1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ BIỂU HIỆN SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

60 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 791,1 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN .................. 4 4.1. Mục đích .................................................................................................... 4 4.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 5 4.3. Ý nghĩa lí luận ............................................................................................ 5 4.4. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ..................... 5 5.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 5.1.1. Phương pháp phân tích .......................................................................... 5 5.1.2. Phương pháp quy nạp ............................................................................ 5 5.1.3. Phương pháp khảo sát, thống kê ........................................................... 5 5.1.4. Phương pháp so sánh đối chiếu.............................................................. 6 5.1.5. Phương pháp hệ thống ........................................................................... 6 5.2. Nguồn ngữ liệu ........................................................................................... 6 6. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN ................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................... 7 1.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ KTGT TRONG NGÔN NGỮ ................................ 7 1.1.1 Khái niệm kì thị ....................................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm kì thị giới tính ....................................................................... 7 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KTGT TRONG NGÔN NGỮ VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU ......................................... 8 1.2.1. Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội ................................................................................................................. 9 1.2.1.1. Quan điểm cho rằng không hề có một mối quan hệ đặc biệt nào giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội ............................................................................... 9 1.2.1.2. Những quan điểm khẳng định sự tồn tại mối quan hệ qua lại nào đó giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội ....................................................................... 9 1.2.2. Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có sự tác động vào ngôn ngữ ......................................................................................................... 10 1.2.2.1. Những quan điểm phản đối việc tác động vào ngôn ngữ ................. 10 1.2.2.2. Những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ ......................................................................................................... 11 1.3. GIỐNG, PHẠM TRÙ GIỐNG TRONG NGỮ PHÁP VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI PHẠM TRÙ GIỚI ................................................................. 15 1.3.1. Giống, việc dán nhãn giống và những hệ thống giống trong ngôn ngữ ... 15 1.3.2. Những vấn đề của phạm trù giống dưới góc độ bình đẳng nam nữ trong ngôn ngữ ............................................................................................... 17 1.3.2.1. Tính võ đoán của những hệ thống giống ngữ pháp, đặc biệt là loại hệ thống chỉ giới tính ...................................................................................... 17 1.4. ĐÁNH DẤU GIỐNG TRONG CÁC DANH TỪ TÁC NHÂN CHỈ NGƯỜI ......................................................................................................................... 19 1.4.1. Khoảng trống từ vựng .......................................................................... 20 1.4.2. Sự thiếu cân đối về mặt hình thái học trong những danh từ tác nhân chỉ nam giới và nữ giới ................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ BIỂU HIỆN SỰ KTGT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ..... 25 2.1. KTGT THỂ HIỆN Ở SỰ THIẾU CÂN ĐỐI VỀ MẶT NGỮ NGHĨA . 25 2.1.1 Người đàn bà – một thứ hàng hóa trong xã hội xưa ............................ 25 2.1.2. Người đàn bà gắn với tình dục, sắc dục – người đàn ông gắn với tài năng ................................................................................................................. 29 2.1.3. Người đàn bà gắn với liên tưởng tiêu cực – người đàn ông gắn với liên tưởng tích cực ................................................................................................. 33 2.2. SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA NHỮNG CHUẨN MỰC XÃ HỘI CŨ ........................................................... 37 2.2.1. Quan niệm ‘‘trinh tiết’’ - trinh tiết của người phụ nữ trong văn học trung đại ......................................................................................................... 37 2.2.2. Người phụ nữ vượt qua những luật lệ hà khắc của lễ giáo phong kiến ................................................................................................................. 40 2.3. SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI THỂ HIỆN Ở VẤN ĐỀ TÊN GỌI ..................................................................................... 42 2.3.1. Tên người thể hiện sự kì thị giới tính .................................................. 43 2.3.2 Cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới thể hiện sự kì thị giới tính .................................................................................................................. 45 2.4. SỰ RẬP KHUÔN VỀ GIỚI TÍNH TRONG NGÔN NGỮ ................... 47 2.4.1. Khái niệm về sự rập khuôn .................................................................. 47 2.4.2. Rập khuôn về giới tính trong ngôn ngữ - một biểu hiện của KTGT ..... 47 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của mình con người không thể không sử dụng đền ngôn ngữ (Language). Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. F. de Sausure đã nói “ngôn ngữ là một hiện thực xã hội”, nó góp phần không nhỏ trong việc phản ánh thực trạng - hình thái ý thức xã hội mà nó đang tồn tại. Đúng vậy, ngôn ngữ không chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chứ năng củng cố và duy trì tồn tại xã hội. Với cách nhìn này, từ góc độ giới có thể nhận thấy, ngôn ngữ không chỉ phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận về giới của con người mà có thể tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới. Ngày nay, khi ta nói tới nghiên cứu ngôn ngữ là nói đến sự nghiên cứu nó trong mối liên hệ tinh tế và phức tạp với hoàn cảnh xã hội mà nó được sinh ra, tồn tại và phát triển. Có thể nói rằng, việc xem xét ngôn ngữ từ góc độ xã hội là địa hạt của ngôn ngữ học xã hội. Một trong những mối quan tâm của ngôn ngữ học xã hội là vấn đề giới tính trong ngôn ngữ. Vấn đề này có thể được tiếp cận bằng hai cách khác nhau như: Ngôn ngữ của mỗi giới và ngôn ngữ về giới. Trong địa hạt ngôn ngữ nói về giới thì sự KTGT được thể hiện rõ nhất, đầy đủ nhất thì đây chính là nội dung nghiên cứu chính của khóa luận này. Thực tế trong xã hội, vấn đề KTGT vẫn tồn tại ở những góc độ như: nghề nghiệp, giáo dục, địa vị pháp lí, nghĩa vụ quân sự…và ngôn ngữ với tư cách là một thiết chế xã hội thì nó góp phần không nhỏ trong việc phản ánh sự kì thị trong mỗi giới này. Trong xã hội xưa, vấn đề KTGT không chỉ được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hàng ngày qua những câu ca dao tục ngữ mà đặc biệt hơn nữa sự kì thị đó còn được thể hiện qua các tác phẩm văn học thời kì bấy giờ. Chính vì vậy mà chúng tôi lựa chọn đề tài: Tìm hiểu các yếu tố ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong một số tác phẩm văn hoc trung đại Việt Nam để tiếp tục bổ sung và làm nên sự hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu đã có từ trước. Qua đó khóa luận này cũng góp phần hữu ích đối với mỗi người chúng ta trong việc giao tiếp với người khác giới, và cố gắng tránh được sự kì thị giới tính trong hoạt động giao tiếp. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vấn đề phân biệt giới tính hay kì thị giới tính không phải là vấn đề mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Theo các nhà nữ quyền, phân biệt gới hay phản ánh trên một số mặt sau: quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, sự bình đẳng về chính trị, bạo lực gia đình mà đối tượng là nữ giới, những chỉ trích 2 về quảng cáo có tính phân biệt giới, các chỉ trích về sự thể hiện vai trò của phụ nữ trong khoa học và xóa bỏ các ngôn ngữ phân biệt giới. Vấn đề kì thị giới tính trong ngôn ngữ đã từ lâu là mối quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Theo Stanard (1977) thì điểm đáng chú ý về tổ chức “Lucy stone League” có trụ sở đóng tại liên bang Maine (Hoa Kì) là sự vận động cho quyền của phụ nữ được duy trì họ, tên của mình sau khi kết hôn. “Lucy Stone” chính là tên riêng của một người phụ nữ kết hôn vào năm 1885 đã quyết định giữ nguyên họ của mình thay vào việc phải mang họ chồng theo truyền thống. Tổ chức này cho rằng việc phụ nữ phải từ bỏ họ của mình và mang họ chồng sau khi kết hôn và việc trẻ em phải mang họ cha là một truyền thống thể hiện tính thiếu bình đẳng nam - nữ, một truyền thống vẫn còn phổ biến trong văn hóa Hoa Kì cũng như những nền văn hóa Anh - Mĩ khác. [21] Theo những nghiên cứu của Kramarae và Treichler (1985) thì ngay từ năm 1908 đã có ý kiến phản đối việc sử dụng bao gộp đại từ “he” (đại từ ngôi thứ ba, giống đực, số ít) và “man” (người đàn ông) và ngay từ năm 1941 đã xuất hiện bài phê bình về cuốn từ điển nổi tiếng “Encyclopaedia Brittanica” thể hiện quan điểm đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong ngôn ngữ [19]. Miller và Swift (1991) cho rằng: Ngay từ những năm 1930 và 1940 nhà văn đồng thời là nhà sử học Mary Beard và nhà lí luận âm nhạc Sophie Drinker đã có những nhận xét thiên về nam giới trong ngôn ngữ [20]. Tại Đan Mạch vào năm 1912, Lis Jacobsen đã công bố một công trình nghiên cứu về tiếng Đan Mạch thời Trung cổ. Công trình này bà đã đưa ra nhận xét rằng nam giới được gọi tên theo địa vị xã hội trong khi đó nữ giới lại bị gọi tên theo quan hệ với người đàn ông - bạn đời của họ. Những công trình nghiên cứu như: Công trình của Hellinger (1990) về sự KTGT trong tiếng Anh và tiếng Đức, công trình của Poyntn (1985) về giống và các từ xưng hô trong tiếng Anh - Úc. Công trình của Freebody và Baker (1987) là công trình khảo sát lối biểu đạt về giống và các quan hệ về giống trong những sách dạy đọc cho học sinh lớp dưới ở Australia. Công trình nghiên cứu này đã cho thấy một sự mất cân đối về mặt định lượng trong việc sử dụng những từ chỉ giống và sự mất cân đối trong việc sử dụng tên riêng. Sterns (1976) đã phân tích nội dung và hình ảnh trong 25 cuốn sách giáo khoa dạy ngoại ngữ xuất bản năm 1970 và được sử dụng tại Hoa Kì. Bà đã phát 3 hiện được: Nhìn chung, ít thấy hình ảnh của người phụ nữ xuất hiện trong các bài khóa, hoặc nếu có hình ảnh của người phụ nữ thì nét nổi bật vẫn là định kiến về vai trò giống. Những nhân vật nữ được khắc họa chỉ là người mẹ, vợ hoặc những người nội trợ và những nhân vật ấy thường được mô tả chủ yếu về mặt thể xác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN TUẤN ANH

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ BIỂU HIỆN

SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN TUẤN ANH

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ BIỂU HIỆN

SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Vũ Tiến Dũng

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

Lời cảm ơn

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

TS Vũ Tiến Dũng – người thầy đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, động viên và

giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng Đào tạo, Thư viện, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc mượn tài liệu tham khảo để hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp K50 ĐHSP Văn – GDCD, đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Sơn la, tháng 05 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Tuấn Anh

Trang 4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CÓ SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

KTGT: Kì thị giới tính

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 4

4.1 Mục đích 4

4.2 Nhiệm vụ 5

4.3 Ý nghĩa lí luận 5

4.4 Ý nghĩa thực tiễn 5

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 5

5.1 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1.1 Phương pháp phân tích 5

5.1.2 Phương pháp quy nạp 5

5.1.3 Phương pháp khảo sát, thống kê 5

5.1.4 Phương pháp so sánh đối chiếu 6

5.1.5 Phương pháp hệ thống 6

5.2 Nguồn ngữ liệu 6

6 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ KTGT TRONG NGÔN NGỮ 7

1.1.1 Khái niệm kì thị 7

1.1.2 Khái niệm kì thị giới tính 7

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KTGT TRONG NGÔN NGỮ VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU 8

Trang 6

1.2.1 Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế

xã hội 9 1.2.1.1 Quan điểm cho rằng không hề có một mối quan hệ đặc biệt nào giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội 9 1.2.1.2 Những quan điểm khẳng định sự tồn tại mối quan hệ qua lại nào đó giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội 9 1.2.2 Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có sự tác động vào ngôn ngữ 10 1.2.2.1 Những quan điểm phản đối việc tác động vào ngôn ngữ 10 1.2.2.2 Những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ 11 1.3 GIỐNG, PHẠM TRÙ GIỐNG TRONG NGỮ PHÁP VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI PHẠM TRÙ GIỚI 15 1.3.1 Giống, việc dán nhãn giống và những hệ thống giống trong ngôn ngữ 15 1.3.2 Những vấn đề của phạm trù giống dưới góc độ bình đẳng nam nữ trong ngôn ngữ 17 1.3.2.1 Tính võ đoán của những hệ thống giống ngữ pháp, đặc biệt là loại

hệ thống chỉ giới tính 17 1.4 ĐÁNH DẤU GIỐNG TRONG CÁC DANH TỪ TÁC NHÂN CHỈ NGƯỜI

19

1.4.1 Khoảng trống từ vựng 20 1.4.2 Sự thiếu cân đối về mặt hình thái học trong những danh từ tác nhân chỉ nam giới và nữ giới 22 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ NGÔN TỪ BIỂU HIỆN SỰ KTGT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 25 2.1 KTGT THỂ HIỆN Ở SỰ THIẾU CÂN ĐỐI VỀ MẶT NGỮ NGHĨA 25 2.1.1 Người đàn bà – một thứ hàng hóa trong xã hội xưa 25 2.1.2 Người đàn bà gắn với tình dục, sắc dục – người đàn ông gắn với tài năng 29 2.1.3 Người đàn bà gắn với liên tưởng tiêu cực – người đàn ông gắn với liên tưởng tích cực 33

Trang 7

2.2 SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA

NHỮNG CHUẨN MỰC XÃ HỘI CŨ 37

2.2.1 Quan niệm ‘‘trinh tiết’’ - trinh tiết của người phụ nữ trong văn học trung đại 37

2.2.2 Người phụ nữ vượt qua những luật lệ hà khắc của lễ giáo phong kiến 40

2.3 SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI THỂ HIỆN Ở VẤN ĐỀ TÊN GỌI 42

2.3.1 Tên người thể hiện sự kì thị giới tính 43

2.3.2 Cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới thể hiện sự kì thị giới tính 45

2.4 SỰ RẬP KHUÔN VỀ GIỚI TÍNH TRONG NGÔN NGỮ 47

2.4.1 Khái niệm về sự rập khuôn 47

2.4.2 Rập khuôn về giới tính trong ngôn ngữ - một biểu hiện của KTGT 47

KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của mình con người không thể không sử dụng đền ngôn ngữ (Language) Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người F de Sausure đã nói “ngôn ngữ là một hiện thực

xã hội”, nó góp phần không nhỏ trong việc phản ánh thực trạng - hình thái ý thức xã hội mà nó đang tồn tại Đúng vậy, ngôn ngữ không chỉ có chức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chứ năng củng cố và duy trì tồn tại xã hội Với cách nhìn này, từ góc độ giới có thể nhận thấy, ngôn ngữ không chỉ phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận về giới của con người mà có thể tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới Ngày nay, khi ta nói tới nghiên cứu ngôn ngữ là nói đến sự nghiên cứu nó trong mối liên hệ tinh tế và phức tạp với hoàn cảnh xã hội mà nó được sinh ra, tồn tại và phát triển Có thể nói rằng, việc xem xét ngôn ngữ từ góc độ xã hội là địa hạt của ngôn ngữ học xã hội Một trong những mối quan tâm của ngôn ngữ học xã hội là vấn đề giới tính trong ngôn ngữ Vấn đề này có thể được tiếp cận bằng hai cách khác nhau như: Ngôn ngữ của mỗi giới và ngôn ngữ về giới Trong địa hạt ngôn ngữ nói về giới thì sự KTGT được thể hiện rõ nhất, đầy đủ nhất thì đây chính là nội dung nghiên cứu chính của khóa luận này Thực tế trong xã hội, vấn đề KTGT vẫn tồn tại ở những góc độ như: nghề nghiệp, giáo dục, địa vị pháp lí, nghĩa vụ quân sự…và ngôn ngữ với tư cách là một thiết chế xã hội thì nó góp phần không nhỏ trong việc phản ánh sự kì thị trong mỗi giới này Trong xã hội xưa, vấn đề KTGT không chỉ được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hàng ngày qua những câu ca dao tục ngữ mà đặc biệt hơn nữa sự kì thị đó còn được thể hiện qua các tác phẩm

văn học thời kì bấy giờ Chính vì vậy mà chúng tôi lựa chọn đề tài: Tìm hiểu

các yếu tố ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong một số tác phẩm văn hoc trung đại Việt Nam để tiếp tục bổ sung và làm nên sự hoàn thiện hơn các

công trình nghiên cứu đã có từ trước Qua đó khóa luận này cũng góp phần hữu ích đối với mỗi người chúng ta trong việc giao tiếp với người khác giới, và cố gắng tránh được sự kì thị giới tính trong hoạt động giao tiếp

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Vấn đề phân biệt giới tính hay kì thị giới tính không phải là vấn đề mới

mẻ đối với các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế Theo các nhà nữ quyền,

phân biệt gới hay phản ánh trên một số mặt sau: quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, sự bình đẳng về chính trị, bạo lực gia đình mà đối tượng là nữ giới, những chỉ trích

Trang 9

về quảng cáo có tính phân biệt giới, các chỉ trích về sự thể hiện vai trò của phụ

nữ trong khoa học và xóa bỏ các ngôn ngữ phân biệt giới

Vấn đề kì thị giới tính trong ngôn ngữ đã từ lâu là mối quan tâm của nhiều học giả trên thế giới

Theo Stanard (1977) thì điểm đáng chú ý về tổ chức “Lucy stone League”

có trụ sở đóng tại liên bang Maine (Hoa Kì) là sự vận động cho quyền của phụ

nữ được duy trì họ, tên của mình sau khi kết hôn “Lucy Stone” chính là tên riêng của một người phụ nữ kết hôn vào năm 1885 đã quyết định giữ nguyên họ của mình thay vào việc phải mang họ chồng theo truyền thống Tổ chức này cho rằng việc phụ nữ phải từ bỏ họ của mình và mang họ chồng sau khi kết hôn và việc trẻ em phải mang họ cha là một truyền thống thể hiện tính thiếu bình đẳng nam - nữ, một truyền thống vẫn còn phổ biến trong văn hóa Hoa Kì cũng như những nền văn hóa Anh - Mĩ khác [21]

Theo những nghiên cứu của Kramarae và Treichler (1985) thì ngay từ năm

1908 đã có ý kiến phản đối việc sử dụng bao gộp đại từ “he” (đại từ ngôi thứ ba, giống đực, số ít) và “man” (người đàn ông) và ngay từ năm 1941 đã xuất hiện bài phê bình về cuốn từ điển nổi tiếng “Encyclopaedia Brittanica” thể hiện quan điểm đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong ngôn ngữ [19]

Miller và Swift (1991) cho rằng: Ngay từ những năm 1930 và 1940 nhà văn đồng thời là nhà sử học Mary Beard và nhà lí luận âm nhạc Sophie Drinker đã

có những nhận xét thiên về nam giới trong ngôn ngữ [20]

Tại Đan Mạch vào năm 1912, Lis Jacobsen đã công bố một công trình nghiên cứu về tiếng Đan Mạch thời Trung cổ Công trình này bà đã đưa ra nhận xét rằng nam giới được gọi tên theo địa vị xã hội trong khi đó nữ giới lại bị gọi tên theo quan hệ với người đàn ông - bạn đời của họ

Những công trình nghiên cứu như: Công trình của Hellinger (1990) về sự KTGT trong tiếng Anh và tiếng Đức, công trình của Poyntn (1985) về giống và các từ xưng hô trong tiếng Anh - Úc

Công trình của Freebody và Baker (1987) là công trình khảo sát lối biểu đạt

về giống và các quan hệ về giống trong những sách dạy đọc cho học sinh lớp dưới ở Australia Công trình nghiên cứu này đã cho thấy một sự mất cân đối về mặt định lượng trong việc sử dụng những từ chỉ giống và sự mất cân đối trong việc sử dụng tên riêng

Sterns (1976) đã phân tích nội dung và hình ảnh trong 25 cuốn sách giáo khoa dạy ngoại ngữ xuất bản năm 1970 và được sử dụng tại Hoa Kì Bà đã phát

Trang 10

hiện được: Nhìn chung, ít thấy hình ảnh của người phụ nữ xuất hiện trong các bài khóa, hoặc nếu có hình ảnh của người phụ nữ thì nét nổi bật vẫn là định kiến

về vai trò giống Những nhân vật nữ được khắc họa chỉ là người mẹ, vợ hoặc những người nội trợ và những nhân vật ấy thường được mô tả chủ yếu về mặt thể xác

Harres và Truckenbrodt (1992) và Rendes (1998) quan tâm tới ngôn ngữ và

đã có những nhận định: Phần lớn các hình thức định kiến trắng trợn đã phần nào bớt xuất hiện chỉ là để nhường chỗ cho những hình thức định kiến tinh vi hơn

mà thôi

Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu của Morris (1982:89), Yagello (1978), Push (1984), Brouwer (1991), công trình của Hampeas (1976), Baron (1986), v.v… Cũng quan tâm đến rất nhiều vấn đề giới trong ngôn ngữ

Trong những thế kỉ trước và đầu thế kỉ XX những vấn đề liên quan đến lối ứng xử trong ngôn ngữ đối với phụ nữ cũng như sự khắc họa chân dung người phụ nữ trong ngôn ngữ nhiều khi đẵ trở thành đề tài tranh luận gay gắt trong đội ngũ các nhà ngôn ngữ học và các nhà bảo vệ ngôn ngữ (language guardian) Những nhà bảo hộ ngôn ngữ (language custodian) này luôn quan tâm đến việc xác định vai trò của phụ nữ trong sự thay đổi ngôn ngữ: liệu phụ nữ có phải là những người bảo vệ hình thức ngôn ngữ cũ và thuần khiết hay họ chỉ là những tác nhân gây thoái hóa ngôn ngữ, họ cũng đã thể hiện mối quan tâm tương tự với việc ấn định tư cách của phụ nữ trong ngôn ngữ thông qua cách biểu đạt bằng ngôn ngữ Tuy nhiên, mối quan tâm này không hẳn nhằm vào mục tiêu đấu tranh cho phụ nữ, vì trong nhiều trường hợp, những nhà bảo hộ ngôn ngữ này còn để

lộ sự băn khoăn trước tình trạng thế trội của nam giới trong ngôn ngữ ngày càng

bị mai một trước sự hiện diện ngày một gia tăng của nữ giới trong ngôn ngữ

Ở Việt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ và giới tính và các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm tới vấn đề KTGT trong ngôn ngữ tuy nhiên còn rất hạn chế Các vấn đề về giới tính và ngôn ngữ nói chung mặc dù đã có những quan tâm nhất định nhưng vẫn còn rải rác, chưa thành hệ thống và chưa có những công trình lớn, tiêu biểu

Trong cuốn ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản của Nguyễn Văn Khang (1999) tác giả đã dành trọn cả 7 chương để nói về vấn đề ngôn ngữ và giới tính Trong bài sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Văn Khang (1996) cũng phân biệt hai góc độ chính để nhìn vấn đề giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ

Trang 11

Ngoài ra còn một vài tác giả khác như: Bùi Minh Yến (1996), Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), Vũ Tiến Dũng (2002) cũng đã quan tâm và đề cập đến vấn

đề ngôn ngữ và giới tính nói chung nhưng chỉ quan tâm tới đặc trưng đặc trưng ngôn ngữ của từng giới

Trần Xuân Điệp (2004) đã có một luận án tiến sĩ nghiên cứu về sự KTGT trong ngôn ngữ

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng chúng ta còn thấy các nhà nghiên cứu cũng có những bài viết, lời bàn về ngôn ngữ thể hiện sự KTGT của người Việt

Sơ bộ khái quát những công trình của các nhà nghiên cứu thì chúng ta dễ nhận thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề KTGT trong ngôn ngữ của các tác phẩm văn chương Chúng tôi hi vọng với khóa luận này cũng như với các công trình nghiên cứu về sau sẽ góp phần bổ sung và làm hoàn thiện hơn những phần còn khuyết trống mà các công trình nghiên cứu trước chưa có thời gian đề cập đến

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các yếu tố ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong văn học trung đại Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi mà khóa luận quan tâm nghiên cứu là sự KTGT trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt, gắn với những quan niệm của người Việt về sự bình đẳng nam nữ còn tồn tại trong xã hội và được thể hiện trong những phát ngôn Phạm vi nghiên cứu vừa có tính khái quát lại vừa có tính chi tiết cụ thể để góp phần thấy rõ được một cách cơ bản vấn đề KTGT trong ngôn ngữ và trong quan niệm của người dân Việt Nam

4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN

4.1 Mục đích

Mục đích của khóa luận là tìm hiểu các yếu tố ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam Góp phần nghiên cứu và làm sang tỏ vai trò của ngôn ngữ trong tiến trình dân chủ hóa xã hội loài người nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng Để từ đó góp phần làm giảm thiểu sự kì thị giới tính ngôn ngữ và trong quan niệm của người dân Việt Nam

Trang 12

4.2 Nhiệm vụ

Khóa luận đã bước đầu đi tìm hiểu về thuật ngữ và khái niệm kì thị giới

tính trong tiếng Việt, tiếng Anh, cũng như những biểu hiện của sự kì thị giới tính

trong ngôn ngữ Để từ đó tìm ra những yếu tố ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới

tính trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam và đi vào phân tích

những biểu hiện đó

4.3 Ý nghĩa lí luận

Khóa luận góp phần trong việc nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ với

những đặc trưng văn hóa đi kèm Nhằm góp phần làm sáng tỏ vai trò của ngôn

ngữ trong xã hội loài người nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng Theo

đó, khóa luận góp phần đi sâu nghiên cứu một vài vấn đề cụ thể về các yếu tố

ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tình trong các một số tác phẩm văn học trung đại

Việt Nam

4.4 Ý nghĩa thực tiễn

Nếu kết quả nghiên cứu của khóa luận được chấp thuận thì nó sẽ góp phần

nâng cao ý thức về tìm hiểu kì thị giới tính trong ngôn ngữ Từ đó bước đầu định

hướng cho các cá nhân trong viêc lựa chon và sử dụng ngôn ngữ một cách thích

hợp để làm giảm thiểu và tiến tới loại trừ sự KTGT trong ngôn ngữ

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, để giải quyết được những công việc

đã đề ra, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

5.1.1 Phương pháp phân tích

Phương pháp này được người viết sử dụng trong quá trình tìm hiểu nghiên

cứu các tài liệu về sự KTGT, phân tích mổ xẻ vấn đề theo nhiều chiều hướng

khác nhau để thấy rõ được những biểu hiện của sự KTGT

5.1.2 Phương pháp quy nạp

Qua việc phân tích các tài liệu nghiên cứu, người viết đi đến tổng hợp và

khái quát hóa, rút ra những kết luận cần thiết về các vấn đề đã được nghiên cứu

5.1.3 Phương pháp khảo sát, thống kê

Phương pháp này được sử dụng để tiến hành khảo sát các tác phẩm văn học

trung đại, các tài liệu liên quan đến đề tài và sau đó thống kê lại toàn bộ nội

dung đã được khảo sát Việc sử dụng phương pháp này giúp cho chúng ta làm

Trang 13

việc được nhiều nguồn dữ liệu một cách chính xác và có hiệu quả Giúp ta nắm bắt được những vấn đề nào còn khuyết thiếu để từ đó chúng ta tiến hành bổ sung hoàn chỉnh lại vấn đề

5.1.4 Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu được chúng tôi sử dụng để làm nổi bật sự KTGT trong ngôn ngữ, người viết đã so sánh đối chiếu giữa ngôn ngữ tiếng Việt với các ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng Anh để rút ra được những kết luận khoa học và khách quan hơn trong biểu hiện KTGT của người Việt

5.1.5 Phương pháp hệ thống

Vận dụng phương pháp hệ thống nghiên cứu từ kì thị, chúng tôi tiến hành miêu tả phân tích cách dùng từ kì thị theo từng hệ thống, từng nhóm như hệ thống các đại từ, hệ thống các danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp được dùng làm từ kì thị Tuân thủ các phương pháp hệ thống, chúng tôi xem xét các từ kì thị trong quan hệ với các yếu tố khác như quan niệm và cách ứng xử của người dân Việt Nam đối với hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa

5.2 Nguồn ngữ liệu

Khóa luận được thực hiện chủ yếu dựa trên nguồn ngữ liệu là nền văn học trung đại Việt Nam; ngoài ra còn sử dụng, tham khảo thêm một số ít ngữ liệu từ văn học hiện đại Việt Nam; và tục ngữ, ca dao Việt Nam

6 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo cấu trúc của khóa luận gồm 2 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Tìm hiểu các yếu tố ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ KTGT TRONG NGÔN NGỮ

1.1.1 Khái niệm kì thị

Theo UNIDS (Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS)

“kì thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân dưới mắt người khác Những đặc điểm gây ra kì thị thường rất đa dạng, ví dụ: màu da, cách nói năng hoặc sở thích tình dục Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh nào đó, một số đặc tính nhất định bị người khác để ý và coi là đáng xấu hổ hoăc đáng bị coi thường Khi kì thị được thể hiện hành động thì đó là phân biệt đối xử… Phân biệt đối xử bao gồm những hành động hoặc loại trừ do thái độ kì thị gây ra và nhằm vào những cá nhân bị kì thị”

Theo “Từ điển tiếng Việt”, kì thị là sự phân biệt đối xử do thành kiến [31,519] Như vậy, sự KTGT trong ngôn ngữ là sự phân biệt đối xử do thành kiến xã hội về giới tính trong ngôn ngữ Chúng ta hiểu rằng sự phân biệt đối xử

do thành kiến có nghĩa là sự coi trọng người này và coi khinh người kia do thành

kiến xã hội về một mặt nào đó thì đó chính là ý nghĩa, là biểu hiện của từ kì thị

Tuy nhiên, với cách hiểu như vậy thì không được thuận lợi so với dung lượng của một thuật ngữ

Theo tác giả Trần Xuân Điệp, kì thị là sự coi khinh người này và coi trọng người kia về một mặt nào đó Trong xã hội loài người tồn tại nhiều hình thức kì thị như: kì thị về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tín ngưỡng, hoàn cảnh kinh tế hay tình trạng hôn nhân, v.v… Tất cả những hình thức kì thị đó đều được biểu đạt rất

rõ trong ngôn ngữ

Ví dụ: Với những cách nói như: “Vắt mũi chưa sạch” hay “Miệng còn hôi sữa” là thể hiện sự kì thị về tuổi tác Hay “Nam tôn nữ ti” là sự kì thị về giới tính KTGT còn là sự coi thường giới này và coi trọng giới kia Một biểu hiện rất cụ thể của sự KTGT là tư tưởng trọng nam khinh nữ Như vậy, trong ngôn ngữ KTGT là sự biểu đạt bằng ngôn ngữ qua hình thức rất dễ nhận thấy là sự coi thường - coi trọng về giới

1.1.2 Khái niệm kì thị giới tính

Giới tính là một khái niệm sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về

mặt sinh học Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và duy trì nòi giống

Trang 15

Giới là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn mà xã hội quy

định cho nam và nữ Nhìn từ góc độ xã hội học, giới đề cập đến sự phân công lao động các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể

Phân biệt giới tính hay kì thị giới tính (sexism), một thuật ngữ xuất hiện

giữa thế kỉ XX, là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng một giới là hạ đẳng, kém khẳng năng và kém giá trị hơn giới còn lại Thuật ngữ này dùng để ám chỉ

sự thống trị của nam so với nữ Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt giới tính,

mà trung tâm là phong trào nữ quyền diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không chỉ dành riêng cho nữ

Trong tiếng Anh, khái niệm KTGT trong ngôn ngữ (sexism in language) có các cách gọi khác: “Sexist language” (ngôn ngữ KTGT), “Sex - exclusive language” (ngôn ngữ loại trừ giới tính), “Gender - biased language” (ngôn ngữ

mang tính thiên kiến về giống) Ví dụ: Every cook praises his own broth (Mỗi

người đầu bếp đều tán dương chính món nước xáo của anh ta), thì “his” được sử dụng để thay cả cho “her” Lối dùng từ “his” theo kiểu bao gộp như vậy thể hiện

xu hướng thiên về nam giới, coi nam giới là đại diện cho cả nữ giới

Miller & Swift (1972) đưa ra định nghĩa: sự KTGT trong ngôn ngữ hay ngôn ngữ mang tính KTGT là bất kì cách diễn đạt nào thể hiện thái độ và sự trông mong về giới hoặc bất kì cách diễn đạt nào thể hiện tính trội cố hữu của giới này so với giới kia

Các định nghĩa nói trên đều thể hiện một điểm chung Mấu chốt của KTGT trong ngôn ngữ là ở sự khắc họa hình ảnh của nam giới và nữ giới bằng ngôn ngữ Với những biểu đạt này thể hiện sự đánh giá cao giới này hoặc sự đánh giá thấp giới kia

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KTGT TRONG NGÔN NGỮ VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU

Như chúng ta đã biết, KTGT là một hiện tượng có thực đã và đang tồn tại trong xã hội loài người Sự KTGT trong ngôn ngữ có tồn tại hay không là tùy thuộc vào quan niện về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy hay thực tế xã hội Chính vì vậy cần có sự can thiệp có chủ ý của con người vào ngôn ngữ với mục đích cuối cùng là gián tiếp tác động làm thay đổi thực tế KTGT trong xã hội nói chung và trong ngôn ngữ nói riêng Dưới đây là một số quan điểm

Trang 16

1.2.1 Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội

1.2.1.1 Quan điểm cho rằng không hề có một mối quan hệ đặc biệt nào giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội

Quan điểm này cho rằng ngôn ngữ thuần túy chỉ là một hệ thống võ đoán các tín hiệu được sử dụng để biểu đạt thực tế mà thôi Nó phủ nhận sự tồn tại của KTGT trong ngôn ngữ, phủ nhận sự liên hệ giữa khái niệm giới - phạm trù ngoài ngôn ngữ - với khái niệm giống - phạm trù ngữ pháp (trong ngôn ngữ)

1.2.1.2 Những quan điểm khẳng định sự tồn tại mối quan hệ qua lại nào đó giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội

Theo những quan điểm này cho rằng ngôn ngữ là một nguồn lực có khả năng cải thiện đời sống xã hội Tuy nhiên, nếu đi vào từng quan điểm cụ thể thì chúng lại có những điểm khác nhau ở một phạm vi nào đó

a Theo quan điểm “ngôn ngữ phản ánh thực tế” thì cấu trúc ngôn ngữ, mẫu câu, cách sử dụng ngôn ngữ đều chịu sự ảnh hưởng và sự khích lệ của thực tế phi ngôn Đó là các thiết chế và tổ chức xã hội, những đặc điểm và hiện tượng tự nhiên Cách thức sử dụng và kết cấu ngôn ngữ phải chịu ảnh hưởng của những thiết chế, những quan niệm và những hệ tư tưởng của cộng đồng và xã hội gắn liền với ngôn ngữ

b Theo quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ” (linguistic determinism),

“tính tương đối ngôn ngữ học” hay còn được gọi là “giả thuyết Sapir - Whorf”, ngôn ngữ quyết định phương thức tạo dựng và xem xét thế giới của một cá nhân Tuy vậy, quan điểm này lại có phiên bản, đó là:

Phiên bản “mạnh” cho rằng: Ngôn ngữ quyết định tư duy

Phiên bản “yếu” thì cho rằng: Ngôn ngữ đóng góp vào việc tạo dựng tư duy

c Quan điểm “tương tác” Đây là một hình thức tổng hợp giữa hai quan điểm “phản ánh” và “quyết định” nói trên Theo quan điểm này ngôn ngữ không chỉ phản ánh thực tế mà còn đóng góp vào việc tạo dựng nên thực tế Một số nhà

lí thuyết cho rằng đây chính là phiên bản yếu của giả thuyết Sapir - Whorf Những người khác lại cho rằng đây là quan điểm biện chứng về ngôn ngữ, cá nhân và xã hội Graddol & Swann (1989:165) cho rằng đó là: “một quan điểm tổng hợp mà theo quan điểm này thì ngôn ngữ vừa đóng góp vào việc tạo nên tình trạng bất bình đẳng giới tính lại vừa phản ánh sự tồn tại của tình trạng ấy trong xã hội” [6]

Trang 17

Theo toàn bộ những quan điểm nêu trên thì chúng ta có thể thấy rằng: ngôn ngữ chính là một nguồn lực có khẳ năng cải tạo thiện đời sống xã hội.Tuy nhiên, nếu xét ở một khía cạnh nào đó cụ thể và chi tiết hơn thì những quan điểm trên vẫn bộc lộ một số điểm khác biệt

1.2.2 Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có sự tác động vào ngôn ngữ

Một trong những đặc trưng của ngôn ngữ là biến đổi Sự thay đổi đó có thể

do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể do con người chủ động tạo nên Đây chính là vấn đề “thay đổi ngôn ngữ có chủ ý” (intended language change) Song, liệu con người có nên chủ động thay đổi ngôn ngữ hay không là một trong những vấn đề còn nhiều tranh cãi Quan niệm về việc cần thiết phải có sự tác động vào ngôn ngữ xuất phát từ các quan điểm khác nhau về bản chất của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế Điều này dẫn đến quan niệm về vấn đề này cũng rất khác nhau

1.2.2.1 Những quan điểm phản đối việc tác động vào ngôn ngữ

a Quan điểm phủ nhận mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế

Theo quan điểm phủ nhận mối quan hệ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực

tế xã hội thì mặc dù trong thực tế xã hội có hiện tượng KTGT nhưng trong ngôn ngữ không hề có hiện tượng đó và vì thế không cần phải tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ

b Quan điểm “ngôn ngữ phản ánh thưc tế xã hội”

Quan điểm cho rằng ngôn ngữ chỉ thuần túy phản ánh thực tế thường được vận dụng để phản đối cải cách ngôn ngữ Những người theo quan điểm này thường có thiên hướng ít ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ vì họ không tin vào khả năng của ngôn ngữ có thể tạo ra được những thay đổi trong xã hội như mong muốn (loại bỏ sự KTGT trong xã hội) Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Robin Lakoff (1975: 470 - Giáo sư Ngôn ngữ học thuộc Đại học California tại Berkeley) và Martynyuk (1990b: 1099 - nhà ngôn ngữ học người Nga) Lập luận của các học giả này là: Sở dĩ có thói quen KTGT trong ngôn ngữ là do thái độ KTGT của những người sử dụng ngôn ngữ đó Đó

là thái độ của những người sống trong cộng đồng thiếu quan tâm đến việc đối xử bình đẳng nam – nữ Theo quan điểm “phản ánh” thì những thói quen ngôn ngữ thể hiện tính áp bức nào đó không hề gây ra và cũng không quy định sự phân biệt đối xử hay sự áp bức đối với nữ giới, và cũng không quy định địa vị phụ thuộc của nữ giới trong thực tế Những thói quen ngôn ngữ đó chỉ đơn giản phản

Trang 18

ánh những hiện tượng thực tế ấy mà thôi Do vậy những người theo quan điểm này chủ trương thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, và theo thời gian, sự tác động vào xã hội này sẽ kéo theo sự thay đổi về ngôn ngữ Steindl (2004: 4) cũng quan niệm: Ngôn ngữ thật ra là một cái gì đó luôn phát triển Chúng ta không thể đơn giản biến đổi nó, đối xử thô bạo với nó và ra lệnh cho nó Trước hết, hiện thực

xã hội phải tự thay đổi, sau đó, một lúc nào đó, ngôn ngữ sẽ thay đổi theo

1.2.2.2 Những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ

a Quan điểm cho rằng ngôn ngữ tụt hậu sau những biến đổi xã hội

Như trên đã trình bày ở trên, quan điểm “ngôn ngữ phản ánh thực tế xã hội” ít ủng hộ cho cải cách ngôn ngữ Điều này không có nghĩa là tất cả những người theo quan điểm đó đã hoàn toàn phủ nhận ý muốn cũng như sự cần thiết phải có cải cách ngôn ngữ Trên thực tế, đã có không ít những người theo quan điểm này lại lập luận ủng hộ cho tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ Tuy vậy, cơ sở của thái độ ủng hộ ấy lại hoàn toàn khác Theo những học giả này thì sự thay đổi trong ngôn ngữ luôn “tụt hậu” so với sự thay đổi về tập quán

xã hội và văn hóa Nói cách khác, theo quan điểm này thì sự khắc họa bằng ngôn ngữ hiện nay đối với hình ảnh của nam giới và nữ giới đã trở nên lỗi thời và không phản ánh được sự thay đổi về vị trí cũng như vai trò của phụ nữ trong xã hội mới

Trong số những tác giả ủng hộ cho quan điểm này đáng chú ý nhất là hai nhà nghiên cứu người Mỹ: Casey Miller và Kate Swift (1980, 1991), kế đó là nhà ngôn ngữ học người Mỹ, Bobbye Sorrels (1983) Các tác giả này đều cho rằng ngôn ngữ mang tính KTGT cần phải được cải cách để phù hợp với xã hội hiện tại

b Quan điểm cho rằng ngôn ngữ mang tính KTGT là nguyên nhân gây nên

sự áp bức phụ nữ

Quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ” về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế đã xem ngôn ngữ là một sức mạnh áp đảo, nếu không muốn nói là một sức mạnh trung tâm trong việc tạo nên cũng như duy trì sự KTGT trong xã hội Đây chính là việc áp dụng phiên bản mạnh của giả thuyết Sapir - Whorf Do đó ngôn ngữ sẽ nắm giữ vai trò then chốt trong việc giải phóng phụ nữ trong xã hội Tác giả tiêu biểu cho quan điểm này là nhà ngôn ngữ học người Anh: Dale Spender (1980:3)

Trang 19

c Quan điểm cho rằng cần phải có một vị trí cho phụ nữ trong ngôn ngữ

Quan điểm này được xây dựng dựa trên quan niệm cho rằng: do đặc điểm khác nam giới về mặt sinh vật học nên nữ giới đã không có một vị trí bình đẳng với nam giới trong ngôn ngữ Vì thế cần phải thay đổi ngôn ngữ để mang lại cho

nữ giới vị trí đó

Ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong việc gây ra sự đối xử bất công đối với nữ giới và sự lệ thuộc của nữ giới Đây là quan điểm của những học giả chịu ảnh hưởng của phương pháp tiếp cận hậu cận đại đối với ngôn ngữ, đó là phân tích luận tâm lí học và phân tích luận văn học và triết học Tiêu biểu là các học giả người Pháp: Hélène Cixous, Julia Kristeva và Luce Irigaray, những người chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng phân tâm học của Lacan Nhìn chung quan điểm của trường phái ngôn ngữ này vẫn là một cách nhìn của “quyết định luận ngôn ngữ” Tiếp thu những tư tưởng của Sigmuna Freud, Lancan đã tin tưởng tuyệt đối vào vai trò trung tâm của ngôn ngữ trong việc hình “cái tôi” của con người

Lancan cho rằng quá trình sinh ra và lớn lên của con người chỉ là quá trình hình thành “cái tôi” Sự hình thành “cái tôi” xảy ra qua quá trình học tiếng và trải qua những giai đoạn khác nhau Lancan gọi các giai đoạn này là các những

“trình tự” (order) trong đó giai đoạn đầu là “trình tự tưởng tượng” (imaginary order) giai đoạn sau là “trình tự tượng trưng “(symbolic order) Trong giai đoạn đầu, đứa trẻ chưa có “cái tôi” vì nó chỉ là một bộ phận của mẹ nó Sự hình thành

ý thức của bản thân mình (cái tôi) bao gồm việc thoát ra khỏi giai đoạn đầu và chiếm được một vị trí trong giai đoạn hai Giai đoạn hai - trình tự tượng trưng chính là xã hội, bao gồm những thói quen có tính tín hiệu như tập quán xã hội, văn hóa, v.v… Việc trẻ chiếm được một vị trí trong trình tự tượng trưng bao gồm một quá trình vừa cá nhân hóa vừa xã hội hóa mà trong đó học tiếng đóng vai trò cơ bản Qua ngôn ngữ mà trẻ học cách phân biệt mình với người khác về nhiều mặt

Điều có liên hệ đến vấn đề bình đẳng nam nữ là ở chỗ trên cơ sở lí thuyết của Sigmund Freud, Lacan cho rằng chi phối “trình tự tượng trưng” là cái mà Lacan gọi là luật người cha và quyền lực của dương vật, và rằng con trai và con gái bước vào giai đoạn này theo những cách thức rất khác nhau Do đó trai và gái có liên hệ khác nhau đối với ngôn ngữ

Nữ giới, do sự khác biệt về mặt giải phẫu học, không thể chấp nhận hoàn toàn sự chi phối “trình tự tượng trưng” của luật người cha Do vậy, trên một phương diện nào đó, nữ giới đã bị loại trừ ra khỏi trình tự này hoặc bị đặt ra ngoài lề của trình tự ấy Chính vị trí “ngoài lề” ấy đã dẫn tới sự đối xử bất công

Trang 20

đối với nữ giới Về mặt ngôn ngữ, trình tự tượng trưng chỉ có thể duy trì một loại ngôn ngữ Đặc trưng của loại ngôn ngữ này là những cặp nhị phân: “có” hay + và “không có / thiếu” hay -) Trong lí thuyết này, ngôn ngữ gắn liền với tính dục nên những cặp nhị phân bao gồm những từ và khái niệm như “nam” và

“nữ”, “đực” và “cái” được xây dựng dựa trên cơ sở cơ quan sinh dục của người Bởi vì cơ quan sinh dục nữ không có dương vật nên nữ giới được xem là cực âm của cặp nhị phân “nam - nữ” Hơn nữa, vị trí ngoài lề này của nữ giới trong trình

tự tượng trưng còn có nghĩa là nữ giới đã bị lấy mất đi một loại ngôn ngữ có thể diễn đạt tình cảm, kinh nghiệm và cái tôi của chính mình Như vậy, theo Lacan thì ngôn ngữ không thuộc về nữ giới Nói cách khác, nữ giới không có vị trí trong ngôn ngữ và đó là một thực tế cố hữu do sự khác biệt của nữ giới về mặt sinh vật học Nói tóm lại, theo Lacan, sự KTGT trong ngôn ngữ là tất yếu và điều đó là không hề thay đổi

Tuy nhiên, Heslene Cixous, Julia Kristeva và Luce Irigaray lại không hoàn toàn nhất trí với Lacan về mối liên hệ giữa giới tính và ngôn ngữ Tuy nhất trí với Lacan về sự hiện hữu của sự KTGT trong ngôn ngữ nhưng những tác giả này lại cho rằng: thay đổi ngôn ngữ có tính khả thi cao Do đó họ còn chủ trương một số hình thức tác động vào ngôn ngữ mà theo họ sẽ có tác dụng tốt hơn đối với nữ giới

Các học giả này cho rằng vị trí mà trẻ chiếm lĩnh trong trình tự tượng trưng không chỉ được quyết định bởi cơ quan sinh dục mà còn bởi sự tương đồng với

bố hoặc mẹ của trẻ Nói cách khác, con gái không nhất thiết phải giống mẹ và con trai không nhất thiết phải giống bố Do đó không nên có sự cào bằng giữa

“nữ” (famale) và “cái” (faminine), giữa “nam” (male) và “đực” (masculine) Nam giới có thể chiếm một vị trí của giống cái và nữ giới có thể có một vị trí của giống đực trong trật tự tượng trưng

Trên cơ sở quan niệm như vậy, các học giả này xem việc tác động vào ngôn ngữ là một bước quan trọng tiến tới việc giải phóng nữ giới ra khỏi trật tự tượng trưng vốn hiện đang nghiêng về nam giới và mang tính áp bức của giống đực Các tác giả này còn chủ chương nữ giới nên có một loại ngôn ngữ riêng khác với loại ngôn ngữ thiên về nam giới như hiện tại nhằm mục đích tạo và đánh giá nghĩa theo cách riêng của nữ giới, tách khỏi sự phụ thuộc vào nam giới

về mặt ngôn ngữ như hiện trạng

d Quan điểm cho rằng tác động vào ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ

Đây chính là tinh thần của quan điểm “tương tác” về bản chất của mối quan

Trang 21

hệ giữa ngôn ngữ và thực tế Do ngôn ngữ không chỉ phản ánh và còn góp phần tạo dựng và duy trì thực tế KTGT nên tác động vào ngôn ngữ phải có tác dụng nhất định đối với hiện tượng đó trong thực tế Tuy nhiên, khác với những người theo quan điểm “Quyết định luận ngôn ngữ”, những người theo quan điểm này không hề quan niệm rằng ngôn ngữ giữ vai trò then chốt và quyết định trực tiếp đến phong trào giải phóng phụ nữ Họ cũng không quan niệm rằng sự can thiệp vào ngôn ngữ, một mình nó có thể tác động mạnh mẽ trong việc làm giảm đi những thói quen KTGT và tình trạng áp bức (đối với phụ nữ) trên những bình diện khác của cuộc sống Điều những người theo quan điểm này tin tưởng là tác động vào ngôn ngữ có thể sẽ tạo cho phụ nữ một cơ hội để thể hiện được chân dung và kinh nghiệm của mình Đồng thời tác động vào ngôn ngữ có thể giúp người ta nâng cao được ý thức về một thực tế là: Ngôn ngữ không đơn thuần là một phương tiện trung tính để chuyển tải ý nghĩ và giá trị

Phần trình bày trên đây đã đề cập đến những quan điểm khác nhau về hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ và sự cần thiết cũng như tính khả thi của sự tác động vào ngôn ngữ nhằm khắc phục hiện tượng đó

So với các quan điểm phủ nhận sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ, các quan điểm khẳng định sự tồn tại của hiện tượng đó trong ngôn ngữ chiếm ưu thế không những về định lượng mà còn về cả mặt định tính: Bởi chúng

có cơ sở lý luận vững chắc hơn Đó là các quan điểm” ngôn ngữ phản ánh thực

tế xã hội”, quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ”, quan điểm” tương tác”

Tuy nhiên, sẽ là không có sức thuyết phục nếu chỉ khẳng định được sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ mà lại chưa chỉ ra được sự cần thiết và tính khả thi của những tác động nhằm thay đổi hiện trạng đó Nói cách khác nếu chỉ dừng lại ở việc thuần túy nghiên cứu sự KTGT trong ngôn ngữ mà không đề cập đến nỗ lực của con người nhằm khắc phục hiện tượng đó thì thực tiễn của nó

sẽ bị giảm sút Do vậy, lý thuyết về sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ luôn đi kèm với lý thuyết về sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp khắc phục và sự tác động của con người vào ngôn ngữ Bên cạnh một vài quan điểm phản đối việc tác động vào ngôn ngữ là những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ mang tính thuyết phục hơn như những quan điểm “cho rằng ngôn ngữ tụt hậu so với những biến đổi xã hội”, quan điểm”quyết định luận ngôn ngữ”, quan điểm “cho rằng cần có một vị trí bình đẳng cho nữ giới trong ngôn ngữ”, quan điểm “tương tác về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội”

Trang 22

1.3 GIỐNG, PHẠM TRÙ GIỐNG TRONG NGỮ PHÁP VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI PHẠM TRÙ GIỚI

Vị trí của vấn đề giống trong ngôn ngữ, Corbett (1991:1) cho rằng giống là một phạm trù phức tạp nhất trong tất cả các phạm trù ngữ pháp Đó là một chủ

đề gây quan tâm không chỉ đối với người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ mà còn đối với những người ở ngoài lĩnh vực ngôn ngữ… Trong một số ngôn ngữ, giống đóng vai trò quan tâm và xuyên suốt, ngược lại trong nhiều ngôn ngữ cũng không xuất hiện phạm trù này

Cho dù có chuyên về ngôn ngữ học hay không chuyên về ngôn ngữ học thì các tác giả không quan tâm nghiên cứu về sự KTGT trong ngôn ngữ đều hết sức chú ý tới phạm trù giống trong việc khảo sát và phân tích sự khắc họa về giới trong ngôn ngữ Các tác giả này đã rất quan tâm tới phạm trù giống (thuộc ngôn ngữ) và phạm trù giới (thuộc xã hội), và điều này đã nói nên mối quan hệ giữa phạm trù giống trong ngữ pháp và phạm trù giới nằm ngoài ngôn ngữ Việc nghiên cứu vấn đề giống trong ngữ pháp và sự KTGT trong ngôn ngữ đã tạo nên khá nhiều sự tranh cãi trong những nhà nghiên cứu ngôn ngữ chuyên, không chuyên, trong những nhà phê bình ngôn ngữ có tư tưởng bình đẳng nam nữ cũng như những nhà phê bình không có tư tưởng đó

1.3.1 Giống, việc dán nhãn giống và những hệ thống giống trong ngôn ngữ

Giống là một phạm trù ngữ pháp có ảnh hưởng đến danh từ Giống được xem như một kiểu hệ thống để phân loại danh từ thành những nhóm khác nhau Những nhóm hoặc lớp danh từ đó sẽ ứng xử khác nhau trong sự phù ứng đối với những bộ phận khác của lời nói hoặc ngôn ngữ Mặc dù giống không phải hoàn toàn là phổ quát trong ngôn ngữ nhưng vẫn có một số đáng kể các ngôn ngữ thể hiện là có phạm trù này Corbett (1991: 1) đã đề cập đến những mặt khác nhau của vấn đề quy giống và việc đánh dấu giống trong hơn 200 ngôn ngữ khác nhau Tuy nhiên, ông cũng nhận xét là các ngôn ngữ thuộc hầu hết mọi ngữ hệ đều có hệ thống giống trừ một số ngoại lệ chính là một vài ngữ hệ lớn ở châu Á [17]

Thuật ngữ “giống” được dùng rộng rãi để chỉ phạm trù ngữ pháp này nhưng người ta cũng còn dùng thuật ngữ khác như “lớp” hoặc “lớp danh từ” Thuật ngữ “giống” vốn là một từ được dịch ra từ nhiều tiếng nước ngoài mà bản thân trong các tiếng nước ngoài ấy, thuật ngữ này cũng được dịch hoặc mượn từ

từ “genus” (loại / loài) trong tiếng La Tinh Do vậy, đây không phải là một từ dùng trong ngôn ngữ hàng ngày hay trong các loại văn bản thuộc chuyên ngành khác Có nhiều ngôn ngữ có hệ thống gồm 2 hoặc 3 giống, lại có những ngôn ngữ với hệ thống có tới 20 giống và tiểu giống Đồng thời những nhãn hiệu dán

Trang 23

cho những giống này cũng rất khác nhau Bên cạnh những nhãn hiệu phổ biến

đối với nhiều ngôn ngữ như là: giống đực, giống cái, giống trung là những nhãn

hiệu khác như: Động vật, bất động vật, mạnh, yếu, nhân, phi nhân, v.v… Trong

một số trường hợp thì các giống được đánh số hơn là dán nhãn (như trong Dyirbal, một ngôn ngữ của thổ dân Australia)

Corbett (1991: 1) phân biệt hai loại hệ thống giống đó là giống ngữ nghĩa

Trong nhiều ngôn ngữ như vậy, những giống có nhãn hiệu như “đực” và

“cái” đều có quan hệ với phạm trù giới nằm ngoài ngôn ngữ trong việc phân loại nam và nữ giới Một điều thú vị là trong hệ thống giống lấy ngữ nghĩa làm cơ sở thì nam và nữ giới chắc chắn được đưa vào lớp từ khác nhau ngay cả khi những danh từ này không được dán nhãn “đực” và “cái”

Những nghiên cứu đã cho rằng hệ thống giống trong tiếng Anh hiện đại chủ yếu là một hệ thống giống tự nhiên có cơ sở là đặc điểm về giới cố hữu của danh

từ Những danh từ chỉ nam giới và động vật giống đực được xếp vào giống đực, những danh từ chỉ nữ giới và động vật giống cái được xếp vào giống cái trong khi những đồ vật và những loài động vật khác được xếp vào giống trung Tuy nhiên cũng có một số trường hợp “bất quy tắc”, trong lớp từ chỉ lớp động vật có khi một vật hay khái niệm cũng được xếp vào giống đực hay giống cái Chẳng hạn ”skis” (giày trượt tuyết), “shoes” (giày), “coffee” (cà phê), “car” (xe hơi),

“chocolate” (sôcôla), “pepper” (hồ tiêu) v.v… thuộc về giống đực và “boat” (thuyền), “country” (đất nước, quê hương), “tea” (chè), “boots” (giày ủng),

“skates” (giày trượt băng) v.v… thuộc về giống cái Như vậy việc quy về giống đực hay giống cái dựa trên một sự ám chỉ ẩn dụ nào đó về “tính đực” hay “tính cái” Đây là hiện tượng mà người ta thường gọi là “giống ẩn dụ” Mặc dù nét đặc trưng là giới quan trọng trong nhiều hệ thống giống tự nhiên tuy vậy không phải lúc nào cũng vậy

Trong hệ thống giống hình thái học thì cơ sở của viêc quy giống cho danh

từ là đặc điểm về hình thái học Theo Corbett (1991: 1) thì các hệ thống giống thuần túy hình thái học là không có; các hệ thống này luôn có một hạt nhân ngữ

Trang 24

nghĩa và những hệ thống đó thường đan xen với các quy luật ngữ nghĩa Nói cách khác, việc phân lọai giống cho danh từ chẳng mấy khi chỉ dựa vào hình thái, mà luôn dựa vào các đặc trưng hoặc các tiêu chuẩn ngữ nghĩa

Trong hệ thống giống hình thái học thì việc quy giống cho danh từ dựa trên hình thái đơn Ví dụ, trong tiếng Pháp, các danh từ tận cùng là /m/ chủ yếu là các danh từ giống đực như từ “femme” (/fam/) “phụ nữ” lại là danh từ giống cái Những ngôn ngữ có hệ thống dựa trên cơ sở hình thái học và âm vị học được gọi là những ngôn ngữ có giống ngữ pháp Cũng có những ngôn ngữ mà không có hệ thống giống ngữ pháp, như tiếng Hunggari và tiếng Phần Lan Những ngôn ngữ này thường đánh dấu giống của người bằng biện pháp từ vựng

1.3.2 Những vấn đề của phạm trù giống dưới góc độ bình đẳng nam

nữ trong ngôn ngữ

Dưới góc độ bình đẳng nam nữ trong ngôn ngữ thì phạm trù giống có liên quan nhiều đến vấn đề KTGT trong ngôn ngữ Các nhà nghiên cứu về sự KTGT trong ngôn ngữ đã nêu phạm trù giống như là một sự cản trở cơ bản đối với sự bình đẳng giới tính trong ngôn ngữ Tất nhiên, phạm trù giống ở các ngôn ngữ khác nhau thì sẽ tạo nên những vấn đề KTGT khác nhau trong ngôn ngữ vì các ngôn ngữ đều khác nhau về phương thức thể hiện và phương thức đánh dấu giống Những vấn đề cơ bản nhìn theo góc độ bình đẳng giới tính thì trong ngôn ngữ có liên quan đến các ngôn ngữ châu Âu có hệ thống giống, những ngôn ngữ

có xu thế hợp nhất giống đực và giống cái

1.3.2.1 Tính võ đoán của những hệ thống giống ngữ pháp, đặc biệt là

loại hệ thống chỉ giới tính

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giống đực được sử dụng như là giống “trội” hơn hoặc giống “có giá trị” hơn giống cái Căn cứ vào ngữ nghĩa và hình thái mà các ngôn ngữ phân biệt giống đực, giống cái và giống trung Trong những ngôn ngữ như vậy, phần lớn những trường hợp giống đực là giống quy định mô hình phù ứng trong trường hợp những danh ngữ mang tính bao gộp, chỉ cả hai giới có chứa những danh từ tác nhân chỉ nam giới và nữ giới

Về mặt này tiếng Anh và tiếng Việt tương đồng ở chỗ đều thuộc về thuộc loại hình ngôn ngữ có hệ thống giống tự nhiên hay còn được gọi là giống ngữ nghĩa Trong trường hợp này, sự KTGT được thể hiện ở việc sử dụng đại từ giống đực để thay cho những danh từ chung về giống trong ngữ cảnh mang tính bao gộp

Trong tiếng Anh, những kiểu nói như sau:

Trang 25

The teacher is responsible for his students

(Giáo viên chịu trách nhiệm đối với học sinh của anh ta)

Từ “teacher” (giáo viên) là từ chỉ chung về giới (có thể chỉ nam hoặc nữ) nhưng đại từ sở hữu tương ứng với nó lại là “his” (giống đực) chứ không phải là

“her” (giống cái) Hoặc:

If a friend wishes to become a member, please ask him to write for information

(Nếu một người bạn muốn trở thành hội viên thì hãy bảo ta viết thư tìm hiểu thông tin)

Từ “friend” (bạn) cũng là từ chỉ chung về giới nhưng đại từ nhân xưng cho

nó lại là “him” (giống đực) chứ không phải là “her” (giống cái) Ngay cả trong những trường hợp giống của danh từ được đánh dấu, như “actor” (nam diễn viên), “actress” (nữ diễn viên) thì danh từ giống đực thường được dùng là danh

từ bao gộp (chỉ chung)

Trong tiếng Việt, ở khu vực giáo dục, một ví dụ tương tự là cách sử dụng

từ “thầy” với tư cách là một chức danh chỉ sự tôn xưng và là một từ nhân xưng Ngày nay để chỉ những người làm công tác giảng dạy người ta dùng cụm từ:

thầy cô giáo Nhưng chỉ quan hệ nói chung giữa người dạy và người học, người

ta thường chỉ dùng cách nói quan hệ “thầy - trò” chứ không dùng cách nói quan

hệ “cô - trò” Như thế từ thầy đã được dùng để chỉ cả cô trong trường hợp này Nói cách khác từ thầy vốn là một từ chỉ giống đực nay đã được dùng như một

danh từ bao gộp chỉ chung về giới (cả nam và nữ)

Trong khi chuyển dịch các văn bản, tài liệu học tập từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt người ta cũng khó tránh khỏi việc dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 “anh” - đại từ bao gộp chỉ cả nam và nữ giới Nguyễn Lai (1997: 62) đã viết: “Và khi xuất hiện thì ngôn ngữ ấy là của tôi và của anh, ngôn ngữ ấy cho tôi và cả cho anh…” [12]

Trong hoạt động tôn giáo cũng có những trường hợp tương tự Đó là việc dùng những từ như thầy và chú trong những tập hợp từ như sư thầy, chú tiểu để chỉ cả nam và nữ tu hành Các nhà ngôn ngữ học có tư tưởng bình đẳng nam nữ cho rằng thói quen dùng giống đực để phục vụ những mục đích bao gộp đã là một trong những nguyên nhân tạo nên tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ

và đưa phụ nữ xuống vị trí thứ yếu, phụ thuộc vào nam giới Đây là một biểu hiện cơ bản của KTGT trong ngôn ngữ

Trang 26

1.4 ĐÁNH DẤU GIỐNG TRONG CÁC DANH TỪ TÁC NHÂN CHỈ NGƯỜI

Một trong những vấn đề có liên quan đến vấn đề giống là những thói quen đánh dấu giới trong các danh từ tác nhân chỉ người, đặc biệt là trong các danh từ chỉ nghề nghiệp ở nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh và tiếng Việt Những thói quen đánh dấu giới trong các danh từ tác nhân chỉ người ở các ngôn ngữ này đều có sự phân biệt đối xử nam giới và nữ giới Những thói quen này mang tính phân biệt đối xử ở chỗ chúng thường làm cho phụ nữ trở thành vô hình, đối

xử với họ như lớp người thứ yếu, hoặc gây tác dụng tầm thường hóa khi khắc họa chân dung phụ nữ trong ngôn ngữ Đối với các danh từ tác nhân chỉ người thì tính vô hình của phụ nữ được tạo nên bởi việc sử dụng các danh từ giống đực

để chỉ cả hai giới Điều này thường xảy ra khi có những khoảng trống về từ vựng đối với các danh từ tác nhân chỉ phụ nữ

Các nhà ngôn ngữ học có khuynh hướng bình đẳng nam nữ quan niệm rằng

vị thế của nữ giới không chỉ phụ thuộc vào vị thế của nam giới mà còn là thứ yếu đối với vị thế của nam giới Và người ta cũng cho rằng sự mất cân đối về mặt hình thái học giữa các danh từ tác nhân chỉ nữ giới và danh từ tác nhân chỉ nam giới có tác động về mặt ngữ nghĩa Các từ chỉ nghề nghiệp của phụ nữ thường được phát sinh từ các danh từ chỉ nghề nghiệp của nam giới bằng cách thêm hậu tố “giống cái” vào gốc “giống đực” Quá trình cấu tạo từ bằng hậu tố này thường dẫn tới sự tầm thường hóa về nghĩa của các từ phái sinh chỉ phụ nữ Hiện tượng này có thể thấy được trong nhiều ngôn ngữ có sử dụng biện pháp hậu tố để cấu tạo từ như tiếng Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha và các ngôn ngữ Xcăngđinavơ Trong tiếng Anh đó là việc sử dụng hậu tố “tte” để tạo từ như

“majorette” (nữ thiếu tá) và “suffragette” (thành viên của nhóm phụ nữ đấu tranh đòi quyền đi bầu cử cho phụ nữ vào đầu thế kỉ XX ở Anh)

Các nhà ngôn ngữ học có khuynh hướng bình đẳng nam nữ cho rằng: Nguyên nhân của sự KTGT chống nữ giới trong ngôn ngữ còn là do việc xếp các danh từ tác nhân chỉ nữ giới vào loại danh từ “bao gộp thuộc giống đực” và thói quen đánh dấu một cách rõ rệt, các danh từ chỉ tác nhân chỉ nữ giới bằng biện pháp phụ tố phái sinh Thói quen đánh dấu giới trong nhiều ngôn ngữ, nhất

là các ngôn ngữ châu Âu, thể hiện ở hai khu vực chính, đó là điều mà Pauwer (1998) gọi là “khoảng trống từ vựng” và sự thiếu cân đối về mặt hình thái học Khoảng trống từ vựng là một khái niệm chỉ sự thiếu vắng những từ chỉ phụ nữ đảm nhiệm một số nghề nghiệp hoặc việc làm Khái niệm thiếu cân đối hình thái sinh ra hình thái của những danh từ chỉ phụ nữ làm một số nghề nghiệp, việc làm từ những hình thái danh từ chỉ nam giới cùng làm nghề nghiệp việc làm đó

Trang 27

Quá trình phái sinh này có thể hiện thực hóa được bằng biện pháp từ ghép, hoặc bằng cách sử dụng những phụ tố giống cái

1.4.1 Khoảng trống từ vựng

Các tác giả theo quan điểm bình đẳng nam nữ cho rằng: Sự tồn tại của các khoảng trống từ vựng đối với các danh từ tác nhân chỉ người đã góp phần tạo nên tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ Quan niệm như vậy là rất hợp lí, nhất là đối với các danh từ chỉ người làm một số nghề nghiệp, việc làm Mặc dù việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trong xã hội đã có những thay đổi đáng kể nhưng sự tham gia ấy lại chưa được phản ánh đầy đủ trong ngôn ngữ Trong tiếng Anh, nhiều tác giả cho rằng: Trừ một số từ nhất định chỉ phụ

nữ như: mother (mẹ), waitress (nữ hầu bàn), v.v Trừ những từ ám chỉ những

nghề mà theo truyền thống người ta quan niệm chỉ có phụ nữ mới làm như:

nurse (cô y tá, cô nuôi dạy trẻ), secretary (thư kí), v.v… thì việc sử dụng ngôn

ngữ trong thực tế cho người ta cái cảm giác là nhân loại chỉ toàn nam giới (Miller và Swift, 1972) Chẳng hạn, khi nói từ doctor (bác sĩ) thì người ta có cảm giác tức khắc đó là nam hơn là nữ Hai tác giả này cho rằng sở dĩ có hiện tượng đó là do tiếng Anh cũng như thứ văn hóa mà nó phản ánh có thiên hướng nghiêng về nam Về mặt cấu tạo từ, tuy trong tiếng Anh có hình vị chỉ giống cái

đó là - woman nhưng không hề có từ fisherwoman mà chỉ có fisherman, trong

đó - man là hình vị chỉ giống đực

Trong tiếng Việt, về bản chất thì hiện tượng khoảng trống từ vựng là tương đồng với các ngôn ngữ khác, nhưng hình thức thể hiện thì có những nét dị biệt Chẳng hạn khi nghe những từ như: bác sĩ, kĩ sư, v.v… thì phần lớn người Việt đều có cảm giác tức khắc là nam giới hơn là nữ giới

Do những khoảng trống từ vựng chỉ phụ nữ trong các nghề nghiệp, việc làm như vậy nên trong thực tế ngôn ngữ, để khái niệm “nữ bác sĩ” được chấp nhận vào tâm thức của người sử dụng thì trong tiếng Anh người ta phải thêm từ

“woman” vào trước từ “doctor - woman doctor” nhằm đánh dấu giống cái cho từ

“doctor” Trong tiếng Việt, sự tương đồng có thể thấy trong các ngữ như: Nữ bác sĩ, chị công an, v.v… Tất cả những hiện tượng như vậy, tuy khác nhau về hình thức nhưng đều thể hiện khoảng trống từ vựng nói về phụ nữ trong một số nghề nghiệp, việc làm - một trong những nguyên nhân của việc tạo nên tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ Vậy nguyên nhân của những khoảng trống từ vựng đó là gì?

Trang 28

Nhiều nhà ngôn ngữ học đã cố gắng truy tìm nguồn gốc của những khoảng trống từ vựng đó và đã có những cách lí giải khác nhau Song có thể khái quát các cách lí giải ấy thành hai nhóm chính: Lí giải ngôn ngữ học và lí giải xã hội học

Về mặt ngôn ngữ học, những khoảng trống từ vựng ảnh hưởng tới việc cấu tạo các hình thái giống cái của từ là do điều mà nhiều tác giả gọi là những chế định âm vị học Nói cách khác trong một số ngôn ngữ, hậu tố “giống cái” trong một số từ đã thực hiện chức năng khác mà không phải chức năng đánh dấu giống cái

Có một cách lí giải khác về mặt xã hội học Theo cách lí giải này thì nguyên nhân của những khoảng trống từ vựng với những từ chỉ phụ nữ trong một số nghề nghiệp, việc làm là tác động của các yếu tố xã hội Một điều dễ thấy

là sự thiếu vắng những từ chỉ phụ nữ chủ yếu xảy ra đối với khu vực danh từ chỉ

những ngành nghề có uy tín xã hội cao Trong tiếng Anh, doctor (bác sĩ), lawyer

(luật sư), v.v… là những danh từ chỉ nghề nghiệp có uy tín xã hội cao mà theo truyền thống phụ nữ khó có thể đảm đương được Tiếng Việt cũng có hiện tượng tương tự, đó là những danh từ chỉ người làm những nghề nghiệp mà xã hội cho rằng có uy tín cao như: Bác sĩ, tiến sĩ, công an,… hoặc những danh từ chỉ người mang những tính chất mà xã hội cho là đặc trưng của nam giới (mạnh mẽ, từng trải, táo tợn) như: đồ vật, cầu thủ, trộm cắp, v.v… Một ví dụ khác trong tiếng Việt là cách sử dụng từ thầy trong cách nói quan hệ thầy trò hoặc thầy trò để chỉ quan hệ giữa người dạy và người học Việc không tồn tại cách nói quan hệ cô trò

là dấu vết của một quan niệm xa xưa: Nghề dạy học vốn được coi là nghề của đàn ông

Những khoảng trống từ vựng thấy được trong khu vực những danh từ chỉ người làm một số nghề nghiệp mà tuy có mở ra cho nam giới nhưng không hấp dẫn đối với phần lớn nam giới Hiện tượng này phổ biến trong nhiều ngôn ngữ châu Âu Chẳng hạn như trong tiếng Italia, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp thì không

hề có từ chỉ đàn ông làm nghề đỡ đẻ và trong tiếng Anh cũng vậy Trong tiếng Việt thì ngược lại, khi ta nói là “nhân viên đỡ đẻ” hoặc “đỡ đẻ” thì người nghe vẫn hiểu rằng đó là những danh từ thuộc về giống cái Giống như trong tiếng Anh, trong tiếng Việt cũng không có danh từ chỉ đàn ông làm nghề đỡ đẻ Có

thể lập luận tương tự đối với những từ như hộ lí (khu vực sử dụng ngôn ngữ trong y tế), thư kí giám đốc (khu vực hành chính) v.v… Đây là những biểu hiện

của những khoảng trống từ vựng Những khoảng trống từ vựng này đã góp phần

Trang 29

gia tăng tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ - một đặc điểm của sự KTGT chống phụ nữ trong ngôn ngữ

1.4.2 Sự thiếu cân đối về mặt hình thái học trong những danh từ tác nhân chỉ nam giới và nữ giới

Trong khi những khoảng trống từ vựng đóng góp vào việc gia tăng tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ thì quá trình phái sinh của những từ chỉ phụ nữ

từ những từ chỉ nam giới đã góp phần khẳng định quan niệm cho rằng trong ngôn ngữ yếu tố cái, nữ được đối xử như thứ yếu và có vị thế phụ thuộc Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trong những ngôn ngữ mà việc đánh dấu giới bằng biện pháp phụ tố là phổ biến thì danh từ giống cái thường được tạo bởi việc thêm phụ tố vào gốc giống đực Đây là hiện tượng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ biến hình như tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, v.v…

Trong tiếng Anh, tuy ngày nay những hậu tố giống cái không có khả năng tạo sản như xưa nữa nhưng đã có một thời các hậu tố như - esse và - ette được thêm vào gốc giống đực để tạo từ giống cái Ví dụ: Manager - manageress, poet

- poetess Việc các hậu tố này được dùng để đánh dấu sở chỉ chỉ nữ giới đã thể hiện vị thế thứ yếu và phụ thuộc của nữ giới trong ngôn ngữ Hơn nữa các hậu tố này còn được dùng để đánh dấu sự giảm nghĩa Trong tiếng Anh, theo Baron (1986) thì hậu tố - ette là một hậu tố dùng để tạo từ giảm nghĩa rất phổ biến vào thế kỉ XIX Và chính chức năng này của các hậu tố giống cái đã góp phần làm cho vị thế của yếu tố giống cái, nữ giới trong ngôn ngữ càng thêm yếu và phụ thuộc nhiều hơn vào nam giới [15]

Trong nhiều xã hội phương Tây, khi những đạo luật về chống KTGT trong việc tuyển lao động được đưa ra, nhất là vào những năm 1970 và 1980 thì cũng

là lúc người ta lên tiếng phê phán nhiều về những thói quen đánh dấu giới ảnh hưởng đến các danh từ tác nhân chỉ người trong ngôn ngữ

Tuy nhiên không phải đến thời gian này mới có các cuộc tranh cãi về hệ thống danh pháp chỉ phụ nữ tham gia các nghề nghiệp, việc làm Trong tiếng Anh, Baron (1986:13) cho rằng: Sự có mặt của phụ nữ trong các khu vực việc làm vốn là của riêng và do nam giới ngự trị trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ II không chỉ dẫn tới các cuộc thảo luận về một hệ thống danh pháp nghề nghiệp phù hợp dành cho phụ nữ mà còn dẫn tới việc phổ biến các từ mới có hậu

tố - etter để chỉ phụ nữ tham gia những nghề nghiệp đó [15]

Các cuộc thảo luận và sau đó là tranh luận này xoay quanh vấn đề nên có hay không những từ riêng biệt hay chỉ nên có những từ chung để chỉ nam giới và

Trang 30

nữ giới trong khu vực việc làm Những cuộc thảo, tranh luận như vậy đã diễn ra

ở nhiều quốc gia liên quan đến nhiều ngôn ngư như: Tiếng Nga, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp, tiếng Hi Lạp Những cuộc tranh luận như vậy nhiều khi đã trở nên gay gắt vì “châm ngòi nổ” cho các cuộc tranh luận đó là sự bất bình của nam giới đối với việc phụ nữ tham gia vào những “lãnh địa” vẫn được coi là của riêng nam giới Baron (1986) đã thừa nhận rằng: Mamie Maredith (1930) là chuyên gia ngôn ngữ đầu tiên đã quy nguồn gốc của biện pháp hậu tố giống là không phải là do của phụ nữ tham gia vào các vai trò vốn chỉ có nam giới nắm giữ mà chính là phản ứng của nam giới đối với sự tham gia đó của phụ nữ Việc có những từ riêng biệt để chỉ nam và nữ giới đảm đương các nghề nghiệp đã cho phép nam giới tách mình ra khỏi nữ giới về mặt nghề nghiệp Điều này càng trở nên chính xác trong trường hợp những danh từ tác nhân chỉ

nữ giới được cấu tạo bằng con đường hậu tố Lập luận này tương tự như sự phản ứng đối với thói quen đặt tên phổ biến cho phụ nữ đã có chồng vào thế kỷ XIX

và đầu thế kỷ XX (Stannard 1977) [21] Ví dụ “John Smith” trong Mrs John Smith” (bà John Smith) là tên chồng Dưới con mắt một số đàn ông thì thói quen đặt tên như vậy là làm giảm uy tín của họ vì tên nam giới này có thể được đặt cho nữ giới

Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ biến hình nên về mặt này khó có sự tương đồng về mặt hình thái học Tuy nhiên về mặt ý nghĩa người ta thấy có một

sự phân biệt lớn giữa những từ chỉ nữ giới và những từ chỉ nam giới về nghề nghiệp như phần trên chúng ta đã phân tích Văn hóa truyền thống đã quy định: Nghề nghiệp và việc làm mang tính đặc thù về giới Chúng ta hãy lấy ví dụ sự thay đổi về nghĩa theo thời gian của một từ tôn xưng trong tiếng Việt Xét về mặt lịch đại, để nghĩa tôn xưng của từ “bà” trong từ “bà chánh” mang một nội dung hoàn toàn khác như trong “bà hiệu trưởng” hay ‘bà chủ tịch”… là cách gọi chính những người phụ nữ đang giữ chức vụ hoặc nghề nghiệp đó với ý nghĩa đánh dấu về giới tính Như đã trình bày, việc đánh dấu về giống cũng thể hiện những khoảng trống từ vựng, và đó cũng là yếu tố tạo nên tính vô hình của nữ giới trong ngôn ngữ Như vậy, trải qua một giai đoạn dài của sự phát triển lịch

sử mà ý nghĩa KTGT có thể chuyển từ hình thức này sang hình thức khác Tuy nhiên, sự thay đổi về nghĩa đó đã phản ánh sự thay đổi địa vị của người phụ nữ ở khu vực những từ chỉ nghề nghiệp trong ngôn ngữ và xã hội

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNNHN, Hà Nội, tr.60-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Việt”, "Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993
3. Vũ Tiến Dũng (2007), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
4. Vũ Tiến Dũng (2002), “Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp”, Ngôn ngữ (số 3) tr.59-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2002
5. Vũ Tiến Dũng (2000), “Việc thể hiện lịch sự của từ xưng hô phái nam và phái nữ trong tiếng Việt”, Thông báo khoa học, (số 2), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr. 3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc thể hiện lịch sự của từ xưng hô phái nam và phái nữ trong tiếng Việt”, "Thông báo khoa học
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2000
6. Trần Xuân Điệp (2004), Sự kì thì giới tính trong ngôn ngữ, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kì thì giới tính trong ngôn ngữ
Tác giả: Trần Xuân Điệp
Năm: 2004
7. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1998
8. Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Giới tính và lịch sự”, Ngôn ngữ, (số 8) tr.17-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới tính và lịch sự”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 1999
9. Lương văn Hy (2000), “ Ngôn từ và nhóm xã hội: Dẫn nhập những vân đề cơ bản và những trường phái lí thuyết chính”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 9 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn từ và nhóm xã hội: Dẫn nhập những vân đề cơ bản và những trường phái lí thuyết chính”, "Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt
Tác giả: Lương văn Hy
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2000
10. Nguyễn Văn Khang (2000), Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2000
11. Nguyễn Văn Khang (1996), “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ”, Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn Văn khang (chủ biên), tr.176-186, Hà Nội, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ”, "Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
12. Nguyễn Lai (1997), Tập bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, Khoa Ngôn ngữ học ĐHXH & NV (ĐHQGHN) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng về ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Nguyễn Lai
Năm: 1997
13. Nguyễn Minh Thuyết (1998), “Vài nhận xét về đại từ và đại từ xưng hô tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (số phụ 1), tr.29-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nhận xét về đại từ và đại từ xưng hô tiếng Việt"”, Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Năm: 1998
14. Bùi Minh Yến (1996), “Xưng hô trong gia đình người Việt”, Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn Văn Khang (chủ biên), tr.83- 157, Hà Nội, NXB Văn hóa Thông tin.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xưng hô trong gia đình người Việt”, "Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt
Tác giả: Bùi Minh Yến
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin. TIẾNG ANH
Năm: 1996
15. Baron, Dennis (1986), “Grammar and genden”,New haven and London,Yale University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grammar and genden"”,New haven and London
Tác giả: Baron, Dennis
Năm: 1986
16. Cameron, Deborah (1995) Verbal hygiene, London: Routedge Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Verbal hygiene
17. Corbett, Greville (1991), Gender, Cambridge: Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gender
Tác giả: Corbett, Greville
Năm: 1991
18. Herbert, Robertk &Nykil –Herbert, Barbara (1986), “Explorations in linguistic sexism: a contrative sketch”, Papers and Srudies in contrnstive Lingiuistics 21: 47-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Explorations in linguistic sexism: a contrative sketch
Tác giả: Herbert, Robertk &Nykil –Herbert, Barbara
Năm: 1986
19. Krasmae, Cheris và Trechler, Paula (1985), A feminist dictionary,London: Pandora Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: A feminist dictionary
Tác giả: Krasmae, Cheris và Trechler, Paula
Năm: 1985
20. Miller, Casey và Swift, Kate (1972, 1980), the handbook of non- sexist writing: for writers, editors ang speakers, New York: Lipin coptt and Crowell Sách, tạp chí
Tiêu đề: the handbook of non- sexist writing: for writers, editors ang speakers
21. Stannard, Una (1977), Mrs Man, San Fransisco: Germainbooks TƯ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HỌC- NGHỆ THUẬT 22. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Stannard, Una
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin
Năm: 1977

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w