1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch homestay tại xã đông hòa hiệp, huyện cái bè, tỉnh tiền giang

130 686 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Những năm qua, ngành du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay và đã đạt được những kết quả rất qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI

XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI

XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Phát

triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”,

tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp

lãnh đạo, của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Quý Thầy Cô Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Văn hóa Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS.Trần Thị Minh Hòa,

là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình đầy trách nhiệm, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Tiền Giang; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; Thư viện tỉnh Tiền Giang; Cục thống kê Tiền Giang; Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cái Bè, các đơn vị, cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin tài liệu, số liệu, đóng góp ý kiến trong quá trình khảo sát đúng thực trạng vấn đề nghiên cứu

Dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn

Tiền Giang, tháng 8 năm 2015

Phan Thị Khánh Đoan

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục luận văn 6

7 Đóng góp của luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 7

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch homestay 7

1.1.1 Các khái niệm về du lịch, du lịch homestay 7

1.1.2 Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch homestay 10

1.1.3 Vai trò của du lịch homestay 11

1.2 Du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam 16

1.2.1 Du lịch homestay tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới 16

1.2.2 Du lịch homestay tại Việt Nam 19

1.3 Mô hình nghiên cứu về du lịch homestay 23

1.3.1 Một số mô hình nghiên cứu du lịch homestay của các tác giả 23

1.3.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài 26

Tiểu kết 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG 33

2.1 Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp 33

2.1.1 Quá trình phát triển du lịch ở Đông Hòa Hiệp 33

2.1.2 Kế hoạch phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp khuôn khổ dự án “Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản” 35

2.1.3 Bộ máy tổ chức phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp 36

2.1.4 Sản phẩm du lịch 37

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp 37

Trang 5

2.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các ngôi nhà cổ của nhà dân hoạt

động du lịch homestay tại Đông Hòa Hiệp 37

2.2.2 Hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè 39

2.3 Thiết kế nghiên cứu 41

2.3.1 Nghiên cứu định tính 41

2.3.2 Nghiên cứu định lượng 41

2.3.3 Thiết kế mẫu 42

2.3.4 Quy trình nghiên cứu 44

2.3.5 Mô tả thang đo 45

Tiểu kết 47

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG 48

3.1 Cơ sở hình thành giải pháp 48

3.1.1 Các giải pháp 48

3.1.2 Các giải pháp khác 55

3.2 Kiến nghị 58

3.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 59

Tiểu kết 60

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 1.1: Mô hình nghiên cứu 27

Bảng 2.1: Khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2009-2013 45

Bảng 2.2: Khách du lịch đến khu du lịch Cái Bè giai đoạn 2009-2013 45

Bảng 2.3: Khách du lịch đến xã Đông Hòa Hiệp 2009-2013 46

Bảng 2.4 Thông tin mẫu nghiên cứu 50

Bảng 2.5: Mô hình du lịch homestay 52

Bảng 2.6: Thang đo sự hài lòng 53

Bảng 2.7 Giá trị trung bình các thành phần 57

Bảng 2.8: Ma trận hệ số tương quan 67

Bảng 2.9: Hệ số thống kê 71

Hình 1.1: Mô hình du lịch homestay của Seubsamarn K (2009), Thái Lan 24

Hình 1.2: Mô hình Ứng dụng Quy trình hệ thống phân cấp phân tích mờ 26

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu du lịch homestay đề nghị 36

Hình 2.1: Bản đồ 38

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 67

Trang 8

Du lịch homestay (tiếng Việt gọi là du lịch nghỉ ở nhà dân) là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương Du khách sẽ cùng ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao động cùng với người dân để tự mình khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo Những năm qua, ngành du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay

và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế địa phương, điển hình như: Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ)… Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng loại hình du lịch này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng như: Sản phẩm du lịch homestay chưa đa dạng, còn trùng lắp giữa địa phương này với địa phương khác; năng lực kinh doanh của hộ gia đình kém; sự gắn kết giữa hộ dân với các công ty du lịch chưa chặt chẽ…

Tại Tiền Giang, homestay là loại hình du lịch mới, chính thức đi vào hoạt động

từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa với mong muốn trải nghiệm, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân miền sông nước Tiền Giang Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Tiền Giang (VHTT&DL) chọn làm dịch vụ

du lịch homestay là Khu du lịch Cù lao Thới Sơn, Tp Mỹ Tho và Khu du lịch Cái

Bè (gồm Thị trấn Cái Bè và xã Đông Hòa Hiệp) Đây là loại hình du lịch do Sở

Trang 9

VHTT&DL quản lý trực tiếp Sự phân chia lợi ích từ loại hình du lịch homestay được thỏa thuận theo bản hợp đồng giữa hộ dân và doanh nghiệp lữ hành theo tinh thần tự nguyện, nếu có dịch vụ phát sinh sẽ được thỏa thuận giữa khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và chủ hộ dân

Tuy nhiên, hiệu quả đạt được từ loại hình du lịch này còn thấp, theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, nguồn nhân lực phục vụ chưa được

đào tạo chuyên nghiệp Do đó, đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Đông

Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được hình thành với mong muốn giúp

ngành du lịch Tiền Giang xây dựng phát triển du lịch homestay mang đậm nét đặc thù của người dân vùng sông nước Tiền Giang, góp phần nâng cao nhận thức và tăng thu nhập cuộc sống người dân tại địa phương Từ đó quảng bá hình ảnh du lịch Tiền Giang nói riêng và Việt Nam nói chung ra thế giới

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Việc nghiên cứu về du lịch homestay đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu Các nghiên cứu về loại hình du lịch homestay được công bố trên nhiều luận

văn, luận án, bài báo, tạp chí khoa học trên thế giới Cụ thể:

- Tác giả Kathryn Richardson (2004) trong nghiên cứu: “Homestay: Mở ra

một thế giới của cơ hội” [19], đã phác họa homestay là loại hình du lịch ăn nghỉ tại

nhà dân và điều tra các giả thuyết về mục đích homestay của người bản xứ, khả năng trao đổi văn hóa lẫn nhau giữa những sinh viên nghỉ tại nhà dân và chủ nhà Nghiên cứu điều tra nhận thức mối quan hệ và vai trò trong gia đình người bản xứ,

và đặt ra câu hỏi về mức độ giao lưu văn hóa đối ứng trong homestay: Mức độ nào chủ nhà trọ cố gắng tìm hiểu về nền văn hóa của sinh viên? Mức độ nào các gia đình người bản xứ khuyến khích chia sẻ các giá trị văn hóa của họ và thực hiện nó với các sinh viên quốc tế trong việc chăm sóc sinh viên, và ngược lại? Các tổ chức homestay cung cấp, hỗ trợ đầy đủ cho các chủ hộ cùng người bản xứ và sinh viên nghỉ tại nhà dân trong việc phát triển giao lưu văn hóa hai chiều trong một khung cảnh gia đình? Tác giả khảo sát khoảng 400 sinh viên, phần lớn là sinh viên Nhật

Trang 10

chủ hộ homesaty Tác giả đưa ra một số trở ngại trong khi thực hiện mô hình sinh viên nghỉ lại nhà dân: i) Sốc văn hóa: các chủ hộ không hài lòng cách xử sự theo thói quen của sinh viên ngoại quốc tại nhà mình; ii) Họ và chúng ta: Chủ hộ và sinh viên ngoại quốc chưa gần gũi, trao đổi như người thân quen; iii) Không phải làm như vậy: Sự khác biệt về cách giải quyết công việc giữa chủ hộ và sinh viên ngoại quốc

- Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010), trong nghiên cứu “Phát triển

Mô hình Văn hóa – Du lịch homestay của dân tộc Lao Vieng và Lao Song ở vùng Trung tâm Thái Lan” [14] Mô hình này được thực hiện tại các dân tộc Lao

Vieng và Lao Songe thuộc Miền Trung Thái Lan Mẫu nghiên cứu bao gồm: 30 các chuyên gia, 40 học viên và 50 dân làng Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là nghiên cứu định tính Dữ liệu được thu thập bằng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát và thảo luận nhóm Nghiên cứu đưa ra các yếu tố phát triển du lịch homestay tại Lao Vieng và Lao Songe là: (i) Bảo tồn; (ii) Quản lý di sản văn hóa địa phương bởi cộng đồng ; (iii) Trung tâm du lịch; (iv) Tìm hiểu thực tế cuộc sống; (v) Trách nhiệm và công bằng (Lao Vieng); và (i) Nơi sinh sống; (ii) Thực phẩm; (iii) Quầy hàng; (iv) Truyền thống; (v) Nghi lễ; (vi) Bán sản phẩm của địa phương

và vui chơi (Songedam Ethnic Group) Các tác giả kết luận: Bản sắc dân tộc là cần thiết cho du lịch văn hóa Tuy nhiên, phong cảnh, văn hóa, phong tục và truyền thống đậm đà bản sắc cần được nhấn mạnh bằng cách chú trọng vào sự an toàn và thích ứng với các nhu cầu của khách du lịch

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013), với đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch

homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” [4], đã thu thập ý

kiến từ 52 hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại 4 cù lao (Thới Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Thông qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ “3 nhà” giữa nhà

Trang 11

dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch; Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; Thứ ba, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ mới lạ, đặc thù; Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay mang tính chuyên nghiệp

- Các tác giả Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh

Trân (2013), trong Chủ đề nghiên cứu Hội thảo cấp Bộ môn về “Du lịch

homestay” [1], đã nêu tổng quan về loại hình du lịch homestay: các khái niệm về

du lịch homestay, đặc điểm và các quy tắc cơ bản về quy trình thực hiện loại hình

du lịch này Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản về các tiêu

chuẩn dịch vụ du lịch homestay: (1) Tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú; (2) Tiêu chuẩn về

thực phẩm và dinh dưỡng; (3) Bên cạnh đó, các tác giả trên cũng đề cập đến sự ảnh

hưởng của văn hóa đến việc phát triển mô hình du lịch homestay: Khi đi du lịch homestay, du khách sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà Du khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như

ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên; được yêu cầu phải

“nhập gia tùy tục” và phải tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ

- Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020 của Sở VHTT&DL Tiền Giang công bố năm 2010 Đề án phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang quan tâm đến các ngôi nhà cổ ở xã Đông Hòa Hiệp đã có hơn 150 năm tuổi, được tổ chức JICA của Nhật tài trợ tôn tạo với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng, và một số nhà cổ khác đang khai thác và hoạt động dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân (homestay), ngoài ra đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí, các làng nghề truyền thống…

đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch, ngoài ra đề án đã nêu ra một số hạn chế tình trạng mua bán tự phát, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch

- Nguyễn Văn Mỹ, Homestay Trông người lại ngẫm đến ta [6] đã đưa ra một

Trang 12

trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương rất quan trọng đối với loại hình du lịch này

- Homestay ở đất mũi Cà Mau [29] Theo ông Từ Quang Tuyến - phó trưởng

Phòng du lịch sinh thái & giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Cà Mau, loại hình homestay tại đất mũi chỉ mới có 05 hộ gia đình (tại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đưa vào hoạt động cuối năm 2013 với sự tài trợ ban đầu của Quỹ môi trường Sida thuộc Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Vương quốc Thụy Điển

và Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) Mô hình nhà sàn dành cho khách ăn uống và trú qua đêm mô phỏng theo kiểu nhà sàn chống cá sấu và thú dữ nằm giữa

tứ bề là rừng đước, những con kênh rạch lấp lóa chẳng khác thời cha ông chúng ta

mở đất phương Nam nhưng không phá vỡ cảnh quan của hệ sinh thái rừng, mà ngược lại như nét chấm phá cho màu xanh mướt bạt ngàn của cây lá và mặt nước mênh mông Nét sinh hoạt homestay trong không gian rừng mang dấu ấn riêng: vừa hòa nhập chung với cuộc sống người bản địa, vừa an nhiên, tự tại giữa thiên nhiên hoang dại, khác homestay miệt vườn

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

- Phạm vi nghiên cứu: Xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

- Thời gian nghiên cứu: Hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè giai đoạn 2009 – 2013

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, với sự

tham gia của một số khách du lịch, những hộ dân tham gia loại hình du lịch homestay và các chuyên gia về lĩnh vực du lịch (khoảng 20 người), mục đích nhằm khẳng định và bổ sung chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện nhằm khẳng định các

yếu tố, các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mẫu khảo sát là 150 Dữ liệu thu được sẽ được xử lý thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0

Bên cạnh đó, các phương pháp thống kê, chuyên gia, so sánh cũng được sử dụng nhằm phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè giai đoạn 2009 – 2013

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch homestay

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện

Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Chương 3 Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch homestay tại xã Đông

Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt khoa học: Đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận về loại hình du lịch

homestay của các tác giả trong và ngoài nước Dùng làm tài liệu tham khảo cho cán

bộ, chuyên viên cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, giảng viên và sinh viên ngành

du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ homestay… Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về loại hình du lịch này trong giai đoạn tiếp theo

- Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ góp phần phát triển du lịch homestay cho xã

Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnhTiền Giang Giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân tại địa phương… kết hợp khai thác, xây dựng, phát triển du lịch homestay cho xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giang phát

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

HOMESTAY

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch homestay

1.1.1 Các khái niệm về du lịch, du lịch homestay

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Theo Luật du lịch, số 44/2005/QH11, Điều 4, Chương 1 [5, tr 2]:

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi

học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh

du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch

- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của

khách du lịch trong chuyến đi du lịch

- Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu

trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch

vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu

1.1.1.2 Khái niệm du lịch homestay

- Lịch sử hình thành và phát triển

Thuật ngữ homestay có thể tạo ra một loạt các hình ảnh khác nhau trong tâm trí của nhiều người khác nhau Một số người có thể tưởng tượng nó là một phòng khách thoải mái với những cuộc trò chuyện sinh động và giao tiếp hạnh phúc; Những người khác lại gợi lên hình ảnh của phòng tắm ngập lụt và hóa đơn tính số tiền điện khổng lồ; Người khác thì ngây ngô không biết homestay là gì [19, tr 1] Chương trình du lịch Homestay có thể được bắt nguồn từ đầu những năm

1970 Vào năm 1970, tại Malaysia, “vùng đất thả nổi” (drifter enclave) của Kg

Trang 15

Cherating Lama ở Pahang, nơi một phụ nữ địa phương có tên là Mak Long đã trải qua một thời gian sống trôi dạt/lập dị và được cung cấp bữa ăn sáng, ăn tối và ăn ở trong nhà khiêm tốn của mình (Amran, 1997) Sau đó, những làng nhỏ hay còn được gọi là “kampongs” 1

(tiếng Indonesia và Malaysia: những ngôi làng nhỏ) với một thỏa thuận tương tự để đạt được những lợi ích của luồng khách du lịch nội địa

và quốc tế đang tìm kiếm một kinh nghiệm du lịch khác nhau tức là để tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa thông qua homestay [14, tr 1]

Các chuyến du lịch homestay thường được tổ chức tại các vùng rừng núi tự nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu, dân

cư thưa thớt, các điều kiện sinh hoạt, đi lại khó khăn Do đó, khách du lịch cần có

sự giúp đỡ của người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn…

đã được người bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ Lúc đó, khách

du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ – đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình

du lịch homestay

- Khái niệm du lịch homestay

Du lịch homestay là một khái niệm mới đang được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau như: “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”

Homestay là thuật ngữ là “ở trong nhà của một ai đó” Theo định nghĩa, homestay là một ngôi nhà của “cư ngụ cùng với một gia đình – hộ gia đình” Homestay cung cấp một cơ hội để trải nghiệm những cách sống của người dân địa phương của một khu vực cùng với các bản địa về truyền thống các nền văn hóa trong một khung cảnh giản dị thoải mái (Boonratana, 2010; Kamisan, 2004; Kamisan et.al, 2007) [18, tr 3]

Paul Lynch (2009), đưa ra một định nghĩa rộng hơn về homestay bằng cách giới thiệu nó như là ngôi nhà thương mại, theo đó du khách hoặc khách hàng trả tiền để

ở trong nhà riêng tư, nơi diễn ra sự tương tác với một chủ nhà hoặc hộ gia đình Đó

là một đặc trưng rất độc đáo vì khái niệm này thúc đẩy sự tương tác giữa các chủ nhà và khách du lịch và hoạt động như một phương thức phát triển để nâng cao

Trang 16

nhận thức về việc trao đổi văn hóa và tôn trọng văn hóa của chủ (Jamilah et.al, 2007) [18, tr 3]

Theo Wiprpedia (2014), định nghĩa homestay là một hình thức du lịch và/hoặc chương trình nghiên cứu ở nước ngoài cho phép một vị khách thuê một căn phòng trong một gia đình ở địa phương trong một khung cảnh như ở nhà mình Đôi khi nó được sử dụng để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và nhận được lối sống quen thuộc với địa phương 2

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia về “Tiêu chuẩn nhà ở có nhà cho khách du lịch thuê (Standards of homestay)”: homestay là “nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc

sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà” [11, tr 5]

Như vậy, trong lĩnh vực du lịch, homestay là một loại hình lưu trú, nghĩa là mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là được ở nhà người dân địa phương tại một điểm đến du lịch, qua đó tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương đó Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa khác nhau Đúng nghĩa với homestay, có nghĩa là khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia lao động với người dân trong một không gian miệt vườn, đơn giản, vui vẻ và thân thiện Chính vì thế mà du khách sẽ thấy mình được về với thiên nhiên và cảm nhận những điều thú vị từ cuộc sống dân dã

Du lịch homestay hiện nay là loại hình du lịch khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam Loại hình du lịch này đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch Du lịch homestay phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa Bản sắc văn hóa của mỗi vùng, miền luôn là những ẩn số hấp dẫn, trở thành động cơ để khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá

2

http://en.wikipedia.org/wiki/Homestay (28/02/2014)

Trang 17

Loại hình du lịch homestay ra đời nhằm phục vụ đối tượng khách thích trải nghiệm cuộc sống, thích học hỏi và giao lưu văn hóa, thích trải nghiệm chính bản thân mình tại nơi đất khách quê người

- Những đặc điểm của loại hình du lịch homestay

+ Phương thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”: Cùng ăn – cùng ở – cùng sinh hoạt Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này + Hoạt động du lịch homestay thường diễn ra tại các khu vực có điều kiện tài nguyên, thiên nhiên hoang dã hoặc các khu vực dân cư có bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn + Có sự tham gia của cộng đồng địa phương: Là một phương thức hoạt động kinh doanh mà người dân địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch

+ Du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương đảm bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nỗ lực nhằm bảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng

+ Homestay được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận gần gũi, được tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày của người dân hoặc văn hóa ẩm thực tại điểm đến du lịch Do đó, du lịch homestay không đòi hỏi yêu cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ Hơn nữa, khách du lịch cần một không gian thật gần thiên nhiên để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân với những lợi thế về thiên nhiên của điểm du lịch

+ Giá cả loại hình du lịch homestay không quá đắt, khách du lịch sẽ được ăn,

ở cùng người dân địa phương với mức giá tương đối giá rẻ

1.1.2 Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch homestay

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (2009) và nghiên cứu của Ninh Thị

Kim Anh & Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh Trân (2013), những điều kiện cơ bản phổ biến để phát triển dịch vụ homestay gồm các yếu tố cơ bản:

(1) Cơ sở lưu trú:

- Nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn

Trang 18

- Có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng

- Mái che chắc chắn và không thấm nước

- Giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, gối và khăn phủ giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới

- Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh

- Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi

- Tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009

- Cộng đồng có người trực để đảm bảo an toàn, an ninh

- Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm sắp xảy ra Nếu khách

bị đau ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu

- Dự án hoặc người thực hiện homestay phải khuyến cáo khách du lịch bảo

vệ tài sản của mình và nhắc nhở họ mang theo người các loại thuốc họ cần dùng

- Các ổ khóa trong nhà được duy trì thường xuyên

1.1.3 Vai trò của du lịch homestay

1.1.3.1 Đa dạng hóa loại hình du lịch

Đa dạng hóa các loại hình du lịch là điều hết sức cần thiết đối với các quốc gia muốn phát triển ngành du lịch, trong đó có Việt Nam Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và địa phương Những hoạt động của du lịch được phát triển theo hướng bền vững, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân địa phương Phát triển du lịch xanh, bền vững chẳng những không phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch mà còn góp phần vào sự tăng trưởng về kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 19

Homestay chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2006 Việc đa dạng hóa các loại hình du lịch không chỉ là nhiệm vụ mà còn là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của ngành du lịch một quốc gia Trên thực tế, du lịch Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm năng, những lợi thế du lịch chỉ được khai thác ở mức độ cơ bản Tuy vậy, với những bước thử nghiệm về các loại hình du lịch mới, homestay, du lịch Việt Nam đang từng bước gặt hái được những thành công

1.1.3.2 Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch

Bảo vệ môi trường có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự phát triển bền vững của

du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trước mắt cũng như lâu dài Trong ngành du lịch, môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và ngược lại, việc phát triển du lịch cũng có tác động rất lớn đến môi trường Du lịch cần hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia đóng góp của tất cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng cư dân địa phương

Đối với công ty du lịch và chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương: Có các biện pháp bảo vệ các di tích lịch sử, tu bổ

và tôn tạo các điểm du lịch nhân văn, để khách du lịch có thể tìm hiểu về những nét văn hóa, các phong tục truyền thống của cộng đồng địa phương

- Đối với các công ty du lịch: Nâng cao ý thức của các thành phần khách du lịch mà công ty đang khai thác

Đối với khách du lịch

Trách nhiệm của du khách đối với du lịch homestay cũng chính là trách nhiệm với du lịch sinh thái Chính vì khách có những hiểu biết và quan tâm đến môi trường tự nhiên nên tham gia cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân địa phương Họ cần một không gian thật gần gũi với thiên nhiên Nhưng họ luôn tuân thủ theo nguyên tắc của điểm đến du lịch để điểm du lịch ngày càng phát triển bền vững hơn Trước khi áp dụng loại hình du lịch này các cơ quan quản lý nhà nước và công

ty lữ hành cần có những chính sách nhằm giáo dục ý thức của người dân trước khi

đi vào khai thác điểm du lịch ấy

Trang 20

Chính quyền địa phương có các chính sách để nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ môi trường Nếu người dân ý thức được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên nơi mình sinh sống và bảo vệ để nó phát triển bền vững thì đối với loại hình này điều đó là vô cùng cần thiết Vì đặc điểm của loại hình du lịch này nên người dân địa phương là thành phần nòng cốt giúp cho du khách hiểu được hơn tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nơi có hoạt động du lịch

Trên thế giới, loại hình du lịch homestay kết hợp bảo vệ môi trường đang phát triển rất mạnh Tuy nhiên, tại Việt Nam thì những hoạt động này chưa được hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp lữ hành, du khách và người dân địa phương

Đối với cộng đồng địa phương

Du lịch homestay gắn liền với sự phát triển của cộng đồng địa phương, cộng đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền văn hóa bản địa nhưng luôn chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nền văn hóa địa phương không bị đồng hóa với những nền văn hóa khác, có như vậy thì du lịch mới có thể phát triển bền vững được

Du lịch homestay là phương thức hữu hiệu để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Tài nguyên thiên nhiên với nhiều loại thương phẩm có giá trị cao cần thiết cho cuộc sống của con người nên khi có nhu cầu con người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên với nhiều hình thức Có thể khẳng định, tài nguyên thiên nhiên đang bị sức ép rất lớn từ nhiều phía, nhất là cộng đồng địa phương Nhưng từ khi tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương sẽ khai thác tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sinh sống của họ một cách có ý thức, khai thác gắn liền với giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường Cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ

sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ là những người hiểu rõ nhất về các nguồn tại nguyên tại nơi mình sinh sống Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết

Từ kinh nghiệm thực tế của các quốc gia khác trên thế giới cũng như các vùng trong nước cho thấy, công tác bảo vệ môi trường chỉ thành công khi huy động được

sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và

Trang 21

mỗi người dân Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo nên tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tạo thêm nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường Đối với lĩnh vực du lịch, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng Cộng đồng địa phương là tai mắt, là lực lượng nòng cốt chính trong các hoạt động nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác tài nguyên cũng như góp phần bảo vệ bền vũng nguồn tài nguyên này

Du lịch homestay mang lại cơ hội cho cư dân bản địa trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa Những thành viên trong cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người trẻ tuổi sẽ được học hỏi và trong quá trình đào tạo và tham gia có điều kiện hoạt động và đóng góp cho sự phát triển của du lịch địa phương

Cư dân bản địa sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm đồng thời họ sẽ được tiếp cận và học hỏi tay nghề, chuyên môn từ khách du lịch, công ty du lịch và các nhà quản lý

1.1.3.3 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương

Du lịch ở tại nhà dân khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở nước ta, trong những năm gần đây, loại hình du lịch này cũng được chú ý hơn, thu hút được

sự quan tâm của du khách và tạo nhiều điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch homestay đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho nhiều cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng những vùng sâu, vùng xa Đối với một địa điểm được khai thác để phát triển du lịch, ngoài chính quyền

sở tại thì cộng đồng địa phương ít nhiều cũng có thể thu lại lợi ích kinh tế từ hoạt động đó

Đối với chính quyền địa phương, khi phát triển loại hình du lịch homestay, nhà nước được thu lợi từ nguồn thuế của hoạt động kinh doanh Đồng thời, chính quyền tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững Công tác đảm bảo an toàn cho du khách là một trong những vấn đề cần được quan tâm góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương với khu vực

Trang 22

Khi hoạt động du lich phát triển tại một địa điểm nào đấy thì khách du lịch khi đến đây sẽ có nhu cầu ăn, ở và mua sắm… người dân có thể nắm bắt tình hình

ấy và có thể mở các dịch vụ lưu trú và ăn uống để đáp ứng nhu cầu của khách Nhất

là đối với các địa phương có làng nghề truyền thống thì việc phát triển du lịch để có thể tiêu thụ sản phẩm đấy một cách nhanh chóng Từ các hoạt động đó, cộng đồng địa phương sẽ có thể thu lại một nguồn thu cố định và lâu dài Du lịch homestay mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng địa phương khi tham gia trực tiếp vào cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được lợi từ sự đóng góp của du lịch

Phát triển du lịch homestay giúp cư dân bản địa được hưởng lợi từ phát triển

cơ sở hạ tầng xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương Phát triển du lịch luôn

đi đôi với phát triển đời sống của cộng đồng địa phương Vì vậy, phát triển du lịch

là cơ hội lớn để người dân có thể tham gia hoạt động và thu lại lợi ích để dần ổn định và nâng cao đời sống

1.1.3.4 Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Việt Nam được thế giới công nhận là một địa chỉ du lịch rất hiếu khách, hấp dẫn và an toàn Homestay đang trở thành một xu hướng du lịch và tiếp cận văn hóa ngày càng phát triển, mở rộng Homestay ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách “tây ba lô”

Tại những điểm du lịch homestay, chủ hộ phải là những người đã có kinh nghiệm trong việc phục vụ khách du lịch Các chủ hộ vẫn giữ nguyên hiện trạng căn

hộ của mình chỉ bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết và cải thiện để phù hợp với điều kiện phục vụ khách du lịch Giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà để du khách khi đến sinh sống cùng họ thì sẽ dễ dàng hiểu được nét văn hóa của nơi đến hơn Phát triển du lịch góp phần giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng địa phương cũng như giữa quốc gia này với quốc gia khác, giúp cho du khách hiểu thêm về một nền văn hóa của một dân tộc Văn hóa của một địa phương được thể hiện qua nhiều mặt như đặc trưng về cách sống, nét sinh hoạt của từng vùng miền, làng nghề truyền thống, các lễ hội…Tham gia vào hoạt động du lịch người dân địa phương có thể giới thiệu với khách du lịch về những đặc sắc văn hóa của quê hương mình, góp phần làm tăng thêm niềm tự hào về dân tộc, về quê hương

Trang 23

Tham gia hoạt động du lịch homestay không chỉ là du khách được biết đến một dân tộc mới, một phong tục mới và người dân địa phương cũng có thể tiếp thu những nền văn hóa hay và độc đáo từ các dân tộc khác, vùng miền khác Và thông qua hoạt động du lịch homestay các cộng đồng truyền thống thường cảm thấy tự hào hơn nhờ vào những mối quan tâm tôn trọng của du khách Việc phát triển loại hình du lịch homestay có tác động hai chiều, người đi du lịch thì thỏa mãn mục đích của mình còn người dân bản địa có cơ hội giao lưu, tiếp cận với những nền văn hóa khác nhau trên thế giới

Ngoài ra, du lịch homestay cũng giúp người dân địa phương nhận thức về bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của họ hơn Du khách ở các nơi khác đến tham quan, tìm hiểu bao giờ cũng có cái nhìn mới hơn và đánh giá cao về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, sản xuất… của người dân bản địa Từ đó, các cộng đồng địa phương có thể cảm nhận sự tăng lên về ý thức, cảm giác tự hào và sẽ nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của mình Du lịch homestay còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch Bản thân các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở, môi trường sống của cộng đồng dân cư là yếu

tố tạo nên sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch Do vậy, có thể nói cộng đồng là một thành tố của tài nguyên du lịch tạo nên hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng

1.2 Du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Du lịch homestay tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới

1.2.1.1 Dãy Hymalaya

Nằm chênh vênh trên cao gần biên giới Tây Tạng, thung lũng Spiti của Ấn

Độ lô nhô với những tu viện bên sườn núi Nhà trọ ở đây là những phòng đơn nằm trong những ngôi nhà hai tầng bằng bùn và gạch Du khách có thể được thưởng thức một thực đơn độc đáo với bánh mì, chapatis (bánh mì dẹt) và momos - bánh bột mì hình cầu có thịt dê hoặc thịt cừu băm nhỏ Thức ăn được phục vụ cùng với trà Du khách có thể tham gia một tour đi bộ thú vị, được học nấu ăn và đi săn bò Tây Tạng

Cơ sở Mahindra Homestays có phòng cho thuê, một hướng dẫn viên người địa

Trang 24

1.2.1.3 Thái Lan

Điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Thái Lan nằm ở Koh Pet, một ngôi làng nhỏ thuộc vùng nông thôn Isaan (miền đông bắc Thái Lan) Chủ nhà Lamai và Jimmy có ba phòng cho thuê, ngoài ra còn có thêm một khu vườn lớn trồng chuối

và xoài Du khách sẽ được ăn trong một khu vực nấu ăn ngoài trời có bóng râm Món ăn thông thường là gạo nếp với thịt lợn, rau và ớt Hai vị chủ nhà này đã được khen ngợi hết lời trong các giải thưởng của tổ chức du lịch Responsible Tourism gần đây Họ sẽ cho bạn làm quen với cuộc sống ở Isaan, từ việc đi mua sắm ở chợ đến ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa

1.2.1.4 Grenada

Grenada là một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển xinh đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới, nhà máy sản xuất rượu rum và những bữa tiệc trên đường phố Ở đây có hàng chục

cơ sở homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ đô St George’s đến phòng trọ ở gần bãi biển Grand Anse Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nấu theo phương pháp bản địa, có thể bao gồm dầu, món hầm với dừa, mì và thịt lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và các gia vị địa phương Đặc biệt là tất cả các món, thậm chí cả cocktail đều có hạt nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được gọi là “hòn đảo gia vị”

Trang 25

1.2.1.5 Malaysia

Ở Malaysia loại hình du lịch homestay chính thức bắt đầu từ năm 1995 ở làng Temerloh, bang Pahang và hiện phát triển rộng rãi ở 14 bang của Malaysia Đến tháng 12-2009 đã có gần 4.000 hộ dân từ 227 ngôi làng khắp cả nước được Bộ

Du lịch Malaysia huấn luyện đào tạo và cấp bằng cho phép tổ chức chương trình homestay và đến nay nó đã trở thành nguồn thu nhập bổ sung cho người dân Malaysia cũng là nước xúc tiến phát triển loại hình du lịch homestay tại Việt Nam

Cụ thể là tại TP Hồ Chí Minh

1.2.1.6 Úc

Không phải tất cả các cơ sở homestay đều nằm trong những điểm đến phát triển Angorichina Station, một trang trại cừu xa xôi hẻo lánh do người chủ trại đời thứ tư Ian and Di Farghers sở hữu, nằm ở trung tâm hoang dã của dãy núi Flinders, cách Tp Adelaide 300 dặm về phía tây bắc Đó là một ngôi nhà được lợp mái bằng thiếc nổi bật với một hàng hiên rộng, một ốc đảo hoa hồng và những bờ giậu hoa oải hương Du khách sẽ ăn với gia đình Farghers, họ làm món càri Thái Lan cũng như món nướng rất tuyệt hảo Du khách thậm chí có thể đi máy bay cùng Ian để kiểm tra vật nuôi hoặc dồn đàn gia súc bằng xe ôtô Du khách cũng có thể đi các tour tới những khu vực thổ dân gần đó Fargher sẽ là hướng dẫn viên riêng của bạn

1.2.1.7 Miền nam Ấn Độ

Dịch vụ lưu trú gia đình thường được bao gồm trong một hành trình du lịch xuyên tỉnh Kerala, nơi đi tiên phong trong loại hình du lịch homestay ở Ấn Độ, với những bãi biển nguyên sơ và những con đường thủy đẹp một cách bí hiểm Có rất nhiều lựa chọn, chẳng hạn như du khách có thể lưu trú ở Olavipe Homestay (gần Tp Cochin), một trang trại do gia đình Thar-akan làm chủ từ 13 đời nay và gần đây mới được mở cho khách du lịch Du khách cũng có thể đi săn ở công viên quốc gia Periyar, đi thăm các đồn điền trồng nghệ, vani và cao su

Các hoạt động có thể bao gồm như đi thăm di sản Varikatt, một biệt thự mang phong cách phương Đông ở Tp Trivan-drum, và hai đồn điền gia vị Kanjirapally Estate và Vanilla Country Sau cùng, du khách được học về nghệ thuật

Trang 26

tôm từ sông rạch ở cơ sở Olavipe rồi ăn càri dứa, dhal (một món đậu) và gạo mịn ở đồn điền Vanilla County

1.2.2 Du lịch homestay tại Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều các điểm tham quan nổi tiếng mang tầm quốc gia và quốc tế Du khách đến Việt Nam sẽ được ngắm nhìn các điểm du lịch tự nhiên và tìm hiểu các nét đẹp văn hóa tại các điểm du lịch nhân văn vô cùng độc đáo mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng được thiên nhiên ban tặng Các điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Viêt Nam có thể kể đến như: SaPa, Vịnh Hạ Long,

du lịch sông nước miền Tây Nam Bộ, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên… Ngoài ra, Việt Nam còn có các điểm du lịch homestay nổi tiếng như:

1.2.2.1 Du lịch homestay Đà Lạt

Tour khám phá cùng Nhà nông Đà lạt - Dalat Homestay

Trong thời gian lưu trú, du khách sẽ hoà mình vào đời sống thường nhật của những người nông dân bình dị, chuyên sản xuất các sản phẩm nông sản Đà Lạt, cùng tham gia các sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ, mua thức ăn, cùng vào bếp để chế biến những món ăn truyền thống của Tp Đà Lạt, trồng trọt - chăm sóc và thu hoạch hoa màu, tìm hiểu, tham quan những danh thắng,

di tích ở địa phương Các gia đình nông dân ở đây có nếp sinh hoạt khá ấm cúng, nhẹ nhàng nhưng rất tình cảm; du khách sẽ thực sự tìm được cảm giác như sống trong chính căn nhà của mình 3

1.2.2.2 Du lịch homestay ở Sapa

Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của Sapa chứa đựng đầy những bí ẩn đối với những du khách đã hoặc chưa từng một lần đặt chân đến miền đất này Tp trong sương giờ đây còn hấp dẫn du khách bởi một loại hình du lịch độc đáo: Homestay Đến Sapa, khách du lịch sẽ được sinh hoạt cùng nhà với người bản xứ với mối thân thiết giống như gia đình trong những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên trong khung cảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng hay giữa đại ngàn Hoàng Liên xanh thẳm

3

http://khamphadalat.com/Tour-kham-pha/Du-lich-kham-pha-cung-Nha-nong-Da-lat

Trang 27

Thôn Tả Van Giáy nằm lưng chừng thung lũng Mường Hoa, với 40 hộ dân tộc Giáy có tới 2/3 làm dịch vụ homestay Trong những ngôi nhà truyền thống bằng

gỗ, chủ nhà chỉ cần mua thêm những tấm đệm, chăn màn và ga gối, sửa sang hoặc xây mới khu vệ sinh vậy là đã mời được du khách tới ăn nghỉ ngay trong nhà mình Trong ngôi nhà nhìn ra thung lũng Mường Hoa, chủ nhà bày sẵn những chiếc ghế mây để khách ngồi uống cà phê và ngắm cảnh rừng núi

Đa phần khách du lịch đều thông qua các công ty du lịch hoặc khách sạn để được sống kiểu homestay ngay giữa núi rừng Đến bữa, họ nấu nướng và ăn cơm cùng gia đình Đôi lúc cũng có vài nhóm khách lẻ có nhu cầu cũng được nhiệt tình đón tiếp 4

1.2.2.3 Du lịch homestay ở Hội An

Homestay tại phố cổ Hội An đang được nhiều du khách quan tâm lựa chọn vì mới mẻ, dân dã Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch ngắn ngủi, du khách có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp

ăn ở, sinh hoạt, văn hóa của cư dân Hội An

Du lịch Hội An ngày càng phát triển mạnh, số lượng phòng khách sạn không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ hội Do đó, cách đây vài năm, chính quyền Tp khuyến khích một số nhà cổ đủ điều kiện cho phép khai thác khách du lịch lưu trú qua đêm Thật bất ngờ, dịch vụ này đã nhận được sự chào đón rất nhiệt tình của du khách thập phương

Một ngày lưu trú tại nhà cổ ở Hội An bắt đầu từ tờ mờ sáng Du khách cùng dậy, nấu nước, pha trà, cùng thưởng thức chén trà nóng với chủ nhà Và chỉ cần mở nhẹ cánh cửa gỗ, du khách đã thỏa thuê hưởng thụ không khí trong trẻo, yên bình của phố cổ vào tinh mơ; thả bước lang thang khắp phố phường Hội An, dọc ra bến đò trò chuyện với những mẹ, những chị đang gánh rau, bưng cá ra chợ sớm hoặc chạy bộ xuống biển Cửa Đại để đón ánh bình minh Du khách nào thích sự tĩnh lặng thì có thể chọn cho mình một quán cà phê “cóc” ở những góc phố nhỏ để nhìn ngắm cư dân phố

cổ bước vào một ngày mới Buổi điểm tâm sáng với chủ nhà trọ có thể chỉ là những món dân dã như xôi bắp, khoai lang luộc, cháo gạo lức với cá khô, hoặc “sang” hơn là

Trang 28

tô mì quảng vàng rộm, tô cao lầu thơm phức hay dĩa hoành thánh còn bốc khói Và nếu

du khách không ăn được món Việt thì cũng không gì phải lo ngại vì chủ nhà đủ tài nghệ để chế biến những món điểm tâm theo kiểu Âu, Á…5

1.2.2.4 Du lịch homestay ở Đồng bằng sông Cửu Long

Du lịch homestay gần đây cũng phát triển khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long Một số tour du lịch đã trở thành thương hiệu của du lịch miệt vườn như chương trình “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre), “Một ngày làm nông dân” ở Vĩnh Long hay “Bike Tour” ở Tp Cần Thơ

Tại tỉnh Vĩnh Long, năm 2010, với hình thức “Tây ở nhà ta”, số lượng khách nghỉ đêm tại các điểm homestay đã chiếm hơn 40% tổng số khách quốc tế đến với tỉnh này

1.2.2.5 Du lịch homestay ở Tiền Giang

Loại hình du lịch homestay Tiền Giang chính thức bắt đầu từ năm 2006 Có

2 khu vực được chọn để áp dụng mô hình này là Cù lao Thới Sơn thuộc Tp Mỹ Tho

và Khu du lịch Cái Bè gồm Thị trấn Cái Bè và xã Đông Hòa Hiệp [9, tr 15] Tiền Giang hiện có gần 20 hộ dân cho khách nghỉ đêm theo hình thức homestay Tham gia loại hình du lịch này ở miệt vườn tại Tiền Giang, du khách không chỉ hòa vào không gian sống và sinh hoạt của người dân vùng sông nước mà du khách còn được thử nghiệm với các hoạt động thường ngày của người dân nơi đây như tát ao, bắt cá, thu hoạch trái cây, cùng chủ nhà nấu những món ăn dân dã đặc trưng miền Tây sông nước, nghe và được thử hát đờn ca tài tử cùng với các “nghệ nhân nông dân” theo phương châm 3 cùng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" Đây là một trong những loại hình du lịch giữ chân được rất đông du khách tại tỉnh Tiền Giang từ mấy năm qua6

5 pho-co-hoi-an&catid=56%3Ahoi-an&Itemid=124&lang=vi

http://www.vietnamdive.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=147%3Ahomestay-tai-6

http://www.vtvcantho.vn/CVTV/Detail/12721?id_menu=78&act=News_Detail&contr=Content

Trang 29

Lai, Cổ Chiên) bốn mùa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, có những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả cùng với các sản phẩm từ dừa nổi tiếng trong và ngoài nước Người dân Bến Tre đã tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như thân, cọng, vỏ, gáo dừa… để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo

Loại hình du lịch homestay ở Bến Tre có chất lượng cao, thu hút du khách, thường sử dụng “hướng dẫn viên du lịch cây nhà lá vườn” - tức chủ nhà sẽ là người trực tiếp đảm nhận công việc của một hướng dẫn viên nên sẽ càng làm tăng thêm tính hấp dẫn của loại hình du lịch này Có thể nói, loại hình du lịch homestay hiện đang rất được ưa chuộng và đang dần trở thành xu hướng mới, khi mà những loại hình du lịch nghỉ dưỡng hay tham quan đang đi dần vào sự cũ kỹ, thiếu đổi mới dẫn đến nhàm chán với du khách7

1.2.2.7 Du lịch homestay ở Vĩnh Long

Vĩnh Long có vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự đa dạng

và trù phú của vùng đất nằm giữa hai sông lớn Tiền Giang – Hậu Giang Nhìn từ trên cao, Vĩnh Long giống như một cù lao hình thoi nổi giữa sông với bốn vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng: vùng phù sa cao ven sông, vùng cù lao; vùng đất trũng phèn có ảnh hưởng lũ; vùng đất trũng phèn không ảnh hưởng lũ Trong đó vùng phù sa cao ven sông có lợi thế bãi bồi, đất đai màu mỡ, thích hợp phát triển trồng cây ăn trái đặc sản, chuyên canh màu, nuôi trồng thủy hải sản trong mương vườn, nuôi cá bè trên sông và phát triển du lịch

Nắm bắt được nhu cầu của du khách, trong thời gian qua ngành Du lịch Vĩnh Long đã từng bước củng cố và phát triển ổn định loại hình du lịch này Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có hơn 20 cơ sở Homestay đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và tập trung nhiều nhất tại 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ (gồm các xã An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước, Đồng Phú)

Hoạt động du lịch Homestay Vĩnh Long gắn với du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, điều đó đã tạo cho mô hình hoạt động du lịch cộng đồng ngày càng định hình rõ nét Hàng năm, hoạt động Homestay đã đón khoảng 60% lượng khách quốc

tế đến Vĩnh Long (khoảng 160.000 khách mỗi năm)

Trang 30

Với kết quả đạt được được như trên, hoạt động du lịch tại xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là 1 trong

4 mô hình điểm của cả nước để đầu tư phát triển mô hình du lịch sinh thái – cộng đồng Điều đó cho thấy Vĩnh Long còn tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch

1.3 Mô hình nghiên cứu về du lịch homestay

1.3.1 Một số mô hình nghiên cứu du lịch homestay của các tác giả

1.3.1.1 Mô hình của Juladalai W & ctg, Thái Lan

Juladalai W., Yongpithayapong P., & Ratanakosum J., trong nghiên cứu “Mô hình du lịch văn hóa homestay Thai-Saek về phát triển kinh tế bền vững: Nghiên cứu tại Ban Art-Samart, Thị trấn Art-Samart, Huyện Muang, Tỉnh Nakhon Phanom” Mô hình nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tiềm năng phát triển du lịch homestay cho cộng đồng Thai-Saek, gồm: (1) Tiện nghi (Cơ sở hạ tầng cơ bản; Y tế công cộng; An ninh); (2) Khả năng tiếp cận tài nguyên du lịch (Điều kiện tự nhiên; Thông tin); (3) Sự thu hút (Sự thu hút về văn hóa; Sự thu hút về phong cảnh tự nhiên; Một vài tài nguyên du lịch kề cận); (4) Các hoạt động du lịch khác nhau (Tham quan bằng thuyền dọc sông Mê Kông; Câu cá trên sông Mê Kông…); (5) Sự sắp xếp (Lợi thế thương mại; Thái độ; Sự thân thiện) [16]

1.3.1.2 Mô hình của Seubsamarn K., Thái Lan

Seubsamarn K (2009), trong luận văn thạc sĩ “Động cơ sử dụng dịch vụ homestay của khách du lịch ở Thái Lan và sự hài lòng của họ dựa vào di sản văn hóa của điểm đến – Các thuộc tính cơ bản”, đã đưa ra 4 thuộc tính tác động

đến sự hài lòng của khách du lịch sử dụng dịch vụ homestay tại Thái Lan: (1) Vị trí

và nhà nghỉ, với 6 yếu tố (Sự sạch sẽ; Chất lượng nơi ăn nghỉ; Điều kiện khí hậu;

Vẻ đẹp của phong cảnh; An ninh và an toàn; Dễ tiếp cận điểm đến); (2) Sự thu hút

du lịch nói chung, với 5 yếu tố (Dễ dàng mua sắm; Cuộc sống về đêm & giải trí;

Quà lưu niệm; Thích hợp để nghỉ ngơi; Xa nhà); (3) Phục vụ & thông tin, với 7 yếu

tố (Phục vụ hội nghị; Vị thế chính trị & kinh tế; Phục vụ văn hóa và các sự kiện

khác; Sự hợp thành các dân tộc; Thông tin từ bạn bè/ họ hàng; Quảng cáo; Du lịch

trọn gói) và (4) Các dịch vụ địa phương, với 2 yếu tố (Phục vụ các món ăn địa

phương; Sự thân thiện và mến khách của cư dân địa phương) [19]

Trang 31

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu du lịch homestay của Seubsamarn K (2009), Thái Lan

1.3.1.3 Mô hình của Hu Y C et al, Đài Loan

- Hu Y C., Wang J H., & Wang R Y., (2012) [16], trong nghiên cứu tại Đài

Loan năm 2012, với đề tài : “Đánh giá hiệu suất homestay của Đài Loan bằng

việc sử dụng tiến trình phân tích mạng (Analytic Network Process)” Mô hình

ban đầu gồm 6 biến với 33 tiêu chí Tuy nhiên, sau khi trao đổi với các chuyên gia,

mô hình trên được Hu Y C et al rút gọn lại còn 5 biến với 30 tiêu chí: (1) Môi

trường xây dựng và đặc trưng, với 7 tiêu chí (Tận dụng gió thiên nhiên 1 cách đầy

đủ; Tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên; Sử dụng sơn không độc hại; Duy trì sức sống của đất và điều kiện tốt trong quá trình thiết kế và xây dựng; Kết hợp các di sản địa phương và các yếu tố cảnh quan địa phương vào thiết kế; Cảnh đẹp và tính độc đáo

của nội thất thiết kế; Vườn cây và tính độc đáo thiết kế vườn cây), (2) Chất lượng

dịch vụ, với 4 tiêu chí (Thái độ phục vụ; Dịch vụ đón khách; Dịch vụ thông tin;

Dịch vụ ăn uống và chất lượng); (3) Các cơ sở lưu trú, với 5 tiêu chí (Tiện nghi nhà bếp; Chỗ đậu xe; Thiết bị an toàn; Cấp cứu; Đặt phòng); (4) Hoạt động homestay

và quản lý, với 8 tiêu chí (Phòng ngăn nắp; Phòng ấm áp; Phòng riêng tư; An toàn;

Phòng chủ đề và phòng đặc trưng; Đặc trưng của homestay, vd văn hóa bản xứ;

Hình thành bầu không khí chung; Vệ sinh ngăn nắp nói chung); (5) Du lịch

homestay và sự phồn thịnh của cộng đồng, với 6 tiêu chí (Mức độ tương tác giữa

người chủ và người thuê; Dịch vụ hướng dẫn; Sự sắp xếp các hoạt động và kinh

Vị trí và nhà nghỉ

Sự thu hút du lịch nói chung

Phục vụ và thông tin

Các dịch vụ địa phương

ĐÁNH GIÁ

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ HOMESTAY

Trang 32

phương; Đề xướng việc bảo tồn nguồn lực hướng về địa phương; Thúc đẩy và bảo

vệ nguồn lực văn hóa bản địa)

1.3.1.4 Mô hình của Huan H C et al, Đài Loan

Huan H C., & Ho C C., (2013) [15], trong nghiên cứu “Ứng dụng Quy

trình hệ thống phân cấp phân tích mờ (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) 8 đối với Việc ra quyết định tiêu dùng liên quan đến homestay” tại Đài Loan đã chỉ ra

các yếu tố được khách hàng xem xét khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp du lịch

homestay dựa vào mức độ quan trọng Các yếu tố gồm: (1) An ninh, với 3 yếu tố (An toàn về cháy nổ; Trang thiết bị an toàn; An toàn về sức khỏe); (2) Bữa ăn tối

phong phú, với 4 yếu tố (Món ăn Trung Hoa; Món ăn Âu; Món ăn dân dã; Cà phê

và tráng miệng); (3) Dịch vụ chu đáo, với 4 yếu tố (Thái độ phục vụ; Hiệu quả phục vụ; Dịch vụ đưa đón; Tour trọn gói); (4) Giá cả, với 5 yếu tố (Chi phí phòng trọ; Chi phí ăn tối; Chi phí vận chuyển; Chi phí hướng dẫn; Chi phí CSVC); (5)

Chất lượng cơ sở hạ tầng cơ bản, 4 yếu tố (Thiết bị giường ngủ; Thiết bị vệ sinh;

Thiết bị thông tin liên lạc; Trang thiết bị bữa ăn); (6) Vị trí, 3 yếu tố (Giao thông; Thời gian; Danh lam thắng cảnh cận kề); (7) Sự thuận tiện, với 4 yếu tố (Điều tra

thông tin; Sách điện tử (trực tuyến); Bãi đậu xe thuận tiện; Thanh toán thuận tiện);

(8) Thiết bị giải trí, với 4 yếu tố (Phòng giải trí; Thiết bị tập thể dục; Thiết bị giải

trí; Thiết bị nấu ăn)

8 Phân tích mờ: Để có các đặc trưng ngẫu nhiên thì phải xử lý số liệu thực nghiệm, nhiều trường hợp trong thực tế không đủ số liệu, chỉ ước lượng được nằm trong một khoảng nào đó, mà không rõ phân bố, mơ hồ về giá trị nghĩa là mờ – fuzzy (Nguyễn Văn Phố & Nguyễn Xuân An, Phương pháp phân tích mờ kết cấu

Trang 33

Hình 1.2: Mô hình ứng dụng quy trình hệ thống phân cấp phân tích mờ

1.3.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài

1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình được ứng dụng trong đề tài này dựa vào các tài liệu: Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7800:2009; Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng Cục

Du lịch Việt Nam (2009); Mô hình hình đánh giá homestay của Hu Y C., et al (2012); Mô hình Huan H C., et al (2013) và Hội thảo Nghiên cứu về du lịch homestay của các tác giả Kim Anh, Khánh Trân & Kim Vinh (2013)

Qua nghiên cứu sơ bộ, mô hình nghiên cứu được hình thành gồm 6 biến quan sát với 35 tiêu chí đánh giá (Bảng 1a – Phụ lục 2) Tiếp đó, sau khi trao đổi với các chuyên gia về bảng câu hỏi, mô hình được rút gọn lại gồm 6 biến quan sát, với 28 tiêu chí (Bảng 1.1; Bảng 2b – Phụ lục 2)

Trang 34

Bảng 1.1: Mô hình nghiên cứu

STT Biến quan

Nguồn tài liệu

1) Thái độ ân cần của người chủ/ nhân viên phục

vụ (ví dụ: dịch vụ đưa đón khách chu đáo) 2) Cung cấp đầy đủ các món ăn địa phương 3) Dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh 4) Người chủ/ nhân viên phục vụ biết ngoại ngữ, phải qua lớp tập huấn nghiệp

[16; 15]

[16]

[16; 12; 11] [12; 11]

1) Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm (ví dụ: khách bị đau ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu) 2) Có hộp thuốc y tế

3) Đảm bảo an toàn cho khách lưu trú (ví dụ: mua bảo hiểm cho khách lưu trú, phòng trọ an toàn…) 4) Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn, phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định

[1; 16; 12; 11]

[16; 15] [1; 12; 11]

[12; 11; 15]

trật tự

1) Đảm bảo an ninh trật tự 2) Không có tệ nạn xã hội 3) Không có tình trạng cò mồi 4) Đảm bảo an ninh cho khách lưu trú

[12]

[12]

[12]

[12]

Trang 35

4) Tạo ra bầu không khí thân thiện giữa người dân địa phương với khách du lịch

[12]

[16; 12] [16; 15] [16]

chăn, mền, gối và khăn phủ, giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới)

5) Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi

6) Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh 7) Bếp sạch sẽ và không có mùi ẩm mốc, hôi thối

(ví dụ: dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh, cung cấp đủ nước sạch 24/24 giờ)

[16; 12] [16; 12; 11] [12; 11] [1; 12; 11]

[1; 12; 11] [1; 16; 12; 11] [1; 12; 11]

Trang 36

1.3.2.2 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu du lịch homestay đề nghị

- H1: Môi trường của homestay – các yếu tố thiên nhiên, di sản văn hóa, phong cảnh, vườn cây… có tương quan dương (+) với sự lựa chọn của khách du lịch về homestay

- H2: Chất lượng phục vụ - thái độ của người phục vụ, chất lượng món ăn, các món ăn địa phương… có tương quan dương (+) với sự lựa chọn của khách du lịch

- H5: Dễ tiếp cận chương trình du lịch homestay – vị trí homestay thuận tiện, bảng hướng dẫn dễ thấy, bầu không khí thân thiện… có tương quan dương (+) với

sự lựa chọn của khách du lịch về homestay

Môi trường của

homestay

Chất lượng phục vụ

Trang 37

- H6: Cơ sở vật chất (cơ sở lưu trú, nhà bếp) của homestay – trang thiết bị homestay: phòng ngủ, giường, chăn/ga… đạt tiêu chuẩn, có tương quan dương (+) với sự lựa chọn của khách du lịch về homestay

1.3.2.3 Mô tả mô hình nghiên cứu

- Môi trường của homestay: Nói lên khả năng tận dụng gió thiên nhiên, ánh

sáng tự nhiên một cách đầy đủ, kết hợp các di sản địa phương và các yếu tố cảnh quan địa phương vào thiết kế homestay, nhà nghỉ được xây dựng vững chắc … Điều này đòi hỏi các nhà cung ứng/ chủ các homestay phải tận dụng tối đa các yếu tố tự nhiên, xây dựng kiên cố các nhà nghỉ homestay bằng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, nhằm bảo vệs môi trường homestay

- Chất lượng phục vụ: Đây là yếu tố tạo ra sự tin tưởng, sự hài lòng của du

khách – người tham gia chương trình homestay với người chủ/ người quản lý Du khách luôn mong đợi được phục vụ ở mức độ cao hơn, do đó, người chủ/ người quản lý các homestay phải luôn quan tâm, phục vụ ân cần đến du khách Sự lựa chọn điểm đến du lịch homestay của du khách gia tăng khi chất lượng phục vụ tăng cao và ngược lại

- An toàn: Sự an toàn của du khách khi tham gia chương trình homestay là

rất quan trọng Người chủ/ người quản lý các homestay phải luôn quan tâm đến sức khỏe du khách, trang bị các hộp thuốc gia đình, có sẵn các loại thuốc về đường ruột, thuốc bôi chống các loại côn trùng, đồng thời chủ động xịt chống muỗi, các côn trùng… xung quanh khu vực khách lưu trú

- An ninh: Điều này nói lên, khu vực homestay phải được bảo đảm an ninh

một cách tuyệt đối Các yếu tố đảm bảo an ninh cho du khách gồm: Không có tệ nạn

xã hội, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho du khách, không có tình trạng cò mồi, chèo kéo khách lưu trú…

- Dễ tiếp cận chương trình du lịch homestay: Các yếu tố của tính tiếp cận các

chương trình du lịch homestay gồm: vị trí dễ dàng, thuận tiện cho khách du lịch với cơ

sở hạ tầng cơ bản, bảng hướng dẫn đặt ở nơi dễ thấy, có bãi đậu xe cho khách du lịch, bầu không khí thân thiện giữa người dân địa phương với khách du lịch…

Trang 38

- Cơ sở vật chất (cơ sở lưu trú, nhà bếp) của homestay: Cơ sở vật chất

của homestay chính là các trang thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày cua du khách: nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ăn… phải đạt tiêu chuẩn Bên cạnh đó, những vật dụng du khách sử dụng hàng ngày phải được các chủ homestay thay mới (chăn, màn, tấm ga, khăn tắm…) nhằm tạo sự an tâm, thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày cho du khách

- Sự lựa chọn của khách du lịch về homestay: Sự lựa chọn của du khách

về các chương trình du lịch homestay tùy thuộc vào hiệu quả hay lợi ích của sản phẩm dịch vụ mang lại so với những gì mà du khách kỳ vọng Du khách có thể có những cấp độ lựa chọn khác nhau Sự lựa chọn của du khách đối với các dịch vụ du

lịch homestay được du khách cảm nhận bởi các yếu tố:

- Mức độ lựa chọn của du khách về chất lượng dịch vụ mà các homestay đã cung cấp cho du khách

- Sự đáp ứng của du lịch homestay đối với yêu cầu của khách hàng

- Phong cách phục vụ của nhân viên/ người chủ các điểm du lịch homestay

Tiểu kết

Homestay là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long Du lịch homestay ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách “Tây ba lô”

và loại hình du lịch này xuất phát từ tính tự phát của chủ hộ Cách thức hoạt động của loại hình du lịch này “3 cùng”: Cùng ăn – cùng ở – cùng sinh hoạt với gia đình chủ hộ Hoạt động du lịch homestay thường diễn ra tại các khu vực có điều kiện tài nguyên, thiên nhiên hoang dã, có nền văn hóa đặc trưng có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Khái niệm du lịch homestay đang được các nhà nghiên cứu tranh luận và đưa

ra nhiều khái niệm khác nhau như: “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân” Khái niệm này được Boonratana, 2010; Kamisan, 2004; Kamisan et.al, 2007; Amran, 2010… đưa ra trong nhiều tài liệu nghiên cứu

Trang 39

Dựa vào bộ Tiêu chuẩn Quốc gia, TCVN 7800:2009, về Tiêu chuẩn nhà ở có

phòng cho khách du lịch thuê, 2009; Viện nghiên cứu Du lịch, Tổng cục Du lịch,

2013 và các nghiên cứu của Hu Y C., et al, 2012; Huan H C., et al, 2013; Ninh Thị Kim Anh & ctg, qua đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu du lịch homestay cho xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Mô hình nghiên cứu này sẽ gồm 6 yếu tố (biến độc lập), với 28 tiêu chí đánh giá và 1 yếu tố sự lựa chọn của khách du lịch về homestay (biến phụ thuộc), với 3 tiêu chí đánh giá

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp

Xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 100km và cách Mỹ Tho trung tâm của tỉnh khoảng 30km về phía Tây Dân

số khoảng 14.500 người (3.621 hộ) Đông Hòa Hiệp có địa hình trải dài dọc sông Tiền Nơi đây còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp với những vườn cây ăn quả rộng lớn bao bọc xung quanh Khu vườn rộng lớn của từng ngôi nhà cũng được trồng những vườn cây ăn trái với các loại trái cây miền Nam như nhãn, xoài, bưởi, cam, quýt, mận…

Hình 2.1: Bản đồ Tiền Giang – Cái Bè

2.1.1 Quá trình phát triển du lịch ở Đông Hòa Hiệp

Phát triển du lịch tại Đông Hòa Hiệp không thuận lợi theo như kế hoạch mà phải tiến hành từng giai đoạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau Các bước phát triển

đã thực hiện trong 3 giai đoạn thời gian Đặc biệt, trên cơ sở dự án “Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản” được thực hiện từ năm 2011, điển hình

Ngày đăng: 04/04/2016, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh Trân (2013), Chủ đề nghiên cứu “Du lịch homestay”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ môn, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ đề nghiên cứu “Du lịch homestay”
Tác giả: Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh Trân
Năm: 2013
2. Phùng Thanh Bình, Dự báo bằng phân tích hồi quy. Trường Đại học Kinh tế, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo bằng phân tích hồi quy
3. Hà Nam Khánh Giao và Lê Duyên Hằng (2011), Các yếu tố tác động đến độ thỏa mãn về chất lượng dịch vụ khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, số 252, tháng 10/2011: Tr. 44-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến độ thỏa mãn về chất lượng dịch vụ khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM
Tác giả: Hà Nam Khánh Giao và Lê Duyên Hằng
Năm: 2011
4. Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản, Nxb Lao Động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản
Tác giả: Trần Tiến Khai
Nhà XB: Nxb Lao Động Xã hội
Năm: 2012
6. Nguyễn Văn Mỹ, Homestay Trông người lại ngẫm đến ta, Tạp chí du lịch Việt Nam số 6/2015, Tr. 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Homestay Trông người lại ngẫm đến ta
7. Nguyễn Quốc Nghi (2013), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2013
10. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb Lao Động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nxb Lao Động Xã hội
Năm: 2011
11. “Tài liệu hướng dẫn vận hành du lịch lưu trú tại nhà dân” do dự án Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) ban hành năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn vận hành du lịch lưu trú tại nhà dân
12. Tiêu chuẩn quốc gia (2009), Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, TCVN 7800:2009, Phụ lục II-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
Tác giả: Tiêu chuẩn quốc gia
Năm: 2009
14. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb Thống kê.II. TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nxb Thống kê. II. TIẾNG ANH
Năm: 2005
15. Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010), The Developmental Model of Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in the Central Region of Thailand, Journal of Social Sciences 6 (1): 130-132, 2010 ISSN 1549-3652 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Developmental Model of Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in the Central Region of Thailand
Tác giả: Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P
Năm: 2010
16. Huan H. C., Ho C. C., (2013), Applying the Fuzzy Analytic Hierarchy Process to Consumer Decision-Making Regarding Home Stays, International Journal of Advancements in Computing Technology (IJACT) Volume5, Number4: 981- 990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applying the Fuzzy Analytic Hierarchy Process to Consumer Decision-Making Regarding Home Stays
Tác giả: Huan H. C., Ho C. C
Năm: 2013
17. Hu.Y.A., WangJ.H., & WangR.Y., (2012), Evaluting the Performance of Taiwan Homestay Using Analytic Network Process, Mathematical Problems in Engineering, Volume 2012, Article ID 827193, 24 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluting the Performance of Taiwan Homestay Using Analytic Network Process, Mathematical Problems in Engineering
Tác giả: Hu.Y.A., WangJ.H., & WangR.Y
Năm: 2012
18. Juladalai W., Yongpithayapong P., & Ratanakosum J., A Tourism Model on Thai-Saek Cultural Home stays for Sustainable Economic Development: a Case Study at Ban Art-Samart, Art-Samart Sub-district, Muang District, Nakhon Phanom Province, Faculty of Liberal Arts and Science, Nakhon Phanom University Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Tourism Model on Thai-Saek Cultural Home stays for Sustainable Economic Development: a Case Study at Ban Art-Samart, Art-Samart Sub-district, Muang District, Nakhon Phanom Province, Faculty of Liberal Arts and Science
19. Pusiran A.K., & Xiao H.,(2013), Challenges and Community Development: A Case study of Homestay in Malaysia, Asian Social Science, Vol. 9, No. 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Challenges and Community Development: A Case study of Homestay in Malaysia, Asian Social Science
Tác giả: Pusiran A.K., & Xiao H
Năm: 2013
20. Richardson K., (2004), Homestay: Opening a World of Opportunity, 18 th IDP Australian International Education Conference 5-8 October 2004, Sydney Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Homestay: Opening a World of Opportunity
Tác giả: Richardson K
Năm: 2004
21. Seubsamarn K. (2009), Tourist motivation to use homestays in Thailand and their satisfaction based on the destination’s cultural and heritage-based attribute. A Thesic of Master of Science, Faculty of the Graduate School, University of Missouri Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourist motivation to use homestays in Thailand and their satisfaction based on the destination’s cultural and heritage-based attribute. A Thesic of Master of Science, Faculty of the Graduate School
Tác giả: Seubsamarn K
Năm: 2009
5. Luật du lịch, số 44/2005/QH11, Khóa IX, Kỳ họp thứ 7, ngày 05/05- 14/06/2005 Khác
8. Nguyễn Văn Phố & Nguyễn Xuân An, Phương pháp phân tích mờ kết cấu Khác
9. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tiền Giang (2010), Đề án Phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w