1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

145 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang” với mong muốn đóng góp một phần tâm sứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THỊ XÃ GÕ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THỊ XÃ GÕ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ quý Thầy/Cô, quý cơ quan, quý đồng nghiệp cùng gia đình

và bạn bè Vì thế, cho phép tôi được gửi lời tri ân chân thành đến:

Quý Thầy/Cô Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Thầy/Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích, giúp tôi có được những tri thức nhất định về khoa học du lịch Những tri thức ấy là hành trang cần thiết cho tôi trong công tác chuyên môn sau này Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng – người Thầy đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với những vấn đề trong nghiên cứu khoa học cũng như định hướng và

hỗ trợ cho tôi hoàn thành luận văn này

Quý Thầy/Cô phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Văn hóa Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lớp Cao học du lịch - khóa 03 chúng tôi, giúp chúng tôi yên tâm học tập và có được kết quả như ngày hôm nay

Ban Giám hiệu Trường Đại học Tiền Giang, lãnh đạo và đồng nghiệp Phòng Đào tạo Trường Đại học Tiền Giang; Thư viện Trường Đại học Tiền Giang; Thư viện tỉnh Tiền Giang; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Gò Công; Ban Quản lý di tích tỉnh Tiền Giang; Công ty cổ phần Việt Phong Mê-Kông Tp.Mỹ Tho cùng gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, cung cấp những tài liệu và thông tin quý giá cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này

Dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được những góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy/Cô cũng như các nhà nghiên cứu

để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8

3 Mục đích nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Bố cục luận văn 11

7 Đóng góp của luận văn 11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC CÁC DTLSVH Ở TX GÕ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 12

1.1 Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa 12

1.1.1 Văn hóa 12

1.1.2 Di sản văn hóa 13

1.1.3 Di tích lịch sử - văn hóa 14

1.1.4 Du lịch văn hóa 15

1.1.5 Tài nguyên du lịch văn hóa 18

1.1.6 Sản phẩm du lịch văn hóa 19

1.1.7 Khách du lịch văn hóa 20

1.1.8 Điểm đến du lịch văn hóa 20

1.1.9 Tuyến du lịch văn hóa 21

1.1.10 Vấn đề bảo tồn văn hóa trong du lịch 22

1.2 Điều kiện khai thác các DTLSVH TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang phục vụ phát triển du lịch 24

1.2.1 Sức hấp dẫn của các DTLSVH ở TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang 24

1.2.2 Điều kiện khách quan cho phát triển DLVH ở TX Gò Công, tỉnh TG 27

Trang 5

1.3.1 Bài học trong nước 30

1.3.2 Bài học ngoài nước 32

Tiểu kết 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DTLSVH Ở TX GÕ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG 35

2.1 Khái quát về Gò Công 35

2.2 Tài nguyên du lịch Gò Công 37

2.2.1 Số lượng các di tích lịch sử - văn hóa 37

2.2.2 Phân loại các di tích lịch sử - văn hóa 37

2.2.2.1 Di tích lịch sử 37

2.2.2.2 Di tích kiến trúc tín ngưỡng 45

2.2.2.3 Di tích kiến trúc nghệ thuật 48

2.2.2.4 Lễ hội truyền thống 54

2.2.3 Phân bố các DTLSVH ở TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang 63

2.2.4 Đặc điểm các DTLSVH ở TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang 63

2.3 Thực trạng hoạt động du lịch tại các DTLSVH ở TX Gò Công, tỉnh TG 64

2.3.1 Thị trường khách du lịch 64

2.3.2 Sản phẩm du lịch 67

2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 68

2.3.4 Công tác tổ chức, quản lý du lịch 68

2.3.5 Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch 69

2.3.6 Vấn đề bảo tồn văn hóa trong du lịch 69

2.3.7 Kết quả về mẫu khảo sát và cách thức xử lý số liệu nghiên cứu 71

Tiểu kết 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC DTLSVH Ở TX GÕ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG 77

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 77

3.1.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển DL của nhà nước, ngành, địa phương 77

3.1.2 Quy hoạch du lịch của tỉnh Tiền Giang 83

3.1.3 Những hạn chế, yếu kém trong du lịch 89

3.2 Một số giải pháp cụ thể 90

3.2.1 Giải pháp ngắn hạn 90

Trang 6

3.2.1.1 Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch 90

3.2.1.2 Giải pháp về xây dựng điểm đến du lịch 91

3.2.2 Giải pháp dài hạn 93

3.2.2.1 Giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch 93

3.2.2.2 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 94

3.2.2.3 Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý du lịch 96

3.2.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch 97

3.2.2.5 Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa trong hoạt động du lịch 98

3.3 Một số kiến nghị 101

3.3.1 Đối với các cơ quan trung ương 101

3.3.2 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 101

3.3.3 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh 101

3.3.4 Đối với các doanh nghiệp du lịch 103

3.3.5 Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch 104

Tiểu kết 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 111

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

UNESCO United Nations Education, Scientific and Culture Organization

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc

UNWTO United Nations World Tourism Organization

UBND Ủy ban nhân dân

VHTT Văn hóa Thông tin

VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê số lượng lễ hội truyền thống ở Gò Công

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn khách chia theo thị trường mục tiêu

Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Tiền Giang giai đoạn 2001-2010 Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2001-2005

Bảng 2.6: Hiện trạng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.7: Hiện trạng khách du lịch đến thị xã Gò Công từ 2010-2012

Bảng 2.8: Kết quả về mẫu khảo sát của đề tài

Bảng 2.9: Quy ước thang điểm chuẩn ứng với từng mức đánh giá

Bảng 2.10: Mức độ đánh giá sản phẩm du lịch của Gò Công

Bảng 2.11: Mức độ đánh giá tính hấp dẫn du lịch của các DTLSVH Gò Công Bảng 2.12: Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch ở Gò Công Bảng 3.13: Dự báo các phương án phát triển du lịch Việt Nam đến 2020

Bảng 3.14: Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch thị xã Gò Công đến năm 2020 Bảng 3.15: Hệ thống điểm tham quan du lịch ở thị xã Gò Công

Bảng 3.16: Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 Biểu đồ 2.1: Mức độ đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch của Gò Công Biểu đồ 2.1: Mức độ đánh giá về tính hấp dẫn du lịch của các DTLSVH Gò Công Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch ở Gò Công

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia đang phát triển mà ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử với nền văn hóa đậm đà bản sắc Đây là nguồn tài nguyên phong phú cần được khai thác và tích cực sử dụng cho du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới, đồng thời hình thành các địa danh du lịch mang đặc trưng văn hóa vùng miền

Trải dài bên bờ bắc sông Tiền, một nhánh lớn của sông Mê-Kông phần chảy qua Nam bộ của Việt Nam, mảnh đất lành trái ngọt ấy của Việt Nam được mang tên sông: TIỀN GIANG

Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách Tp.HCM 70km về phía Tây Nam Tỉnh gồm: thành phố Mỹ Tho; thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Châu Thành, Tân

Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Trung với nhiều đợt di dân đã đến khai phá vùng đất hoang vu này, biến nơi rừng rậm, đầm lầy, thú dữ thành những cánh đồng mênh mông, những vườn cây trĩu quả, làm nên những làng xóm trù phú của vùng châu thổ Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc trái cây”, là quê hương của Bạch Công Tử, cái nôi của đờn ca tài tử và nền nghệ thuật cải lương Việt Nam Với sinh thái tự nhiên đa dạng: biển, sông, kênh rạch, giồng, gò, cù lao nên Tiền Giang không chỉ phong phú về cảnh quan mà còn cả về văn hóa

Đến Tiền Giang là đến với cảnh sắc đồng bằng của những đồng lúa, kênh rạch, vườn cây; là tìm về cội nguồn của dân tộc với các di tích lịch sử lâu đời từ văn hóa Phù Nam đến văn hóa Việt; là gặp gỡ những con người chân chất Tất cả tạo cho Tiền Giang bức tranh nhiều màu sắc có sức hấp dẫn du lịch Vùng đất này gắn

liền với tên tuổi của những anh hùng: Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ

Trang 10

Dương, Âu Dương Lân, Đốc Binh Kiều, Tứ Kiệt, Lê Thị Hồng Gấm, và những

nghệ sĩ đã có những cống hiến to lớn cho nước nhà như: GS.TS Viện sĩ Trần Văn

Khê; nghệ sĩ nhân dân (NSND) Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Kim Cương; soạn giả Trần Hữu Trang; nhà văn Hồ Biểu Chánh, nhà văn Đoàn Giỏi; nhà thơ – nhạc

sĩ Diệp Minh Tuyền, họa sĩ Nguyễn Sáng mà tên tuổi của họ còn mãi trên trang sử

quê nhà, thành tựu của họ đã tạo nên bề dày cho lịch sử văn hóa Tiền Giang

Gò Công quê hương Trương Định – vị anh hùng dân tộc đầu tiên đứng lên chống thực dân Pháp Đây cũng là nơi xuất thân của nhiều nhân vật lịch sử như: Phạm Đăng Hưng và con gái Phạm Thị Hằng (Hoàng thái hậu Từ Dũ), Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương Hoàng hậu), giám mục Nguyễn Bá Tòng, nhà văn Hồ Biểu Chánh,… Vùng đất này được khai phá, hình thành và phát triển cùng thời điểm với Sài Gòn – Gia Định, Đồng Nai – Bến Nghé Trải qua biết bao biến cố của thời cuộc, đất và người Gò Công đã đóng góp ít nhiều vào trang sử hào hùng của dân tộc:

“Gò Công rạch Lá nhớ nhung Quê xưa Võ Tánh, Trương Công oai hùng

Từ thế kỷ XVIII, ở khu vực Nam bộ, với địa thế nhiều sông rạch, giồng đất cao, cây cối rậm rạp, vùng đất mới đã được khai khẩn và trở nên trù phú, thu hút đông đảo lưu dân Việt dừng chân định cư Cách đây hơn một thế kỷ, Gò Công đã có

vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của Nam bộ Hai tỉnh Định Tường và Gò Công trước đây hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang ngày nay Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây vẻ đẹp hữu tình, biết bao thế hệ con người Gò Công đã góp tâm sức làm nên diện mạo văn hóa, làm cho Gò Công vừa có đặc trưng chung của miền châu thổ sông Cửu Long, vừa có những nét riêng độc đáo kết hợp văn hóa miệt vườn – miệt biển Trải qua biết bao biến cố thăng trầm, những tên đất, tên người gắn liền với những giai thoại mà người Gò Công vẫn còn lưu giữ để vừa làm di tích, vừa lưu truyền cho hậu thế

Mỗi tên gọi của vùng đất này gắn liền với những sự kiện lịch sử và văn hóa địa phương Lũy Pháo Đài – nơi tập hợp nghĩa quân Trương Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Lăng Hoàng Gia với dòng họ Phạm Đăng, đã sinh ra

Trang 11

dân tộc Trương Định là nơi yên nghỉ, lưu giữ thân thế, cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Ông,… Gò Công hôm nay vẫn còn lưu giữ đậm nét các giá trị văn hóa truyền thống mà khi tiếp cận người ta không khỏi nao lòng nhớ đến tổ tiên một thời

“mang gươm đi mở cõi”

Từ lịch sử đó, Gò Công đã và đang sở hữu nguồn tài nguyên quý giá với nhiều huyền thoại đi vào lòng người mà người viết muốn nhắc tới ở đây là các di tích lịch sử - văn hóa vật thể và phi vật thể đậm tính nhân văn, là nguồn tài nguyên vừa “tiềm ẩn” vừa ”hiện hữu” có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ

Dù chưa phải là địa danh nổi tiếng về du lịch, nhưng với những ai thích tìm hiểu, khám phá vùng đất ở cuối dòng Mê-Kông vươn ra biển Đông thì Gò Công cũng cho nhiều nét đẹp mà không nơi nào có được Nét đẹp đó hiện hữu trong lao động sản xuất như hò cấy lúa; trong đời sống tâm linh của cộng đồng như lễ hội Kỳ yên, lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Trương Định; trong tập tục thờ cúng tại gia như cúng Việc Lề - dấu vết của thời khẩn hoang lập ấp; trong các hình thức diễn xướng dân gian mà độc đáo nhất là sinh hoạt đờn ca tài tử – thú chơi tao nhã của người dân Nam bộ Tất cả đều chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, là tài sản quý giá cần được giữ gìn và khai thác

Ngày nay, thị xã Gò Công là đô thị lớn thứ hai sau thành phố Mỹ Tho nằm

về phía đông của tỉnh Tiền Giang Thị xã có Quốc lộ 50 đi qua, nối với thành phố

Hồ Chí Minh cách 60 km về phía bắc, nối với thành phố Mỹ Tho cách 35 km về phía tây và các tỉnh lộ đi về các thị trấn ven biển cách 15 km về phía đông Rạch Gò Công bắt nhánh từ sông Vàm Cỏ, bao quanh phía bắc thị xã và chảy qua nội thị theo hướng bắc - nam nối với các kênh rạch khác đi ra sông Tiền Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, thị xã Gò Công có nhiều tiềm năng phát triển

du lịch nhất là loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch

tại các di tích lịch sử - văn hóa thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang” với mong muốn

đóng góp một phần tâm sức của mình cho quê hương Tiền Giang

Trang 12

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào trong nước cũng như nước ngoài về nghiên cứu phát triển du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang Nhưng có một số công trình nghiên cứu về lịch sử vùng đất và con người nơi đây, tiêu biểu như:

Công trình nghiên cứu của Lương y Việt Cúc với tác phẩm “Gò Công cảnh

cũ người xưa” xuất bản năm 1968 (có phụ lục bản đồ và ảnh minh hoạ) Đây là

nguồn tư liệu quý giá mà sau này nhà văn Sơn Nam có chú giải và bổ sung trước khi nó được ấn hành lại vào năm 1999; nhà nghiên cứu Huỳnh Minh với công trình

“Gò Công xưa và nay” được xuất bản năm 1969 Đây là tư liệu về lịch sử, địa lý,

nhân vật, giai thoại, tục lệ, văn hóa, nghệ thuật và các phương tiện lao động sinh hoạt của tỉnh Gò Công xưa kia;

Ngoài ra, ấn phẩm “Những trang ghi chép về lịch sử văn hóa Tiền Giang”

của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Nghiệp (Giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang nay là Trường Đại học Tiền Giang) được xuất bản năm 1998, là nguồn

tư liệu tổng hợp khá đầy đủ về các sự kiện lịch sử, văn hóa và nhân vật của vùng đất Tiền Giang;

Cùng với đó, ấn phẩm “Tiền Giang những di tích nổi tiếng” xuất bản năm

2002 của nhà sử học Lê Ái Siêm – nguyên Giám đốc bảo tàng Tiền Giang cũng giới

thiệu phần nào về tài nguyên văn hóa và những giá trị nhân văn thông qua những di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội trên đất Tiền Giang;

Và gần đây nhất, nhà giáo ưu tú Phan Thanh Sắc – nguyên là giáo viên

trường phổ thông trung học Trương Định nay đã nghỉ hưu với tác phẩm “Gò Công

– Vọng tiếng đất lành” xuất bản năm 2010 là một quyển hồi ký dài 590 trang, đã

khắc họa và gợi lại một miền đất phủ Lôi Lạp mấy trăm năm trước, là nơi dung thân của đa phần dân xứ Quảng xuôi Nam từ trước thời Thuận Ngãi, Thuận Tắc Một Gò Tre, một bến xe ngựa, một trận bão năm Thìn…

Dù chưa trình bày dưới góc nhìn du lịch nhưng các nhà nghiên cứu đã cung cấp nguồn tư liệu quý cho người quan tâm Đề tài này đã tham khảo, kế thừa theo hướng kết hợp giữa di tích lịch sử văn hóa với hoạt động du lịch

Trang 13

3 Mục đích nghiên cứu

- Góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Tiền Giang

- Phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về du lịch cho học sinh, sinh viên Qua đó, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Gò Công cũng như bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong hoạt động du lịch ở Tiền Giang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa

- Phạm vi nghiên cứu: thị xã Gò Công và các huyện Gò Công phụ cận

- Thời gian nghiên cứu: từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển du lịch là một nghiên cứu tổng hợp cả chiều rộng và chiều sâu, nên đề tài này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp khảo sát điền dã: Bằng những lần đi thực tế ở Gò Công và

vùng phụ cận để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu tôi đã thu nhận trực tiếp và khách quan những thông tin cụ thể, cập nhật mà các tài liệu thành văn cũng như bản

đồ không có ưu thế hơn Phương pháp này đã giúp tôi chủ động quan sát, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn người dân địa phương và những người làm việc trong các cơ quan có liên quan đến hoạt động du lịch ở Gò Công Từ đó, tìm ra các yếu tố khách quan và chủ quan, các điều kiện trong và ngoài địa phương, trong và ngoài ngành du lịch cũng như những vấn đề đang bị lãng quên Các kết quả điều tra thực địa là cơ sở quan trọng để tôi thẩm định lại số liệu trong quá trình nghiên cứu

Phương pháp lịch sử và logic: Phương pháp lịch sử đặc tả chi tiết từng di

tích, phương pháp logic giúp tìm ra đặc điểm cũng như mối liên hệ của các di tích với hoạt động du lịch nhằm làm rõ các yếu tố văn hóa địa phương đặc sắc và khác biệt của vùng đất Gò Công

Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng để tiếp cận các chủ thể và

khách thể có liên quan đến các DTLSVH ở Gò Công Từ đó, tìm ra được những khó khăn, thuận lợi, những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp

Trang 14

Phương pháp hệ thống và so sánh: Thông qua thao tác tập hợp, xử lý các

tư liệu thu thập từ nhiều nguồn như sách, tạp chí, phim khoa học, các đề tài nghiên cứu đã được công bố liên quan đến phát triển du lịch văn hóa ở các địa phương khác trong mối quan hệ so sánh với Gò Công trên cơ sở khai thác các di sản văn hóa của địa phương

Phương pháp liên ngành: Giúp tổng hợp và liên kết sự đa dạng của

những hiện tượng văn hóa vốn được các ngành khoa học khác nghiên cứu một cách độc lập nhằm xử lý một cách toàn diện và đồng bộ hệ thống di sản văn hóa trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cho hoạt động phát triển du lịch

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và điều kiện khai thác các

di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang phục vụ phát triển du lịch Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa ở thị

xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

1 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa

- Hệ thống nguồn tài nguyên du lịch văn hóa ở Gò Công

- Góp phần làm rõ mối tương quan giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch,

vai trò của di tích lịch sử - văn hóa ở Gò Công đối với hoạt động du lịch và vai trò của du lịch đối với vấn đề bảo tồn di sản văn hóa

- Góp phần làm rõ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, từ đó làm rõ

hơn đặc trưng văn hóa vùng trong tổng thể bản sắc văn hóa Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như

phát huy thế mạnh và những điều kiện thuận lợi mà Gò Công có được để có thể phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng

Trang 15

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA

VÀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA

Ở THỊ XÃ GÕ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa

1.1.1 Văn hóa

Văn hóa là một khái niệm có rất nhiều quan niệm khác nhau Tùy theo mục đích nghiên cứu, tiêu chí, hoàn cảnh, mà chúng ta lựa chọn hoặc xây dựng cho mình một quan niệm phù hợp nhất

Theo Nguyễn Khắc Phục:“Văn hóa chính là giá đỡ toàn bộ một dân tộc, một

đất nước xây dựng ý thức quốc gia Văn hóa không phải là biểu hiện bên ngoài Nó không phải là chúng ta hát kiểu gì, múa kiểu gì, chúng ta ăn mặc ra làm sao, mà nó

là dòng chảy tiềm ẩn trong lòng các thế hệ Việt Nam mấy nghìn năm” (1)

Theo Nguyễn Từ Chi: “Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn

hóa” hay “Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người”

Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm về văn hóa như sau “Văn hóa là sự tổng hợp

của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh

ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Ở

đây, văn hóa có ý nghĩa sâu xa, đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước Nó không chỉ là mục tiêu phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp cho cuộc sống mà còn có vai trò nền tảng và sức mạnh hết sức to lớn trong phát triển mọi mặt đời sống xã hội

Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”

Trang 16

Theo UNESCO nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng nhất của từ này Đó là một phức thể, một tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, về vật chất, trí thức

và tình cảm Khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng

Cách hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp của UNESCO: Văn hóa là tổng thể những

hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị

để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô nhân đạo, phải hay trái, đúng hay sai) theo cộng đồng ấy

Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng nhìn chung văn hóa là toàn bộ thành tựu của con người hình thành trong quá trình phát triển, là sự nhận thức thế giới xung quanh, là cách xử thế; văn hóa còn là đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm mang đặc trưng của dân tộc mình không lẫn vào đâu được trong cộng đồng nhân loại

Ngoài ra, dưới góc nhìn của khoa học du lịch: Văn hóa là sự khác biệt của một quốc gia, một tộc người, một cá nhân so với một quốc gia, một tộc người, một

cá nhân khác Sự khác biệt này làm cho họ khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau Nói cách khác, văn hóa là yếu tố duy nhất tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia, các dân tộc

1.1.2 Di sản văn hóa

Di sản văn hóa là sản phẩm của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị cụ thể qua nhiều thời kỳ Di sản văn hóa được hiểu là toàn bô ̣ các ta ̣o phẩm chứa đựng những giá tri ̣ tốt đẹp mà loài người đã đạt được trong thực tiễn do thế hệ trước truyền la ̣i cho thế hê ̣ sau Đây là bộ phận quan trọng để gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới tạo nên môi trường sống cho con người Nhìn từ gó c đô ̣ kinh tế (nói chung) và du lịch (nói

Trang 17

Di sản văn hoá gồm có di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học, là toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu do con người sáng tạo ra, bao gồm

hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá

nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội truyền thống, tri thức về y dược học, ẩm thực, trang phục truyền thống…

Di sản văn hóa phi vật thể tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành

vi của con người Trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo và chủ sở hữu di sản là một cộng đồng cư dân, thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản Và chính họ là nhân tố quyết định di sản văn hóa nào cần được bảo tồn, phương cách bảo tồn, giữ gìn và khai thác chúng

ra sao

1.1.3 Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn tích , dấu vết còn lại trong quá khứ, là tài sản của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau Theo Hiến chương Vơnidơ (Italia–1996), di tích lịch sử văn hóa gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn là những bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt hoặc của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử

Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa (2001): “Di tích lịch sử văn hóa là

những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học”

Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa là bộ mặt quá khứ của mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương, là những chứng tích phản ánh xác thực nhất và sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cội nguồn và tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, giá trị

Trang 18

văn hóa nghệ thuật của địa phương, dân tộc, quốc gia đó Nó góp phần phát triển trí tuệ, tài năng của con người; phát triển các ngành khoa học nhân văn, khoa học lịch sử,… là tài sản quý giá của quốc gia và cả nhân loại

Từ những quan niệm trên, dưới góc nhìn của khoa học du lịch, tôi cho rằng:

di tích lịch sử - văn hóa là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu tài nguyên du lịch Các di tích này, cả về nội dung lẫn hình thức đều có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ

Tiêu chí để công nhận di tích lịch sử - văn hóa:

nước và giữ nước;

đất nước;

dấu sự vinh quang trong lao động;

đoạn lịch sử, di tích có giá trị tiêu biểu về khảo cổ, bao gồm các di chỉ cư trú và các

Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích quốc gia

1.1.4 Du lịch văn hóa

Nói đến du lịch là nói đến văn hóa, bởi du lịch luôn chứa đựng các yếu tố

Trang 19

ta, hầu hết đều dựa vào sản phẩm văn hóa làm nội dung chính Văn hóa là mục tiêu chính để các nhà kinh doanh du lịch dựa vào đó tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc Văn hóa trong du lịch được hiểu là những yếu tố lạ, yếu tố gây ấn tượng có sức hấp dẫn mà ngành du lịch khai thác triệt để nhằm phục vụ cho phát triển du lịch

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao

đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên từng vùng đất này để làm món “hàng độc” của mình Hướng đi mới, theo tôi, chính là một hướng đi văn hóa, theo nghĩa sâu xa và cũng rất thời sự của văn hóa”

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt

động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”

Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hóa là

loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội”

Như vậy, có thể hiểu du lịch văn hóa là một loại hình du lịch giúp cho con người hưởng thụ những sản phẩm văn hóa nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa cho các cá nhân thông qua các chuyến đi đến những nơi lạ để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, thể chế xã hội, kiến trúc, kinh tế, lối sống và những phong tục tập quán, tín

Cũng xin nhấn mạnh, vai trò nổi trội của du lịch văn hóa so với các loại hình

du lịch khác ở chỗ ngoài lợi ích về mặt kinh tế, du lịch văn hóa còn mang lại cho quốc gia, vùng, địa phương, cho nhà kinh doanh du lịch rất nhiều lợi ích, đó là nâng cao về mặt xã hội, nâng cao cái “chất” trong du lịch, nâng cao nét đẹp, giữ gìn tính

Trang 20

văn hóa đối với cả du khách và cư dân địa phương và nhà kinh doanh du lịch

Các nhóm loại hình du lịch văn hóa được các nước tiên tiến khai thác:

Du lịch văn hóa vùng di sản: Bao gồm tất cả những chuyến du lịch tham

quan di sản thiên nhiên, di sản văn hóa

Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân: Bao gồm tất cả những chuyến du lịch

thăm lại những khu di tích lịch sử, thăm những ngôi nhà của các anh hùng dân tộc, nơi làm việc của các vĩ nhân…

Du lịch văn hóa những điểm đen: Là loại du lịch văn hóa đem lại cảm giác

xúc động mạnh như: tham quan khu thảm sát trong chiến tranh, khu xảy ra tai nạn của các nhân vật nổi tiếng, hay nơi xảy ra vụ đắm tàu lịch sử, nơi chôn xác trong chiến tranh…

Du lịch văn hóa công viên chuyên đề: Bao gồm những chuyến tham quan các

công viên văn hóa chuyên đề như: Công viên nước, công viên hoa, công viên tình yêu, công viên tranh nghệ thuật, điêu khắc

Tương ứng bốn nhóm trên, có các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu sau:

Du lịch văn hóa cảm xúc: Là những sản phẩm khai thác các đặc tính thẩm

mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âm thanh, ánh sáng, tiếng động Những thành tố này sẽ tạo nên một vùng cảm xúc mạnh mẽ đối với du khách

và để lại cho họ những ký ức đẹp

Du lịch văn hóa sự kiện và lễ hội: Là những sản phẩm du lịch tận dụng sự

kiện và lễ hội để xây dựng chương trình tour sao cho du khách có thể trải nghiệm và hòa mình vào không khí của lễ hội một cách hợp lý nhất

Du lịch văn hóa di sản: Là sản phẩm lấy những giá trị văn hóa, lịch sử có

trong di sản để du khách thưởng thức Chẳng hạn như đầu tư xây dựng những phim

tư liệu về lịch sử hình thành hay các sự kiện có liên quan đến di sản

Trang 21

Du lịch văn hóa hiện đại: Là sản phẩm khai thác các giá trị văn hóa lịch sử

hiện đại bao gồm: công trình thế kỷ, các lễ hội chuyên đề, sự kiện âm nhạc, chính trị, tôn giáo, văn hóa, thể thao để xây dựng chương trình tham quan

Du lịch văn hóa nông thôn: Là sản phẩm được xây dựng dựa vào các yếu tố

sinh hoạt văn hóa nông thôn, tạo cơ hội cho du khách có thời gian trải nghiệm cuộc sống của vùng nông thôn nơi họ đến

Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống: Là sản phẩm khai thác các giá trị

của làng nghề truyền thống, tạo cho du khách cơ hội giao lưu học hỏi, được tham gia vào các công đoạn làm ra sản phẩm cũng như mua những sản phẩm ấy

1.1.5 Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người tạo ra trong quá trình phát triển có sức hấp dẫn du lịch So với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu Nhìn chung, tài nguyên du lịch văn hóa không có tính mùa vụ, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là

rất lớn, tài nguyên du lịch văn hóa cũng có 2 loại vật thể và phi vật thể

1.1.5.1 Đặc điểm của tài nguyên du lịch văn hóa

Do con người tạo ra nên chịu tác động của chính con người

giống nhau (do điều kiện tự nhiên, xã hội không giống nhau) Đây là cơ sở để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng có

Tài nguyên du lịch văn hóa không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), ít phụ

thuộc vào các điều kiện tự nhiên

hóa cao và yêu cầu thưởng thức cũng cao

Trang 22

1.1.5.2 Vai trò đặc trưng của tài nguyên du lịch văn hóa

hóa phong phú

khác, dân tộc này với dân tộc khác

1.1.6 Sản phẩm du lịch văn hóa

Trong quá trình phát triển, các dân tộc đều hướng tới việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa phục vụ đời sống xã hội Sản phẩm văn hóa được đưa vào kinh doanh du lịch sẽ trở thành sản phẩm du lịch Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

là tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ

Sản phẩm du lịch là một phạm trù khá phức tạp vì nó bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa cao và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các đối tượng du khách Ðó có thể là một tour du lịch, là phong cách của người làm du lịch… Ở góc độ này, sản phẩm du lịch là “dịch vụ” và là một khía cạnh của văn hóa du lịch Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất để cung cấp cho du khách ở những nơi mà họ dừng chân, đó

có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm, các chủng loại hàng hóa

Như vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch văn hóa là dùng văn hóa để tạo ra cái hồn cho sản phẩm du lịch mà ở đó chứa đựng nhiều giá trị nhân văn đặc sắc, tiềm

ẩn chiều sâu tâm hồn của dân tộc Sản phẩm du lịch văn hóa được khai thác và sử dụng trong các chương trình du lịch văn hóa nhằm thỏa mãn yêu cầu hưởng thụ văn hóa cao mà du khách tham gia loại hình du lịch này đòi hỏi

Trang 23

1.1.7 Khách du lịch văn hóa

Khách du lịch văn hóa là những người đi du lịch với mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị văn hóa truyền thống, hữu hình hay vô hình từ các di sản văn hóa còn nguyên gốc, nguyên nghĩa hoặc họ tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù của một địa phương

Cũng giống như khách du lịch nói chung, khách du lịch văn hóa có thể đi với động cơ là nghỉ ngơi, giải trí phục hồi sức khỏe; hay đi với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, học tập hoặc đi du lịch kết hợp với mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo Với mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu, học tập nên khách du lịch văn hóa sẽ

có những nhu cầu, sở thích tương ứng Có thể chia khách du lịch văn hóa thành hai nhóm: khách du lịch văn hóa đại trà và khách du lịch văn hóa chuyên đề:

Khách du lịch văn hóa đại trà: thuộc mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, thành phần

Khách du lịch văn hóa chuyên đề: là đối tượng du khách có trình độ hiểu

biết về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật, khảo cổ, dân tộc học, xã hội học, họ

đi du lịch với mục đích chính là nghiên cứu

1.1.8 Điểm đến du lịch văn hóa

Điểm đến du lịch là mục tiêu chủ yếu của khách du lịch, tùy theo không gian, ngữ cảnh mà điểm đến du lịch có nghĩa rộng và hẹp khác nhau Như chúng ta nói điểm đến du lịch Châu Âu, Châu Á, hay khẩu hiệu “3 quốc gia, một điểm đến”, điểm đến du lịch Việt Nam, điểm đến du lịch Khánh Hòa, Quảng Ninh, TP.HCM hay hẹp hơn có thể nói điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bàng, địa đạo Củ Chi v.v…

Để thu hút hấp dẫn du khách, một điểm đến du lịch cần phải phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức, thỏa mãn nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến điểm đến du lịch Về hình thức, điểm đến du lịch phải hấp dẫn, mới lạ, không giống các điểm đến khác Về nội dung, điểm đến du lịch phải bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của du khách như về tính chuyên nghiệp của đội ngũ phục vụ, về chất lượng các dịch vụ ăn, ở, đi lại, vui chơi giải trí, mua sắm và khách du lịch luôn có

Trang 24

yêu cầu cao về môi trường tự nhiên và xã hội, về an ninh trật tự, an toàn của du khách

Điểm đến du lịch văn hóa ngoài chức năng là điểm du lịch, điểm tham quan thỏa các tiêu chuẩn về tài nguyên, dịch vụ, có nguồn thu từ du lịch nó còn phải phong phú về hình thức; mang dấu ấn sâu sắc về nội dung

Về hình thức, điểm đến du lịch văn hóa phải có không gian kiến trúc yên

tĩnh, cổ kính, có khả năng thu hút du khách một cách đặc biệt

Về nội dung, điểm đến du lịch văn hóa phải đặc sắc như: ghi dấu ấn về lịch

sử, văn hóa, về những chiến công hào hùng gắn với tên tuổi của người anh hùng dân tộc, khác lạ về nghệ thuật diễn xướng, hấp dẫn về lễ hội, nổi tiếng về món ăn ngon hay độc đáo của những công trình kiến trúc nghệ thuật

1.1.9 Tuyến du lịch văn hóa

Tuyến du lịch là lộ trình nối các khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở cung cấp các dịch vụ với các tuyến giao thông Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt Việc xác định tuyến du lịch phải dựa vào một số tiêu chí nhất định:

các điểm dừng chân;

là hệ thống giao thông và các cửa khẩu quốc tế;

Như vậy, có thể hiểu tuyến du lịch văn hóa là lộ trình nối các khu/điểm du lịch văn hóa, các cơ sở cung cấp dịch vụ, các điểm tham quan với các tuyến giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thẩm nhận những giá trị văn hóa theo nhiều cung bậc khác nhau của khách du lịch, cũng như thõa mãn nhu cầu tiêu dùng,

Trang 25

1.1.10 Vấn đề bảo tồn văn hóa trong du lịch

Văn hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau Do đó, việc bảo tồn văn hóa không được cản trở, mà ngược lại, còn phải tạo ra động lực cho phát triển

Mối liên hệ giữa di sản văn hóa với thời kỳ lịch sử mà chúng được sáng tạo

ra là những thông tin mà những người làm công tác bảo tồn di sản cần phải quan tâm hàng đầu Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là tính nguyên gốc và tính chân xác lịch sử của di tích Tính nguyên gốc gắn bó với từng bộ phận cấu thành của di tích được sáng tạo ngay từ lúc khởi dựng ban đầu Còn tính chân xác lịch sử lại gắn với những dấu ấn sáng tạo được hình thành trong quá trình tồn tại của di tích (các

bộ phận kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, chức năng truyền thống của di tích…) Như vậy , yếu tố nguyên gốc và yếu tố chân xác lịch sử sẽ quyết định các mặt giá trị của di tích Ngược lại, các mặt giá trị của di tích cũng như nhu cầu khai thác và sử dụng nó sẽ quyết định phương pháp bảo tồn

Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích lịch sử văn hóa luôn phải gắn với trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hóa; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo và khai thác di tích đều phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch

Hiểu theo nghĩa chung nhất, bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hóa Sâu xa hơn, bảo tồn văn hóa là tất cả những nổ lực để hiểu biết về lịch

sử hình thành, về ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày để phục vụ cho những hoạt động tiến bộ của xã hội

Lĩnh vực văn hóa rất rộng lớn nên người ta thường gắn khái niệm bảo tồn văn hóa với từng đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn

Trang 26

hóa trong du lịch Bảo tồn văn hóa trong du lịch không phải là hoạt động cản trở phát triển du lịch, mà là cơ sở để phát triển du lịch theo đúng hướng Bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch thúc đẩy lẫn nhau, bảo tồn văn hóa là cơ sở cho phát triển

du lịch, ngược lại, thông qua du lịch, vấn đề nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa sẽ được tốt hơn Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình phát triển du lịch chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn Muốn xử lý tốt mối quan hệ đó, chúng ta phải tạo ra được một bản lĩnh vững vàng của một nền văn hóa bao gồm tổng hợp những nhân tố thể hiện cốt cách, khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng định bản sắc dân tộc trước tác động của các nền văn hóa khác trong giao lưu và phát triển du lịch

Bảo tồn văn hóa là tất cả những nổ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành,

ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội Vấn đề bảo tồn văn hóa trong du lịch có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động như: Bảo tồn nguyên trạng; trùng tu; gia cố; tái định vị; phục hồi; tái tạo – làm lại; qui hoạch bảo tồn

Văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn và chấn hưng các di sản văn hóa (bởi nguồn thu từ hoạt động du lịch) Nhưng sự bùng nổ số lượng khách tham quan, sự phát sinh các dịch vụ thiếu kiểm soát, sự kinh doanh trái phép

đồ cổ, sự mai một văn hóa truyền thống của một địa phương, một vùng, một quốc gia do giao lưu, tiếp xúc luôn là mối nguy cơ đối với các di sản này Trong kinh doanh du lịch, vấn đề bảo tồn văn hóa là trách nhiệm của các bên tham gia: Doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương, du khách và người dân địa phương

Có thể thấy di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống có vai trò rõ rệt và trực tiếp nhất, phổ biến nhất trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa Hai loại

di sản văn hóa này có khả năng khai thác phục vụ du lịch nhiều và hiệu quả Vì vậy, muốn phát triển du lịch chúng ta cần bảo tồn đúng cách hai loại di sản văn hóa này

Trang 27

Trước hết xin nêu ra nguyên nhân cốt lõi của những bất cập thường thấy trong bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam, đó là do “tam tân”: tân trang – tân tạo – tân kỳ Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi những bất cập đó Muốn thay đổi, cần phải thực hiện “tam nguyên”: nguyên bản – nguyên vẹn – nguyên nghĩa Việc bảo tồn di sản phải đảm bảo giữ được những nét nguyên gốc, nguyên sơ ban đầu; phải giữ lại tối đa tính nguyên vẹn giá trị gốc cội của di sản

Vấn đề hàng đầu trong du lịch là phải tạo ra được những sản phẩm đặc thù, khác biệt, dựa trên các di sản văn hóa truyền thống Sức hấp dẫn du lịch phụ thuộc chủ yếu vào sự khác biệt và tính đặc thù của sản phẩm du lịch dựa trên các di sản văn hóa truyền thống ấy

Sự khác biệt của các di sản văn hóa của từng dân tộc, vùng miền, địa phương được quyết định bởi nguyên tắc “tam nguyên” như một triết lý sinh tồn Chính cái nguyên bản, nguyên vẹn, nguyên nghĩa ấy đã làm nên sự khác biệt và tính đặc thù của sản phẩm du lịch Sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch của mỗi địa phương chính

là ở chỗ đó Vì thế bảo tồn văn hóa không chỉ là vấn đề của riêng văn hóa, mà còn

là vấn đề của du lịch, của việc xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt, đặc thù, của việc đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch Nói cách khác, bảo tồn di sản văn hóa cần được xem là một hoạt động phát triển du lịch

Sản phẩm du lịch văn hóa của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất đi tính đặc thù và tính riêng biệt bởi nhận thức, thái độ và hành vi của chúng ta Chúng

ta nhiều khi đã vi phạm tính nguyên bản của di sản, khiến cho các di sản văn hóa truyền thống bị hủy hoại, bị biến dạng với giá trị vốn có của nó Việc làm hủy hoại

và biến dạng các di sản văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển du lịch, tới việc xây dựng sản phẩm du lịch và tuyến điểm du lịch Các di sản văn hóa cần phải được bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị tích cực trong đời sống hiện đại Nhưng bảo tồn như thế nào là vấn đề cần được nhận thức và hành động thống nhất Chúng

ta phải trùng tu, tôn tạo trên nguyên tắc bảo vệ tối đa và tối ưu cho tính nguyên bản, nguyên vẹn, nguyên nghĩa của di sản chứ không thể và không được biến nó thành một hoạt động tân tạo, tân trang, nguyên tắc này cần phải chi phối mạnh mẽ đối với ngành du lịch… [16, tr 25-26]

Trang 28

1.2 Điều kiện khai thác các di tích lịch sử - văn hóa thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang phục vụ phát triển du lịch

1.2.1 Sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa ở thị xã Gò Công

Sức hấp dẫn là yếu tố quan trọng bậc nhất để thu hút du lịch Sức hấp dẫn có tính tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, đa dạng của địa hình, đặc sắc của tài nguyên, độc đáo và mới lạ của sản phẩm du lịch…

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời đây cũng là một bộ phận trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hóa là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu “tài nguyên du lịch” Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ

Di tích lịch sử - văn hóa ở Gò Công không nhiều về số lượng nhưng phong phú về loại hình, sâu sắc về nội dung, thăng trầm về lịch sử hình thành Những bước thăng trầm ấy đã ta ̣o cho Gò Công nhiều nét khác biê ̣t riêng có Đó là mô ̣t gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý báu được kết tinh từ truyền thống hiếu ho ̣c, quá trình lao động cần cù , sáng tạo của các bậc tiền nhân Tiêu biểu về di sản văn hóa vật thể là Lăng Hoàng Gia , Nhà Đốc Phủ Hải , Miếu Võ Quốc Công

con sáo Gò Công , tủ thờ Gò Công ; các lễ hội như l ễ hội Trương Định , lễ hô ̣i Quan thánh, lễ hô ̣i Kỳ yên hiê ̣n vẫn còn được lưu giữ Tất cả gia tài đó tạo nên sức hấp dẫn du lịch

Quảng Nam hãnh diện có Phố Cổ Hội An được giữ gìn gần như nguyên vẹn

để trở thành di sản văn hóa thế giới, Tiền Giang cũng tự hào về thị xã Gò Công còn nhiều nhà cổ nhất vùng Tây Nam bộ Một địa phương không lớn lắm nhưng có khá nhiều di tích cấp quốc gia: Cụm di tích Đền thờ - Lăng mộ - Tượng đài Trương Định; cụm di tích Đền thờ - Lăng mộ Phạm Đăng Hưng (lăng Hoàng Gia); Đình Đồng Thạnh; Kiến trúc nghệ thuật nhà Đốc Phủ Hải Một khung cảnh vắng lặng,

Trang 29

dân cư thưa thớt của trăm năm về trước, giờ đã thay da đổi thịt: sầm uất, nhộn nhịp nhưng rất khang trang và văn hóa Người ta nói, đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” thật đúng như vậy !

Theo nhà nghiên cứu Lê Ái Siêm, trong 40 làng của tỉnh Gò Công hồi thế kỷ XIX thì làng Thành phố là có chợ và những khu phố mua bán sầm uất nhất, tập trung nhiều gia đình khá giả nhất Những năm 1860, hầu hết nhà ở đây đều xây tường, lợp mái ngói và năm 1862 làng Thành phố trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công

Đến nay, với hàng trăm ngôi nhà trên 100 tuổi còn giữ được nguyên vẹn nét

cổ xưa Nhưng một điều rất lạ là kết cấu của những ngôi nhà này bằng mật mía và gạch nung nhưng lại vô cùng bền chắc Khác với nhà cổ ở Hội An đa số nhỏ và san sát nhau, nhà cổ ở Gò Công thường lớn, ba gian (có nhà thêm hai chái), mái ngói, nền cao, nhà cất trên những mảnh đất rộng, chung quanh có sân vườn

Ngoài ra, Gò Công còn có một làng nghề nổi tiếng từ hàng trăm năm nay, đó

là làng Ông Non chuyên đóng tủ thờ Ngược dòng lịch sử, theo dòng người từ phương Bắc vào Nam mở cõi, với bàn tay khéo léo của những người thợ đất Bắc đã tạo ra những chiếc tủ thờ mang đậm nét cội nguồn đất tổ Các bộ phận của tủ được lắp nối bằng ngàm, mộng, khoá chốt gỗ mà hoàn toàn không dùng đinh nên rất đẹp, bền và độc đáo Những người thợ ở đây là những nghệ nhân nên sản phẩm của họ thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm linh của cộng đồng Có thể nói, tủ thờ Gò Công là một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, nếu được gắn với du lịch sẽ vừa gìn giữ được di sản văn hóa, vừa phát triển kinh tế địa phương, vừa góp phần tăng sức hấp dẫn du lịch

Đặc biệt hơn là phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa ở Gò Công đều được bảo tồn một cách cẩn trọng, nó không trơ trọi lẻ loi mà gần gũi với cộng đồng Sức hấp dẫn không chỉ ở tên gọi “làng Thành phố” mà còn ở kiến trúc đô thị không lầm lẫn với các đô thị khác ở Việt Nam

Ngoài ra, chính vai trò của các di tích lịch sử - văn hóa phần nào đó cũng tạo

ra sức hấp du lịch du lịch Đó là:

Trang 30

- Mang đến cho du khách những thông điệp từ quá khứ, làm thỏa mãn nhu

cầu khám phá, hiểu biết, tìm về cội nguồn

- Là tài nguyên du lịch quý giá, là thành phần cấu tạo nên sản phẩm du lịch

văn hóa và loại hình du lịch văn hóa;

- Cung cấp bằng chứng về một quá khứ đáng tự hào của tiền nhân một thời

“mang gươm đi mở cõi”, về tài năng và sự sáng tạo của người Việt Nam trong cuộc

chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm cũng như khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp (đây là yếu tố mà khách du lịch quốc tế rất muốn khám phá và nghiên cứu)

- Cung cấp bằng chứng về sự phát triển của một vùng đất - nơi chung sống

hòa bình của các dân tộc Kinh, Khme, Hoa qua các thời kỳ lịch sử Qua đó, giáo

dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Gắn kết cộng đồng” cho thế hệ trẻ

Điều kiện khách quan cho việc phát triển du lịch văn hóa ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng muốn phát triển luôn phải chịu ảnh hưởng từ các điều kiện khách quan, hoàn cảnh đem lại, tức là phải có lực đẩy, có tiềm năng Hơn nữa, là một hoạt động đặc thù nên du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện nhất định Ngoài những điều kiện chung thì mỗi vùng, miền còn có những điều kiện riêng Do đặc điểm địa lý, lịch sử, dân tộc của từng vùng miền khác nhau mà tiềm năng du lịch cũng rất khác nhau

Điều kiện khách quan là những yếu tố bên ngoài tài nguyên du lịch nhưng nó góp phần hình thành, phát huy và bảo tồn sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch Những điều kiện khách quan cho việc phát triển du lịch văn hóa ở thị xã Gò Công

toàn xã hội; đường lối chính sách phát triển du lịch của quốc gia; yếu tố kinh tế; yếu tố văn hóa…

1.2.2.1 Tài nguyên tự nhiên và nhân văn

Trang 31

Trong quá trình mở đất về phương Nam, lưu dân Việt đã mang theo hành trang văn hóa của tổ tiên trên đường “khai khẩn” và “khai cơ” đồng thời giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc anh em trên vùng đất mới để làm phong phú và đa dạng thêm vốn văn hóa của mình Mảnh đất Gò Công chịu sự tác động và chi phối bởi vị trí địa lý và bối cảnh lịch sử - xã hội nên đã sớm hình thành các giá trị tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn nhất định

Ngoài ra, với vị trí nằm ở cửa sông trên trục lộ của QL50 và bờ biển 32km nên giao thông đường bộ và đường thủy đến Gò Công đều thuận tiện Đây là điều kiện thuận lợi để Gò Công phát triển du lịch văn hóa và nhiều loại hình

du lịch khác

1.2.2.2 An ninh chính trị và an toàn xã hội

Sự phối hợp giữa quốc phòng, an ninh với các hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhằm tạo môi trường hòa bình cho du khách tới tham quan

Du lịch văn hóa, ngoài việc tham quan, tìm hiểu, thẩm nhận giá trị của các tài nguyên du lịch còn là nghiên cứu, đánh giá những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của những di sản văn hóa Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau Đất nước, địa phương có ổn định về an ninh chính trị,

an toàn xã hội thì mới có thể phát triển du lịch

1.2.2.3 Đường lối chính sách phát triển du lịch

chính sách đúng và phù hợp là một nhân tố quan trọng tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách, là tiền đề cho phát triển du lịch Các giá trị của tài nguyên du lịch chỉ thực sự trở nên hấp dẫn du khách khi nó được tổ chức quản lý, bảo tồn tôn tạo tốt và khai thác cho du lịch một cách hợp lý Ngược lại, chúng sẽ mất dần giá trị và không còn sức hấp dẫn

Chính sách phát triển du lịch được thể hiện ở hai mặt: Chính sách chung của

tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; chính sách của cơ quan quyền lực tại quốc gia đó Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn vì nó huy động được

Trang 32

nhân lực, vật lực Dựa vào khả năng thực tế của quốc gia để đưa ra chính sách phù hợp Điển hình ở nước ta : Chính sách thúc đẩy du lịch được Đảng và Nhà nước đề

ra ở Đại Hội VIII , chính sách về miễn thị thực nhập cảnh cho du khách các nước ASEAN và một số nước Bắc Á , đa dạng hóa sản phẩm du lịch Viê ̣t Nam là chính sách lâu dài của Tổng cu ̣c du lịch

Những chính sách để thúc đẩy du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước đề

ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương

xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch môi trường sinh thái Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung

ở những trung tâm lớn Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn

và du lịch”

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn của Tổng cục du lịch Từ năm 1995, chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch lớn thời kỳ 1995–2010 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành cánh tay đắc lực mang lại ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân, đồng thời giới thiệu phong cảnh, văn hoá và con người Việt Nam với du khách nước ngoài Năm 2000 kế hoạch được bổ sung và chỉnh sửa Theo kế hoạch, du lịch Việt Nam sẽ thu hút đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ du khách đi kèm với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm bản sắc Việt Nam

Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội VIII đến nay Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành ngày 20/2/1999 đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch việt Nam ngày một đi lên

Trang 33

Chúng ta đã biết , du lịch văn hóa là loại hình đáp ứng cho nhữn g đối tượng khách có trình độ cao và nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ cũng rất cao

Trên bình diê ̣n cả nước , nền kinh tế của đất nước phát triển thì nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc được tôn tạo; nhiều lễ hội được đầu tư khôi phục và phát huy giá trị; nhiều công trình đương đại, bảo tàng, khách sạn, resort đươ ̣c đầu tư xây dựng, cùng với đó là hạ tầng cơ sở và giao thông vận tải Đây là những nhân tố cốt lõi để phát triển du lịch , là cơ sở để đảm bảo khả năng đón tiếp khách du lịch nhất là du li ̣ch quốc tế trên cả hai phương diê ̣n số lượng và chất lượng

Hoạt động du lịch nói chung , du li ̣ch văn hóa ở Gò Công nói riêng chỉ phát triển khi có khách du li ̣ch Nhân tố hình thành khách du li ̣ch bao gồm thờ i gian rỗi,

đô ̣ng cơ – nhu cầu đi du li ̣ch, khả năng tài chính của cá nhân Trong đó khả năng tài chính của cá nhân du khách đóng vai trò quyết định du khách tham gia cuộc hành trình hay không

1.2.2.5 Yếu tố văn hóa

người thông qua trí tuê ̣ của mình mà sáng ta ̣o ra những cá ch thức để thu hút du li ̣ch Thực tiễn cho thấy, mô ̣t quốc gia mạnh về kinh tế, giàu về tài nguyên du lịch nhưng không biết sử du ̣ng yếu tố văn hóa để phát huy giá trị của tài nguyên thì cũng bằng không và ngược lại

Phần lớn những người tham gia vào cuô ̣c hành trình du li ̣ch là những người

có trình độ văn hoá nhất định , nhất là những ngườ i đi du li ̣ch nước ngoài Phải có

cho thấy, ở các quốc gia mà người dân có trình đô ̣ văn hoá cao thì số người đi du lịch tăng lên không ngừng Bên cạnh đó , trình độ văn hóa , văn hóa ứng xử của người dân nước sở ta ̣i hoặc của địa phương nơi đón khách có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch

1.3 Những bài học kinh nghiệm về khai thác di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch

1.3.1 Bài học trong nước

Trang 34

Ở Việt Nam, từ những năm 1990, đã có nhiều địa phương thực hiện thành công việc khai thác di sản văn hóa trở thành sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị của các di sản và thu hút du khách mạnh mẽ, điển hình như: Huế, Quảng Nam, Hà Nội Các địa phương đã xây dựng được hình ảnh, bản sắc của mình trong phát triển du lịch văn hóa.

Quảng Nam là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam trong không gian văn hóa vùng du lịch duyên hải Nam Trung bộ Từ hàng chục năm qua, Quảng Nam đã rất thành công trong việc khai thác di sản văn hoá trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách đặc biệt là du khách quốc tế Quảng Nam là một trong những điểm sáng về phát triển du lịch ở Việt Nam mà thị xã Hội An là một điển hình Hội An là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh Quảng Nam về mức sống dân cư Bên cạnh đó, du lịch còn là cầu nối giao lưu quốc tế, tình cảm yêu mến mà du khách dành cho Hội An càng khơi gợi lòng tự hào quê hương và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước của người dân Đây là động lực mạnh mẽ thôi thúc họ tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch

Ông Trần Minh Cả – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: “Để di

sản văn hóa là điều kiện cần và đủ cho việc thu hút du khách và phát triển du lịch thì phải cần đến sự chung sức của cả cộng đồng Do vậy, trước hết chúng ta cần nâng cao nhận thức du lịch từ cấp hoạch định chính sách cho tới doanh nghiệp, người dân và du khách để khai thác tốt nhất những giá trị văn hóa phục vụ du lịch Đồng thời nâng cao nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa với du lịch để góp phần tô đậm, bồi tụ cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”

Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc UNESCO nhận định: “Quảng Nam đã

thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Đã trở thành một hình mẫu để cho các đơn vị khác học tập kinh nghiệm Với tầm nhìn chiến lược và được quy hoạch dài hạn, Quảng Nam với những giá trị đặc sắc và độc đáo về văn hóa cùng với sự hiếu khách, ân cần, thân thiện của người dân xứ Quảng, hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch tin cậy, có tầm cỡ với một thương hiệu du lịch bền vững

Trang 35

Như vậy, kinh nghiệm từ Quảng Nam cho thấy: để phát huy vai trò của cộng đồng, trước hết là cơ chế chính sách của chính quyền tỉnh, sự sáng tạo của cấp địa phương Đặt lợi ích mà họ nhận được từ việc phát huy giá trị di sản được bảo tồn thông qua phát triển du lịch Cộng đồng dân cư là đối tượng hưởng lợi lớn từ du lịch

cả về vật chất lẫn tinh thần Nhờ vậy mà thành phố Hội An là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh Quảng Nam

quyết để phát triển du lịch có chiều sâu và bền vững Một yếu tố quan trọng mà các địa phương khác chưa làm được đó là Quảng Nam đã thành công trong vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, thực hiện bảo tồn văn hóa dựa vào dân cư bản địa; phát triển du lịch có trách nhiệm bằng cách chia sẻ hài hòa lợi ích, trong đó đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và du khách

Những năm qua, du lịch Quảng Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc bằng việc phát huy những giá trị di sản văn hóa Thực tiễn cho thấy, mặc dù là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú, có di sản văn hóa thế giới nhưng Quảng Nam không ngừng làm “mới lạ” các sản phẩm du lịch quen thuộc Ngoài ra, cơ chế chính sách của tỉnh, sự sáng tạo linh hoạt của địa phương, phát huy vai trò của cộng đồng để cộng đồng (cả về vật chất lẫn tinh thần) Đây là cách làm du lịch hiệu quả

và bền vững, là kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong cả nước trong

đó có Tiền Giang nói chung và thị xã Gò Công nói riêng

1.3.2 Bài học ngoài nước

Theo Ando Katsuhiro, một chuyên gia phát triển du lịch – cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản về kinh nghiệm của Nhật Bản trong vấn đề phát huy giá trị của di sản văn hóa để phát triển du lịch:

Một là, hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách

Một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định cho phát triển du lịch bền vững là việc sử dụng các di sản văn hóa Mô hình các điểm du lịch văn hóa thành công bao gồm:

Trang 36

 Duy trì chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch

của bảo tồn với phát triển bền vững

Hai là, cân bằng mối quan hệ giữa du khách và cộng đồng địa phương; sử

dụng một cách bền vững di sản để phát triển hài hòa cả 3 mặt: Tái sinh các điều kiện kinh tế xã hội, nâng cao mức sống người dân, bảo tồn được tài sản văn hóa

Bên cạnh đó, du lịch mang lại nguồn thu cho cộng đồng địa phương và nguồn thu đó quay trở lại cải thiện đời sống cộng đồng Từ đó, mang lại một phong cách sống độc đáo hơn, làm cho thị xã hoặc ngôi làng trở thành một nơi hấp dẫn hơn để sinh sống hoặc tham quan Theo Ando Katsuhiro, để phát triển du lịch bền vững cần hội đủ hai điều kiện:

để du khách có thể thưởng thức lối sống truyền thống nhưng không kém phần năng động của họ

chơi, đi bộ, trải nghiệm bằng cách sử dụng sản phẩm văn hóa và các tài nguyên du lịch của địa phương Như vậy, du khách đồng thời vừa đi du lịch và vừa được trải nghiệm cuộc sống nơi mình đặt chân đến

Trang 37

Tiểu kết

Di tích lịch sử - văn hóa là chiếc cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai,

là di sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Phát triển du lịch dựa vào các di sản văn hóa đang là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như nhiều địa phương trong nước Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa

đã và đang là vấn đề hết sức cần thiết và có ý nghĩa, nhằm giải quyết được hai mục tiêu phát triển và bảo tồn Điều này góp phần làm phong phú thêm cho khoa học du lịch

Mỗi vùng đất, mỗi địa phương đều có những yếu tố đặc thù và khác biệt tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho mình; cách làm du lịch hiệu quả, bền vững và luôn mang dấu ấn của con người là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, những định hướng có giá trị khoa học Đây là những bài học thực tiễn sâu sắc để Tiền Giang cũng như Gò Công học tập và ứng dụng vào hoàn cảnh thực tế của mình, nhằm đưa du lịch Tiền Giang phát triển đúng hướng và bền vững

Đây là chương viết đầu tiên hình thành cơ sở lý luận về du lịch văn hóa, đồng thời cũng đã chỉ ra được sức hấp dẫn du lịch của các di tích lịch sử - văn hoá ở vùng đất Gò Công Bên cạnh đó, vai trò của các di tích lịch sử - văn hoá ở Gò Công đối với du lịch và những điều kiện khách quan có ảnh hưởng đến phát triển du lịch cũng được đề cập Đây là những nội dung nền tảng để mở ra những nội dung tiếp theo ở những chương sau của đề tài

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở THỊ XÃ GÕ CÔNG

TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Khái quát về Gò Công

Theo Việt Cúc - Sơn Nam (1999): “Cuối thế kỷ thứ XVII, tỉnh Gò Công diện

tích còn nhỏ hẹp bằng một quận lớn trong Lục tỉnh, phía Đông toàn là rừng rậm giáp với biển Đông, phía Nam cũng cách miền rừng sâu rộng đến sông Cửa Tiểu, phía Bắc nối dang rừng cây và lá dừa nước rộng đến sông Vàm Cỏ Gò Công thuở

ấy như bán đảo hoang, bao bọc bởi rừng cây và sông to bể cả ba phía Trung tâm tỉnh là một dãy đất gò cao ráo, nằm kề ngọn rạch rẻ nhánh chia đôi làm hai khu vực Nam và Bắc Thuở chưa khai phá, khu đất này cây cối rậm rợp nhiều chông gai, loài chim Công đến chiếm cứ làm tổ rất ấm êm, xưa gọi là Khổng Tước Nguyên, tức gò chim Công”[7, tr.17-18]

Từ năm 1840 Gò Công thuộc Gia Định – Sài Gòn, năm 1862 Gò Công lập

“làng Thành phố”, đến năm 1899 thì hình thành tỉnh Gò Công Sau hiệp định Geneve 1958, sáp nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Định Tường và đến năm 1976 Gò Công hợp nhất với Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang Ngày 16/2/1987, theo Quyết định số 37/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thành lập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang cho đến nay [PL, h1-h3]

Cũng theo Việt Cúc - Sơn Nam (1999): “Chúa Nguyễn di dân từ miền Trung

ngũ Quảng, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định vào Nam Phá rừng, đuổi thú, cá sấu, dân chúng lập ấp định cư Lần lần tiến theo miền sông Cửu Long, mở đường thủy để lưu thông với các vùng khác Tiền nhân của chúng ta tìm nơi nào có địa thế

để sinh hoạt, nhất là có gò đất cao rộng rãi Gò Khổng Tước may mắn trở nên thị

tứ, đất màu mỡ hơn các nơi khác, sau đó dần khai khẩn thêm ra, trồng tỉa rau dưa, thâu thập nhiều gò rộng rãi hơn: Gò Tre, Gò Rùa, Gò Cát; lại có nhiều giồng rộng mênh mông, đất phì mỹ như: Giồng Nâu, Giồng Bà Lẩy, Giồng Ông Huê,… Cuối thế kỷ thứ XVIII, phía Nam còn trong thời kỳ phát hoang thì Gò Công là một huyện của đất Gia Định, dân cư chất phác, đốn củi phá rừng, đốt rẫy làm ruộng cấy lúa

Trang 39

sanh nhai Đến thời Tây Sơn dấy binh (1776), Nguyễn Lữ sai sứ tìm đường xuống

Gò Tre để chiêu dụ Võ Tánh, một hiền tài nổi tiếng xứ này…” [7, tr 18]

những cuô ̣c Nam tiến Đó là vào khoảng đầu thế kỷ XVII đã có nhiều đoàn người từ vùng Thanh - Nghê ̣, Ngũ Quảng vượt biển vào Nam đến vùng đất Gò Công trụ chân

lâ ̣p nghiê ̣p đầu tiên Quá trình lao động cần cù , bền bỉ, sáng tạo của các thế hệ nối tiếp nhau, lưu dân người Viê ̣t đã từng bước biến mô ̣t vùng đất hoang vu , nước đô ̣c, rừng thiêng, đầy thú dữ trở thành mô ̣t vùng đất trù phú, “đi ̣a linh nhân kiệt”

Mảnh đất ấy , vị trí và vị thế ấy đã đặt Gò Công vào những cuộc đối đầu

quyết liê ̣t với kẻ thù xâm lược Năm 1861-1862 những đội quân chống Pháp của 3

tỉnh miền Đông về tụ nghĩa dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái Trương Định

Tháng 3/1863, nghĩa quân Trương Định đã anh dũng chống lại cuộc tấn công qui

mô của liên quân Pháp - Tây Ban Nha Tháng 8/1864, mảnh đất này là nơi an nghỉ

cuối cùng của người anh hùng dân tộc Nhân dân Gò Công còn ghi nhớ công lao của bà Trần Thị Sanh (vợ thứ Trương Định), một người phụ nữ giàu lòng yêu nước,

bà từng là nguồn hậu cần to lớn cho cuộc khởi nghĩa của Trương Định

Thị xã Gò Công ngày nay vốn là trung tâm văn hóa của tỉnh Gò Công xưa kia Nơi đây có truyền thống học hành, nhiều người hiền tài đỗ đạt cao trong các kỳ thi xưa mà dòng họ Phạm Đăng là một điển hình, Phạm Đăng Hưng đã từng thi đỗ tam trường rồi làm quan dưới 3 triều vua Nguyễn Con gái của ông là Phạm Thị Hằng tức Hoàng thái hậu Từ Dũ nổi tiếng trong lịch sử

Thị xã Gò Công cách Tp.HCM 60km về phía Bắc (theo hướng QL50), cách

(năm 2013) chủ yếu là người Kinh và Hoa, với 12 đơn vị hành chính, gồm 05 phường (1, 2, 3, 4 và 5) và 07 xã (Long Chánh, Long Hoà, Long Hưng, Long Thuận, Tân Trung, Bình Đông và Bình Xuân) Thị xã Gò Công giáp với huyện Gò Công Đông (phía Đông), huyện Gò Công Tây (phía Tây), huyện Tân Phú Đông (phía Nam) và phía Bắc giáp tỉnh Long An qua ranh giới tự nhiên sông Vàm Cỏ QL50 nối Gò Công với Tp.HCM đã nâng cấp xong, cầu Mỹ Lợi nối Tp.HCM -

Trang 40

Long An - Tiền Giang (dự kiến hoàn thành năm 2015) Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận tiện, thị xã Gò Công có tiềm năng phát triển du lịch

2.2 Tài nguyên du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa ở Gò Công

2.2.1 Số lượng các di tích lịch sử - văn hóa

Theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang, đến năm 2013, thị xã Gò Công và các huyện Gò Công phụ cận có 6 DTLSVH cấp Quốc gia trong 21 di tích

cấp Quốc gia ở Tiền Giang và 25 DTLSVH cấp Tỉnh (phụ lục 1)

2.2.2 Phân loại các di tích lịch sử - văn hóa

2.2.2.1 Di tích lịch sử

* Di tích lịch sử cấp Quốc gia - Lăng Hoàng Gia

Dấu tích về Nam Phương Hoàng hậu – con gái của đại điền chủ Nguyễn Hữu

Công ai cũng biết Tọa lạc trên gò Sơn Quy, thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long

Hưng, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang “Gò Sơn Quy là một giồng cát khá cao, có

hình dáng như một con rùa nằm Thuở xưa gọi là Gò Rùa, sau vua Tự Đức đổi tên thành Sơn Quy, “Quy” là một trong tứ linh, Sơn Quy thiêng liêng bền vững như núi”.[23, tr 158]

Lăng Hoàng Gia được xây dựng vào năm 1825 trên một khuôn viên rộng đến

Hưng (thân sinh Hoàng thái hậu Từ Dũ) Là con đường nối Tp.HCM qua Long An rồi đến Gò Công nên QL50 cũng ồn ào xe cộ Thế mà nằm cách con đường này chừng hơn 100 mét, khuôn viên Lăng Hoàng Gia lại yên tĩnh đến lạ thường Mọi sự

ồn ã của cuộc sống thường nhật đều dừng lại bên ngoài vòng thành bao quanh khu lăng mộ này [PL, h4-h5]

Lăng được xây dựng bởi thợ địa phương nhưng thiết kế của nghệ nhân cung đình Huế nên có nét kiến trúc chặt chẽ mà thâm nghiêm, từ thấp đến cao, từ vuông đến bát giác, đến tròn… triết lý về cõi âm dương, sự mất còn của các bậc hiền tài đã

được “vật chất hoá” một cách tài tình Khuôn viên lăng rộng nhưng không xây

Ngày đăng: 21/07/2015, 13:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Tp.HCM
Năm: 1992
2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ
Tác giả: Trần Thúy Anh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
3. Toàn Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toàn Ánh
Nhà XB: Nxb Tp.HCM
Năm: 1991
4. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá, Tạp chí Du Lịch Việt Nam, số 7, tr 58+59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá
Tác giả: Trương Quốc Bình
Năm: 2010
5. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục. Nxb Tp.HCM, tái bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Tp.HCM
Năm: 1990
7. Trịnh Minh Chánh (2013), Lễ hội truyền thống tỉnh Tiền Giang nhìn từ góc độ văn hóa du lịch. Luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam học. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống tỉnh Tiền Giang nhìn từ góc độ văn hóa du lịch
Tác giả: Trịnh Minh Chánh
Năm: 2013
8. Việt Cúc, Sơn Nam (1999), Gò Công cảnh cũ người xưa, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gò Công cảnh cũ người xưa
Tác giả: Việt Cúc, Sơn Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1999
9. Mai Mỹ Duyên (2000), Lễ hội Kỳ yên Đình Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Báo cáo khoa học chương trình mục tiêu quốc gia, Sở VHTTDL Tiền Giang – Viện VHNT Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Kỳ yên Đình Vĩnh Bình, Gò Công Tây
Tác giả: Mai Mỹ Duyên
Năm: 2000
10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
11. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2010
14. Nguyễn Phạm Hùng (2011,) Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
16. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn di sản văn hóa đúng cách, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần bảo tồn di sản văn hóa đúng cách
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2012
17. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11–08 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2013
19. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
20. Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
21. Đinh Xuân Lâm (1976), Anh hùng Trương Định, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anh hùng Trương Định
Tác giả: Đinh Xuân Lâm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1976
22. Lê Hồng Lôi (2004), : Đạo quản lý con người. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo quản lý con người
Tác giả: Lê Hồng Lôi
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
23. Huỳnh Minh (1969), Gò Công xưa và nay, Nxb Cánh Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gò Công xưa và nay
Tác giả: Huỳnh Minh
Nhà XB: Nxb Cánh Bằng
Năm: 1969
24. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lữ hành du lịch
Tác giả: Trần Văn Mậu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w