Đối với Thanh Hóa nói chung và Thành nhà Hồ nói riêng, đây là cơ hội to lớn để phát triển du lịch với tầm nhìn và đẳng cấp mới, nhưng đồng thời cũng đối diện với thách thức không nhỏ để
Trang 1Đại học quốc gia hà nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
đào Thanh xuân
~150 trang, màu xB16,6 quyen
Nghiên cứu phát triển du lịch tại
thành nhà hồ, thanh hóa
Chuyên ngành: Du lịch (Chương trỡnh đào tạo thớ điểm)
luận văn thạc sĩ du lịch
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG
Hà Nội, 2014
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3 Mục đích và nội dung nghiên cứu 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Bố cục luận văn 11
7 Đóng góp của luận văn 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐIỂM DU LỊCH VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA ĐIỂM DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ, KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ KHẢO CỔ 13
1.1 Điểm du lịch 13
1.1.1 Những quan niệm về điểm du lịch 13
1.1.2 Các yếu tố cấu thành điểm du lịch 16
1.1.3 Quan niệm về tính hấp dẫn của điểm du lịch 17
1.1.4 Các tiêu chí xác định điểm du lịch hấp dẫn 18
1.1.4.1 Các yếu tố chủ quan (Các yếu tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm du lịch) 19 1.1.4.2 Các yếu tố khách quan (Các tiêu chí định lượng và định tính) 19
1.1.5 Vai trò của điểm du lịch 20
1.2 Phân loại điểm du lịch 21
1.2.1 Phân loại điểm du lịch theo vị trí địa lý 21
1.2.2 Phân loại điểm du lịch theo tài nguyên du lịch 22
1.3 Điểm du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ 24
1.3.1 Các quan niệm về du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ 24
1.3.2 Đặc điểm của du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ 27
1.3.3 Các nguyên tắc trong phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ 28
1.4 Những bài học kinh nghiệm 30
Trang 31.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo tồn di sản và du lịch 30
1.4.2 Bài học về phát triển du lịch tại quần thể di tích Angkor, Campuchia 32
1.4.3 Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển du lịch tại Thánh địa Mỹ Sơn 35
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH NHÀ HỒ 39
2.1 Giới thiệu chung về Thành nhà Hồ 39
2.1.1 Vị trí địa lý, cảnh quan, môi trường 39
2.1.2 Lịch sử hình thành của Thành nhà Hồ 41
2.1.3 Những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thành nhà Hồ 46
2.2 Hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ 50
2.2.1 Thị trường và khách du lịch tại Thành nhà Hồ 50
2.2.2 Sản phẩm du lịch tại Thành nhà Hồ 52
2.2.2.1 Du lịch tham quan di tích, danh thắng 52
2.2.2.2 Du lịch lễ hội tại Thành nhà Hồ 61
2.2.2.3 Du lịch nông nghiệp, nông thôn vùng phụ cận Thành nhà Hồ 64
2.2.2.4 Du lịch ẩm thực xứ Thanh tại Thành nhà Hồ 67
2.2.2.5 Đồ lưu niệm du lịch tại Thành nhà Hồ 69
2.2.2.6 Các tuyến du lịch tại di sản Thành nhà Hồ 69
2.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch tại Thành nhà Hồ 71
2.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú 71
2.2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống 72
2.2.3.3 Cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí 73
2.2.3.4 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ vận chuyển du lịch 74
2.2.3.5 Cơ sở vật chất- kỹ thuật dịch vụ bổ sung 77
2.2.4 Đội ngũ nhân lực trong du lịch tại Thành nhà Hồ 78
2.2.5 Công tác tổ chức, quản lý, quy hoạch du lịch tại Thành nhà Hồ 83
2.2.5.1 Về công tác tổ chức, quản lý 83
2.2.5.2 Quy hoạch phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ 85
2.2.6 Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tại Thành nhà Hồ 87
2.2.7 Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa tại Thành nhà Hồ 92
Trang 42.2.7.1.Thuận lợi trong công tác bảo tồn 92
2.2.7.2 Khó khăn trong công tác bảo tồn 92
2.2.7.3 Thực trạng bảo tồn di sản Thành nhà Hồ 93
2.2.8 Đánh giá hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ 96
2.2.8.1 Đánh giá về hiện trạng hoạt động du lịch thông qua phiếu điều tra khách du lịch tại Thành nhà Hồ 96
2.2.8.2 Những hạn chế, yếu kém trong thực trạng hoạt động du lịch 99
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 102
TẠI THÀNH NHÀ HỒ 102
3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 102
3.1.1 Chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa 102
3.1.1.1 Chủ trương, chính sách phát triển 102
3.1.1.2 Chiến lược phát triển 103
3.1.2 Quy hoạch phát triển du lịch Thành nhà Hồ 109
3.2 Những giải pháp cụ thể 112
3.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý, quy hoạch 112
3.2.2 Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật 113
3.2.3 Giải pháp về phát triển nhân lực 115
3.2.3.1 Các giải pháp về nguồn nhân lực và đạo tạo đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên tại TTBTDS Thành nhà Hồ 116
3.2.3.2 Các giải pháp về nguồn nhân lực du lịch địa phương 117
3.2.4 Giải pháp về sản phẩm du lịch 117
3.2.5 Giải pháp về thị trường và khách du lịch 119
3.2.6 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch 120
3.2.7 Giải pháp về bảo tồn văn hóa trong du lịch 121
3.2.7.1 Đề xuất các giải pháp bảo tồn cho các di sản đề cử 122
3.2.7.2 Đề xuất các giải pháp bảo tồn cho vùng đệm 125
KẾT LUẬN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
Trang 5TTBTDS Trung tâm bảo tồn di sản
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc
VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 20
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hành chính TTBTDS Thành nhà Hồ 80
Bảng 2.1: Số lượng khách tới thăm Thành nhà Hồ giai đoạn 2009- 2012 50
Bảng 2.2: Số lượng khách tới thăm Thành nhà Hồ năm 2011 51
Bảng 2.3: Số lượng khách tới thăm Thành nhà Hồ năm 2012 51
Bảng 2.4: Danh sách khách sạn đã được thẩm định trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013 71
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Di sản thế giới là những di tích vĩ đại, lâu đời và có sức hấp dẫn Xét trong phạm vi quốc gia, chúng đóng vai trò là biểu tượng ảnh hưởng không ngừng đến giá trị hiện tại Nói cách khác, những di tích ấy thực sự là kho báu của đất nước Vì vậy công tác quản lý nhằm duy trì và bảo tồn phải được tiến hành song song với nhiệm
vụ giới thiệu, quảng bá cho cộng đồng
Du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa là loại hình được nhiều du khách ưa thích trong các loại hình du lịch ở bất kỳ quốc gia nào Những năm qua, du lịch tham quan tìm hiểu di tích, di sản văn hóa nói chung và các DSVHTG nói riêng phát triển rất nhanh ở Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nước ta
Trong một cuộc khảo sát mới đây của Tổng cục Du lịch, hơn 70% khách quốc
tế đến Việt Nam với lý do để khám phá những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam thông qua những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, đặc biệt là các di sản thế giới Điều đó đã khẳng định vai trò của các di sản đối với sự phát triển của ngành du lịch Như vậy có thể khẳng định, không có giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của quốc gia không thể có tiềm năng phát triển
Bởi vậy, các di sản thế giới sau khi được công nhận của Việt Nam luôn được đánh giá cao và được định hướng khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch của cả nước
Những năm qua du lịch Thanh Hóa không ngừng tăng trưởng dựa trên khai thác những tài nguyên du lịch đặc sắc như du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái,
ẩm thực, làng nghề với các địa danh như Sầm Sơn, Lam Kinh, Bến En, Hàm Rồng, Cẩm Lương, Pù Luông và không thể không kể đến Thành nhà Hồ - DSVHTG Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Thanh Hóa chỉ có khoảng 300 khách du lịch mỗi ngày tại Thành nhà Hồ cho thấy di sản này chưa thực sự hấp dẫn
về du lịch Tại đây chủ yếu đơn thuần diễn ra hoạt động tham quan, tìm hiểu di tích
Trang 8của khách du lịch nội địa mà chưa hình thành sản phẩm du lịch đầy đủ, chưa thu hút được khách quốc tế
Khu di tích Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là DSVHTG vào tháng 6/2011 là một sự kiện quan trọng cho thấy tầm vóc của di tích đã vươn xa khỏi phạm vi tỉnh Thanh Hóa, của Việt Nam mà là một di sản của nhân loại Từ thực tế
Hạ Long, Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha- Kẻ Bàng sau khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, số lượng khách du lịch đến tham quan di sản tăng đột biến 1,5-2 lần năm sau so với năm trước và 10-20% trong những năm kế tiếp Di sản Thành nhà Hồ cũng sẽ không chệch quỹ đạo tăng trưởng đó nếu các hoạt động vinh danh, quảng bá thu hút khách được thực hiện tốt Đối với Thanh Hóa nói chung và Thành nhà Hồ nói riêng, đây là cơ hội to lớn để phát triển du lịch với tầm nhìn và đẳng cấp mới, nhưng đồng thời cũng đối diện với thách thức không nhỏ để làm sao
có được những sản phẩm du lịch xứng tầm mà vẫn bảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Thành nhà Hồ
Tính đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về du lịch tại DSVH Thành nhà Hồ, cùng với những lý do trên nên tôi quyết định lựa chọn
đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ, Thanh Hóa” cho luận
văn thạc sỹ của mình
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước đây Thành nhà Hồ được ghi chép lại nhiều trong các bộ chính sử của
nước ta như Đại Việt sử ký toàn thư (thời Lê), Đại Nam nhất thống chí, Việt sử
thông giám cương mục (thời Nguyễn) Các sử gia, học giả cũng dành cho Thành nhà
Hồ những lời nhận xét ưu ái và trang trọng như: Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký
tiền biên, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt địa dư chí, Lưu Công Đạo trong Thanh Hóa Vĩnh Lộc huyện chí, Đặng Xuân Bảng trong
Sử học bị khảo…Tuy nhiên các ghi chép đều ngắn gọn và đề cập rải rác ở các tác
phẩm của từng thời, từng triều đại
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về Thành nhà Hồ nhưng chỉ dừng lại ở mức khảo cứu, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quân
Trang 9sự Nghiên cứu về Thành nhà Hồ nhiều và chuyên sâu nhất phải kể đến các công
trình của các học giả thuộc Viện Khảo cổ học Sách “Thành nhà Hồ Thanh Hóa”
(Nxb Khoa học Xã hội, 2011) của PGS.TS Tống Trung Tín là tác phẩm nghiên cứu sớm nhất, hệ thống những giá trị lịch sử- văn hóa của di sản Thành nhà Hồ Tác phẩm song ngữ Việt- Anh này gồm 5 phần chính: Vị trí địa lí; Lịch sử; Quy hoạch tổng thể, cấu trúc các vòng thành và kĩ thuật xây dựng; Những di sản văn hóa phong phú trong vùng đệm; Giá trị lịch sử - văn hóa Dưới lăng kính nhìn nhận của một nhà khảo cổ cuốn sách khẳng định và giải trình rõ những giá trị nổi bật toàn cầu của
di sản Thành Nhà Hồ, mô tả được những di tích phụ cận mang tính chất lịch đại và đồng đại có liên quan đến vùng kinh đô cổ Tây Đô
Sách “Thành nhà Hồ - Di sản Thế giới” do nhóm cán bộ Trung tâm Bảo tồn
Di sản Thành nhà Hồ biên soạn đã hệ thống lại vị trí địa lý, lịch sử kinh thành Tây
Đô, di sản văn hóa Thành nhà Hồ, giá trị nổi bật toàn cầu và các tiêu chí được UNESCO ghi nhận là Di sản Thế giới Cuốn sách cung cấp một cách đầy đủ một cách tổng thể và chi tiết các giá trị văn hoá lịch sử, kiến trúc của di sản văn hoá Thành Nhà Hồ, là tài liệu quan trọng hữu ích cho du khách và các nhà nghiên cứu
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2012- số chuyên đề kỉ niệm 1 năm Thành nhà Hồ
được UNESCO vinh danh Di sản Thế giới (27/6/2011 - 27/6/2012) với 9 bài viết về Thành nhà Hồ là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu công phu nhất về khảo cổ của Viện Khảo cổ Ngoài việc giới thiệu những giá trị tiêu biểu của di sản Thành nhà Hồ, các bài viết trong tạp chí còn tổng kết lại kết quả những lần khai quật các di tích, địa điểm khảo cổ chính tại Thành nhà Hồ như đàn tế Nam Giao, Cửa Nam, Thành Nội
và La Thành, công trường khai thác đá An Tôn…Do đây là công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ nên chưa có bài viết nào nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ còn được đề cập nhiều trong các tác phẩm viết về Hồ Quý Ly
và triều đại nhà Hồ như: Sách Hồ Quý Ly (1997) của Nguyễn Danh Phiệt; Cải cách
Hồ Quý Ly (2011) của Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa; Thành nhà Hồ và những truyện xây thành đắp lũy (2009) của Phạm Văn Chấy; La Province De Thanh Hoa -
Trang 10cuốn sách nghiên cứu, giới thiệu về lịch sử và địa lý của tỉnh Thanh Hóa của học giả người Pháp Le Proton viết vào những năm đầu của thế kỷ XX.…Cùng với đó là rất
nhiều bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí: Từ Ly Cung đến Tây Đô (Lê Tạo- Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 1990), Hồ Quý Ly và ý thức dân tộc (Lâm Bá Nam -Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 1992), Hồ Quý Ly và nhà Hồ (Trần Bá Chí- Tạp chí nghiên cứu lịch sử 1992), Thành Tây Đô –góc nhìn của thuật phong thủy (Nguyễn Thị Thúy-
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 2009)…
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đặt Thành nhà Hồ là đối tượng nghiên cứu để phát triển du lịch hầu như rất ít Gần gũi và thiết thân nhất với đề tài
này có thể kể đến công trình Khai thác các giá trị di sản văn hóa Thành Tây Đô
trong du lịch văn hóa xứ Thanh của Trịnh Thị Hạnh (Khóa luận tốt nghiệp Trường
ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, 2012) Xuất phát từ việc nghiên cứu những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thành nhà Hồ như nghệ thuật, kiến trúc, quân sự… tác giả Trịnh Thị Hạnh đã phân tích thực trạng phát triển du lịch tại di sản Thành nhà Hồ về các mặt thị trường và khách du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, nhân lực du lịch; đồng thời đánh giá những tồn tại, yếu kém trong hoạt động du lịch tại di sản này Khóa luận cũng đề xuất rất nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ Công trình này là công trình công phu nhất về nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ Tuy nhiên công trình mới chỉ đề cập đến vấn đề khai thác văn hóa để phát triển du lịch tại di sản Thành nhà Hồ trong bối cảnh du lịch văn hóa xứ Thanh nên vẫn còn chưa thật đầy
đủ
Bài viết Phát triển sản phẩm du lịch gắn với di sản thế giới Thành nhà Hồ-
Cơ hội và thách thức của TS Hà Văn Siêu (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch,
2012) tuy ngắn nhưng lại có đóng góp hết sức quý báu và thiết thực về mặt lí luận khi nêu ra được vai trò của du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di sản, những yêu cầu đặt ra đối với một sản phẩm du lịch đầy đủ, hoàn chỉnh tại điểm đến Thành Nhà
Hồ Từ mục tiêu và yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch xứng tầm di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ có thể phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức đan xen
Trang 11để có chương trình hành động đáp ứng hợp lý Tác giả đã đề xuất và kiến nghị với ngành Du lịch Thanh Hóa cần cân nhắc một số nội dung hành động ưu tiên như: Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển sản phẩm du lịch gắn với di sản thế giới Thành Nhà Hồ; Các chính sách, chiến lược liên quan; Các chương trình, dự án
3 Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Những vấn đề lí luận chung về điểm du lịch và sức hấp dẫn của điểm du lịch
di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại Thành nhà
Hồ
Trang 124 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hoạt động du lịch tại DSVHTG Thành nhà
Hồ - một điểm du lịch
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Khu vực Thành nhà Hồ và vùng phụ cận
+ Thời gian: Từ 2009 đến 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thiện dựa trên nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Tác giả sử dụng các loại tài liệu từ sơ cấp và thứ cấp, các tài liệu từ tạp chí, sách báo và nhiều phương tiện thông tin đại chúng sau đó phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết cho luận văn
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Tác giả đã đến khu di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận, tiến hành khảo sát, điều tra ở toàn bộ khu di tích; gặp gỡ các cán bộ tại TTBTDS Thành nhà Hồ; trò truyện với người dân địa phương; khảo sát các cơ sở kinh doanh du lịch như lưu trú,
ăn uống, vui chơi giải trí
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả tiến hành lập bảng hỏi và phiếu điều tra để điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan đối với điểm du lịch Thành nhà Hồ
- Phương pháp liên ngành: Trong luận văn sử dụng, tìm hiểu nhiều ngành khoa học khác nhau để làm rõ vấn đề nghiên cứu: lịch sử, địa lý, văn hóa, du lịch, khảo
cổ, kinh tế…
6 Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của điểm du lịch và sức hấp dẫn của điểm du lịch di
tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ
Trang 137 Đóng góp của luận văn
Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ, Thanh Hóa” đã đạt
được kết quả mà mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra:
Một là: Đề tài đã nghiên cứu và khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan
đến đề tài như là: Điểm du lịch, phân loại điểm du lịch, các tiêu chí đánh giá điểm
du lịch hấp dẫn và điểm du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ
Hai là: Đề tài đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Thành
nhà Hồ từ khi được công nhận là DSVHTG cho đến nay, qua đó đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế của hoạt động du lịch tại đây
Ba là: Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, quản lý, tôn tạo và
khai thác tốt di sản văn hóa để phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ
Trang 14Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐIỂM DU LỊCH VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA ĐIỂM DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ, KIẾN TRÚC NGHỆ
THUẬT VÀ KHẢO CỔ 1.1 Điểm du lịch
1.1.1 Những quan niệm về điểm du lịch
Khái niệm du lịch không còn xa lạ đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào về du lịch Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì lại có nhiều quan điểm nghiên cứu khác
nhau về du lịch Theo quan điểm của các nhà kinh tế du lịch thì du lịch là một hệ
thống tinh thần và vật chất, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp do ba yếu tố
cơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và hoạt động du lịch
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu phân tích về phần khách thể của
du lịch, đó là tài nguyên du lịch hay cụ thể là điểm đến du lịch và điểm du lịch Các sách và tài liệu về du lịch của Tổ chức Du lịch thế giới (UN-WTO) và của nước ngoài thường sử dụng các khái niệm: Điểm đến du lịch (Tourism Destination); Điểm tham quan du lịch (Tourism Spot)
Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch sang tiếng Việt là “Điểm đến du lịch” Còn từ “Tourism spot” được dịch ra tiếng Việt với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng với du lịch có nghĩa là nơi vui chơi, giải trí, thể thao, câu cá…v.v, như một điểm tham quan du lịch
Tác giả Giuseppe Marzano (2007) cho rằng: “Một điểm đến du lịch là một
thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu du lịch Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”
Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn như cầu theo mục đích của chuyến đi Có thể phân biệt hai loại điểm đến:
Trang 15+ Điểm đến cuối cùng: (Final destination) thường là điểm xa nhất tính từ điểm
xuất phát gốc của du khách và (hoặc) là địa điểm mà người đó dự định tiêu dùng phần lớn thời gian
+ Điểm đến trung gian (Intermediate destination) hoặc nơi ghé thăm (enroute)
là địa điểm mà du khách dành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc viếng thăm một điểm hấp dẫn
Một điểm đến du lịch có thể được định nghĩa, hay được hiểu theo nhiều cách khác nhau Khái niệm tổng quát đầu tiên về một điểm đến du lịch xem nó như một không gian vật chất mà trong đó diễn ra các hoạt động về du lịch
Từ quan điểm này, khách du lịch là người tích cực tham gia vào việc xây dựng các không gian du lịch, tích cực hoạt động trong không gian du lịch, tác động đến không gian du lịch và đóng góp để không gian du lịch được duy trì
Một điểm đến du lịch có thể được xem là một hỗn hợp của sản phẩm, tiện nghi
và dịch vụ tạo nên sự trải nghiệm du lịch Do đó, điểm đến du lịch chỉ là một phần của sản phẩm du lịch và bản thân nó không được xem là một sản phẩm Đơn giản
nó chỉ là một khu vực địa lý trong đó các sản phẩm du lịch được mua và bán
Theo tác giả Bodlender1, đã đưa ra một định nghĩa về điểm đến du lịch là tập hợp các yếu tố vật chất và dịch vụ cùng với sự kết hợp các biểu tượng nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng Các điểm đến du lịch vừa là các không gian giải trí dành cho khách, không gian ở và làm việc của các cơ sở cung ứng dịch vụ Các cách tiếp cận khác nhau về khái niệm điểm đến du lịch được tóm tắt tại định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO) (2004):
“Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một
đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.”
Trang 16Ở Việt Nam hai khái niệm về điểm du lịch và khu du lịch được Luật Du lịch
2005 xác định:
“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.” [25, tr.2]
Theo nghĩa chung nhất, điểm du lịch là những địa điểm hoặc cơ sở mà khách
du lịch hướng đến và lưu trú Điểm du lịch có thể là những nơi không có dân cư Đó
là nghĩa rộng của điểm du lịch Tuy nhiên, trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách (không phải người dân địa phương) và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch tạo ra
Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì điểm du lịch có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên, nhân văn…) và có hoạt động du lịch phát triển
Khái niệm Điểm du lịch của Việt Nam hay Điểm đến du lịch (Tourism
Destination) của nước ngoài đều xuất phát từ tài nguyên du lịch, nhưng quan điểm
về tài nguyên du lịch có sự khác nhau
Luật Du lịch Việt Nam (2005) xác định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [25, tr.2]
Có nhiều quan điểm khác nhau về tài nguyên du lịch, nhưng một quan điểm thực tiễn là “tất cả các nhân tố có thể kích thích được động cơ du lịch của con người được ngành du lịch tận dụng kinh doanh để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên du lịch” Hoặc “Bất kỳ nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội
có thể thu hút được khách du lịch đều gọi là tài nguyên du lịch” Điều này có nghĩa
Trang 17rằng không chỉ tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn mà cả các sự kiện xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao được tổ chức có khả năng thu hút khách
du lịch được gọi là tài nguyên du lịch Mặt khác, không phải tài nguyên du lịch nào cũng được khai thác và trở thành điểm du lịch Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dịch vụ phục vụ khách, các cơ chế, chính sách, luật pháp cho sự phát triển điểm du lịch, thời gian khai thác điểm du lịch (thường xuyên, theo thời vụ, ngắn ngày ), số lượng khách đến tham quan du lịch trong đó có khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có tính hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến càng lớn Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số lượng,
đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao
1.1.2 Các yếu tố cấu thành điểm du lịch
Để hình thành một điểm du lịch thì cần phải đáp ứng các yếu tố cơ bản sau:
- Điểm đến phải có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn với du khách Các điểm hấp dẫn của điểm đến dù mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm của du khách
- Giao thông đi lại (Khả năng tiếp cận điểm đến): Sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho
sự thành công của các điểm du lịch
- Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú và ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi
nồng nhiệt, lưu lại ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản địa phương.- Các
tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Khả năng cung cấp các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ biểu
lộ bản chất đa ngành của yếu tố cung trong du lịch và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch
Tài nguyên du lịch, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ, tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động bổ sung là những tiêu chuẩn cho sự tồn tại của một điểm du lịch
Trang 18Trong thực tế, điểm du lịch được hình thành dưới tác động của ba nhóm nhân
tố, những nhóm nhân tố này quyết định vai trò và sự phát triển của điểm du lịch Những nhân tố đó là:
Nhóm thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch Nhóm này bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế, xã hội và chính trị (không khí chính trị hòa bình, chính sách của Nhà nước, mức giá, chất lượng dịch vụ, các sự kiện có tính chất định kỳ, quảng cáo du lịch…)
Nhóm thứ hai gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã và có khả năng xây dựng, phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông khác nhau)
Nhóm thứ ba gồm những nhân tố liên quan đến việc đảm bảo cho khách lưu lại điểm du lịch Đó là các cơ sở ăn uống (cửa hàng ăn uống, giải khát…), các cơ sở lưu trú ( resort, khách sạn, nhà nghỉ…), các cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí…
Nếu nhóm nhân tố thứ nhất thể hiện sức hấp dẫn của điểm du lịch thì nhóm nhân tố thứ hai và thứ ba có ý nghĩa quyết định cho việc hình thành điểm du lịch vì chúng tạo ra khả năng cho việc đi đến và lưu lại điểm du lịch của du khách
1.1.3 Quan niệm về tính hấp dẫn của điểm du lịch
Có nhiều quan điểm khác nhau về các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm
du lịch:
- Theo Var, Beck và Loftus (1977): Các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm du lịch bao gồm: Các nhân tố tự nhiên, xã hội, lịch sử; cơ hội giải trí và mua sắm; khả năng tiếp cận (Accesibility) và dịch vụ lưu trú đạt chuẩn chất lượng tối thiểu trong du lịch
- Theo Mill và Morrison (1992): Các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm du lịch bao gồm: Sự hấp dẫn; các tiện nghi; cơ sở hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ khách sạn
- Theo Laws (1995)thì khả năng hấp dẫn của điểm du lịch gồm hai nhân tố chính đó là: Những đặc điểm cơ bản, nguyên thủy (Primary) và những đặc điểm phái sinh (secondary) của điểm đến Những đặc điểm cơ bản, nguyên thủy hay còn
Trang 19gọi là điều kiện cần để khách du lịch lựa chọn điểm đến gồm: Khí hậu, môi trường sinh học, văn hóa và kiến trúc truyền thống Những đặc điểm phái sinh hay còn gọi
là điều kiện đủ để tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch gồm: Khách sạn, vận chuyển, nơi vui chơi, giải trí
- Theo Kozak (2002) thì các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm đến bao gồm: Vẻ đẹp tự nhiên; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; các dịch vụ du lịch; khí hậu
Cũng có thể phân chia các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm du lịch bao gồm:
Nhân tố vật lý: Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, phong cảnh, bãi biển, khí hậu, di tích lịch sử
Nhân tố tâm lý xã hội: Thái độ của người dân sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêm và vui chơi, giải trí, tính mới lạ của điểm du lịch, khả năng tiếp cận,
đồ ăn, sự yên tĩnh…; môi trường chính trị, xã hội và giá cả; khả năng về thời gian Tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế,
xã hội tại điểm du lịch như: Vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức của cộng đồng dân cư về việc phục vụ du khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch
và các doanh nghiệp du lịch
Như vậy: Tính hấp dẫn của điểm du lịch được thể hiện ở sự độc đáo, đặc sắc, khác biệt của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn; ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và đáp ứng được khả năng tiếp cận điểm du lịch của du khách một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và an toàn
Trang 201.1.4.1 Các yếu tố chủ quan (Các yếu tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm
du lịch)
- Sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch
- Sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn
- Thuận lợi trong việc tiếp cận
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Sức chứa khách du lịch của điểm du lịch đó
- Khả năng về thời gian
1.1.4.2 Các yếu tố khách quan (Các tiêu chí định lượng và định tính)
Các tiêu chí định lượng: Đánh giá sự hấp dẫn của điểm du lịch dựa vào:
- Thống kê số lượng khách du lịch đến
- Doanh thu du lịch theo năm
- Mức chi tiêu của khách du lịch
- Thời gian lưu lại của du khách
Một điểm du lịch được đánh giá là hấp dẫn khi số lượng du khách đến điểm du lịch đó ngày càng đông, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng, mức độ chi tiêu của du khách cao và thời gian lưu lại của du khách ở điểm du lịch đó dài ngày
Các tiêu chí định tính: Không có những số liệu rõ ràng và cụ thể như các tiêu chí định lượng nên khi đánh giá sự hấp dẫn của điểm du lịch dựa vào các tiêu chí
định tính thì người ta thường căn cứ vào: Mức độ hài lòng hay không hài lòng của
du khách và sự trung thành của du khách (Khách quay trở lại điểm du lịch)
Theo Cadotte, Woodruff và Jenkins (1982) đã đưa ra định nghĩa: “Sự hài lòng
là sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”
Theo Oliver (1997): “Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà
khách hàng cảm nhận về một công ty (tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc là thỏa mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ”
Tribe và Snaith (1998) đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách như sau:
Trang 21Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
Nguồn: Tribe, J., & Snaith, T (1998), From SERVQUAL to HOLSAT: Holiday
satisfaction in Varadero, Cuba, Tourism Management
1.1.5 Vai trò của điểm du lịch
Điểm du lịch có vai trò rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm du lịch, tạo ra các giá trị khai thác du lịch, tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi.1
Thứ nhất, điểm du lịch tạo ra sản phẩm du lịch Điểm du lịch đóng vai trò là sản phẩm chủ đạo cho chuyến đi Nó quyết định chính các dịch vụ mà du khách được hưởng và sử dụng trong chuyến đi
Thứ hai, điểm du lịch đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng dân cư và tạo việc làm
Di sản và văn hóa
Trang 22Thứ ba, điểm du lịch tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi Du khách đến các điểm tham quan được khám phá, tìm hiểu về tài nguyên du lịch, cuộc sống con người, văn hóa bản địa, thưởng thức ẩm thực Mỗi điểm du lịch lại có những cảm nhận, khám phá riêng hoặc cùng một điểm du lịch nhưng mỗi lần đến thăm lại mang một phong vị khác
Thứ tư, điểm du lịch tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm cho rất nhiều ngành, nghề; là nơi xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu vô hình với giá trị kinh tế cao
Thứ năm, điểm du lịch là nơi mở rộng nhận thức, tình yêu quê hương, truyền thống lịch sử, văn hóa cho mọi công dân
1.2 Phân loại điểm du lịch
1.2.1 Phân loại điểm du lịch theo vị trí địa lý
Khi phân loại điểm du lịch theo vị trí địa lý thì người ta thường chia theo các cấp độ sau: Điểm du lịch mang tính chất khu vực; Điểm du lịch mang phạm vi quốc gia; Điểm du lịch mang tính địa phương
Luật Du lịch Việt Nam phân loại điểm du lịch thành: Điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương Điều 24- chương IV, Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã nêu rõ:
“Các điều kiện để công nhận điểm du lịch gồm:
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là điểm du lịch quốc gia:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
Trang 23+ Có kết cầu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm” [26, tr.10]2
1.2.2 Phân loại điểm du lịch theo tài nguyên du lịch
Khi phân loại điểm du lịch theo tài nguyên du lịch, có thể phân thành bốn nhóm chính là: Điểm du lịch thiên nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị
và đầu mối giao thông
Nhóm thứ nhất là điểm du lịch thiên nhiên, gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào việc khai thác giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên như: Điểm du lịch vùng biển; điểm du lịch vùng núi; điểm du lịch ở các vùng nước khoáng; điểm du lịch ở các khu vườn quốc gia Đối với những vùng có nguồn tài nguyên này người ta thường xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao
Các trung tâm nghỉ dưỡng bao gồm các điểm nghỉ dưỡng được xây dựng trên các nguồn nước khoáng như: Quang Hanh, Kim Bôi… Các điểm du lịch phát triển trong nền khí hậu núi và biển như: Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì, Sầm Sơn… Một loại trung tâm nữa là các nhà nghỉ dưỡng hoạt động trên nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (chữa bệnh bằng hoa quả, bằng bùn…)
Các trung tâm thể thao phải được xây dựng và trang bị những thiết bị đặc biệt
và cần thiết để thực hành các môn thể thao dựa vào điều kiện tự nhiên như leo núi, trượt tuyết, bơi thuyền, golf, cưỡi ngựa…
Nhóm hai gồm những điểm du lịch phát triển các thể loại du lịch văn hóa như các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm tôn giáo…
Trung tâm lịch sử (điểm du lịch lịch sử) là những nơi có các công trình được xây dựng từ xa xưa Đó là những thành phố, đô thị hoặc làng cổ Đây là những nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo tín ngưỡng và phong tục tập quán, lễ hội
Trang 24
Trung tâm khoa học: Có nhiều cơ sở dạy học nổi tiếng như trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, thư viện, viện bảo tàng… Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là những điểm du lịch rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Điểm du lịch dựa trên các sinh hoạt văn hóa là các địa phương có lối sống truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc Tại những nơi này thường tổ chức các lễ hội truyền thống, các phiên chợ… để thu hút du khách Sapa với chợ tình đầy mầu sắc, Mai Châu với những điệu múa dân tộc…là những hình ảnh mà du khách lưu lại sau mỗi chuyến đi
Điểm du lịch tôn giáo là những trung tâm tôn giáo nổi tiếng của thế giới, quốc gia, khu vực Nơi đây có những vật từ cổ xưa có ý nghĩa tôn giáo hoặc mang mầu sắc tôn giáo Những trung tâm tôn giáo nổi tiếng của thế giới là: Tòa thánh Vatican
ở Roma, nhà thờ Notre Dame ở Pháp, thánh địa Mecca ở Saudi Arabia…
Nhóm ba là các điểm du lịch đô thị gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình du lịch liên quan đến các nhân tố kinh tế và chính trị Đó là các
đô thị, trung tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực
Nhóm thứ tư là các điểm du lịch đầu mối giao thông như nơi có ga xe lửa, cảng sân bay, nơi giao cắt của các trục đường lớn… thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khách Tại các đầu mối giao thông này có hệ thống cơ sở lưu trú đặc trưng như khách sạn, cửa hàng ăn uống, cửa hàng lưu niệm, điểm vui chơi, giải trí…
Cách phân loại trên đây dựa trên cơ sở tính chất của tài nguyên du lịch Nhưng thực tế, những nhân tố này có những ảnh hưởng đồng thời, không tách rời nhau do vậy ít gặp các trung tâm du lịch nào đơn thuần một loại điểm du lịch
Liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả luận văn sẽ làm rõ hơn
về điểm du lịch là các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ hay gọi chung
là điểm du lịch di sản – nằm trong nhóm các điểm du lịch phát triển các thể loại du lịch văn hóa
Trang 251.3 Điểm du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
1.3.1 Các quan niệm về du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ đều là những di sản văn hóa Trước khi đưa ra các quan niệm về du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ, luận văn sẽ trình bày về các khái niệm về di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa di sản văn hóa như
sau: Di sản văn hóa là tập hợp các biểu hiện vật thể- hoặc biểu tượng di sản quá
khứ truyền lại cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thể nhân loại Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa, một dạng di sản của nhân loại, di sản văn hóa mang lại những đặc điểm riêng cho mỗi địa danh
cụ thể, và vì thế nên là nơi cất giữ kinh nghiệm của con người Việc bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa này là cốt lõi của mọi chính sách văn hóa
Như vậy, di sản văn hóa được khái quát lại là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của hiện tại Hay nói theo một cách khác thì di sản văn hóa thể hiện những lối sống được phát triển bởi một cộng đồng
và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Năm 2001, lần đầu tiên ở nước ta “Luật Di sản Văn hóa” được Quốc hội phê
chuẩn Điều 1 của "Luật Di sản Văn hóa " đã xác định: “Di sản văn hóa gồm DSVH
vật thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [27, tr.1]
Điều 4, Luật Di sản Văn hóa đã đưa ra định nghĩa về DSVH phi vật thể và DSVH vật thể như sau:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
Trang 26xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác
Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền lâu đời trong đời sống của các dân tộc, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình xây dựng kiến trúc, mỹ thuật, các danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [27, tr.1]
Căn cứ Điều 4 Luật Di sản Văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá, các di tích được phân thành 4 loại hình cơ bản là: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh
Di tích lịch sử - văn hoá:
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học
Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
• Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước
• Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước
• Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến
Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau
Di tích kiến trúc nghệ thuật:
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến
Trang 27trúc của dân tộc Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ
có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự
Di tích khảo cổ:
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ
Vậy du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ là gì?
Theo cách hiểu thông thường thì du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ đơn thuần là được ghép bởi từ "du lịch" và cụm từ "di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ", nghĩa là du lịch dựa trên khai thác các nguồn tài nguyên là các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ cũng giống như du lịch biển, du lịch tự nhiên…
Trong phân loại về loại hình du lịch, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ với tư cách như một loại hình du lịch độc lập Có thể hiểu du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo
cổ như một phần của du lịch di sản, du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa Các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là những yếu tố không thể tách rời nhau Do
đó, để phát triển du lịch tại các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ thì cần kết hợp với các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, các giá trị văn hóa phi vật thể
Từ những nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả đưa ra quan điểm của mình về du lịch
di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ là: Một loại hình du lịch văn hóa đặc thù, dựa vào các di sản văn hóa vật thể để giới thiệu đến du khách những giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học của di sản đó
Trang 281.3.2 Đặc điểm của du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
1.3.2.1 Du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ là một loại hình
du lịch văn hóa đặc thù
Các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ đều là những di sản văn hóa mang tính nhận thức khoa học Giá trị của các tài nguyên này không dễ nắm bắt được bằng cảm nhận trực quan, mà phải được hướng dẫn giải thích Không giống như các loại hình du lịch khác, du khách có thể tự mình tham quan, khám phá tìm hiểu Du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ cần phải có hướng dẫn viên- là những người am hiểu và có kiến thức về điểm di tích, hướng dẫn cho du khách những giá trị của di sản mà du khách nếu không tìm hiểu thì khó có thể nhận biết được
Nói tài nguyên du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ đặc thù còn bởi vì đa phần chúng đều bị thời gian khỏa lấp, hủy hoại, làm xuống cấp nên không giữ được nguyên trạng ban đầu Các di tích này đều cần được trùng tu, bảo tồn bằng những biện pháp tốt nhất hoặc giữ nguyên hiện trạng
Nói tài nguyên du lịch di sản mang tính đặc thù còn bởi cách tiếp cận đến chúng cũng khác biệt Đa phần các di tích thường phân bố tại những khu vực địa hình khó tiếp cận, xa các tuyến giao thông chính Do vậy để tiếp cận chúng thường phải đầu tư phát triển hạ tầng
1.3.2.2 Du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ có thị trường khách đặc thù
Đặc điểm tài nguyên là yếu tố quan trọng trong việc xác định thị trường khách
du lịch Theo lý thuyết, giá trị của một bộ phận lớn các điểm di tích đều khó nhận biết được nếu không thực sự quan tâm tìm hiểu, vì vậy rất khó thu hút được sự chú
ý của du lịch đại chúng, mà chỉ những phân khúc thị trường xác định Trong trường hợp này có thể có một số phân khúc thị trường chính sau đây:
- Xét về mục tiêu, khách du lịch văn hóa là phân khúc thị trường chủ yếu của
du lịch di sản Đây là nhóm du khách quan tâm đến các nguồn tài nguyên văn hóa, yêu thích những khám phá lịch sử, các nền văn minh
Trang 29- Về không gian địa lý, nhóm thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản
là phân khúc thị trường mục tiêu của du lịch khảo cổ học Đây là những nước có nền giáo dục phát triển Những người dân có trình độ dân trí cao và thông thường,
họ yêu thích văn hóa, lịch sử, thích khám phá
- Xét từ góc độ nghề nghiệp, đội ngũ các nhà khoa học nhà nghiên cứu văn hóa học, lịch sử học, khảo cổ học, sinh viên các trường đại học chính là phân khúc thị trường thứ 3 của du lịch di sản
- Cuối cùng, xét về tuổi tác, nhóm du khách có độ tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ cao trong phân khúc thị trường du lịch di sản Bởi đây là những người có xu hướng tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử
1.3.3 Các nguyên tắc trong phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ
1.3.3.1 Phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ phải bảo đảm mục tiêu bảo vệ, bảo tồn được các giá trị nguyên bản của di tích, bảo vệ được môi trường và sinh thái cảnh quan
Phát triển du lịch theo hướng bền vững là một nhân tố quan trọng giúp quảng
bá những giá trị tiềm ẩn của di tích Du lịch là nguồn thu quan trọng nhằm tái đầu
tư, tôn tạo di tích và nâng cao đời sống của nhân dân nhưng nếu không xây dựng được một chiến lược phát triển du lịch bền vững, có các bước đi thích hợp, hoạt động du lịch có thể làm cho các di tích bị hủy hoại, môi trường cảnh quan tự nhiên
và môi trường xã hội của khu di tích bị tác động xấu Do vậy khi tiến hành bảo tồn hay khai thác các giá trị của di tích cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Luật Di sản, không được tác động làm sai lệch di tích, làm mất đi những giá trị nguyên bản của di tích
Ngoài việc bảo tồn các di tích thì việc phát triển các yếu tố hạ tầng cơ sở phục
vụ cho du lịch như đường giao thông, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ… theo hướng bền vững cũng rất cần được quan tâm
Trang 301.3.3.2 Phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch chung, đồng thời từng điểm di tích phải được quy hoạch chi tiết
Một nguyên tắc trong phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ là phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển chung của quốc gia và địa phương Nguyên tắc này là vấn đề được đặt ra cho các nhà quản lý, quy hoạch
du lịch Điều này có nghĩa là khi tiến hành quy hoạch trên địa bàn, dù là quy hoạch chung hay quy hoạch chuyên ngành, các nhà quản lý, quy hoạch phải nghiên cứu kỹ tất cả các yếu tố, các nguồn tài nguyên chung để các quy hoạch không phá vỡ lẫn nhau, tiếp theo cần phải có quy hoạch chi tiết tại điểm di tích
1.3.3.3 Phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ phải
có được sự phối hợp chặt chẽ với các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà khoa học khảo cổ
Trong quá trình tổ chức quy hoạch, khai thác để phát triển du lịch phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và các nghiên cứu, quản lý du lịch Việc phối hợp giữa các nhà chuyên môn sẽ đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định trong bảo tồn, tôn tạo di tích, đồng thời phù hợp với những quan điểm chung trong phát triển du lịch Sự phối hợp này cần phải được tiến hành từ khi quy hoạch cho đến khi điều hành khai thác Chỉ có như vậy mới đảm bảo việc phát triển du lịch một cách bền vững mà vẫn hấp dẫn du khách
1.3.3.4 Phát triển du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ cần
có sự tham gia tối đa của các cộng đồng địa phương và tăng cường các cơ hội việc làm cho họ
Việc phát triển du lịch cần tạo ra nhiều công việc hơn cho người dân địa phương, đặc biệt là phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh do người dân làm chủ như: Các cơ sở sản xuất và bán đồ thủ công, các nhà hàng, khách sạn và các khu vực nuôi trồng sản vật nông nghiệp địa phương… Điều này không chỉ mang lại lợi
Trang 31ích kinh tế cho người dân mà người dân còn có cơ hội tham gia vào việc bảo tồn và duy trì di tích, quảng bá các giá trị di sản, phát triển ngành du lịch
Đối với các di tích lịch sử, văn hóa và các phong tục, lễ hội truyền thống thì vai trò của những người cao niên, các vị tộc trưởng trong làng xã cần được ghi nhận
và tôn trọng, cần coi kinh nghiệm và kiến thức của họ như là động cơ thúc đẩy và phương thức để bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên Một khi nhân dân tự hào
về di sản của mình, mong muốn hiểu biết hơn về nó, có nguyện vọng tham gia vào việc bảo tồn các di sản và hơn hết khi người dân được hưởng lợi từ những di sản thì
họ sẽ ủng hộ và tham gia vào việc phát triển du lịch cũng như bảo tồn các giá trị của
di sản
1.4 Những bài học kinh nghiệm
1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo tồn di sản và du lịch
Hệ thống luật và chính sách bảo tồn di sản và du lịch
Hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản được hình thành rất sớm từ những năm 1910 với việc ban hành luật Bảo tồn di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm quốc gia năm 1929, luật Bảo vệ tài sản văn hóa năm 1950
Luật Bảo vệ tài sản văn hóa được sửa đổi năm 1975, hệ thống các khu bảo tồn, các địa danh lịch sử như: làng chài, làng nghề truyền thống, cảng biển, đền chùa….trong diện bảo vệ Hiện tại, hơn 100 địa danh đã được công nhận là khu di tích cổ quan trọng của Nhật Bản Những nơi này đang trở thành những điểm du lịch nổi tiếng
Về du lịch, Nhật Bản đã ban hành: Luật du lịch (1963); Luật quảng bá du lịch quốc gia (2006); Luật quảng bá du lịch sinh thái (2007); Luật phát triển các điểm đến du lịch (2008) Nhật Bản tiến hành các biện pháp quản lý DSVH trước, sau đó mới thực hiện các chính sách phát triển du lịch Các vấn đề giữa phát triển du lịch
và bảo tồn di sản văn hóa được giải quyết song song, nhất quán trong cùng một chính sách
Trang 32Các giai đoạn phát triển của bảo tồn di sản và phát triển du lịch tại Nhật Bản
Giai đoạn 1: Từ những năm 1910 tới những năm 1970: Hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa
Giai đoạn này là bước đầu tiên mà chính phủ Nhật Bản hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa như: Thiết lập hệ thống bảo vệ các tài sản văn hóa;
hệ thống trợ cấp cho việc trùng tu các di sản văn hóa cũng được thực hiện
Giai đoạn 2: Từ những năm 1970 tới cuối những năm 1980: Sử dụng các di
sản văn hóa cho hoạt động du lịch
Trong giai đoạn này, việc chuyển hướng sang cải tạo các di tích lịch sử và sử dụng chúng để phát triển du lịch bước đầu đã được thực hiện Ý tưởng về việc phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch đã được quảng bá rộng rãi đến cộng đồng
Giai đoạn 3: Cuối những năm 1980 tới những năm 2000: Chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng
Giai đoạn này, Nhật Bản đưa ra một cơ chế để tạo ra lợi nhuận du lịch với mục đích bảo vệ môi trường nhằm hướng tới môi trường xã hội và môi trường sống tốt đẹp hơn, gia tăng số lượng khu vực bảo tồn của các di tích cổ, khuyến khích các hoạt động quảng bá văn hóa bởi các cơ quan chính quyền địa phương
Giai đoạn 4: Từ những năm 2000 tới nay: Trao quyền cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch
Nhờ việc có rất nhiều khách du lịch tới thăm quan, người dân địa phương đã nhận ra giá trị và nét đẹp trong môi trường sống, lịch sử của mình Du lịch đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tốt đẹp hơn
Bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản
Dựa trên những phân tích từ kinh nghiệm của Nhật Bản, các mục sau có thể được xem như bài học cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trang 33(1) Hoạt động bảo tồn là điều kiện quan trọng trong việc phát triển du lịch
Một trong những điều kiện quan trọng có tính chất quyết định trong việc phát triển du lịch bền vững là việc sử dụng các di sản văn hóa Mô hình các điểm du lịch
di sản văn hóa thành công bao gồm:
- Quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa
- Duy trì chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch
- Nhận thức của cộng đồng địa phương và chính quyền về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững
(2) Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Khách (du khách) và Chủ (cộng đồng địa phương)
Việc sử dụng một cách bền vững di sản sẽ phát triển hài hòa được cả 3 mặt:
- Tái sinh các điều kiện kinh tế xã hội
- Nâng cao mức sống cho người dân địa phương
- Bảo tồn được tài sản văn hóa
Du lịch mang lại một nguồn doanh thu cho cộng đồng địa phương và cộng đồng địa phương có thể sử dụng doanh thu đó cho việc bảo tồn và cải thiện đời sống
để biến địa phương thành nơi hấp dẫn hơn nữa để sinh sống hoặc tham quan
1.4.2 Bài học về phát triển du lịch tại quần thể di tích Angkor, Campuchia
Năm 2000, lượng khách quốc tế đến Campuchia là 466.000 lượt Năm 2013, con số mà ngành du lịch Campuchia đạt được là 4 triệu lượt 13 năm tăng 11,65 lần
là một con số đáng ngạc nhiên khi mà có tới 2 năm liền (2008, 2009) Campuchia chịu khủng hoảng của suy thoái kinh tế toàn cầu
Có được thành công trên do Campuchia đã xác định rõ di tích lịch sử-văn hoá
là sản phẩm du lịch trọng điểm, nên đã có những chính sách bảo tồn tích cực, khoa học và hữu hiệu cho phát triển du lịch
Với quần thể Angkor – Di sản văn hoá thế giới do UNESCO xếp hạng, công tác bảo tồn, quản lý được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có tính bền vững cao Những ngôi đền trong khu Angkor Wat bị thực vật xâm lấn, nhất là loại cây cổ thụ có tên gọi là cây Tung Khi rễ cây Tung phát triển đến đâu, nó sẽ đâm thủng
Trang 34những viên gạch và sập mái, tường Thế nhưng, thay vì trát ximăng hay những vật liệu hiện đại để tạo sự kết dính bền vững như nhiều công trình ở Việt Nam, các chuyên gia tại Campuchia chỉ dùng gạch, gỗ chống đỡ, xếp gọn những tảng đã bị sập lại trong lúc tạm thời chưa có biện pháp phục chế hữu hiệu Cách làm này đã giữ nguyên được kiến trúc cổ của Angkor trong nhiều năm qua mà không bị “làm mới”, không bị lai tạp
Sau khi Angkor được công nhận là Di sản thế giới, lượng khách du lịch đổ về tăng mạnh mỗi năm Có thời điểm khách đến Angkor chiếm 40% tổng lượng khách quốc tế đến Campuchia Tuy nhiên, ngay khi có cảnh báo của UNESCO về đe doạ xuống cấp Angkor vì khách tham quan quá đông, ngành du lịch Campuchia ngay lập tức nghiên cứu và thực hiện biện pháp kiểm soát và hạn chế khách du lịch Năm
2003, khách vào đền Angkor Wat chỉ được tối đa 300 khách mỗi lượt và thời gian tham quan chỉ kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ Đến nay, các biện pháp hạn chế khách vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất để đối phó với nhu cầu tham quan không ngừng tăng lên hằng năm Việc phát triển các khu du lịch biển tại các hòn đảo và thị trấn Kép thuộc Sihanoukville ngoài mục đích khai thác tài nguyên du lịch biển còn nằm trong chủ trương giãn khách khỏi Angkor, hướng khách du lịch những sản phẩm du lịch khác để giảm sức ép cho di sản
Việc quy hoạch đô thị để phát triển du lịch bền vững được chính phủ Campuchia thực hiện gắt gao Các khách sạn quanh khu Angkor ở Siem Riep không được phép cao quá 3 tầng, bất kể đó là khách sạn 4 sao hay 5 sao Tất cả các phố mặt tiền đều được quy hoạch tổng thể và tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn về kiến trúc, chỉ giới xây dựng Thậm chí, các tuyến phố cổ, phố cũ nằm trong khu vực bảo tồn và các nhà phải sơn cùng một màu
Khi Campuchia phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hàng loạt các tuyến đường giao thông mới để phục vụ cho du lịch, một quy định được ban hành là tất cả các cây cầu cổ phải giữ nguyên Người ta chấp nhận làm đường vòng xa hơn và tốn kém hơn để giữ lại những cây cầu bằng đá ong, đá cẩm thạch và không có phương tiện cơ giới đi qua những cây cầu này Nhờ thế mà rất nhiều cầu cổ có từ thế kỷ thứ
Trang 35IX, X ở Campuchia đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, đặc biệt là cây cầu 1300 tuổi mang tên KampongKdei (nằm cách Siem Riep 65km về phía Nam) Bảo tồn di sản để phát triển du lịch bền vững chỉ là một trong những quan điểm
du lịch, chính sách du lịch hiệu quả của Campuchia Đất nước của nụ cười Bayon này còn thực thi nhiều giải pháp đáng để các quốc gia khác học tập trong việc thúc đẩy du lịch
Có thể kể đến những tiêu chí bắt buộc với một Hướng dẫn viên du lịch tại Angkor Những hướng dẫn viên được hành nghề ở đây đều phải trải qua những khoá đào tạo bài bản từ chính UNESCO hoặc những địa chỉ dạy nghề có uy tín đã được Nhà nước thừa nhận Và dĩ nhiên, giá thuê hướng dẫn viên không thể rẻ, tối thiểu là 30USD/ngày Chính vì quy định khắt khe này mà hiện nay Angkor thiếu rất nhiều hướng dẫn viên song không vì thế mà cơ quan quản lý di tích này nới lỏng điều kiện trình độ
Vé tham quan Angkor cũng là một điều thú vị Với khách quốc tế, giá vé được phân định theo thời gian tham quan: 1 ngày là 20USD, 2 ngày là 40USD, 3 ngày là 60USD và 60USD cũng là mức giá tối đa áp dụng cho cả tuần hay cả tháng Mức giá này thể hiện quan niệm: nếu bạn yêu Angkor đến mức thăm nó tới 3 ngày liền chưa chán thì bạn được miễn phí cho tất cả những ngày tham quan còn lại tại đây Cách làm này không chỉ tạo tâm lý được tiếp đón của du khách mà còn kích thích
du khách ham muốn khám phá, tìm hiểu sâu kỹ về quần thể di tích vĩ đại này Khách càng tìm hiểu sâu, nền văn hoá - lịch sử Campuchia càng được quảng bá rộng và đó là cách quảng bá, xúc tiến tại chỗ tốt đến không thể tốt hơn
Chính phủ Campuchia cũng thực hiện một loạt các chính sách về du lịch như tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến tại các quốc gia châu Á, Âu, Mỹ; cải thiện hệ thống đường sá, phát triển nhiều điểm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền sâu, miền xa phía Bắc; đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh như cấp visa ngay tại các cửa khẩu, sân bay, miễn visa cho một số quốc gia; bố trí cảnh sát du lịch tại tất
cả các điểm du lịch… Tất cả những chính sách này đã tạo ra hình ảnh mới về một Campuchia thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chào đón và cực kỳ chuyên nghiệp
Trang 361.4.3 Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển du lịch tại Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như
là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất
Công cuộc bảo tồn di sản
Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh
nó được trùng tu Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong chiến tranh
Sau giai đoạn này, các công việc nghiên cứu ở đây bị ngắt quãng trong khoảng hơn 40 năm cho đến năm 1980, khi dự án hợp tác trùng tu song phương giữa Việt Nam và Ba Lan đã tiến hành các công việc bảo tồn, trùng tu nhiều di tích xuống cấp nặng
Dự án “Bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn 2003 – 2013” là dự án được UNESCO điều phối thực hiện với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Italy Thông qua việc trùng tu các tháp thuộc nhóm G trong suốt 10 năm qua, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện hơn 1.500 hiện vật Những hiện vật này đã được bàn giao cho kho hiện vật để phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày sau này Ngoài ra, một hệ thống dữ liệu tiên tiến cũng được sử dụng để phân loại, lập danh mục hiện vật để bàn giao cho Ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn
Hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học vào công tác bảo tồn
Trong nhiều năm qua, Thánh địa Mỹ Sơn đã hợp tác với rất nhiều tổ chức
quốc tế, các quốc gia để tiến hành các hoạt động nghiên cứu bảo tồn di sản:
- Dự án hợp tác Việt Nam - Ba Lan: Gia cố tôn tạo, trùng tu nhóm tháp B, C,
D
Trang 37- Dự án hợp tác với tổ chức MAG (Tổ chức cố vấn rà phá bom mìn của Anh)
về rà phá bom mìn
- Dự án với tổ chức JICA (Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản) về trồng
rừng Ribic và cải tạo môi trừng xung quanh di tích, xây dựng không gian trưng bày
- Dự án hợp tác ba bên Việt Nam - UNESCO – Italia về trùng tu nhóm tháp
G
- Các dự án với UNESCO: Đào tạo thuyết minh hướng dẫn viên di sản; xây
dựng đề án tổ chức trưng bày tại Nhà trưng bày Mỹ Sơn; giáo dục di sản trong học
đường; dự án Thanh niên tình nguyện tại cộng đồng di sản
Xây dựng bảo tàng di sản
Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại Phòng trưng bày là nơi cung cấp thông tin, kiến thức chung về di tích Mỹ Sơn để giúp du khách hình dung chung về di tích Mỹ Sơn trước khi vào tham quan
di tích Mỹ Sơn Thiết kế kiến trúc đơn giản, hiện đại hài hòa với cảnh quang chung,
sử dụng đá tự nhiên xây tường, tận dụng ánh sáng tự nhiên, có hệ thống thông gió tạo cảm giác thoải mái cho du khách.Nhà trưng bày được đánh giá là có cách trưng bày rất mới mẻ vì ít hiện vật bên trong nhưng cung cấp cho du khách rất nhiều thông tin Với cách trưng bày bố trí rất khoa học qua các panô, mô hình minh họa, nội dung và hình ảnh cô đọng, cuốn hút, quý khách dễ dàng tiếp cận tìm hiểu và có một cảm thụ tổng quan về quá trình phát triển cũng như giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của khu di tích quan trọng này
Giáo dục di sản
Trong 15 năm qua, Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn đã rất chú trọng đến công tác giáo dục di sản đối với cộng đồng cũng như du khách trong và ngoài nước mà đặc biệt là đối tượng là học sinh trong nhà trường trong địa bàn huyện Duy Xuyên Thông qua dự án “Thanh niên với việc bảo tồn di sản” của UNV (Chương trình tình nguyện Liên Hợp Quốc), thanh niên tình nguyện vào trong trường học
Trang 38giới thiệu, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Mỹ Sơn Ban quản lý đã phối hợp với phòng giáo dục huyện Duy Xuyên xuất bản sách và in hơn 2000 cuốn sách tài liệu dùng cho giáo viên và sách dùng cho học sinh trong nhà trường cấp I và II, với nội dung cung cấp nhiều kiến thức về giá trị DSVHTG Mỹ Sơn cho giáo viên và học sinh
Phát huy giá trị di sản thông qua du lịch
Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà Thánh địa Mỹ Sơn đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Quảng Nam đối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ của Quảng Nam có những bước phát triển nhanh chóng, thực sự đã trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh Năm 2013, DSVHTG Mỹ Sơn đón hơn 225.500 lượt khách đến tham quan, tăng 4,5% so với cùng kỳ, trong đó có 171.700 lượt khách quốc tế, tăng 8,2% Doanh thu từ du lịch đạt 20,7 tỷ đồng, tăng 67,87% so với cùng kỳ Tính riêng 7 ngày Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014, lượng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt 9.610 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 6.852 lượt, khách Việt Nam 2.758 lượt
Thành tựu ấy có một phần do Mỹ Sơn có khá nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như tổ chức biểu diễn văn nghệ Chăm Đây là hoạt động văn hóa phi vật thể được tái hiện sinh động tại Khu di tích Mỹ Sơn Những trích đoạn lễ hội Chăm, múa cung đình, múa tôn giáo được dàn dựng biểu diễn giúp những ai một lần đến Mỹ Sơn cảm nhận rõ hơn về những giá trị độc đáo của nền văn hóa phi vật thể Chămpa Nhưng nguyên nhân chính là do Mỹ Sơn đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Một trong những biện pháp được cho là hiệu quả nhất và có tính bền vững chính là phát huy vai trò của cộng đồng đối với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Mô hình làng du lịch cộng đồng tại di sản Mỹ Sơn được tổ chức ILO (Tổ chức Lao động quốc tế), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Duy Xuyên đưa vào khai thác mở ra hướng đi mới về phát triển du lịch mang tính bền vững tại
di sản Mỹ Sơn Tham gia tour cộng đồng tại Mỹ Sơn, du khách sẽ được tham quan tìm hiểu đình Mỹ Sơn, miếu Bà, chùa An Hòa, đi xe đạp quanh thánh địa Mỹ Sơn,
Trang 39thưởng thức những món ẩm thực độc đáo của người dân bản địa như chuối vườn
Mỹ Sơn, mỳ Quảng, mít trộn…
Ngoài mô hình du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, hai điểm du lịch cộng đồng khác tại làng Bhohoong và Dhroong của người Catu ở huyện Đông Giang cũng được khai trương vào tháng 6/2013 Các mô hình này đều áp dụng thử nghiệm hợp tác công - tư, với sự liên kết giữa chính quyền, cộng đồng và một công ty du lịch lữ hành địa phương Mô hình này đáp ứng mục đích xây dựng một phương thức tiếp cận bền vững có khả năng nhân rộng cao, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch định hướng giảm nghèo tại Việt Nam
Tiểu kết
Chương 1 của đề tài đóng vai trò xác định cơ sở lí luận và thực tiễn, mang tính chất định hướng những nội dung nối tiếp ở những chương sau Bằng việc hệ thống những vấn đề lí luận chung về điểm du lịch, điểm du lịch di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ trên các phương diện quan niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, luận văn đã chỉ ra sức hấp dẫn đặc biệt về mặt du lịch của các di sản văn hóa nhất là các Di sản Thế giới Các di sản này là tài nguyên vô giá để các quốc gia, địa phương phát triển du lịch Nhiều quốc gia đã sử dụng di sản thế giới vào phát triển
du lịch và đạt được những thành công rực rỡ, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
Tại Việt Nam, du lịch di sản không phải là hoạt động mới mẻ mà đã được thực hiện từ năm 1993 trở lại đây sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là DSVHTG Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều du khách nước ngoài Việt Nam đã được nhiều thị trường khách du lịch lớn trên thế giới cũng như nhiều tổ chức du lịch có uy tín bình chọn trong top các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất toàn cầu trong những năm tới Có nhiều lý do để Việt Nam thu hút được nhiều du khách, trong đó phải kể đến sự đóng góp lớn của những di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới tại Việt Nam
Thành nhà Hồ là di sản có tiềm năng phát triển du lịch nhưng hoạt động du lịch vẫn chưa phát triển bởi chưa tìm được hướng đi phù hợp Việc nghiên cứu những kinh nghiệm thành công trong việc bảo tồn di sản và phát triển du lịch của các quốc gia cùng các tỉnh thành khác trong nước sẽ là bài học quý báu có thể áp dụng, học hỏi để điểm du lịch Thành nhà Hồ có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của mình
Trang 40Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI THÀNH NHÀ HỒ 2.1 Giới thiệu chung về Thành nhà Hồ
2.1.1 Vị trí địa lý, cảnh quan, môi trường
Thành nhà Hồ (thành do Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397) còn gọi là thành Tây
Đô hoặc Tây Kinh (kinh đô phía Tây Đại Việt), thành An Tôn (thành ở khu vực động An Tôn thời Trần), thành Tây Giai (vì ở phía Tây thuộc địa phận thôn Tây Giai), Thạch thành (tòa thành xây dựng bằng đá), thành Nội (vòng thành quan trọng bên trong La Thành) thuộc địa phận 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Tòa thành là một chứng tích kỳ vĩ và duy nhất về lịch sử và văn minh Đại Việt (cuối thế kỷ 14- đầu thế kỷ 15)
Khu di sản cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45km về phía Tây Bắc Từ Hà Nội có thể đến di tích theo đường quốc lộ 1A sau đó rẽ về phía Tây theo con đường 7 qua Kim Tân, hoặc theo con đường 217 qua xã Hà Trung, Hà Lĩnh Từ thành phố Thanh Hóa có thể đến di tích theo con đường 45 Còn nếu đi theo đường Hồ Chí Minh, từ cả hai phía Bắc – Nam đều có thể đến di tích theo con đường 45 qua Cẩm Thủy
Nếu đi đường thủy, theo sông Lèn hay sông Mã có thể đi đến di tích từ hai hướng: Từ biển Đông đi lên và từ Quan Hóa - Bá Thước đi xuống
Trong lịch sử Việt Nam, Thanh Hóa nổi tiếng là một vùng có lịch sử văn hóa lâu đời, quê hương của nền văn minh Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn Nơi đây được xem như là một thực thể địa lý tự nhiên và văn hóa, có lịch sử hình thành
và phát triển lâu đời Suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, Thanh Hóa luôn luôn chiếm giữ vị thế địa lý cực kỳ quan trọng
Thanh Hoá có địa hình đa dạng chia làm ba vùng rõ rệt: vùng núi và trung du (gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam); vùng đồng bằng (được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Hoạt,…) và vùng ven biển (từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông