CHƯƠNG IV: THƠ NHƯ LÀ MỘT PHƯƠNG DIỆN BỘC LỘ CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN

Một phần của tài liệu THƠ NHƯ LÀ MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TRUYỆN KỂ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU (TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ) (Trang 59 - 83)

CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN

Thơ là thể loại trữ tình cho nên thường mang đậm dấu ấn sáng tạo của người làm thơ. Thơ trong truyện truyền kỳ tuy được sản sinh trong lễ giáo phong kiến hà khắc nhưng dưới bàn tay của những nhà văn tài hoa, nó vẫn thể hiện được cá tính sáng tạo – đặc trưng nổi bật trong tư tưởng tình cảm và nghệ thuật của mỗi nhà văn.

Như đã nói ở chương trước, thơ trong truyện truyền kỳ Việt Nam như một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật. Đó là một điểm mới so với văn xuôi trung đại thời kỳ trước. Chính vì thế quan niệm con người trong văn xuôi đến thể loại truyền kỳ đặc biệt là đến giai đoạn thế kỷ XV – XVI có sự thay đổi rõ rệt. Cách xây dựng nhân vật cũng hoàn toàn thay đổi. Thay vì các nhà văn quan niệm con người là con người chức năng, con người hành động thì bây giờ con người còn là con người tâm lí. Con người không phải là công cụ để phục vụ cho các mục đích tuyên truyền giáo huấn đạo đức phong kiến mà đã trở thành những nhân vật văn học thực sự, là trung tâm của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Như vậy thơ sẽ đóng vai trò thể hiện tính cách nhân vật qua đó bộc lộ chủ đề tác phẩm, thông qua đó thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn.

IV.1. Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của tác giả Thánh Tông di thảo – một nhà Nho tiến bộ, một vị vua anh minh.

Trong công trình nghiên cứu đầu tiên về “Thánh Tông di thảo” cuốn “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” quyển II, xuất bản năm 1958 Nguyễn Đổng Chi rất đề cao tính chất trữ tình của tác phẩm. Ông cho rằng cùng với “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ thì “Thánh Tông di thảo” đã “mở đầu

cho lối văn tiểu thuyết trong văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Hán nói riêng” [1;165].

Năm 1992, PGS.TS Vũ Thanh cùng với bài viết “Những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Văn học số 6 đánh giá cao tác phẩm Thánh Tông di thảo ở chỗ nó đã hướng về “hiện thực ít nhiều mang tính thời sự của cuộc sống” [11;27], “hướng về những người bình thường dưới đáy xã hội [11; 27] và đặc biệt khai sinh ra một “kiểu nhà văn mới – kiểu nhà văn người sáng tạo” [11; 28].

Năm 2002, trong “Tạp chí văn học số 3”, Nguyễn Nam với bài viết “Đọc lời bạt bản dịch Nga văn Truyền kỳ mạn lục của M.Tkachov” đã diễn giải ý kiến của M.Tkachov và khẳng định: “M.Tkachov viết về Lê Thánh Tông không chỉ với tư cách là một minh quân biết an dân, trị quốc, danh chấn tứ hải mà còn với tư cách là một đại gia xuất chúng cảu bút pháp truyền kỳ” [6]

Tất cả ý kiến đánh giá trên đều nhằm tới việc đề cao sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi trong “Thánh Tông di thảo” đồng thời nó cho thấy cá tính sáng tạo của Lê Thánh Tông.

Để tìm hiểu sự sáng tạo, cá tính riêng của tác giả Thánh Tông di thảo chúng tôi nhận thấy tác phẩm xoay xung quanh ba chủ đề lớn. Chủ đề thứ nhất là ca ngợi tình yêu đôi lứa và số phận người phu nữ. Chủ đề thứ hai là ca ngợi đất nước thịnh trị, vị vua anh minh. Chủ đề thứ ba là những bài học giáo huấn. Trong ba chủ đề trên thì những truyện có sự kết hợp với thơ ca thì chủ yếu có nội dung ca ngợi tình yêu đôi lứa, số phận người phụ nữ và ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị vị vua anh minh. Số truyện này chiếm 11/19 truyện. Còn lại là những chuyện về những bài học giáo huấn đạo đức phong kiến. Bản thân hai chủ đề trên đã cho thấy những thuận lợi để tác giả khoe tài làm thơ, thể hiện cá tính sáng tạo của mình. Hơn nữa những chủ đề dễ dàng nhận thấy nó cũng cho thấy hướng xây dựng nhân vật, xây dựng tính cách nhân vật

qua đó để thể hiện những quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh rất riêng của ông vua anh minh Lê Thánh Tông.

Chủ đề tình yêu đôi lứa là một chủ đề không còn mới mẻ gì trong truyện truyền kỳ Trung Quốc. Nhưng đối với truyện truyền kỳ Việt Nam thì đến Thánh Tông di thảo đề tài tình yêu, luyến ái nam nữ và tình cảm gia đình mới được nâng lên thành chủ đề lớn là tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Nói về chủ đề này, quan điểm của tác giả Thánh Tông di thảo là ca ngợi tình yêu đôi lứa thủy chung son sắt, tự do chân thành. Thông qua đó để ngợi ca người phụ nữ có phẩm chất chung thủy, hy sinh hết lòng cho tình yêu.

Đó là chuyện Truyện lạ nhà thuyền chài. Dựa trên một mô tuýp quen thuộc đó là: gặp gỡ kỳ lạ, người trần xuống thủy phủ, lấy vợ kỳ dị của văn học dân gian tác giả đã dựng nên một câu chuyện tình yêu huyền diệu và hấp dẫn. Không đợi cha mẹ ướm hỏi cho một đám nào đó, không chịu cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Thúc Ngư tự đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tình yêu đến với chàng tình cờ trong một lần gặp gỡ trên bãi biển với nữ học sĩ ở chốn Long Cung. Sau chuyện kết duyên đầy ly kỳ, người con gái Long Cung về làm dâu nhà thuyền chài, cuộc sống đang tốt đẹp êm đềm thì một tai họa ập đến bất ngờ khiến nàng phải hiện nguyên hình thành một con cá lớn để cứu tính mạng nhà chồng và chồng. Thiên cơ bị tiết lộ, cô gái chốn Long Cung đã buộc phải chọn con đường duy nhất là chia tay người chồng yêu dấu của mình để quay về chốn cũ chịu tội. Quả thực đó là một hành động hi sinh đầy cao đẹp của người phụ nữ ấy cho tình yêu. Chính vì thế bài thơ chia ly của nàng thấm đẫm nước mắt nhưng cũng chan chứa tình cảm yêu thương, mong nhớ:

Thúc Ngư lang! Trời một phương!

Ghi nhớ trong tâm trường:

Trước song chẳng quản trăng soi bóng, Nhắn nhủ hoa mai tự chủ trương.

Tác giả cho nhân vật làm thơ để bày tỏ tâm tình với Thúc Sinh nhưng đồng thời cũng là đoạn độc thoại của nhân vật, tự than thở với lòng mình những đau đớn phũ phàng. Bài thơ cho thấy những lưu luyến, khổ đau mà Ngọa Vân phải rời xa Thúc Ngư và gia đình Thúc Ngư. Đồng thời thông qua đó, Lê Thánh Tông gián tiếp ca ngợi người phụ nữ giàu đức hy sinh, nặng ân tình. Sự ưu ái với nhân vật nữ này cũng được tác giả bộc lộ rõ ở phần cuối với lời bản của Sơn Nam Thúc “Là một nàng tiên ở đảo ấp, lại đi làm dâu nhà một thuyền chài ở biển đông rất là không hợp. Thế mà ngoi lặn hụp bơi, đuổi cá ngon vào trong chài lưới, chỉ bốn năm đã trở nên giàu. Đến khi gặp cơn nguy biến , đem thân cản sóng cho nhà chồng, bi ca oán hận, hiếu nghĩa vẹn cả đôi đường. Đọc bài ca để lại, tưởng như trông thấy người vậy. Thế gian làm gì có nàng dâu như thế? Kìa những kẻ giàu sang cậy khinh rẻ bố mẹ chồng, chỉ hóa người mà không bằng cá ru”. Lê Thánh Tông đã không ngớt lời ngợi ca người con gái ân nghĩa ân tình ấy. Từng lời thơ là tâm trạng rất thực, rất chân thành mà tác giả cho nhân vật tự bộc lộ nỗi lòng.

Lê Thánh Tông không ca ngợi những tấm gương trung thần nghĩa sĩ, những liệt nữ mà hướng tới những người phụ nữ đời thường nhưng nặng nghĩa nặng tình, thủy chung trọn vẹn. Đó là người con gái trong Truyện yêu

nữ Châu Mai hóa thành người kĩ nữ đi tìm chồng với hai bài thơ đầu truyện

và cuối truyện:

Muốn mặc văn bào chơi đế đô, Lương nhân có biết cho?

Mai thưa thớt liễu gầy gò,

Lục giáp, lục giáp gặp chồng xưa.

Và:

Lang quan hỡi lang quân! Cách biệt ba mưoi xuân.

Lời thơ ẩn chứa biết bao nỗi nhớ nhung da diết của một người vợ luôn mong ngóng đi tìm chồng. Ngư Nương lặn lội đi khắp nơi không quản mưa nắng, không quản nhọc nhằn.Cho dù xuất phát điểm ngừoi phụ nữ này không phải là người mà là yêu nữ nhưng lại có trái tim yêu thương của một con người. Đôi lứa bất hạnh có lẽ bị chia lìa từ ngàn năm trước, vậy mà yêu nữ vẫn ôm mối sầu chia ly đau đớn rong ruổi khắp nơi để tìm lại “lang quân” của mình. Trên hành trình gian nan ấy mà người phụ nữ vẫn quyết tâm giữ gìn cho mình sự trong trắng và tấm lòng chung thủy. Khi chấp nhận đem tấm thân vào nơi ô trọc nhất, nhiều va chạm nhất của xã hội làm một con hát, chờ đợi để tìm được chồng thì cũng chính là khi nàng bảo toàn trọn vẹn nhất tình yêu, phẩm giá trong sạch cũng như tính cách mạnh mẽ của mình trước mọi thử thách.Cuối cùng, ông trời cũng không đành lòng nên đã để lại cho hai người gặp lại nhau và chung sống với nhau muôn đời đúng như ý nguyện của người con gái chung thủy ấy.

Duyên lạ nước hoa ca ngợi nàng Mộng Trang – người phụ nữ tiêu biểu

cho mẫu người phụ nữ chu đáo và có bản lĩnh đồng thời cũng ca ngợi tình yêu tự do không biên giới, không ngăn cách của một mối tình người – bướm. Biến cố của quốc gia buộc lứa đôi phải ly biệt, do đoán trước được sự tái hợp nên nàng không hề ủy mị, chỉ tỏ ra quyến luyến nhưng ẩn đằng sau cái vẻ ngoài cứng rắn ấy là cả tấm lòng lo lắng, yêu thương dành cho chồng.Nàng sắp xếp lo liệu mọi thứ, tính toán tất cả cho cuộc sống thực của chồng: đưa vật báu, cho người theo hầu chăm sóc, gửi cả đứa con trai duy nhất cho chồng đỡ cô đơn. Nàng cũng gửi cho chồng cả lời hò hẹn rồi lặng lẽ ở lại thu vén quốc gia:

Một thanh gươm đương mùa thu vượt qua khe suối Định đem nhị tiểu tiếp vào song thiên.

Đến chỗ đối ngạn với núi Hoa thì nên rẽ vào phía đông, Tới ngòi Hồ thì quay về hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày “nhất thập nhất” sẽ tiêu trừ được túc hối; Đêm “lục thiên” ấy sẽ nói chuyện về duyên trước.

Khuyên chàng đừng quá lòng mê hoa, Xoay xỏa gặp chàng mười lăm năm sau.

Có thể thấy, hình ảnh người phụ nữ trong thiên truyện mang một nét riêng, ngoài sự thủy chung còn có phần mạnh mẽ, chủ động trước mọi tình huống, mọi biến động của cuộc đời.

Thêm vào đó là hình ảnh của vị Quốc Mẫu vừa có tấm lòng đẹp của người mẹ lại vừa mang phẩm chất của người đàn bà quyền lực. Mỗi lời ăn tiếng nói của bà đều toát lên phong thái ung dung, tự tại của một mẫu quốc cai quản cả một vương quốc lớn. Đó là lừoi lẽ trong sắc chỉ của bà khi đất nước nguy nan. Mỗi lời lẽ đều chắc nịch dứt khoát toát lên trí tuệ thông minh, sắc sảo của một người phụ nữ lãnh đạo thiên tài:

Bộ Hộ việc hộ, Bộ Binh việc binh Nó trước cờ sau, Của thì trung doanh, Lễ cần nghiêm túc, Nhạc lặng âm thanh Cục nào việc nấy, Giờ Hợi khởi hành.

Một người phụ nữ vừa giàu lòng nhân hậu lại vừa mạnh mẽ quyết đoán làm chính trị - đây là mẫu người phụ nữ hiếm gặp trong văn học trung đại . Đặt trong thời kỳ mà người phụ nữ vẫn được coi là vật trang trí là nô lệ của đàn ông thì có thể thấy tư tưởng này của Lê Thánh Tông thật tiến bộ. Hình tượng này trở thành một ấn tượng nổi bật trong sáng tác của Lê Thánh Tông.

Hay như Truyện hai gái thần kể về câu chuyện đầy bí ẩn của những người phụ nữ từu thế giới khác đến trần gian để tìm người thân. Hai người phụ nữ, một già một trẻ, một đi tìm chồng một tìm lại con, chính là hình tượng đẹp về chữ Tình của con người. Tác giả một lần nữa ca ngợi tình yêu chung thủy, bất biến thông qua hình tượng vợ sơn thần ở Đông Ngu. Người

chồng vì muốn báo thù cho mẹ đã để giang sơn cho một mình nàng cai quản. Muốn đi với chồng không được, nàng đành ở lại thủy cung chờ đời. Hai mươi bốn năm ròng không thấy chồng quay lại, ngờ rằng chồng đã thay lòng đổi dạ cho nên nàng đã lên trần gian để tìm chồng với hi vọng bằng tình yêu của mình người chồng sẽ quay trở lại. Bằng những lời thơ chan chứa, mọi tâm tình của người phụ nữ chung thủy nặng ân tình ấy được đền đáp xứng đáng cho dù người chồng hầu như không xuất hiện trong tác phẩm mà chỉ được nhắc tới qua lời kể của nhà Nho và người vợ vẫn là một người đàn ông chung thủy. Từng lời thơ như thấm đẫm nỗi lòng của người phụ nữ luôn hết mình cho tình yêu:

Đông Ngu!Đông Ngu Đã trải ba thu,

Lên thiên cù, cùng hoạn ngu Kìa kìa đỉnh núi tượng nàng Tô Vợ đi, chồng lại về,

Tìm nhau như Sâm Thương Biết lòng ông thần núi Vì thiếp phải vội vàng.

Tình yêu trong Thánh Tông di thảo là thứ tình yêu say đắm và mãnh liệt, thủy chung son sắt là vì nặng nghĩa ân tình chứ không phải vì ái ân dục vọng. Vì thế các bài thơ của truyện không hề tập trung mô tả những giây phút tận hưởng hạnh phúc trần thế của đôi lứa. Khác hẳn với Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm sau này có những vần thơ đặc tả hạnh phúc ái ân, những vần thơ mà tác giả cố ý tạo tình huống để cho nhân vật tự sáng tác sau cuộc giao hòa mĩ mãn của mình. Nguyễn Huệ Chi từng nhận xét rằng: “sự lẩn tránh yếu tố sắc dục trong truyện truyền kỳ Việt Nam trong khi yếu tố ấy lại kết sức đậm nét trong truyện truyền kỳ Trung Quốc cho thấu trong tâm lý sáng tạo nghệ thuật,

nhà Nho Việt Nam bị lễ nghĩa câu thúc chặt hơn nhà Nho Trung Quốc rất nhiều” (1;10). Nhận xét này khá chính xác với Lê Thánh Tông khi ông không hoàn toàn bị câu thúc bởi lễ nghi phong kiến khi ca ngợi tình yêu tự do của đôi lứa nhưng đồng thời viết về tình yêu lại thiên về tư duy cởi mở dân gian. Điều này có thể thấy rất rõ những câu chuyện tìnhh yêu của tác phẩm không hề thiếu tự do phóng túng nhưng cũng không hoàn toàn bị cuốn hút thái quá vào kiểu tình yêu nhục cảm. Những thiên truyện tình yêu ấy luôn giàu màu sắc, thấm đẫm cảm xúc nhưng cũng rất chừng mực, điều đó làm nên sắc thái và sự lôi cuốn riêng cho toàn bộ tác phẩm. Có lẽ sự chừng mực này xuất phát từ địa vị của một ông vua, một nhà Nho thấm nhuần đạo Thánh hiền với nhiều quan niệm phong kiến đè nặng lên tình yêu đôi lứa, lên sự nhân văn của con người. Tuy nhiên nhìn một cách công bằng thì Lê Thánh Tông cũng là một nhà Nho tiến bộ khi cởi bỏ rào cản cho sự tự do cho tình yêu và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, tôn vinh người phụ nữ.

Chủ đề thứ hai ta bắt gặp trong Thánh Tông di thảo là ca ngợi những vị vua anh minh hết lòng vì dân vì nước. Chủ đề này có lẽ xuất phát từ địa vị của một người lãnh đạo đất nước mà Lê Thánh Tông đã ngợi ca gián tiếp những ông vua “sáng” qua những tác phẩm của mình. Đọc các tác phẩm trong Thánh

Tông di thảo, người đọc không chỉ thấy một vị vua sáng suốt, có trách nhiệm

với xã tắc non sông mà còn bắt gặp những suy tư trăn trở về cái địa vị cao quý mà ông đang nắm giữ. Những trăn trở nàu được thể hiện trong thiên truyện

Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc. Đây cũng là căn cứ để một số nhà nghiên cứu cho

rằng tác phẩm không phải do Lê Thánh Tông sáng tác. Bởi lẽ một người yêu

Một phần của tài liệu THƠ NHƯ LÀ MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TRUYỆN KỂ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU (TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ) (Trang 59 - 83)