1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỨC NĂNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ TRONG THƠ (QUA KHẢO SÁT TẬP THƠ VỀ KINH BẮC CỦA HOÀNG CẦM)

165 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 277,07 KB

Nội dung

I. Lí do chọn đề tàiNgôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ được cấu tạo lại từ ngôn ngữ tự nhiên nhằm phục vụ mục đích sáng tạo của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thường được nói đến với chức năng thẩm mỹ xây dựng hình tượng văn học. Bởi chỉ có thông qua hình tượng người đọc mới có thể hiểu được lớp nội dung ý nghĩa. Nhưng có phải tất cả những yếu tố ngôn ngữ tồn tại trong tác phẩm văn học đều là ngôn ngữ nghệ thuật? Chúng đều được cấu tạo lại từ ngôn ngữ tự nhiên? Chúng tôi lựa chọn đề tài “Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong thơ” để tìm đáp án cho câu hỏi đó.Việc lựa chọn đề tài này xuất phát từ sự băn khoăn về chức năng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Những cơ sở lý thuyết khi bàn đến ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ trong tác phẩm văn học) chủ yếu nói đến chức năng thẩm mỹ chung cho tất cả các yếu tố ngôn ngữ, mà chưa chỉ ra chức năng cụ thể của từng yếu tố ngôn ngữ. Sẽ rất thiếu sót nếu như ngôn ngữ trong tác phẩm văn học chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh chức năng thẩm mỹ tín hiệu thẩm mỹ. Theo chúng tôi, bên cạnh những yếu tố ngôn ngữ giữ chức năng thẩm mỹ thì vẫn còn những yếu tố ngôn ngữ không giữ chức năng này.Thực tiễn nghiên cứu thơ Hoàng Cầm cho thấy việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm đặc biệt là nghiên cứu tập “Về Kinh Bắc” ở góc độ lý luận ngôn ngữ cũng có khá nhiều đề tài, tuy nhiên chưa có đề tài nào chỉ ra được chức năng của từng yếu tố ngôn ngữ, đặc điểm của các yếu tố ngôn ngữ đó và chỉ ra một cách có hệ thống. Đó là một khoảng trống nhỏ để chúng tôi có cơ hội được tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Trang 1

Trờng đại học s phạm hà nội

Khoa ngữ văn

-

-Nguyễn Quỳnh Trang

chức năng của các yếu tố ngôn từ trong thơ (qua khảo sát tập thơ

"về kinh bắc" của hoàng cầm)

CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HỌC

khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội - 2015

Trang 2

Trờng đại học s phạm hà nội

Khoa ngữ văn

-

-khóa luận tốt nghiệp

chức năng của các yếu tố ngôn từ trong thơ (qua khảo sát tập thơ

"về kinh bắc" của hoàng cầm)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Thị Thu Thủy,

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em từ những ngày đầu làm khóa luậnđến khi hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn - Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội, cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là các

cô giáo trong tổ bộ môn Ngôn ngữ học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, tạođiều kiện, động viên chúng em trong suốt 4 năm học tập tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Quỳnh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I Lí do chọn đề tài 1

II Lịch sử vấn đề 2

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

IV Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

V Phương pháp nghiên cứu 7

VI Cấu trúc của khóa luận 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 9

1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật 9

1.1.3 Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật 13

1.2 Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong tác phẩm văn học 15

1.2.1.Tín hiệu thẩm mỹ 15

1.2.2 Yếu tố chỉ dẫn 25

1.2.3 Yếu tố liên kết 26

1.3 Ngữ cảnh và ngữ cảnh tu từ 27

Tiểu kết chương 1 29

CHƯƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THƠ 30

2.1 Đặc điểm của tín hiệu thẩm mỹ 30

2.1.1 Đặc điểm về mặt từ loại của THTM 30

2.1.2 Đặc điểm về mặt cấu tạo của THTM 30

2.2 Cấu trúc tuyến tính của tín hiệu thẩm mỹ 32

2.2.1 Tín hiệu thẩm mỹ - “Kinh Bắc” 32

2.2.2 Tín hiệu thẩm mỹ “gió” 40

2.2.3 Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” 45

Trang 5

2.2.4 Tín hiệu thẩm mỹ trong bốn bài thơ “Cây Tam cúc”, “Lá Diêu bông”,

“Quả vườn ổi”, “Cỏ Bồng thi” 51

2.3 Chức năng của THTM 62

2.3.1 Chức năng thẩm mỹ của THTM trong thơ 63

2.3.2 Nhận xét về chức năng thẩm mỹ của tín hiệu thẩm mỹ trong thơ 69

2.4 Cách nhận diện tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm 70

Tiểu kết chương 2 71

CHƯƠNG 3: YẾU TỐ CHỈ DẪN VÀ YẾU TỐ LIÊN KẾT TRONG THƠ 73

3.1 Đặc điểm của yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết 73

3.1.1 Đặc điểm của yếu tố chỉ dẫn 73

3.1.2 Đặc điểm của yếu tố liên kết 84

3.2 Chức năng của yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết 85

3.2.1 Chức năng của yếu tố chỉ dẫn 85

3.2.2 Chức năng của yếu tố liên kết 85

3.3 Cách nhận diện yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết trong thơ Hoàng Cầm 86

Tiểu kết chương 3 88

KẾT LUẬN 89

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ được cấu tạo lại từ ngônngữ tự nhiên nhằm phục vụ mục đích sáng tạo của người nghệ sĩ Ngôn ngữtrong tác phẩm văn học thường được nói đến với chức năng thẩm mỹ - xây dựnghình tượng văn học Bởi chỉ có thông qua hình tượng người đọc mới có thể hiểuđược lớp nội dung ý nghĩa Nhưng có phải tất cả những yếu tố ngôn ngữ tồn tạitrong tác phẩm văn học đều là ngôn ngữ nghệ thuật? Chúng đều được cấu tạo lại

từ ngôn ngữ tự nhiên? Chúng tôi lựa chọn đề tài “Chức năng của các yếu tố

ngôn từ trong thơ” để tìm đáp án cho câu hỏi đó.

Việc lựa chọn đề tài này xuất phát từ sự băn khoăn về chức năng củangôn ngữ trong tác phẩm văn học Những cơ sở lý thuyết khi bàn đến ngônngữ nghệ thuật (ngôn ngữ trong tác phẩm văn học) chủ yếu nói đến chức năngthẩm mỹ chung cho tất cả các yếu tố ngôn ngữ, mà chưa chỉ ra chức năng cụthể của từng yếu tố ngôn ngữ Sẽ rất thiếu sót nếu như ngôn ngữ trong tácphẩm văn học chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh chức năng thẩm mỹ - tín hiệuthẩm mỹ Theo chúng tôi, bên cạnh những yếu tố ngôn ngữ giữ chức năngthẩm mỹ thì vẫn còn những yếu tố ngôn ngữ không giữ chức năng này

Thực tiễn nghiên cứu thơ Hoàng Cầm cho thấy việc nghiên cứu ngônngữ trong thơ Hoàng Cầm đặc biệt là nghiên cứu tập “Về Kinh Bắc” ở góc độ

lý luận ngôn ngữ cũng có khá nhiều đề tài, tuy nhiên chưa có đề tài nào chỉ rađược chức năng của từng yếu tố ngôn ngữ, đặc điểm của các yếu tố ngôn ngữ

đó và chỉ ra một cách có hệ thống Đó là một khoảng trống nhỏ để chúng tôi

có cơ hội được tiến hành nghiên cứu đề tài này

Trang 7

II Lịch sử vấn đề

Trong quá trình lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Chức năng của các yếu

tố ngôn từ trong thơ”(qua khảo sát tập thơ “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm),

chúng tôi đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết nghiên cứu về chức năng củangôn ngữ trong tác phẩm văn học và cơ sở thực tiễn là các công trình đãnghiên cứu về ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm

1 Về chức năng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

Viết về chức năng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học các nhà nghiêncứu đã đề cập đến chức năng thẩm mỹ - chức năng quan trọng nhất Trong tài

liệu Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú đã coi

ngôn ngữ văn chương là một phong cách chức năng có đặc điểm nổi bật nhất sovới các phong cách khác đó là chức năng thẩm mỹ và chức năng đó được nhậnbiết qua hai mối quan hệ: quan hệ của ngôn ngữ văn chương với hình tượng vănhọc và quan hệ của ngôn ngữ văn chương với độc giả

Trong tài liệu Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học,

hai tác giả Đỗ Việt Hùng - Nguyễn Thị Ngân Hoa cũng coi ngôn ngữ nghệthuật là một phong cách chức năng đối lập với năm phong cách chức năngcòn lại Hai tác giả đã đưa ra một số đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệthuật về mặt chức năng ngôn ngữ và đặc điểm từ ngữ Về chức năng ngôn

ngữ hai tác giả cho rằng: “Các đơn vị ngôn ngữ hoạt động trong phong cách

nghệ thuật với chức năng nổi bật nhất là chức năng tác động hình tượng”[24;277] Trong đó có đề cập đến tác động hình tượng theo hướng

thẩm mỹ: “Đó chính là một quá trình khám phá và tái tạo lại hiện thực nhờ

các cách tổ chức ngôn ngữ theo kiểu tư duy nghệ thuật”[24;283] Hệ thống các

đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩm văn học mang tính hình tượng, thông qua hệ

thống đó tác động đến người đọc Nói một cách cụ thể thì “các đơn vị ngôn

Trang 8

ngữ tham gia với tư cách là các tham tố tạo nên hình tượng nghệ thuật”[24;285] Chính vì các đơn vị ngôn ngữ là tham tố tạo nên hình tượng

cho nên “tự nó đã làm mờ nhạt đi tính bản thể của tín hiệu ngôn ngữ để tạo

nên một loại nghĩa mới ngoài bản thể…, việc nhận biết ý nghĩa của văn bản không phải bằng con đường phản ánh của tín hiệu ngôn ngữ, mà bằng con đường lý giải quá trình biểu tượng hóa các tín hiệu này thông qua các thao tác

tư duy trừu tượng”[24;285] Trong tài liệu trên, hai tác giả có đề cập đến chức

năng của ngôn ngữ: tác động hình tượng – chức năng nổi bật nhất và cho rằngcác đơn vị ngôn ngữ là tham tố tạo nên hình tượng nghệ thuật, muốn hiểu cácđơn vị ngôn ngữ đó phải thông qua quá trình biểu tượng hóa – ngôn ngữ trongtác phẩm văn học phản ánh một cách gián tiếp thông qua hình tượng

Các tác giả trên đi theo hướng coi ngôn ngữ văn chương là một phongcách chức năng có đặc điểm nổi bật nhất là chức năng thẩm mỹ( tác độnghình tượng) nhưng có một hướng khác các nhà nghiên cứu coi ngôn ngữ vănchương(ngôn ngữ nghệ thuật) không phải là một phong cách chức năng

Trước hết phải kể đến quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc trong tài

liệu Phong cách học tiếng Việt, khi viết về sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ

thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật cũng đã đề cập đến chức năng của ngôn ngữnghệ thuật: nếu như chức năng có tính chất quyết định trong tất cả các phongcách chức năng (phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong cách chínhluận, phong cách hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt) là chức năng

giao tiếp (trao đổi trực tiếp, thông báo thông tin) thì “trong ngôn ngữ của văn

nghệ thuật thì chức năng thẩm mỹ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nó đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai…Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ( tức đặc trưng nghĩa

và đặc trưng âm thanh) là yếu tố tạo thành hình tượng”[29;138] Tác giả đã

Trang 9

phân biệt tính thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật với phẩm chất thẩm mỹ củacác phong cách chức năng khác để từ đó đưa ra quan điểm không coi ngônngữ nghệ thuật là một phong cách chức năng đối lập với các phong cách chứcnăng còn lại.

Chức năng thẩm mỹ được nói đến chung cho tất cả các yếu tố ngôn ngữtồn tại trong tác phẩm văn học Một vấn đề đặt ra liệu rằng tất cả các yếu tốngôn ngữ đều giữ chức năng thẩm mỹ? Người đầu tiên đưa ra ý kiến về cácyếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là tác giả Đỗ Hữu Châu

Trong bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học và các

sự kiện văn học in trên tập chí ngôn ngữ số 2 năm 1990 tác giả Đỗ Hữu Châu

đã viết: “không phải tất cả các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm đều là cái

biểu hiện cho một cái được biểu hiện – tín hiệu thẩm mỹ Rất nhiều từ trong tác phẩm văn học vẫn là các từ thông thường cả về âm và cả về nghĩa Nhưng đặt chúng vào tổng thể tác phẩm thì đã là thành viên của cái ngôn ngữ tín hiệu thẩm mỹ, không còn là thành viên của ngôn ngữ thông thường”[9;9].

Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng cho rằng: “Không phải tất cả các yếu tố

ngôn ngữ đều có vai trò như nhau trong chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật Có nghĩa là các đơn vị ngôn ngữ phân biệt nhau theo tính chất và mức độ tham gia vào việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật Vai trò quyết định trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật thuộc về những đơn vị ngôn ngữ

mà sự phức hợp chức năng của chúng trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở

sự biến đổi nội dung khái niệm của chúng”[29;148-149].

Chức năng thẩm mỹ - chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật làchức năng đầu tiên và quan trọng nhất của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.Nhưng yếu tố ngôn ngữ thực hiện chức năng thẩm mỹ đó là những tín hiệuthẩm mỹ - yếu tố ngôn ngữ có sự biến đổi nội dung khái niệm – có vai tròquyết định trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật Còn những yếu tố ngôn

Trang 10

ngữ khác phân biệt nhau theo tính chất và mức độ tham gia vào việc diễn đạthình tượng nghệ thuật Những yếu tố ngôn ngữ còn lại đó có chức năng nhưthế nào thì chưa được các tác giả đề cập đến.

2 Về nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm

Thơ Hoàng Cầm là một mảnh đất quen mà lạ thu hút biết bao thế hệnghiên cứu ở nhiều góc độ, trên nhiều phương diện Tuy nhiên, trong phạm vinghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến các công trình nghiên cứu thơHoàng Cầm dưới góc độ ngôn ngữ học

Dưới góc độ ngôn ngữ học, Nguyễn Thanh Xuân với đề tài “Hệ biểu

tượng về chủ đề quê hương trong thơ Hoàng Cầm”, khai thác thơ Hoàng

Cầm dựa vào lý thuyết về biểu tượng, tập trung làm rõ biểu tượng không gian– thời gian trên quê hương Kinh Bắc và biểu tượng thuộc về con người trênquê hương Kinh Bắc

Mai Thị Nhiên với đề tài “ Hệ biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm”chú

ý nghiên cứu hệ thống biểu tượng từ thế giới thiên nhiên vũ trụ(gió, mưa,mây, đêm), những hình ảnh biểu tượng từ thế giới siêu thự, hình ảnh biểutượng từ sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt, trang phục và hình thể người phụ nữ

Đặng Phương Thảo với đề tài “Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ

Hoàng Cầm qua tập thơ Về Kinh Bắc” đã tiến hành phân tích một số tín

hiệu thẩm mỹ : đêm, mưa, gió, nắng, trăng, áo, cây – lá – cỏ - quả và đưa ra

một số đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm: lớp ngôn từ có ý nghĩa biểutrưng, lớp ngôn từ có giá trị tạo hình(từ láy, từ ghép đặc tả, động từ), về việc

sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ và tính nhạc của ngôn từ

Như vậy ngay từ lúc sinh thời cho đến khi cây đàn thơ – Hoàng Cầmnhẹ bước vào cõi hư không, sự nghiệp thơ ca của ông được biết bao thế hệnghiên cứu Các công trình nghiên cứu đều thống nhất tập trung khẳng địnhnhững đóng góp của thơ ca Hoàng Cầm cho nền thơ văn học Việt Nam hiệnđại Ngôn ngữ, hình ảnh vừa mang hơi thở của văn hóa Kinh Bắc hiện thực

Trang 11

vừa mang màu sắc phồn thực, siêu thực, tiềm thức, vô thức Tuy nhiên nghiêncứu thơ Hoàng Cầm ở phương diện chức năng ngôn ngữ thì chưa có côngtrình nào đề cập đến Ở phương diện lý luận ngôn ngữ, các đề tài phần lớnnghiên cứu thơ Hoàng Cầm dựa vào lý thuyết biểu tượng và chỉ có một đề tài

“Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Hoàng Cầm qua tập thơ Về Kinh Bắc” thì

có khảo sát, thống kê, phân tích một số tín hiệu thẩm mỹ tiêu biểu

Chúng tôi lựa chọn thơ Hoàng Cầm làm ngữ liệu nghiên cứu để chứngminh cho vấn đề “Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong thơ” Qua đó muốnmuốn đưa đến một cách nhìn khác về chức năng của các yếu tố ngôn từ trongthơ và đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Các yếu tố ngôn từ trong thơ

(qua khảo sát tập “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm).

2 Phạm vi nghiên cứu:

Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu qua việc khảo sát 10 bài thơtrong tập “Về Kinh Bắc” - tuyển tập Hoàng Cầm – Thơ của nhà xuất bản Hộinhà văn, năm 2011:

Trang 12

IV Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ hai, đưa ra cách nhận diện tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm

và đặc điểm của yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này tác giả khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:Thứ nhất, tiến hành khảo sát các yếu tố ngôn ngữ trong thơ HoàngCầm; thống kê tần số xuất hiện của tín hiệu thẩm mỹ, thống kê yếu tố liên kết;phân loại yếu tố ngôn ngữ chỉ dẫn theo từ loại và trường nghĩa

Thứ hai, phân tích và miêu tả các yếu tố ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm:phân tích cấu trúc tuyến tính, ý nghĩa, đặc điểm từ loại và cấu tạo

Thứ ba, chỉ ra chức năng của từng yếu tố ngôn ngữ, mối quan hệ giữacác yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học

V Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi vận dụng các phương phápnghiên cứu đó là:

Thứ nhất, vận dụng phương pháp khảo sát để chỉ ra các yếu tố ngôn

ngữ trong thơ Hoàng Cầm: chỉ ra đâu là tín hiệu thẩm mỹ, đâu là yếu tố chỉdẫn và yếu tố liên kết

Thứ hai, dùng phương pháp thống kê, phân loại để thống kê tần số xuất

hiện của các tín hiệu thẩm mỹ, tỉ lệ của các yếu tố ngôn ngữ, phân loại yếu tốchỉ dẫn theo từ loại và trường nghĩa

Trang 13

Thứ ba, với phương pháp phân tích ngữ cảnh, chúng tôi chú ý đến ngữ

cảnh tu từ, cả về ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp Khi tìm hiểu tín hiệu thẩm

mỹ, tác giả luôn đặt trong quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ đứng trước vàđứng sau yếu tố đang xét, với toàn văn bản và với những yếu tố ngôn ngữquan yếu ngoài văn bản để từ đó thấy được ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ

Thứ tư, dùng phương pháp miêu tả để miêu tả những đặc điểm nổi bật

trong cấu trúc tuyến tính của các yếu tố ngôn ngữ, đặc biệt là tín hiệu thẩmmỹ

Thứ năm, với phương pháp phân tích ngôn ngữ sử dụng cả phương

pháp phân tích ngữ nghĩa và so sánh đối chiếu của phong cách học, khóa

luận tiến hành phân tích ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ, so sánh giữa cáctín hiệu thẩm mỹ về vị trí, quan hệ kết hợp, đặc điểm từ loại và cấu tạo để tìm

ra đặc điểm chung và riêng

VI Cấu trúc của khóa luận

Cấu trúc của bản khóa luận gồm có 3 chương đó là:

Chương 1: Những vấn đề lý thuyết chung

Chương 2: Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ

Chương 3: Yếu tố chỉ dẫn và yếu tố liên kết trong thơ

Trang 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG

1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm

Ngôn ngữ nghệ thuật – tức ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn

từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngônngữ tự nhiên) Nói cách khác, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là hệ thốngtín hiệu thứ sinh lấy ngôn ngữ tự nhiên làm chất liệu biểu đạt và hệ thống tínhiệu ngôn ngữ tự nhiên sẽ là cái biểu đạt cho hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ

thuật- cái được biểu đạt Nói như L Hjelmslev thì: “ Trong tác phẩm văn học,

cả cái hợp thể cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ thông thường trở thành cái biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới[dẫn theo tài liệu 43;

tr142].Cái được biểu hiện mới chính là ý nghĩa thẩm mỹ của tín hiệu thẩm

mỹ.Theo IU Lotman viết trong tài liệu Cấu trúc văn bản nghệ thuật:“Văn học có

tính nghệ thuật nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai…Từ điều đã nói trên suy

ra rằng, nghệ thuật ngôn từ dù cũng dựa vào ngôn ngữ tự nhiên nhưng lại chỉ với điều kiện là để cải biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình – ngôn ngữ thứ sinh, ngôn ngữ của nghệ thuật”[32;49 – 53 ].

Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật là nói đến sự “vượt chuẩn mực” của nó so

với ngôn ngữ thông thường Theo Ch Bally:“giữa cách dùng ngôn ngữ hàng

ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không qua được” Đó là “vực

thẳm” thuộc bí mật sáng tạo của nghệ thuật ngôn từ

1.1.2 Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật

1.1.2.1 Về hệ thống tín hiệu

Ngôn ngữ phi nghệ thuật là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Hệ thống tínhiệu đặc biệt đó là một mã chung với những quy tắc sử dụng về mặt từ vựng,

Trang 15

ý nghĩa, ngữ pháp, cụ thể hơn là cách dùng từ, đặt câu sao cho đúng, phù hợpvới từng hoàn cảnh Ngôn ngữ tự nhiên được con người dùng để vật chất hóanhững ý nghĩ, tình cảm của mình; thông qua từ ngữ, phát ngôn có thể hiểuđược người nói/ người viết đang nghĩ gì, cần gì Xét cho cùng vẫn phải hiểu ýnghĩa của những từ ngữ thì mới biết được ý nghĩ, mong muốn của chủ thểphát ngôn.

Ngôn ngữ nghệ thuật – ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn

từ được cấu tạo lại từ ngôn ngữ tự nhiên, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là ngônngữ thứ sinh.Ngôn ngữ lúc này trở thành vật liệu xây dựng những hình tượng,diễn đạt tư tưởng nghệ thuật của chủ thể sáng tạo ra tác phẩm.Mỗi yếu tốngôn từ trực tiếp tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật củatác phẩm Ngôn ngữ nghệ thuật vừa phản ánh hiện thực đời sống vừa phảnánh hiện thực trực tiếp của tư tưởng

1.1.2.2 Về chức năng

Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp và chức năng tưduy Ngôn ngữ ra đời nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu giao tiếp của conngười Giao tiếp giúp con người mở rộng nhận thức về thế giới Ngoài rangôn ngữ còn có các chức năng khác như chức năng tạo lập quan hệ, chứcnăng thông báo, chức năng bộc lộ, chức năng ý chí…

Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện cả 4 chức năng : chức năng thông báo,chức năng tác động, chức năng bộc lộ và chức năng thẩm mỹ Tuy nhiên chứcnăng nổi lên hàng đầu, xuất hiện ở bình diện thứ nhất là chức năng thẩm mỹ

Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật cần phân biệt với phẩmchất thẩm mỹ của ngôn ngữ phi nghệ thuật Trong tác phẩm văn học, chủ thểsáng tạo thông qua ngôn ngữ để xây dựng hình tượng, qua hình tượng độc giảmới có thể hiểu nội dung ý nghĩa của tác phẩm Tức là chức năng thẩm mỹđược thực hiện thông qua việc phản ánh gián tiếp qua hình tượng Theo Đinh

Trang 16

Trọng Lạc thì “Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật không phải là cái vỏ ngoài

của hình tượng mà là hình thức duy nhất trong đó hình tượng có thể tồn tại được”[29;148] Vì ngôn ngữ là công cụ cơ bản để xây dựng và thể hiện hình

tượng văn học cho nên về cơ bản ngôn ngữ văn học mang tính tạo hình, ngônngữ biểu cảm, có giá trị biểu trưng cao Các từ ngữ trong tác phẩm bên cạnh ýnghĩa thông thường vốn có còn bao hàm một ý nghĩa bổ sung khác, tức làngoài thông tin sự vật logic còn chứa đựng thông tin hình tượng, phải trựctiếp tham gia vào việc cấu thành hình tượng văn học Nói như Leptonxtoi thì

“ Từ ngữ tác phẩm văn học khác với từ ngữ không phải của tác phẩm văn học

ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”(dẫn theo 44;tr178).

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thực hiện chức năng thẩm mỹ Tín

hiệu thẩm mỹ là trung tâm của tác phẩm văn học được định nghĩa là “loại

tín hiệu có chức năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt, bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp …” [43;139] Vậy có thể khẳng định tín hiệu thẩm mỹ

là nơi tập trung nhất chức năng thẩm mỹ, có chức năng thẩm mỹ cao nhất.Không phải tất cả các yếu tố ngôn ngữ đều có vai trò như nhau trong chứcnăng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật Có yếu tố ngôn ngữ giữ vai tròtrung tâm, có yếu tố ngôn ngữ chỉ đóng vai trò tham gia, bổ sung trong việcdiễn đạt hình tượng nghệ thuật

Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ văn chương không chỉ thể hiệntrong mối quan hệ với hình tượng văn học, mà còn thể hiện trong mối quan hệvới độc giả Khi ngôn ngữ xây dựng hình tượng văn học thì đồng thời nó cũngtác động đến độc giả, khêu gợi hoạt động thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ ở độcgiả Xét cho cùng độc giả là đối tượng và là đích cuối cùng mà hoạt động vănchương hướng đến Một hình tượng văn học không thể chỉ tồn tại trong tư

Trang 17

tưởng của nhà văn, tồn tại trong câu chữ mà quan trọng hơn hết nó phải tácđộng đến nhận thức, tình cảm của độc giả.

1.1.2.4 Về bình diện nghĩa

Nếu như ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa - nghĩathông tin sự vật logic – nghĩa từ điển – nghĩa hướng đến ngôn ngữ văn hóa;thì ngôn ngữ nghệ thuật luôn có hai bình diện nghĩa Bình diện nghĩa thứ nhấtchính là nghĩa thông tin sự vật logic Bình diện nghĩa thứ hai chính là lớpnghĩa hình tượng Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học một mặt hướng đến ngônngữ văn hóa với những ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp và mặtkhác hướng vào các hình tượng của tác phẩm với giá trị hình tượng – thẩmmỹ.Tác phẩm văn học là sự phản ánh thế giới thông qua lăng kính chủ quancủa người nghệ sĩ Chính vì vậy thông tin nhận được từ tác phẩm văn học làthông tin đôi Một là thông tin về khách thể được phản ánh, hai là thông tin vềchủ thể phản ánh – tác giả

Trang 18

Ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hợp đầy đủ nhất và nổi bật nhất củangôn ngữ văn hóa và ngôn ngữ toàn dân Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cảnhững ngôn từ không có trong ngôn ngữ hiện đại, cũng chưa có trong lịch sử,

đó là các từ do nhà văn sáng tạo ra.Văn học là nghệ thuật ngôn từ, chất liệucủa văn học là ngôn ngữ Để một tác phẩm ra đời thì người nghệ sĩ phải làmviệc trên những con chữ một cách sáng tạo

1.1.3 Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật được bàn đến ở đây là ngôn ngữ nghệ thuật hiểu theonghĩa rộng nhất, gồm tất cả những yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

Ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản: tính cấu trúc, tínhhình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa Tuy nhiên, chúng tôi chỉ lựachọn trình bày những tính chất có liên quan mật thiết đến đối tượng nghiêncứu của đề tài

1.1.3.1 Tính cấu trúc

Mỗi văn bản nghệ thuật tự bản thân nó là một cấu trúc.Tất cả nhữngthành tố trong cấu trúc bị quy định bởi chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữnghệ thuật Các thành tố trong cấu trúc bao gồm: hình thức ngôn ngữ diễn đạt,hình tượng, nội dung ý nghĩa Đó là cấu trúc tầng bậc của một văn bản nghệthuật, cấu trúc được hiểu theo nghĩa rộng Trong khóa luận, chúng tôi thu hẹptính cấu trúc của văn bản nghệ thuật, giới hạn nó trong phạm vi cấu trúc tuyến

tính.Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó “các yếu tố

ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau và giải thích cho nhau và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung”(dẫn theo 29; tr 141).

Mỗi từ ngữ trong tác phẩm văn học không đứng riêng rẽ, độc lập mà cómối liên hệ với các từ ngữ xung quanh nó và với toàn văn bản Tính cấu trúc củangôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn từ, hỗ trợ nhau

Trang 19

trong việc biểu đạt nghĩa và xây dựng hình tượng nghệ thuật Các yếu tố ngôn

ngữ có sự phụ thuộc lẫn nhau bởi “Từ nghệ thuật không sống đơn độc, tự nó, vì

nó, từ nghệ thuật đứng trong đội ngũ, nó góp mình vào các “từ đồng đội” khác”[29;141].Chỉ có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa thẩm mỹ của một yếu tố ngôn ngữ

khi đặt trong ngữ cảnh và trong mối quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ khác

Hình thức ngôn từ có chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật Nóimột cách khái quát hơn thì bản thân ngôn ngữ nghệ thuật khi xây dựng hệthống hình tượng của tác phẩm cũng đã mang trong mình tính hình tượng

1.1.3.2 Tính hình tượng

Tính hình tượng hiểu theo nghĩa rộng nhất là “ thuộc tính của lời nói

nghệ thuật truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn cả thông tin được tri giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ”[29;146] Từ

ngữ trong văn bản nghệ thuật- mảnh đoạn của lời nói nghệ thuật mang thôngtin hình tượng khi có sự kết hợp, hỗ trợ của các từ ngữ khác Ý nghĩa củathông tin hình tượng chỉ có thể được hiểu đầy đủ khi các từ ngữ đứng trongmột trật tự Nhưng không phải từ ngữ nào xuất hiện trong văn bản nghệ thuậtcũng mang thông tin hình tượng, cũng thực hiện chức năng thẩm mỹ nhưnhau Hiểu cụ thể hơn thì không phải tất các yếu tố ngôn ngữ đều có vai trònhư nhau trong chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật Có nghĩa là “

các đơn vị ngôn ngữ phân biệt nhau theo tính chất và mức độ tham gia vào việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật”[29;148] Tóm lại khi tìm hiểu cụ thể

chúng ta cần phân biệt yếu tố ngôn ngữ là tín hiệu thẩm mỹ - mang 2 bìnhdiện nghĩa – có thông tin hình tượng và các yếu tố ngôn ngữ diễn đạt cái đặctrưng chung được thực tại hóa trong ngữ cảnh giúp cho việc nhận biết tín hiệuthẩm mỹ và hình tượng được dễ dàng hơn Và một điểm cuối cùng thể hiệntính hình tượng chính là mối liên hệ của các yếu tố ngôn ngữ với hình tượng

Trang 20

chủ thế tác giả Bởi tác giả là chủ thể sáng tạo và thống nhất cấu trúc của vănbản nghệ thuật.

Tính cấu trúc và tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở quantrọng để chúng tôi tiến hành phân tích chức năng của các yếu tố ngôn từ

1.2 Chức năng của các yếu tố ngôn từ trong tác phẩm văn học

Phần trên chúng tôi đã trình bày những vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật:Khái niệm, đặc trưng và sự khác nhau giữa ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngônngữ nghệ thuật Trong tác phẩm văn học không phải yếu tố ngôn ngữ phinghệ thuật nào cũng được cải biến thành từ thi ca, màchỉ những yếu tố ngônngữ nào có sự biến đổi nội dung khái niệm, có thêm phần nghĩa bổ sung mới

là tín hiệu thẩm mỹ và có chức năng chủ yếu trong việc diễn đạt hình tượngnghệ thuật Những yếu tố ngôn ngữ khác hay các đơn vị ngôn ngữ khác phânbiệt nhau về tính chất và mức độ tham gia vào việc xây dựng tín hiệu thẩm

mỹ và diễn đạt hình tượng Yếu tố thẩm mỹ là yếu tố trung tâm trong tácphẩm văn học nhưng nếu chỉ có nó thôi chưa đủ tạo nên một tác phẩm hoànchỉnh Tồn tại xung quanh các tín hiệu thẩm mỹ luôn luôn là các yếu tố ngôn

từ làm nên ngữ cảnh để có thể nhận biết và làm nên ý nghĩa của tín hiệu thẩmmỹ.Tác phẩm văn học phải là một cấu trúc mà trong đó yếu tố ngôn từ cóchức năng chỉ dẫn giúp người đọc nhận ra đâu là tín hiệu thẩm mỹ và nhữngyếu tố liên kết xâu chuỗi các yếu tố ngôn từ thành một chỉnh thể tác phẩm

Chúng tôi xin trình bày lần lượt chức năng của các yếu tố ngôn từ trongmột tác phẩm văn học: Yếu tố thẩm mỹ(tín hiệu thẩm mỹ), yếu tố chỉ dẫn vàyếu tố liên kết

1.2.1.Tín hiệu thẩm mỹ

1.2.1.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mỹ

Để tìm hiểu khái niệm THTM (tín hiệu thẩm mỹ), trước hết cần hiểu tínhiệu là gì?

Trang 21

Trong đời sống hàng ngày, tín hiệu xuất hiện ở mọi nơi Từ những tínhiệu tự nhiên như tiếng gà gáy báo trời sáng, mây đen kéo đến báo hiệu cơnmưa đến những tín hiệu do con người quy ước với nhau: hệ thống đèn và biểnbáo giao thông, tiếng chuông điện thoại, tiếng còi xe…Tín hiệu nói chung là

“ những dạng vật chất tác động vào giác quan của con người để con người

nhận thức và lĩnh hội được một nội dung ý nghĩa cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc”[43;125] Một tín hiệu luôn có hai

mặt: mặt biểu đạt (hình thức vật chất tác động lên giác quan của con người)

và mặt được biểu đạt (nội dung và ý nghĩa mà người tiếp nhận tín hiệu lĩnhhội thông qua mặt biểu đạt)

Theo đó, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, nói cách khácngôn ngữ mang bản chất tín hiệu mà mỗi từ - đơn vị trung tâm của ngôn ngữ -

là một tín hiệu Trong số các tín hiệu ngôn ngữ mà con người sử dụng hiệnnay thì tín hiệu ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và sử dụng phổ biến rộng khắp.Nếu tạm coi ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu thứ nhất thì ngôn ngữđược sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai, mà mỗi

yếu tố thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai này đều là “một mã phức tạp hơn” bởi

chúng nhất thiết tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật củatác phẩm Nếu như ở ngôn ngữ tự nhiên, mối quan hệ giữa giữa mặt biểu đạt

và mặt được biểu đạt là quan hệ giữa hình thức ngữ âm và ý nghĩa; thì ở ngônngữ nghệ thuật, không phải bao giờ cũng như vậy, mà có khi mặt biểu đạt đãbao gồm cả cái biểu đạt lẫn cái được biểu đạt của ngôn ngữ tự nhiên, mặtđược biểu đạt chính là ý nghĩa thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật Hệ thốngtín hiệu thứ hai này chính là tín hiệu thẩm mỹ

Có nhiều cách định nghĩa về THTM theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng : THTM là “ Yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện

của nghệ thuật, được xác định là những phương tiện nghệ thuật được tập

Trang 22

trung theo một hệ thống tác động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta, là cái được tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng nên, sáng tạo ra”.

Tín hiệu thẩm mỹ theo tác giả Bùi Minh Toán là “loại tín hiệu có chức

năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp Nó cũng cần có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mỹ”[43;139].

Trong đề tài này chúng tôi vận dụng cách hiểu tín hiệu thẩm mỹ theonghĩa hẹp: Tín hiệu thẩm mỹ có tính hai mặt: CBĐ(cái biểu đạt) và CĐBĐ(cái được biểu đạt) nhưng CĐBĐ là ý nghĩa thẩm mỹ, ý nghĩa thẩm mỹ phảiđược đặt trong ngữ cảnh cụ thể.Tín hiệu thẩm mỹ bao gồm thông tin sự vậtlogic và thông tin bổ sung – thông tin hình tượng Tín hiệu thẩm mỹ phảicung cấp lượng tin mới, thông tin lí tính mới về thế giới Và tín hiệu thẩm mỹphải được xây dựng theo cơ chế: ẩn dụ hoặc hoán dụ

Ví dụ tín hiệu thẩm mỹ thuyền và bến trong câu ca dao được xây dựng

theo cơ chế ẩn dụ “Thuyền” có thông tin sự vật logic là phương tiện giaothông nhỏ trên mặt nước, hoạt động bằng sức người, sức gió (đặc tính hay di

chuyển), thông tin bổ sung là ẩn dụ chỉ người con trai; “bến” chỗ bờ sông, nơi neo đậu của tàu thuyền (tính cố định) được lấy làm ẩn dụ chỉ người con

gái, tấm lòng thủy chung của người con gái Thông tin bổ sung cũng là phần

cung cấp lượng tin mới Thuyền và bến được hiểu là ẩn dụ chỉ người con trai

và người con gái khi đặt trong ngữ cảnh của câu ca dao với các từ ngữ chỉ dẫn

xung quanh: về, nhớ, một dạ, khăng khăng, đợi chỉ hoạt động, trạng thái tình

cảm của con người

Thuyền về có nhớ bến chăng

Trang 23

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

Thuyền và nước trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận lại được hiểu

theo một nghĩa khác “Thuyền” ẩn dụ cho kiếp người nhỏ bé, “nước” là ẩn dụcho dòng đời

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng

(Tràng giang – Huy Cận)Qua phân tích hai ví dụ trên có thể thấy rằng: Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹchỉ có được khi đặt chúng trong ngữ cảnh cụ thể, khi tách ra khỏi ngữ cảnh hoặcđặt trong một ngữ cảnh khác thì ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ cũng thay đổi

1.2.1.2 Vai trò của ẩn dụ và hoán dụ trong việc cấu tạo các THTM

Từ một tín hiệu ngôn ngữ thông thường đến một tín hiệu thẩm mỹ phải có

sự cấu tạo, tổ chức lại Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa cơbản từ ngôn ngữ tự nhiên để cấu tạo nên THTM trong ngôn ngữ nghệ thuật

a Vai trò của ẩn dụ

Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa (lấy tên gọi của đối tượng này làmtên gọi cho đối tượng khác) dựa trên mối quan hệ tương đồng, tức là giốngnhau ở một vài đặc điểm (có thể là khách quan, nhưng chủ yếu là chủ quantrong nhận thức của con người) giữa hai đối tượng Ẩn dụ trong tác phẩm văn

học thường là ẩn dụ tu từ - “ Là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị của

đối tượng này để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng”[44;279] Ẩn dụ tu từ trong tác

phẩm văn học được coi là biện pháp tu từ Khi là biện pháp tu từ thì những từngữ ẩn dụ kết hợp với những từ xung quanh để người đọc có thể giải mã được

ý nghĩa của từ ngữ được ẩn dụ Những từ ngữ xung quanh đó chính là ngữ

Trang 24

cảnh cụ thể để ý nghĩa ẩn dụ tồn tại Và những từ ngữ ẩn dụ luôn có cách diễnđạt mới mẻ mang tính cá nhân của tác giả.

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc thì ý nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ ẩn dụphải đặt trong ngữ cảnh cụ thể (ngữ đoạn, đoạn thơ) và ngữ cảnh rộng Tươngđồng với ý kiến này tác giả Cù Đình Tú cho rằng có ba nhân tố quyết địnhđến ý nghĩa của từ ngữ ẩn dụ : văn cảnh, nhân tố hợp logic, nhân tố thói quenthẩm mỹ Chúng tôi muốn nhấn mạnh tới nhân tố văn cảnh Tác giả cho rằng

“ giá trị ngữ nghĩa mới, nội dung biểu hiện mới của từ ngữ dùng làm ẩn dụ tu

từ chỉ được thực hiện trong một mối tương quan nhất định, nói khác đi trong một văn cảnh nhất định”[44;282].Cũng theo tác giả thì để xác định nội dung

biểu hiện của từ ngữ được dùng làm ẩn dụ tu từ không chỉ dựa vào văn cảnhcủa riêng câu nói có từ ngữ ẩn dụ, trong trường hợp văn cảnh đó chưa đủ xácđịnh nội dung biểu hiện của từ ngữ ẩn dụ thì người đọc phải dựa vào văn cảnh

rộng hơn (cả đoạn thơ, bài thơ, tập thơ…).Ví dụ: trong bài thơ Tràng giang

của Huy Cận, tín hiệu ngôn ngữ củicó đặc điểm là cành cây khô héo, dùng làm chất đốt, có giá trị kinh tế thấp, khi đi vào bài thơ củi là một tín hiệu thẩm

mỹ biểu hiện cho thân phận con người nhỏ bé, lênh đênh không tìm thấyphương hướng , không tìm thấy lối đi trên đường đời Ý nghĩa thẩm mỹ nàyđược rút ra dựa vào các yếu tố ngôn ngữ xung quanh như “ một”,”khô”,”lạc”,”mấy dòng”:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

b Vai trò của hoán dụ

Hoán dụ cũng là phương thức chuyển nghĩa(lấy tên gọi của đối tượngnày làm tên gọi cho đối tượng khác) nhưng dựa trên mối quan hệ kế cận, tức

là thường xuyên đi đôi gần gũi nhau Theo tác giả Cù Đình Tú, “ hoán dụ tu

từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng”[44;296-297] Hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Cù Đình Tú có sự thống

Trang 25

nhất khi nói về chức năng của hoán dụ tu từ: “Chức năng của hoán dụ tu từ

là nhận thức và biểu cảm, nó khắc sâu đặc điểm tiêu biểu cho đối tượng được miêu tả”[30;69].Ví dụ, chiếc áo là hoán dụ về con người, thường xuất hiện

trong thơ ca:

Áo chàm đưa buổi phân li

(Tố Hữu)

Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người

(Ca dao)Một tín hiệu ngôn ngữ được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hayhoán dụ sẽ xuất hiện những lớp nghĩa mới Khi đó cái biểu đạt lẫn cái đượcbiểu đạt vốn có của nó sẽ chỉ trở thành cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt

- ý nghĩa thẩm mỹ mới

Ẩn dụ hay hoán dụ không chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các tín hiệuthẩm mỹ ở cấp độ từ vựng mà có thể chi phối toàn bộ cấu trúc văn bản.Chúng quy định mối tương quan mật thiết giữa hình thức và ngữ nghĩa củatoàn văn bản Toàn bộ các tín hiệu ngôn ngữ được cấu tạo lại trong sự ảnh

hưởng của thủ pháp này Ví dụ trong bài thơ “Thuyền và biển”của Xuân

Quỳnh, không chỉ có thuyền hay biển được ẩn dụ, mà những tín hiệu ngôn ngữ khác như cánh hải âu, sóng biếc, đêm trăng, gió…đều nằm trong trường

ẩn dụ về tình yêu đôi lứa Hay trong bài Sóng cũng của Xuân Quỳnh, không

chỉ có sóng được ẩn dụ, mà còn có những tín hiệu ngôn ngữ khác như bờ, đại

dương, biển lớn… đều nằm trong trường nghĩa về tình yêu, những cung bậccảm xúc khi yêu và về người yêu

Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo các THTM song ẩn dụ

và hoán dụ hay bất kỳ một thủ pháp biểu đạt nào khác đều không có vai tròquyết định đối với giá trị của một tác phẩm Vì vậy khi xem xét một THTM

Trang 26

phải đặt nó dưới một cái nhìn toàn diện, hệ thống, không chỉ trong một vănbản mà cần liên văn bản, thậm chí trong cả nền văn hóa, có như vậy mới thấyhết giá trị của một tín hiệu văn chương.

1.2.1.3 Tính chất của tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ nghệ thuật

THTM và tín hiệu ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó với nhau, tín hiệungôn ngữ là chất liệu để tạo nên THTM thông qua quá trình chuyển hóa sángtạo của người nghệ sĩ Vì vậy THTM có những tính chất chung của tín hiệungôn ngữ Tuy nhiên sự thể hiện những tính chất đó ở tín hiệu thẩm mỹ khác

so với tín hiệu ngôn ngữ Trong đề tài này, chúng tôi chỉ trình bày những tínhchất phục vụ trực tiếp cho việc chứng minh chức năng của các yếu tố ngôn từtrong tác phẩm văn học

a Tính hai mặt

Tính hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ chính là mối quan hệ giữa CBĐ vàCĐBĐ Nhưng khác với tính hai mặt của các tín hiệu khác và khác với tínhiệu ngôn ngữ tự nhiên Tính hai mặt của các tín hiệu bao gồm vỏ vật chất –CBĐ và nội dung biểu đạt Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên gồm

vỏ âm thanh – vỏ ngữ âm – CBĐ và nội dung biểu đạt – CĐBĐ Mối quan hệgiữa hai mặt là mối quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời như hai mặtcủa một tờ giấy, hình thức là vỏ còn nội dung là lõi Quan hệ giữa CBĐ vàCĐBĐ là mối quan hệ võ đoán, tức không thể giải thích được vì sao nội dung– CĐBĐ lại được gọi tên bằng hình thức âm thanh như vậy, đối với tín hiệuthông thường là vỏ vật chất- tác động vào thị giác Như chúng tôi đã trình bày

về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật thì ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ thứsinh được cấu tạo, tổ chức lại từ ngôn ngữ tự nhiên Vì vậy mà toàn bộ cáihình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên trởthành chất liệu – tức là CBĐ cho một CĐBĐ mới của tín hiệu ngôn ngữ nghệthuật Và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật là ý nghĩa thẩm

Trang 27

mỹ, là hình tượng thẩm mỹ Khác với tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, mối quan

hệ giữa hình thức và nội dung của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật mang tính có

lý do, tức là có thể giải thích được

b.Tính có lý do

Tín hiệu ngôn ngữ thông thường mang tính võ đoán về bản chất chonên khó hoặc không thể giải thích được lý do của mối quan hệ giữa hai mặtCBĐ và CĐBĐ Tuy nhiên THTM lại khác, mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ

có thể cắt nghĩa lý giải được Bởi khi xây dựng các THTM, khi lựa chọn cáibiểu đạt để biểu đạt cho một cái được biểu đạt – ý nghĩa thẩm mỹ nào đó,người nghệ sĩ đã căn cứ vào một mối quan hệ nhất định, dựa trên một cơ sởnhất định và đặc biệt là nhờ cơ chế chuyển nghĩa (ẩn dụ hoặc hoán dụ) Chính

vì thế, THTM xuất hiện trong tác phẩm văn học đa phần là sáng tạo riêngmang tính cá nhân, lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm

Tín hiệu thẩm mỹ được xây dựng trên mối quan hệ: tín hiệu ngôn ngữ tín hiệu thẩm mỹ - hiện thực khách quan Trước khi là THTM thì yếu tố ngônngữ đó phải là một tín hiệu ngôn ngữ với mặt biểu đạt và được biểu đạt của

-nó Tín hiệu ngôn ngữ đó phản ánh hiện thực khách quan vào trong tác phẩmtheo một cơ chế ẩn dụ hoặc hoán dụ, đôi khi là cả hai cơ chế cùng một lúc thìkhi đó tín hiệu ngôn ngữ trở thành tín hiệu thẩm mỹ Người đọc có thể lý giải,cắt nghĩa tín hiêu thẩm mỹ một cách thuyết phục trên cơ sở từ chất liệu ngônngữ và cả hiện thực được nói đến

c.Tính có lượng tin

Tín hiệu thẩm mỹ cung cấp thông tin lí tính mới, trí tuệ mới về thế giới(thế giới hiện thực và thế giới tinh thần) THTM luôn luôn chứa đựng trong nómột lượng tin mới Bởi như trên phần khái niệm THTM đã trình bày một yếu

tố quan trọng góp vào việc xác định tín hiệu thẩm mỹ đó là ý nghĩa mới đượcgợi ra Thứ nữa, THTM thường là do tác giả sáng tạo ra với những kết hợp từ

Trang 28

độc đáo, nhiều khi là phi logic, đi chệch ra khỏi chuẩn mực của ngôn ngữthông thường, thì nó luôn luôn đem đến một cách hiểu mới về THTM Ví dụ

trong văn học Nga, sử dụng Mặt trời đen để chỉ người có quyền lực để thực hiện việc đen tối Hay trong bài Mưa Thuận thành có sử dụng kết hợp Mưa ái

phi là kết hợp lạ hóa mưa kết hợp với danh từ chỉ người gợi ra vẻ đẹp đài các,

yêu kiều của người con gái đẹp “ái phi”.

d.Tính hình tuyến

Tính hình tuyến là tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nói chung Vì mặtbiểu đạt của ngôn ngữ là âm thanh nên khi sử dụng các âm thanh ngôn ngữdiễn ra lần lượt kế tiếp nhau theo thời gian làm thành một chuỗi theo nhữngquy tắc nhất định Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện rõ khi ghilại chúng bằng chữ viết (dùng tuyến không gian của tín hiệu văn tự thay cho

sự kế tiếp trên tuyến thời gian) Nếu các tín hiệu khác có thể được sắp xếp,phân bố trên một không gian đa chiều, thậm chí bất chấp cả không gian, thờigian, thì tín hiệu ngôn ngữ luôn bị giới hạn trong trật tự thời gian (chúng takhông thể cùng một lúc phát ra hai tín hiệu ngôn ngữ) Trong ngôn ngữ vănhọc, các THTM cũng được tổ chức lại trên tính hình tuyến chặt chẽ ấy Tínhhình tuyến hay là sự sắp xếp lần lượt các đơn vị ngôn ngữ tạo ra mối quan hệtuyến tính Chính những mối quan hệ tuyến tính đó tạo ra ý nghĩa nhất địnhcho các từ THTM mà tác giả sử dụng, nếu tách khỏi mối quan hệ ngữ đoạn

đó thì ý nghĩa của từ có thể hoàn toàn khác đi Do vậy, khi giải thích mộtTHTM, cần đặt nó trong mối quan hệ ngữ đoạn

Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật dẫn đến một hệ quả quantrọng: không phải chỉ có bản thân các tín hiệu mà cả thứ tự các tín hiệu, sự kết hợpcác yếu tố ngôn ngữ theo một trật tự nào đó cũng đóng vai trò cần yếu trong việcbiểu thị nội dung ý nghĩa: làm mất nghĩa, thay đổi nghĩa, thêm nghĩa…

Trang 29

Song, nếu tính hình tuyến của THTM là thế mạnh về khả năng tái hiệnnhững diễn biến, những sự kiện, quá trình, thì lại là hạn chế về khả năng đồnghiện (khi cùng biểu hiện những đối tượng trong cùng một khoảnh khắc thờigian) Để khắc phục điều này, các tác giả văn học đã tìm kiếm những lối biểuhiện mới, những lối kết hợp khác thường theo những trật tự mới như: cách tạo

ra các cặp đối xứng trong thơ Đường luật gây cảm giác về sự đồng hiện trongkhông gian của các THTM, hay cách thay đổi trình tự tuyến tính thôngthường để phá vỡ logic chặt chẽ của ngôn ngữ trên trục thời gian, hoặc cáchtạo ra độ nhòe – tính phi lí của thời gian trong dòng kịch phi lí…Tóm lại, tínhhình tuyến của các THTM vừa là mặt mạnh vừa là mặt hạn chế của tín hiệu

ngôn ngữ nghệ thuật X.Obradevic đã nói:” Thơ là những từ đẹp nhất được

sắp xếp theo một trật tự đẹp nhất”, trật tự ấy không phải bao giờ cũng theo

logic tự nhiên Vì vậy, luôn luôn phải đánh giá một THTM trong hệ thốngngữ đoạn sinh ra nó

Chức năng của các yếu tố ngôn ngữ khi đánh giá và xem xét luôn luônnằm trong tính hình tuyến Chỉ trong mối quan hệ tuyến tính, trong ngữ đoạnthì chức năng của các yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ đầy đủ nhất

e.Tính hệ thống

Mỗi một sự vật hiện tượng không thể nằm ngoài mối quan hệ hệ thống.Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải nằm trong một chỉnh thể mới cóthể bộc lộ hết ý nghĩa của chúng Tính hệ thống là tính chất chung của tínhiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mỹ Tín hiệu ngôn ngữ là một hệ thống tínhiệu đặc biệt, trong đó bao gồm hệ thống đồng âm, đa nghĩa; hệ thống từ loại;

hệ thống từ đơn, từ ghép, từ láy; hệ thống trường nghĩa…Từ tín hiệu ngônngữ đến tín hiệu thẩm mỹ, chúng ta thấy tính hệ thống càng biểu hiện rõ nét.Khi phân tích chức năng của từng yếu tố ngôn ngữ chúng tôi tách các yếu tốngôn ngữ ra Nhưng như thế không có nghĩa giữa các yếu tố ngôn ngữ không

Trang 30

có mối quan hệ Mỗi một tín hiệu không thể nằm đơn lẻ, tách biệt Mà giữachúng luôn luôn có những mối quan hệ nhất định, chúng tạo nên một chỉnhthể thống nhất trong lòng một tác phẩm nghệ thuật.

Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ biểu hiện ở kiểu quan hệ tuyến tính– quan hệ ngang Kiểu quan hệ này có vai trò quan trọng trong việc xác định

ý nghĩa thẩm mỹ của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật nào đó Chúng ta khôngthể xác định yếu tố ngôn ngữ đó là THTM khi tách nó ra khỏi mối quan hệngữ đoạn, cũng không thể xác định ý nghĩa thẩm mỹ khi bỏ tất cả những yếu

tố ngôn ngữ xung quanh nó Các tín hiệu trong quan hệ ngang phải thống nhấtvới nhau, liên quan đến nhau, hỗ trợ cho nhau

Tính hệ thống còn biểu hiện ở quan hệ dọc: chính là sự lặp lại của tínhiệu trong cùng một tác phẩm, giữa các tác phẩm của cùng một tác giả…Cáctín hiệu này có mối liên quan đến nhau, khi phân tích cần so sánh, đối chiếu

để tìm ra điểm chung và nét riêng Ví dụ tín hiệu thẩm mỹ Mưa xuất hiện trong cùng một bài Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm: Mưa Thuận Thành,

mưa ái phi, hạt mưa chèo bẻo, hạt mưa hoa nhài, hạt mưa sành sứ, mưa gái thương chồng… Hay THTM đêm xuất hiện trong nhiều bài thơ của Hoàng

Cầm với những kết hợp từ khác nhau gợi ra những ý nghĩa riêng như: đêm

đồng lõa, đêm vàng Kinh Bắc, đêm Đông Hồ, đêm hồ tinh, đêm doang tay…

Tính hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật cho thấy mối quan hệgiữa các yếu tố ngôn ngữ, một tác phẩm không thể chỉ có một tín hiệu thẩm

mỹ đứng độc lập, cũng không thể không có tín hiệu thẩm mỹ trong một tácphẩm Nói điều trên, chúng tôi muốn khẳng định rằng: khi xem xét bất kỳ mộtyếu tố ngôn ngữ nào cũng phải đặt nó trong hệ thống, mối quan hệ hệ thốnglàm thành chỉnh thể tác phẩm

1.2.2 Yếu tố chỉ dẫn

1.2.2.1 Khái niệm

Trang 31

Là những yếu tố ngôn từtồn tại xung quanh tín hiệu thẩm mỹ theo quan hệngang và quan hệ dọc có chức năng chỉ dẫn, nhận biết tín hiệu thẩm mỹ.

1.2.2.2 Đặc điểm

Về mặt từ loại: yếu tố chỉ dẫn thường là các thực từ: danh từ, động từ, tính từ

Về cấu tạo: yếu tố chỉ dẫn thường được cấu tạo là các cụm danh từ,động từ, tính từ

Về ý nghĩa: yếu tố chỉ dẫn phân biệt nhau theo các nhóm trường nghĩa,mỗi trường nghĩa sẽ cung cấp một nét nghĩa cho tín hiệu thẩm mỹ

Về chức năng: yếu tố chỉ dẫn có chức năng cung cấp những dấu hiệu đểnhận biết tín hiệu thẩm mỹ Nếu chỉ có tín hiệu thẩm mỹ thôi thì chưa đủ Mộttín hiệu thẩm mỹ không nói lên điều gì nếu như xung quanh nó không có cácyếu tố chỉ dẫn, cung cấp thông tin và ý nghĩa cho tín hiệu thẩm mỹ

Yếu tố chỉ dẫn là những yếu tố ngôn ngữ kết hợp với tín hiệu thẩm mỹtheo quan hệ ngang – quan hệ ngữ đoạn và quan hệ dọc – toàn văn bản

1.2.3 Yếu tố liên kết

1.2.3.1 Khái niệm

Yếu tố liên kết là những yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham gia vàoviệc tạo ra sự nối kết từ với từ, câu với câu…Là những yếu tố ngôn từ có chứcnăng liên kết các yếu tố ngôn từ khác làm nên một chỉnh thể tác phẩm

Về chức năng: yếu tố liên kết – các hư từ có chức năng cơ bản là biểuthị quan hệ (cách thức liên hội) giữa các khái niệm trong tư duy Chúng

Trang 32

không chỉ liên kết các yếu tố ngôn ngữ thành một chỉnh thể mà còn liên kếtnội dung bao gồm cả nội dung miêu tả và nội dung tình thái

Một tập hợp của các từ chưa thể làm thành tác phẩm Nếu chỉ có tínhiệu thẩm mỹ thôi không thể có một tác phẩm hoàn chỉnh Đó là yếu tố trungtâm nhưng nó được gọi là trung tâm khi xung quanh nó có các yếu tố ngoại vilàm nền cho trung tâm nổi bật Không thể có yếu tố này mà không có yếu tốkhác Một tác phẩm hoàn chỉnh là khi có đầy đủ cả ba yếu tố Cũng như muốn

có một ngôi nhà thì phải có gạch, có vôi, vữa, xi măng Nếu chỉ có gạch thìkhông thể gắn kết chúng lại Hoặc nếu chỉ có những chất liệu kia thì cũngkhông thể xây thành một ngôi nhà Các yếu tố liên kết giữ vai trò rất quantrọng trong tác phẩm tự sự Nhưng đối với một tác phẩm thơ – thơ giàu sứcgợi, đặc biệt thơ Hoàng cầm thì các yếu tố liên kết- các hư từ thường bị cắtgiảm tạo nên khoảng trống khoảng trắng trong bài thơ, yêu cầu độc giả phảiliên tưởng, tưởng tượng

1.3 Ngữ cảnh và ngữ cảnh tu từ

Tín hiệu thẩm mỹ thực hiện chức năng thẩm mỹ đầy đủ và toàn vẹnnhất khi được đặt trong ngữ cảnh nghệ thuật

Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa trong tài liệu Phân tích ngữ cảnh tu từ

cho rằng những yếu tố trong ngữ cảnh bao gồm:

+ Các yếu tố ngôn ngữ đứng trước và sau một yếu tố (tiêu điểm) đangxem xét (gọi là ngữ cảnh hẹp hay ngữ cảnh lời nói(văn bản)

+ Các yếu tố phi ngôn ngữ làm tiền giả định và khung quy chiếu baogồm những tri thức bách khoa về xã hội, kinh nghiệm sử dụng ngôn từ, hoàncảnh văn hóa, đối tượng giao tiếp…còn gọi là ngữ cảnh rộng hay ngữ cảnhphi ngôn ngữ

Nói gọn lại : “Ngữ cảnh là những yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

ngoại vi của một yếu tố đang được xem xét có tính quan yếu dùng để tạo lời – đối với người phát tin và để hiểu lời – đối với người tiếp nhận”[23;5].

Trang 33

Ngữ cảnh tu từ cũng là một loại ngữ cảnh nhưng có chức năng thẩm

mỹ, có khả năng gợi ra những cảm hứng về cái đẹp nhằm thỏa mãn nhu cầuthẩm mỹ của con người Trong ngữ cảnh tu từ có các tiêu điểm tu từ (là điểmnhấn nội dung thông tin nhưng gợi được cảm hứng thẩm mỹ, tiêu điểm tu từthường là điểm nhấn của tác giả, mặt khác là do sự lựa chọn của tác giả).Những tiêu điểm tu từ bên cạnh chức năng thông tin còn có chức năng biểutrưng, hay nói cách khác tiêu điểm tu từ ngoài ý nghĩa sự vật logic còn mangmột ý nghĩa thẩm mỹ mới – khi đó tiêu điểm tu từ là tín hiệu thẩm mỹ Đểnhận biết được tiêu điểm tu từ - tín hiệu thẩm mỹ thì phải căn cứ vào nhữngyếu tố ngôn ngữ có chức năng chỉ dẫn và những yếu tố ngôn ngữ có chứcnăng liên kết trong ngữ đoạn (dòng thơ, câu thơ, đoạn thơ, bài thơ) Hơn thếnữa, muốn khái quát đặc điểm của từng yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm vănhọc thì không thể giới hạn trong phạm vi một bài thơ mà phải mở rộng phạm

vi khảo sát nhiều bài thơ và đặt chúng trong ngữ cảnh rộng – tức những mốiquan hệ ngoài ngôn ngữ chi phối đến việc lựa chọn và sử dụng những yếu tố

ngôn ngữ ấy Theo hai tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa thì “ Giá

trị của những yếu tố trong ngữ cảnh đó phải được xác định không chỉ trong những mối quan hệ trực tiếp của một ngữ đoạn mà phải được đặt trong những mối quan hệ với toàn bộ hệ thống các yếu tố ngôn ngữ của tác phẩm, phong cách tác giả và lịch sử văn hóa của nó”[24;240].

Hiểu một cách ngắn gọn “ngữ cảnh tu từ”: là quan hệ tuyến tính của

một yếu tố ngôn ngữ trong ngữ đoạn và toàn bộ những mối quan hệ ngoàingôn ngữ chi phối sự lựa chọn kết hợp

Chỉ trong ngữ cảnh tu từ, giá trị và hiệu quả của một yếu tố ngôn ngữmới được bộc lộ trọn vẹn, nên khi phân tích bất kỳ một yếu tố ngôn ngữ nào,đặc biệt các THTM bao giờ cũng phải đặt nó trong ngữ cảnh cụ thể

Trên đây, chúng tôi đã đi vào những vấn đề lý thuyết chung về ngônngữ nghệ thuật;chức năng của các yếu tố ngôn ngữ, đặc biệt là về THTM, làm

Trang 34

cơ sở cho việc tìm hiểu một số THTM cụ thể và chức năng của các yếu tốngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm.

Trang 35

2 Tác giả khóa luận đã phân tích chức năng của các yếu tố ngôn từtrong tác phẩm văn học: tín hiệu thẩm mỹ, yếu tố chỉ dẫn, yếu tố liên kết Từ

đó vận dụng vào việc tìm hiểu chức năng của các yếu tố ngôn từ trong thơHoàng Cầm và đưa ra cơ sở nhận diện chúng

3 Chúng tôi trình bày lý thuyết về ngữ cảnh và ngữ cảnh tu từ Bởi đểgiải mã được ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ thì không thể tách nó ra khỏi ngữcảnh Chỉ trong ngữ cảnh, ý nghĩa thẩm mỹ mới được hiểu một cách đầy đủ

và chính xác nhất

4 Các yếu tố ngôn từ nằm trong một chỉnh thể cấu trúc tác phẩm,chúng cùng hướng đến phục vụ mục đích sáng tạo của người nghệ sĩ Tuynhiên không phải yếu tố ngôn từ nào tồn tại trong tác phẩm cũng là từ nghệthuật, cũng giữ chức năng thẩm mỹ Ý kiến này đã được hai tác giả Đỗ HữuChâu và Đinh Trọng Lạc bàn trong các tài liệu nghiên cứu về tín hiệu thẩm

mỹ và ngôn ngữ nghệ thuật Từ đó, chúng tôi tìm hiểu chức năng của các yếu

tố ngôn từ: thẩm mỹ, chỉ dẫn, liên kết và cụ thể hóa ở chương 2 và chương 3qua việc tìm hiểu thơ Hoàng Cầm

Trang 36

CHƯƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THƠ

2.1 Đặc điểm của tín hiệu thẩm mỹ

2.1.1 Đặc điểm về mặt từ loại của THTM

Về mặt từ loại, qua khảo sát 10 bài thơ trong tuyển tập Hoàng Cầm – Thơ,chúng tôi nhận thấy các tín hiệu thẩm mỹ có đặc điểm chung về mặt từ loại là

các danh từ Khi tín hiệu thẩm mỹ là một từ - hằng thể như : Kinh Bắc, gió là các

danh từ, khi tín hiệu thẩm mỹ là các biến thể kết hợp thì phần trung tâm của biến

thể kết hợp của THTM ấy cũng là danh từ Ví dụ : gió kỳ lân, Mưa Thuận

Thành, Lá Diêu bông… thì trung tâm“ gió, mưa và lá” là danh từ.

2.1.2 Đặc điểm về mặt cấu tạo của THTM

Về cấu tạo của các tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm, hầu hết cáctín hiệu thẩm mỹ - biến thể kết hợp đều được cấu tạo là cụm danh từ Trong

cấu tạo của cụm danh từ thì thành tố phụ sau cũng là danh từ Ví dụ : “ Mưa

ái phi, hạt mưa chèo bẻo, Quan Đốc đồng, vườn mai sau”, có các thành tố

phụ sau : “ái phi, chèo bẻo, Đốc đồng, mai sau” đều là các danh từ Có hai trường hợp “ mưa gái thương chồng” và “mưa chuông chùa lặn” có thành tố

phụ sau là cụm chủ vị và chủ ngữ cũng là danh từ

Bảng 1: Đặc điểm về mặt từ loại và cấu tạo của tín hiệu thẩm mỹ

Bài thơ Tín hiệu thẩm mỹ Đặc điểm Tần số xuất hiện

(lần)Đêm Thổ

Đêm Kim

Đêm Mộc

Đêm Thủy

Đêm Hỏa

Kinh Bắc Danh từ riêng 5

Đêm Thổ Gió kỳ lân Cụm danh từ 1

Đêm Thủy Gió Danh từ 5

Trang 37

Vườn ổi Cụm danh từ 1Một quả chín Cụm danh từ 2Một quả ương Cụm danh từ 2Vườn mai sau Cụm danh từ 1

Cỏ Bồng

thi

Cỏ Bồng thi Cụm danh từ 2

Trang 38

2.2 Cấu trúc tuyến tính của tín hiệu thẩm mỹ

Vị trí củaTHTM

trữ tình: Mẹ

+ Động từ chỉhành động củachủ thể hướngđến đối tượng

“Mẹ”: cúi lạy

+ Đứng cuốingữ đoạn

+ Đại từ xưng hôchỉ chủ thể trữ

tình: con

+ Phụ từ phủ địnhtrạng thái của chủ

thể: phải đâu

+ Cụm động từ chỉ

Trang 39

+ Đại từ xưng hôchỉ chủ thể trữ

tình: con

+ Phụ từ phủ định:

phải đâu

+ Cụm động từ chỉtrạng thái của chủ

+ Đại từ xưng hôchỉ chủ thể trữ

tình: con

+ Phụ từ phủ định:

phải đâu

+ Cụm động từ chỉtrạng thái của chủ

+ Động từ chỉhành động của chủ

thể: tìm

+ Động từ chỉ mụcđích của hành

động “tìm”: chơi

+ Cụm danh từ chỉđối tượng hướngđến của hai hành

động: đàn kiến

lửa

Trang 40

Nhận xét:Trong 5 ngữ đoạn chứa tín hiệu thẩm mỹ “Kinh Bắc” ở bảng

2 chúng ta có thể thấy đặc điểm chung trong quan hệ kết hợp đó là: TrướcTHTM “Kinh Bắc” là động từ chỉ hướng –“về”, Kinh Bắc luôn trong mốiquan hệ với chủ thể trữ tình xưng “con” “Con” được hiểu trong hai mối quan

hệ : Con – Mẹ và Con – quê hương Kinh Bắc

a Đặc điểm chung trong quan hệ kết hợp trực tiếp trên trục ngữ đoạnQua bảng 2 chúng ta có thể thấy điểm chung trong quan hệ kết hợp củacác tín hiệu thẩm mỹ với các yếu tố ngôn ngữ khác cụ thể là:

Yếu tố đứng trước với danh từ riêng Kinh Bắc có động từ chỉ hướng “

Về/ Trở về”( 5 lần) Ở vị trí này, với động từ chỉ hướng thì Kinh Bắc chính là

từ chỉ đích ( xét theo ngữ pháp chức năng), là bổ ngữ hạn định cho động từ

( xét theo ngữ pháp hệ thống)

“Về” – là động từ, theo Từ điển tiếng Việt [35;1419] giải thích:

“Về”-(1) “Di chuyển trở lại chỗ của mình , nơi ở, nơi quê hương của mình; (2) Di

chuyển đến nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình, hoặc nơi mình được mọi người đối xử thân mật , coi như người nhà, người cùng quê”.GS Diệp Quang Ban đã xếp “về / trở về” vào loại động từ chỉ

hướng[2;500] “ Về”(động từ có hướng về điểm gốc) + Kinh Bắc (từ chỉ đíchđứng sau động từ chỉ hướng) Như vậy, “Về Kinh Bắc” là về quê hương,nguồn cội Nhưng “về” theo các cách định nghĩa trên vẫn chỉ là hoạt động củacon người di chuyển bằng chân hay phương tiện nào đó “Về Kinh Bắc” trong

thơ Hoàng Cầm không đơn thuần như vậy, mà là sự trở về bằng tâm tưởng,

bằng hồi ức, về với một Kinh Bắc xưa trong quá khứ văn hóa, hoài niệm tâm linh và đậm màu huyền thoại Kết hợp “về Kinh Bắc” đã làm đồng hiện cả không gian và thời gian của chủ thể trở về quê hương, hiện tại chủ thể không

ở Kinh Bắc và đang quay trở về Kinh Bắc Đích của sự trở về bằng tâm tưởng

ấy là nơi chủ thể đã từng sinh ra và lớn lên Nhưng cũng không phải là một

Ngày đăng: 07/03/2016, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w