NỘI TÂM NHÂN VẬT
Thể hiện nội tâm nhân vật là một ưu thế của thể loại trữ tình chứ không phải văn xuôi. Trong thơ ca, những biện pháp tu từ với những hình ảnh biểu cảm sẽ đóng vai trò chủ đạo để bộc lộ những xúc cảm thầm kín sâu xa của con người một cách tinh tế và sâu sắc nhất. Thơ là thế giới tâm hồn, thế giới nội tâm của con người. Vì vậy khi nào cần bộc lộ cảm xúc thì người xưa chọn thơ ca như một hình thức thể hiện đắc địa. Còn văn xuôi, một loại thể tưởng chừng như khó có thể giúp con người bộc lộ xúc cảm nhất thì đến văn xuôi tự sự trung đại thế kỷ XVI này lại có sự cách tân vượt bậc đó chính là sự xuất hiện của những bài thơ trong các truyện truyền kỳ. Sự “lấn sân” đó của thơ phần nào giúp văn xuôi trung đại Việt Nam thể hiện chức năng nghệ thuật nhiều hơn. Trước đó, văn xuôi Trung đại Việt Nam chủ yếu thực hiện những chức năng hành chính như các thể chiếu, biểu, cáo, hịch..v.v.v. “Thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”,văn xuôi Việt Nam đến thế kỷ XVI thực sự có bước đột phá khi tiến đến gần hơn với nghệ thuật bằng sự giao hòa giữa thơ ca và văn xuôi. Chính điều này đã giúp cho nhân vật trong các tác phẩm truyền kỳ thời kỳ này thể hiện nội tâm của mình một cách kín đáo nhưng cũng không kém phần sâu sắc.
III.1. Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật trong Thánh Tông di thảo.
Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về Thánh Tông di thảo nói riêng và truyền kỳ nói chung phải kể đến đó là Sơ thảo lịch sử văn học
Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi . Ông cho rằng, cùng với
Truyền kỳ mạn lục thì Thánh Tông di thảo đã “mở đầu cho lối văn tiểu thuyết
nhận định này của nhà nghiên cứu đã thừa nhận thể loại truyền kỳ Việt Nam và đặc biệt Thánh Tông di thảo đã thoát khỏi lối văn chương chức năng tiến dần tới văn chương nghệ thuật. Một trong những yếu tố làm tiền đề cho sự tân tiến ấy chính là nhờ sự xuất hiện của thơ ca trong những áng văn xuôi đóng vai trò như một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật.
Tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng trong công trình “Nghiên cứu giá trị nội
dung và nghệ thuật của Thánh Tông di thảo” có đánh giá rằng: “Đây là tác
phẩm đầu tiên rũ bỏ lối ghi chép đơn thuần để tiến tới sự sáng tạo, hư cấu trong nghệ thuật sáng tác văn chương, mở đường cho một lối sáng tác văn học mang tính nghệ thuật cao ở những giai đoạn kế tiếp”. Ngoài yếu tố kì đóng vai trò đáng kể góp phần làm nên sự tiến bộ ấy thì còn phải kể đến vai trò sáng tạo thơ ca trong tác phẩm như là một phương tiện nghệ thuật bộc lộ nội tâm nhân vật. Đây cũng là một phương diện cho thấy tác giả đã bắt đầu chú trọng xây dựng nhân vật.
Trong truyện Hoa quốc kỳ duyên (Duyên lạ ở Hoa quốc), khi chia tay Chu Sinh – người chồng của mình, công chúa Mộng Trang – nàng công chúa bướm vô cùng lưu luyến đã tặng chàng một lá ngọc trong có đề một bài thơ tám câu với những lời hẹn ước ẩn chứa tâm tình:
“Lương nhân vật tác mê hoa ý
Điên đảo phùng quân thập ngũ niên.”
Dịch:
Khuyên chàng đừng quá lòng mê hoa Xoay xỏa gặp chàng mười lăm năm sau,”
Vì giặc Ô Thước mà mối tình người – bướm giữa Chu Sinh và Mộng Trang phải chia ly đôi ngả. Thắm thiết đượm nồng, nàng không quên lời thề son sắt thủy chung với chàng. Ẩn sâu trong lời thơ ấy là nỗi nhớ nhung da diết, nỗi lo lắng không yên về nghĩa tình chung thủy vẹn ước câu thề. Đó là tâm trạng rất đời thường của những người phụ nữ.
Đáp lại tấm lòng và tình yêu mặn nồng ấy của Mộng Trang. Chu Sinh không lúc nào là không nguôi nhớ đến nàng. Ngay khi nghe tin phải chia lìa đôi ngả chàng đã chạy thẳng về phòng ôm Mộng Trang mà khóc: “Nghĩa vợ chồng sống chết gắn bó sao nỡ vội biệt ly? Còn sống thì cùng đi với nhau, chớ nỡ nào cam chịu trong cảnh cha con vợ chồng mỗi người một ngả.” Đau đớn chia lìa tới nỗi chàng khóc ngất ngã lăn xuống đất. Chứng tỏ Chu Sinh là một người rất nặng tình nặng nghĩa. Thế cho nên, chia xa vợ con mình một phần không còn được ấm no như trước nhưng phần lớn là không được sum vầy với vợ con cho nên chàng vô cùng hụt hẫng, bâng khuâng, thẫn thờ. Tâm trạng ấy chàng gửi lại cả vào bài thơ bốn câu:
“Hoa quốc duyên ưa đã mấy thu, Mà nay tâm sự nguội như tro! Xe rồng, kiệu phượng về đâu tá? Giấc mộng canh tàn đến nữa ru?”
Cho dù cuộc sống vợ chồng với Chu Sinh chỉ là cuộc sống trong mộng nhưng nó đã đến những cảm xúc rất thực: yêu thương, nhung nhớ, thẫn thờ. Mọi chuyện cho dù diễn ra trong giấc mộng nhưng đối với Chu Sinh thì đó là cuộc đời thực, là tâm tình thực chứa chan bao nhiêu tình nghĩa. Vì thế khi phải chia xa vợ con mình, chàng đau đớn như cắt từng khúc ruột, hụt hẫng thơ thẩn như người mất hồn vừa bước ra khỏi giấc mộng. Những xúc cảm đó kể sao cho xiết!
Truyện Ngư gia chí dị (Truyện lạ nhà thuyền chài) cũng vậy, nhân vật không chỉ được khắc họa về mặt ngoại hình tính cách mà còn được miêu tả với những xúc cảm tinh tế trong thế giới tâm hồn. Đó là Ngọa Vân – vợ của Thúc Ngư – đứa con trai duy nhất của vợ chồng ông lão thuyền chài hiếm muộn. Ngọa Vân là con thứ tám mươi chín của Long Vương vốn có lời hẹn ước với Thúc Ngư. Vợ chồng đoàn tụ chưa lâu thì xảy ra cơn tai biến. Để cứu thoát cả gia đình nhà chồng, Ngọa Vân phải hiện nguyên hình thành một con cá to “dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào” để cứu cả gia đình chồng. Cứu được tính mạng của bố
mẹ chồng và chồng đồng nghĩa với việc nàng phải chia xa vì chót tiết lộ thiên cơ để lộ bản hình. Đau đớn hy sinh cứu nhà chồng để rồi phải nói lời từ biệt mãi mãi, Ngọa Vân có làm một bài thơ trước lúc chia xa để bày tỏ tâm tình của mình:
Từ ngày thay áo lạy cô chương, Cách tháng về nhà chàng,
Trăm năm ân ái ngày còn trường, Bỗng đâu cơn bão táp,
Biển cả sóng điên cuồng, Rào rạt mênh mang. Thời ấy, thế ấy,
Không lấy thân đương Thì cô nương, thì hiền lang,
Chôn trong bụng cá rất bi thương. Thiên cơ tiết lộ,
Lại e cha mẹ mắc tai ương,
Làm sao giữ được cảnh đồng sàng? Thúc Ngư lang!
Trời một phương!
Ghi nhớ trong tâm trường:
Trước song chẳng quản trăng soi bóng, Nhắn nhủ hoa mai tự chủ trương.
Ông xanh, ông xanh sao phũ phàng!
Cả bài thơ là nỗi niềm đau xót của một người con dâu hiền thảo, một người vợ nghĩa tình. Để cứu tính mạng nhà chồng nàng đã xả thân hy sinh để cho vẹn đạo dâu hiền vợ thảo. Nỗi đau đớn khi phải chia xa chứa chan trong từng câu chữ như những tiếng gọi thất thanh từ trong con tim sâu thẳm của người phụ nữ đầy ân tình “Thúc Ngư Lang! Trời một phương!”. Số phận đã chia cắt tình nghĩa vợ chồng của Ngọa Vân. Chính “ông xanh” xe tơ cho nàng tiên cá
với chàng trai Thúc Ngư nhưng cũng chính “ông xanh” đã chia cắt họ. Nỗi oán hận số phận khiến cho tâm can Ngọa Vân như giằng xé, như tan nát cả cõi lòng. Những lời thơ cuối cùng cũng chính là những giọt nước mắt mặn đắng mà người vợ hiền dâu thảo này thổ lộ trước khi chia xa những người thương yêu của mình. Bài thơ diễn tả biểu cảm nhất những tâm tình chan chứa ấy mà cõ lẽ nếu nói bằng những lời lẽ thông thường thì dường như hơi khiên cưỡng và cũng thật khó khăn, khô khan.
Truyện Tinh chuột (Thử tinh chuột) kể về câu chuyện hai vợ chồng nhà nọ cưới nhau chưa được bao lâu đã phải chia cắt vì người chồng phải đi học xa nhà. Người vợ ở nhà một lòng chung thủy với chồng, hết lòng phụng thờ cha mẹ chồng không lấy gì chê trách. Xa cách chừng nửa năm thì đêm nào cũng có người trèo tường lẻn vào ân ái với vợ. Người vợ e ngại thói nhi nữ thường tình của chồng, lo chồng mải mê quyến luyến mà quên mất học hành cha mẹ chê trách nên có ý khuyên bảo. Bằng lời lẽ ngon ngọt tên yêu tinh dỗ dành người vợ không để cha mẹ chồng được biết. Lời lẽ, hình dáng, tính cách xem chừng giống chồng mình không có sai nên người vợ chẳng mảy may nghi ngờ. Cứ thế hơn nửa năm, cứ cách ngày một lần nó lẻn vào khuê phòng ân ái với người vợ mà không ai hay biết. Tuy nhiên càng ngày người vợ càng héo hon gầy mòn, nhan sắc một càng giảm sút. Bố mẹ chồng cứ ngỡ con dâu vì nhớ thương chồng mà sinh bệnh bèn gọi con trai trở về thăm nhà. Về nhà, sau thời gian đằng đằng xa cách, người chồng thương nhớ vợ khôn xiết có làm bài thơ bày tỏ nỗi lòng mình với vợ:
Nhớ ai như cắt như mài,
Dẫu mài không đứt, dẫu chùi không phai. Cắt mài lòng những nhớ ai,
Cao, cao hơn núi, dài, dài hơn mây. Hỏi nàng nàng phỏng có hay,
Lòng vương chốn cũ, hồn bay quê người. Để ta dạ những bồi hồi,
Nằm thời biếng ngủ, ăn thời chẳng ngon. Đêm đông ngày dạ bồn chồn,
Người xa một khắc tình dồn ba thu. Biệt ly trời khéo vẽ trò,
Vắng tanh như nhạn, mịt mù tin ngư. Trải qua mới một năm dư,
Phòng không đêm vắng dạ như thế này. Tình si một mối xưa nay.
Nỗi nhớ nhung da diết của một kẻ si tình thật thắm thiết. Nỗi nhớ nhung ấy được đo bằng độ cao của núi, độ dài của mây, bền bỉ dai dẳng “Dẫu mài không đứt mà chùi không phai”. Nỗi nhớ khiến cho không còn khoảng cách địa lý xa xôi ngàn dặm “Lòng vương chốn cũ, hồn bay quê người”. Con tim của người chồng lúc nào cũng mong bóng hình người vợ thủy chung cho nên nó chiếm mọi thời gian, mọi không gian không kể ngày kể đêm. Nó khiến cho thời gian dường như cũng trở nên biến đổi không còn là dòng thời gian tự nhiên mà nó được đong đếm bằng tình yêu và nỗi nhung nhớ “Người xa một khắc, tình dồn ba thu”. Nỗi nhớ người vợ trẻ khiến cho chàng trai lúc nào cũng không yên, bồn chồn tha thiết ngày cũng như đêm, hạ cũng như đông “Đêm đông ngày hạ bồn chồn”, cồn cào đau đáu khiến “nằm thời biếng ngủ, ăn thời chẳng ngon”. Nhớ nhung vì bởi xa cách nhưng cũng một phần bởi lẽ “Vắng tanh như nhạn, mịt mù tin ngư”. Chính vì vắng tin, bặt vô âm tín nên lòng người mới như thiêu như đốt như cháy bỏng trong lòng mối tình quê nhà với người vợ trẻ. Ẩn sâu trong từng lời thơ là khát khao mong muốn được quay về, được gặp lại người vợ hiền để thỏa lòng mong nhớ, thỏa ước ái ân. Nếu như không có bài thơ này, nỗi nhớ nhung tha thiết của chàng trai với những cung bậc cảm xúc sâu kín khó lòng được bộc lộ hoặc nếu có thổ lộ bằng những lời lẽ thông thường thì nó có lẽ cũng thật thô lỗ.
III.2. Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục.
PGS.TS.Nguyễn Đăng Na với bài viết “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh” trên Tạp chí Hán Nôm số 6 năm 2005 có viết: “Nếu Lê Thánh Tông hướng văn học vào việc phản ánh con người, lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh thì Nguyễn Dữ đi xa hơn một bước: phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận mang tính chất bi kịch của người phụ nữ. Nhờ đó mà Nguyễn Dữ mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam thời trung đại. Thông qua số phận các nhân vật, Nguyễn Dữ đi tìm giải pháp xã hội: Con người phải sống ra sao để vươn tới hạnh phúc, để nắm bắt được hạnh phúc? Hạnh phúc tồn tại ở đâu trên trần gian này hay miền biên giới, cõi thiên tào hay nơi thủy cung?” Điều này đồng nghĩa với việc nhà văn bắt đầu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá kiếm tìm chiều sâu cảm xúc bên trong nhân vật trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Quả thực! đọc Truyền kỳ mạn lục chúng ta bắt gặp những cung bậc cảm xúc rất đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau của các nhân vật qua những bài thơ.
Truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện) có kể câu chuyện tình giữa Phùng Trọng Quỳ tức Phùng Sinh với Nhị Khanh. Hai người vốn có hẹn ước với nhau từ nhỏ do hai bên gia đình thân thiết qua lại “Lề thói hai nhà đại khái giống nhau song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân”. Nhị Khanh tuy còn nhỏ nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo léo biết cư xử với họ hàng rất hòa mực và cung thuận thờ chồng. Còn Trọng Quỳ lớn lên chơi bời lêu lổng, Nhị Khanh vẫn thường phải ngăn gián. Năm Phùng Sinh 20 tuổi cha là Phùng Lập Ngôn bị quan lại triều đình ghen ghét vì tính hay nói thẳng nên đã cấu kết với nhau tiến cử Phùng Lập Ngôn đi chấn giữ vùng Nghệ An. Vì thế Phùng Sinh cũng phải theo cha, quyến luyến người vợ trẻ nhưng cuối cùng cũng phải lên đường. Xa cách chừng sáu năm bặt vô âm tín, gia đình loạn lạc cha mẹ héo hon nối nhau tạ thế, Nhị Khanh sống trong cảnh bơ vơ trơ trọi đến ở cũng với bà cô Lưu Thị. Bấy giờ có quan tướng quân họ Bạch là cháu họ người của bà Lưu Thị muốn lấy Nhị Khanh làm vợ nhưng nàng nhất định không chịu “mặc áo xiêm của
chồng để đi làm đẹp với xiêm của người khác” cho nên bảo người bõ già đi tìm Phùng Sinh. Sau nhiều lần tìm kiếm cuối cùng Phùng Sinh đã trở về. Vợ chồng gặp mặt mừng vui khôn xiết, Sinh có ngâm bài thơ rằng:
Ức tích bình sinh nhật, Tăng hài khế hợp nhân. Cảm quân tình khái hậu Tiếu ngã mệnh chung truân. Biệt quệ phân huề tảo, Trường đình khuyến ẩm tần. Y y sầu lĩnh kiệu,
Nhiễu nhiễu cách phong trần. Cộng ước nhân thiên lý,
Tương vương nguyệt bán luân. Xâm tầm nhàn lục tải,
Linh tạ trướng song thân, Phạ thụy Hoành sơn tiểu, Hành ca Diễn thủy tân. Đằng lâu Vương Xán lệ, Xách cú Đỗ Lăng cân. Trúc thạch nan y tục, Cầm tôn bất liệu bần. Tha hương lao ký mục, Cố quốc trọng thương thần. Phóng lãng phi ngô sự, Yêm lưu bệnh thửu thân. Ninh tri Bồng đảo khách, Dao đạt Cẩm giang lân. Thái Thạch trùng di trạo,
Hoàng Cô lưỡng vấn tân. Kỷ niên Vu Giáp mộng, Nhất đán Vũ Lăng xuân. Hồ điệp giao tình cựu, Uyên ương biến thái tàn.
Khinh huyện Đường Quắc quốc, Lục ám oanh thanh sáp,
Hồng hy yến tử sân. Hiệp du kim Đỗ Mục, Kỳ Ngộ cổ Lưu Thần. Ngâm vịnh liêu tùy hứng,
Phong lưu khẳng nhượng nhân. Hội ưng truyền thắng sự,
Mệnh bút ký Chu Tần Dịch:
Nhớ từ năm hãy thơ ngây. Đôi ta sớm đã xe dây Tấn Tần. Tình em thắm đượm vô ngần,
Số anh riêng lắm gian truân cũng kỳ. Chia tay một sớm ra đi,
Trường đình chén rượu phân ly rước mời. Sầu treo đỉnh núi chơi vơi.
Mịt mù gió bụi cách vời xa xăm. Bắc Nam nghìn dặm âm thầm,
Trăng cài nửa mảnh đăm đăm bên giời, Sáu năm vùn vụt thoi đưa,
Thông già huyền héo ngậm ngùi nhớ thương Từng khi ngủ dưới Đèo Ngang,
Lệ tuôn Vương Xán lên lầu
Sầu ốm, Đỗ Phủ ngâm câu cảm hoài.