôi mắt to tròn, long lanh đang chớp hàng mi củangười thiếu nữ Niềm vui biến thành vị thần mỗi ban mai đến gõ cửa từngnhà Tháng giêng như cặp môi mơn mởn, ngon lành của thiếu nữ đang hiện

Trang 29

lên trước mắt và rạo rực chào mời (Vội vàng) Đó còn là bầu trời xanh trong,

thắm duyên như cô gái tuổi mười sáu “Má hồng phơn phớt, mắt long lanh”

(Rạo rực)…

Nếu để ý sẽ thấy, thơ ông hay nói đến “Tình thứ nhất”, “Xuân đầu”,

“Đêm thứ nhất” rồi những “thanh tân”, “trinh bạch”, “trai tơ”, “mới nụ”,

“ban sơ”…Đó không chỉ là cách nói mà còn biểu hiện một quan niệm: những

gì mới mẻ, nguyên vẹn mới đẹp Với ông, vẻ đẹp của cái thanh tân, trinhbạch, ban sơ, có thể làm lu mờ cả trời đất

Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch

Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch

Sương nguyên tiêu trời đất cũng chung mờ

(Tình thứ nhất)

Xuân Diệu say sưa, ngây ngất với những vẻ đẹp ban đầu:

Sao buổi đầu xuân êm ái thế!

(Nụ cười xuân) Say người như rượu tối tân hôn

(Huyền diệu)

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

(Vội vàng)

Mười chín tuổi mặt trời đang óng ả

Ánh sáng ca, lanh lảnh tiếng đời ngân;

Bông hạnh cười; mười chín tuổi thanh tân

Gánh nhẹ nhõm trên thân hình măng ngọc

Đẹp

Trăng gió ban đầu dễ ngẩn ngơ

(Trò chuyện với Thơ thơ)

Trang 30

Điều đáng nói là, có những cái không phải là “đầu tiên”, “thứ nhất”,

nhưng khi cần ca ngợi ông đều đưa về thứ nhất: “Đêm thứ bảy cũng là đêm

thứ nhất” (Đêm thứ nhất) Ai cũng biết Xuân Diệu tự nhận mình là kẻ “dại

khờ”, ngu ngơ”, “chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì” Thậm chí ông còn tâm sự :

“Mỗi lần đưa tay lên nén ngực/ Lại nghe tình nhiều hơn số ngón tay” (Thở

than) Ông xem mình là người “Gặp kẻ nào đâu anh cũng mê” Vậy mà

lúc nào cũng xưng xưng “Anh chỉ có tình yêu thứ nhất” Vì sao vậy? Vì

tình thứ nhất mới đẹp Từ quan niệm này, chúng ta nhận thấy hình như

“cây đàn muôn điệu” của Thơ mới mà Thế Lữ nêu lên trước đó, đến XuânDiệu đã bắt đầu có giới hạn Nhà thơ chỉ rung động với những vẻ đẹp tươinguyên, mới mẻ, trẻ trung

Xuân Diệu hướng lòng mình ra với con người xuân trẻ, với cảnh vậtcũng lấy cái ban đầu, cái tươi nguyên để ca ngợi Bởi vậy, thi sĩ viết nhiều vềmùa xuân và mùa thu Bởi như ông nói: “Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùaXuân và Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh… Xuân với Thu

là hai bình minh trong một năm, sự thay đổi hệ trọng nhất cho tâm hồn Và,thu cũng là một mùa xuân… Đầu Xuân là bình minh ấm của lòng tôi, đầu Thu

là bình minh mát của lòng tôi.” (Thu, Trường ca) Mà Xuân hay Thu, với

Xuân Diệu phải là khi bắt đầu mới đẹp “Đây mùa thu tới” là một ví dụ Ởmùa thu ấy, “Hơn một loài hoa đã rụng cành”, chứ không phải là tất cả, nghĩa

là mới bắt đầu rơi rụng Ở mùa thu ấy “sắc đỏ” đang rũa dần sắc xanh chứkhông phải tất cả lá đỏ chuyển sang sắc vàng của rơi rụng Ở mùa thu ấy mớichỉ “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”, chỉ mới “vắng người sangnhững chuyến đò” chứ chưa phải là tất cả… Nghĩa là, tất cả những tín hiệu ấyđều gợi cho người đọc không khí của đấy trời khi mới chớm vào thu

Vậy đấy, cái đẹp thanh khiết, ban sơ luôn làm ông ngây ngất Có thểnói, trong quan niệm thẩm mỹ của Xuân Diệu, cái đẹp là cái trẻ trung, tươimới, đó là lý do vì sao khi đọc thơ ông, ta thấy hồn thơ ông rất trẻ Đó cũng là

lý do tại sao tuổi trẻ lại say mê Xuân Diệu đến như thế!

Trang 31

Càng thiết tha với tuổi trẻ, say đắm với tình yêu, Xuân Diệu càng gấpgáp tăng cường độ sống, bời ông hiểu rằng: “Xuân không dài dặc, tình có bềnđâu” Đây là nhà thơ nhạy cảm trước từng bước đi của thời gian, biến chuyểncủa thế giới quanh mình, luôn lo âu, sợ hãi trước sự trôi chảy, thấm thoát củathời gian Quan niệm nhân sinh, vũ trụ mới mẻ của tác giả và của cả mộtphong trào thơ văn lãng mạn trước cách mạng, làm cơ sở cho cảm xúc, tìnhcảm, thẩm mĩ và triết lý trong thơ Xuân Diệu Đó là ý thức về sự tồn tại cógiới hạn của đời người trước thời gian "một đi không trở lại", nhà thơ khôngmuốn để thời gian trôi chảy, tuổi trẻ cứ tàn phai theo năm tháng Trước Cáchmạng, thi sĩ đã hơn một lần tâm sự: "Tôi sợ mất sự sống của tôi, tôi không

muốn nó rớt chảy trội theo dòng ngày tháng" (Lời đưa duyên -1945) và "Nếu tôi đứng, nếu máu tôi ngừng, thời gian của tôi sẽ không còn nũa" (Thương

vay-1939) Lúc nào Xuân Diệu cũng cảm thấy như vừa mới ban mai được ôm

một bó hoa thời gian trong tay nhưng rồi “ngày cứ trôi đi từng phút”, “ngọngió thời gian không ngớt thổi” để “giờ tàn như những cánh hoa rơi” Đến lúc

nào đó, trong tay mình không còn đóa hoa nào nữa (Giờ tàn) Thời gian như

dòng nước Đời người như con thuyền “Nước cũng mất luôn/ Nhưng nước

còn nguồn/ Thuyền chìm, trong lúc/ Đêm ngày nước tuôn” (Thời gian) Cảm

thấy “Thời gian rót từng giọt buồn khô héo/ Sự sống đi như hương bỏ hoa

chiều”, nhiều khi Xuân Diệu cứ sợ trước thời gian: “Xuân đương tới nghĩa là

xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” (Vội vàng), cứ hình

dung tuổi già, sợ hãi cái chết: “Tôi run như lá, tái như đông/ Trán chảy mồ

hôi, mắt lệ phồng/ Năm đẩy, tháng dồi, tôi đã đến/ Trước bờ lạnh lẽo của hư

không” (Hư vô) Hiếm ai mà viết “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt” như

Xuân diệu Lúc nào nhà thơ cũng cảm thấy bất an, lo âu trước sự mong manh

của ca đẹp, ngắn ngủi của hạnh phúc: “Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan

biến/ Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành/ Vàng son đương lộng lẫy buổi

chiều xanh/ Quay mặt lại, cả lầu chiều đã vỡ” (Giục giã) Hạnh phúc cuộc

đời, qua tâm trạng của Xuân Diệu, nhiều khi chẳng khác gì lâu đài xây trêncát! Bởi thế, không chỉ muốn níu giữ bánh xe thời gian, thậm chí có những

Trang 32

khi Xuân Diệu muốn quay ngược nó, khao khát truy lĩnh thời gian, gọi quá

khứ về làm hiện tại Bài Xuân đầu là hoài niệm thiết tha về mùa xuân của

tình yêu ban sơ, thanh sạch – mùa xuân có “Nhạc phất dưới chân mừng sánh

bước./ Và tơ dăng trong lời nhỏ khơi ngòi/ Tà áo mới cũng say mùi gió nước/ Rặng mi dài xao động ánh dương vui” Nuối tiếc về thời gian không chung

chung, xót xa đau đớn với cảnh ngộ của bản thân, giờ đây, nhà thơ cầu gọimùa xuân trong hoài niệm trở về:

Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ, Cho màu xanh về tô lại khung đời…

Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ?

Hôm xưa đâu rồi, trời ơi, trời ơi!

Chính từ tâm trạng ngỡ ngàng, lo sợ trước sự lụi tàn chóng vánh củathời gian, của mọi cái đẹp như thế mà nhiều bài thơ của Xuân Diệu được kết

cấu theo lối chuyển hóa tương phản (Giờ tàn, Hoa nở để mà tàn, Giục giã,

Kỉ niệm, Ý thoảng, Thanh niên…) Đi liền với niềm say sưa là cảm giác bất

an luôn ám ảnh thi sĩ Có thể chẳng có gì mới khi Xuân Diệu ví quy luật vậnđộng của thời gian đời người từ trẻ đến già, từ vui sang buồn như quy luật tựnhiên từ xuân sang đông, từ ngày sang đêm Có chăng là ở Xuân Diệu, sự vậnđộng đó của thời gian đã được cảm giác hóa một cách tài tình Chính nhờnhững quan niệm thẩm mỹ độc đáo ấy, đã khiến Xuân Diệu có những cách sửdụng ngôn từ vô cùng độc đáo, đặc sắc mới lạ hơn cả những nhà Thơ mớicùng thời

1.2.3 Quan niệm sáng tạo ngôn từ

Xuân Diệu là một trong số hiếm hoi các nhà thơ hiện đại Việt Nam cómột hệ thống khá hoàn chỉnh về thơ, đặc biệt là về nghề thơ Điều cốt lõitrong tư tưởng thi ca của Xuân Diệu là ý thức sáng tạo theo quy luật của cáimới Ngay từ buổi đầu, ông đã bày tỏ niềm đam mê đi tìm sự mới lạ qua hìnhảnh tự họa:

Tôi là con chim đến từ núi lạ Ngứa cổ hát chơi…

Trang 33

Để thực thi quá trình đổi mới và mang lại hiệu quả cao nhất cho thơ,Xuân Diệu đã quan tâm đến quy trình sáng tạo một cách đồng bộ Ông chỉ rarằng: “Nhà thơ hay, hay bằng tư tưởng, bằng tình cảm… Nhưng tất cả nhữngcái hay đó phải thông qua xúc giác, cảm giác Một thi sĩ có tư tưởng, tình cảmrồi thì phải chứng tỏ được cái bản lĩnh của mình trong xúc cảm, cảm giác,hình tượng.” Về ngôn ngữ, ông nói: “Tôi muốn sát nhập thơ vào cái xứ sởthần tiên mà âm nhạc mở ra cho chúng ta Không chỉ tạo ra những câu thơ dudương, vang động, đầy tính nhạc mà còn tạo nên những chất xạ mê ly đầy ảothuật huyền bí nhờ có phép luyện kim đơn của ngôn ngữ.

Nghệ thuật làm thơ, suy cho cùng, chính là nghệ thuật ngôn từ Dướigóc độ ngôn ngữ, thơ ca dân tộc nào cũng là sự kết tinh cao nhất cái đẹp, cáihay, cái độc đáo của tiếng nói dân tộc ấy Cái khó nhất là phải lựa chọn vàsáng tạo một hình thái ngôn ngữ giàu chất thơ được biểu hiện thông qua hìnhảnh, nhạc điệu, âm thanh…

Thế giới ngôn ngữ của Thơ thơ và Gửi hương cho gió là một thế giới

ngôn ngữ trữ tình, chứa chan cảm xúc và có rất nhiều mới lạ Cũng vẫn làhình thức “sáng chói nhất của ngôn ngữ diễn cảm” nhưng thơ Xuân Diệu nóiriêng và thơ Mới nói chung là thứ thơ thuần túy “trữ tình cá nhân” Khác vớithơ trữ tình cổ điển, Thơ Mới không bị câu thức bởi chức năng “thi dĩ ngônchí”, không hướng tới sự giáo huấn cô đúc, chặt chẽ, bài thơ vì vậy cũngkhông có sự thánh thót, trầm bổng, theo kiểu ngâm vịnh, xướng họa… Sựphát triển của Thơ Mới chính là bước cải tạo hết sức quan trọng làm cho hìnhthức lời nói được vào thơ, làm phong phú thơ bằng nhiều ngữ điệu cuộc đời

Có thể nói rằng, Thơ Mới đã góp phần căn bản cải tạo Tiếng Việt từ thơ “ trữtình của vũ trụ sang thơ của con người, chuyển tâm thế sáng tạo từ ý, hìnhsang lời, giọng điệu”

Trong làn sóng tìm tòi đó của thơ lãng mạn, Xuân Diệu nổi bật lên nhưmột nghệ sĩ ngôn từ tài ba, bằng “phép luyện kim đơn” của ngôn ngữ, ông đãtạo ra trong thơ mình một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính sáng tạo cùng nhữnglời lẽ, cách nói, ví von mà đa phần là trước đó người ta chưa hề thấy ở trongtruyền thống

Trang 34

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ LOẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TU TỪ TRONG THƠ XUÂN DIỆU THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

2.1 Đặc điểm về từ loại

2.1.1 Động từ

2.1.1.1 Bảng khảo sát

Có thể thấy, trong ngôn ngữ thơ, việc sử dụng động từ nói chung, động

từ cường độ mạnh nói riêng có khả năng thể hiện được những rung độngmạnh mẽ, đa dạng trong tâm hồn con người, vẻ đẹp thiên nhiên và các biếnthiên của xã hội Xuân Diệu đã biến những cái trừu tượng, vô hình thànhnhững cái hữu hình, cụ thể, gợi cảm khi sử dụng một hệ thống động từ phongphú, đặc sắc

Sau khi tìm hiểu cuốn Thơ tình Xuân Diệu, của tác giả Hà Minh Đức,

căn cứ vào khả năng dùng độc lập của động từ và khả năng chi phối của động

từ với các thành tố phụ đi sau (theo sự phân loại động từ trong cuốn Từ loại

Tiếng Việt của tác giả Lê Biên), qua quá trình khảo sát 97 bài thơ của Xuân

Diệu, tôi có bảng khảo sát sau:

Động từ đốichiếu, so sánh

Hóa, thành, tan biến, tan tành

Bằng, như, tựa, hơn, kém, khác

17 từ

0,5%

174 từ

5,1%

Trang 35

Nên, cần, có phải, có thể, nỡ, định, toan, quyết.

65 từ

1,9%

Động từ chỉ ýmuốn, ý chí

Dám, muốn, mong, ước

60 từ

1,8%

Động từ chỉ sựchịu đựng, tiếpthu

1,3%

Động từ chỉ diễntiến của hànhđộng

Bắt đầu, tiếp, thôi, ngừng

Đi, chạy, bay, lê, ra, vào, lên, xuống,

về, qua, sang, lại, tới, đến, phất (phất phơ, phơi phất, phảng phất), bước, trôi , dời, xê, xích, đổ, rơi, buông xuống, lướt, chảy, tuôn, lan,

584 từ

17,1%

Trang 36

Có, còn, mở, mọc, sống, chết, mất, hết, mọc, lặn, tàn, tắt, tan, tan tác, bừng, hé, nở, núp, cháy, thấm, chìm,

Đánh, đóng, xé, khép, bớt, bốc, dò, gắn, khăng khít, đòi, riết, xô, nhìn, viết, nắm, thêu, dệt, lỡ, thổi, đã, ngỡ, soi, pha, trông, đẩy, ngân, đánh, ôm, ghì, gần gũi, nâng, cưỡi, quấn, kéo, đặt, dẫn, đốt, quét, hỏi, xéo, trút, giấu, vờn, hái, mở, uống, lay.

Cho, tặng, vay, trả, lấy, cướp, biếu, dâng, đem, đưa, chở, mang, gửi, xin,

thêm, nhận, đòi

Động

từ chỉhoạtđộngnối kết

Nối, hòa, kèm, trộn, pha, liên tiếp,

Làm, để, hãy, bắt, sai, khiến, đề nghị, yêu cầu, bảo, mời, khuyên,

277 từ

8,1%

Trang 37

động

từ

cầukhiến

Động

từ chỉhoạtđộngđánhgiá

0,1%

Động

từ chỉtrạngtháitâm –sinh lý,cảmnghĩ –nóinăng

Yêu, ghét, thương, lo, sợ, đau, mỏi, mệt, ngủ, thức, tiếc, hờn, mơ, hiểu, biết, nghe, nhớ, mong, giận, tin, thấy, ăn, chơi, hát, thờ ơ, tưởng, buồn, ngẩn ngơ, ngơ ngác, ngất ngây, điên cuồng, nói, hát, khóc, vui, nghĩ, thấu, nghi, ghen, nghẹn, say, cười, trêu, e ấp, thắm, vội, run, chợt, cung kính, ngây ngất, rung động, hận, bâng khuâng, mơn trớn, nói, nguyện, trách, ưu phiền

877 từ

25,8%

2.1.1.2 Ngữ nghĩa động từ trong thơ Xuân Diệu

Trong mỗi câu thơ, Xuân Diệu hầu hết đều có sử dụng các động từ đểdiễn tả cảm xúc một cách linh động, đa dạng nhiều thái cực Đọc thơ thi sĩ, tathấy hiện lên một số lượng lớn động từ như đã tổng kết ở bảng trên Số lượngđộng từ được tác giả sử dụng chiếm đến ~1/3 số lượng từ Qua khảo sát 97 bài

thơ trong hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió có tới hơn 1000 động từ

được Xuân Diệu sử dụng, trong đó nhiều động từ được tác giả nhắc lại nhiềulần, (từ “yêu” 110 lần, “là” 98 lần, “buồn” 48 lần…), tạo nên những lớp lang

Trang 38

nghệ thuật trong thơ ông Một giọng thơ riêng biệt, độc đáo, một hồn thơ trànđầy niềm khát khao giao cảm với cuộc đời:

Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh

Lung linh bóng sáng, bỗng rùng mình

(Nguyệt cầm) Rộn tuổi trẻ dưới ánh đèn ngây ngất,

Reo ái tình trong nhịp máu phân vân.

(Đêm thứ nhất)

Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

(Tương tư chiều)

Những câu thơ không thể lẫn được dù có trộn giữa trăm nghìn câu thơcủa các nhà thơ khác Những câu thơ mang đậm chất Xuân Diệu, và chỉ cóXuân Diệu mới có hồn thơ luôn làm thức tỉnh mọi giác quan để sống, nhậmthức, khám phá, sáng tạo, biểu hiện nghệ thuật Và cũng chỉ có Xuân Diệumới có cách sử dụng rất nhiều lần và đều rất đạt các động từ chỉ hoạt động,trạng thái tâm linh của cái tôi trữ tình, của các nhân vật trữ tình để thể hiệncảm xúc, cảm giác mãnh liệt, dữ dằn trong cuộc sống nói chung, đặc biệt làtrong trong tình yêu và tuổi trẻ Để rồi, nói đến Xuân Diệu không thể khôngnói đến tình yêu Ai đã yêu và đang yêu say đắm đều dễ tìm thấy mình trongthơ Xuân Diệu Hàng loạt các động từ mạnh, giàu sắc thái biểu cảm đã gópphần không nhỏ tạo nên ngữ điệu lời nói, tạo nên sức cuốn hút của tiếng thơXuân Diệu “Tình yêu” trong thơ ông cũng nhờ đó mà tỏa sáng

Với Xuân Diệu, việc sử dụng động từ trong thơ là một nét độc đáo.Ông không hề bỏ qua một lớp động từ nào Ta có thể lập được một hệ thốngđộng từ diễn tả những động tác quyết liệt, hăng hái trong thơ Xuân Diệu Đó

là những động từ không độc lập như có thể coi là những động từ phụ trợ nhằm

bổ sung ý nghĩa, nhấn mạnh cho những tâm tư, tình cảm, trăn trở băn khoăncủa Xuân Diệu: là, như, định, dám, muốn, được, hãy, đừng, chớ… chỉ nhu

Trang 39

cầu, ước muốn, mệnh lệnh; khẳng định vấn đề một cách mạnh mẽ, dứt khoát.Tuy số lượng không đáng kể, chỉ chiếm 18,1% so với tổng số lượng động từđược sử dụng nhưng những động từ không độc lập mà Xuân Diệu dùng đãgiúp người đọc có thể hình dung ra một con người đang thiết tha, tham lam,thâu nhập mình vào cả thế giới ngập tràn tình ái, với những ham muốn “vôbiên”, “tuyệt đích”, cho thỏa cơn khát tình yêu luôn cháy bỏng, mãnh liệt, dạtdào và cuống quýt không cùng:

Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ

Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân Đem chim bướm thả trong vườn tình ái

Em phải nói, phải nói và phải nói…

(Phải nói)

Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ kết hợp, hài hòa giữa hai loạiđộng từ độc lập và động từ không độc lập để bổ trợ cho nhau, thể hiện tâm

tình và ước mong của người thi sĩ Tổ hợp động từ “phải nói” lặp đi lặp lại

như một yêu cầu, sự thúc giục phải yêu, yêu cho đến nghìn lần, yêu mãi mãi

Đó là biểu hiện của lòng ham sống, Xuân Diệu sống trẻ, sống yêu cho đếnphút cuối của cuộc đời

Động từ độc lập trong thơ Xuân Diệu chiếm một khối lượng rất lớn81,9% trong tổng số động từ đã được tác giả sử dụng.Nhóm động từ chỉ sự dichuyển, tác động chiếm tỉ lệ lớn Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là lớpđộng từ chỉ trạng thái tâm – sinh lý, cảm nghĩ - nói năng chiếm 25,8% Điều

đó cho thấy, trong thơ Xuân Diệu, đồng thời với sự xuất hiện của hàng loạtcác động từ chỉ động tác mạnh bào, quyết liệt của cái tôi, còn xuất hiện không

ít các động từ diễn tả trạng thái rung động, mơ hồ, tinh vi trong lòng người,trong cảnh sắc thiên nhiên

Những động từ mạnh, độc lập tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu như: thâu,

riết, say, cắn, ôm, hôn, hờn, gấp, riết, tuôn, hút, bấu, cắn, đạp… đã thể hiện

Trang 40

được những cảm xúc, đam mê cháy bỏng trong tình yêu, khát yêu đến cuồngnhiệt…

Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quyết cả mình xuân Không muốn đi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùi dưới đất.

(Thanh niên)

Sử dụng động từ trong cách nhân hóa đã tạo ra nét riêng biệt của XuânDiêu Chân “hóa” rễ và có thể “hút” được mùi dưới đất Câu thơ là hình ảnhliên tưởng độc đáo, táo bạo Những động từ “ôm, quấn quyết” đã thể hiện tìnhyêu thương, họ luôn quấn quýt bên nhau không muốn xa rời Ở đây, Xuân Diệucũng sử dụng cách kết hợp động từ “muốn” và “đi” để nhấn mạnh, bổ sung ýnghĩa cho nhau, tác giả không chỉ đi ở vườn trần thế mà còn muốn đi tung hoànhkhắp nơi để khám phá, thê hiện niềm khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời.Nếu như thiên nhiên, cây cỏ sử dụng rễ của mình để hút chất dinh dưỡng đi nuôi

cơ thể thì Xuân Diệu, đang cố gắng chuyển mình, bám chặt lấy trần gian, hiệntại, để hưởng thụ những tinh hoa, mật ngọt của trần đời:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Diệu Qua động từ “tắt” ,“buộc”, cuộc sống hiện lên một cách cụ thể, hữu

hình, tưởng như có thể nắm bắt trong tay, có thể điều khiển được Động từ sử

Ngày đăng: 13/04/2016, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bs. Nguyễn Bao (2001), Toàn tập Xuân Diệu - T1, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập Xuân Diệu - T1
Tác giả: Bs. Nguyễn Bao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
2. Nguyễn Duy Bình (1970), Tâm hồn thơ Xuân Diệu, Tạp chí Văn nghệ số 373 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm hồn thơ Xuân Diệu
Tác giả: Nguyễn Duy Bình
Năm: 1970
3. Nguyễn Phan Cảnh (1987 ), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung họcchuyên nghiệp Hà Nội
4. Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên) ( 1997), Nhìn lại một cuộc Cách mạng trong thi ca: 60 năm phong trào Thơ mới, Nxb Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc Cáchmạng trong thi ca: 60 năm phong trào Thơ mới
Nhà XB: Nxb Giáo dục HN
5. Xuân Diệu: Sự uyên bác với việc làm thơ, Tạp chí Văn học, số 1 - 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự uyên bác với việc làm thơ
6. Lê Tiến Dũng (2004), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệugiai đoạn 1932-1945
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Năm: 2004
7. Lê Tiến Dũng: Thơ Xuân Diệu qua giai đoạn 1932 – 1945, cái nhìn nghệ thuật mới về thế giới và con người, Tạp chí Văn học số 9 - Tr78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Xuân Diệu qua giai đoạn 1932 – 1945, cái nhìn nghệthuật mới về thế giới và con người
8. Lê Tiến Dũng (1993), Xuân Diệu, một đời người, một đời thơ - Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu, một đời người, một đời thơ
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1993
9. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945, Nxb Khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
Năm: 1982
10. Nguyễn Đăng Điệp: Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước 1945, Tạp chí Văn học số 2 – 2001, Tr 77 – 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước 1945
11. Hà Minh Đức: Xuân Diệu nói về Thơ Thơ và Gửi hương cho gió, Tạp chí văn học số 12 – 1995, Tr 10-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu nói về Thơ Thơ và Gửi hương cho gió
12. Hà Minh Đức: Xuân Diệu và những chặng đường thơ Cách mạng, Tạp chí Văn học, số 2 - 1975, Tr 94 – 105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu và những chặng đường thơ Cách mạng
13. Bích Hà (tuyển chọn) ( 2006), Xuân Diệu – một cái tôi khao khát, nồng nàn, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu – một cái tôi khao khát, nồngnàn
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
14. Đỗ Thị Hằng: Ẩn dụ bổ sung như là một nhân tố phong cách nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, Tạp chí Khoa học, số 5 - 2002, Tr75 – 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ bổ sung như là một nhân tố phong cách nghệ thuậttrong thơ Xuân Diệu
15. Nguyễn Thị Ngân Hoa: Thay đổi so sánh và giá trị biểu hiện của cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu, Tạp chí Ngôn ngữ số 3 - 2004, Tr 38- 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thay đổi so sánh và giá trị biểu hiện của cấutrúc so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu
16. Mai Văn Hoan: Nhớ nhà thơ Xuân Diệu, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Số 2 - 2007. Tr2- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhớ nhà thơ Xuân Diệu
17. Lê Quang Hưng (1996), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Luận án PTS, Đại học Sư phạm HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trướcCách mạng tháng Tám năm 1945
Tác giả: Lê Quang Hưng
Năm: 1996
18. Lê Quang Hưng: Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu trước 1945, Tạp chí Văn học số 7 - 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của XuânDiệu trước 1945
19. Đoàn Thị Đặng Hương: Xuân Diệu – hoàng tử của thơ ca Việt Nam hiện đại”, Tác phẩm mới, số 3 – 1992. Tr. 32-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Diệu – hoàng tử của thơ ca Việt Nam hiệnđại”
20. Khrapchenkho M.B( Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch) (1989), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: Khrapchenkho M.B( Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch)
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội Hà Nội
Năm: 1989

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w