1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch biển tỉnh Cà Mau Luận văn ThS. Du lịch.PDF

67 726 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Gần đây nhất là các hoạt động Festival biển 2013 và hội chợ du lịch biển đảo quốc tế Nha Trang - Việt Nam đã nhấn mạnh việc phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải Miền Trung; hay

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG KIM CHUYỂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BIỂN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG KIM CHUYỂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và hoàn thành luận văn này, trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Lê Văn Minh đã chỉ dẫn và vẽ ra cho tôi những hướng đi tốt nhất để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu một cách hoàn thiện

đề tài của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Du lịch và quý thầy cô thỉnh giảng tại khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường; Các Trung tâm Văn hóa các huyện thuộc tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cùng quí thầy cô trong khoa Sau đại học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học

Xin chân thành cám ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Cà Mau” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác Các kết luận khoa học chưa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Dương Kim Chuyển

Trang 5

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 13

5.6 Phương pháp đối chiếu, so sánh để khắc họa những giá trị đặc trưng của

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ 16

1.1 Khái quát chung về du lịch và du lịch biển 16

1.1.2.2 Điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch 18

Trang 6

1.1.2.3 Điều kiện về khả năng cung ứng nhu cầu du lịch 19

1.1.3.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên 22

1.1.3.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi 22

1.1.3.3 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động 22

1.1.3.4 Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch 23

1.1.3.5 Phân loại vào phương tiện giao thông 23

1.1.3.6 Phân loại theo loại hình lưu trú 23

1.1.3.7 Phân loại theo thành phần và độ tuổi khách du lịch 23

1.1.3.8 Phân loại theo thời gian đi du lịch 23

1.1.3.9 Phân loại theo hình thức tổ chức 24

1.2 Các nhân tố hình thành nhu cầu du lịch biển 26

1.2.1 Các nhân tố liên quan cầu du lịch biển 26

1.2.1.1 Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và điều kiện kinh tế của dân cư 26

1.2.1.2 Quá trình đô thị hóa và sức ép môi trường 26

1.2.2 Các nhân tố liên quan đến cung du lịch biển 27

1.2.2.1 Tài nguyên du lịch biển 27

1.2.2.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho phát triển du lịch biển

29

1.2.2.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển 30

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch biển ở một số địa phương 32

1.3.1.1 Phát triển du lịch biển ở Kiên Giang 32

1.3.1.2 Phát triển du lịch biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu 33

1.3.1.3 Phát triển du lịch biển ở Khánh Hòa 35

Trang 7

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 38

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển tỉnh Cà Mau 38

2.1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Cà Mau 38

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 38

2.1.2 Tài nguyên phát triển du lịch biển tỉnh Cà Mau 39

2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 40

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa biển, đảo 42

2.1.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 44

2.1.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 46

2.1.4 Tổ chức quản lý hoạt động du lịch biển ở Cà Mau 48

2.1.4.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch biển trên địa bàn tỉnh 48

2.1.4.2 Đầu tư, xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch và

2.1.4.3 Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở

2.1.4.4 Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch 52

2.2 Thực trạng phát triển du lịch biển ở Cà Mau 57

2.2.1 Thực trạng phát triển các chỉ tiêu du lịch chủ yếu ở Cà Mau 57

2.2.2.1 Các nhà cung dịch vụ lưu trú (khách san, nhà nghỉ, nhà trọ, ) 59

2.2.2.2 Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống (Khách sạn, quán ăn,…) 60

2.2.2.3 Dịch vụ tham quan giải trí 61

2.2.2.4 Các dịch vụ khác 62

Trang 8

2.2.3 Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch biển ở Cà Mau 63

2.2.4 Nhận thức, thái độ, và hành vi của cư dân địa phương đối với hoạt động du lịch 65

2.2.4.1 Nhận thức, thái độ, và hành vi của cư dân địa phương đối với tài nguyên du

2.2.5.1 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên 71

2.2.5.2 Thực trạng khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa biển, đảo 81

2.2.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch biển ở Cà Mau 82

3.1.2 Định hướng về không gian, tuyến điểm du lịch 88

3.1.3 Định hướng về đầu tư phát triển du lịch 90

3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Cà Mau 90

3.2.4 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 94

3.2.5 Giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm 95

Trang 9

3.2.6 Giải pháp marketing 97

3.2.7 Giải pháp về liên kết trong phát triển du lịch 97

3.3.2 Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau 99

3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ sở kinh doanh du lịch 100

Phụ lục 5: Phiếu điều tra khảo sát ý kiến khách du lịch về loại hình du lịch

Phụ lục 8: Câu hỏi phỏng vấn dành cho cộng đồng dân cư ở địa phương phát

Phụ lục 9: Một số hình ảnh về một số điểm du lịch biển Cà Mau 132

Trang 10

đó, một trong những sự kiện nổi bật gần đây nhất đánh dấu sự phát triển của biển Việt Nam là sự kiện Vịnh Hạ Long công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Từ sự kiện này đã mở ra một bước ngoặt mới cho sự phát triển của

du lịch biển Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đang chú trọng xây dựng và phát triển chiến lược biển Gần đây nhất là các hoạt động Festival biển 2013 và hội chợ du lịch biển đảo quốc tế Nha Trang - Việt Nam đã nhấn mạnh việc phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải Miền Trung; hay “Du lịch tàu biển quốc tế tại Việt Nam” do Tổng cục Du lịch tổ chức, hay hoạt động du lịch đến với Trường Sa,…

Cà Mau là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch biển, toàn tỉnh có 254km đường

bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước Trong đó có 107km bờ Biển Đông và 147km bờ Biển Tây (vịnh Thái Lan) Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối, và hòn Đá Bạc,…

có vị trí chiến lược quan trọng Các đảo này có vai trò rất quan trọng trong kết nối

để khai thác kinh tế biển nói chung và kinh tế du lịch nói riêng Cà Mau là tỉnh có vị thế là mảnh đất cuối cùng của tổ quốc, có Mũi Cà Mau vươn xa ra biển khơi và nguồn tài nguyên du lịch biển rất phong phú không kém gì các tỉnh khác trong khu vực Tài nguyên du lịch biển đảo Cà Mau còn có sự đặc sắc về địa hình địa mạo, sự phong phú về động thực vật và sự đa dạng về hoạt động du lịch

Tuy nhiên, còn có những vấn đề đang đặt ra đối với du lịch biển Cà Mau là tiềm năng du lịch biển đảo chưa được đầu tư khai thác hiệu quả nên chưa phát huy hết thế mạnh du lịch của địa phương Việc quy hoạch và phát triển chưa gắn với phát triển bền vững, khai thác du lịch chưa gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Bên cạnh đó những đề tài nghiên cứu về du lịch biển đảo của địa phương hầu như chưa có, thậm chí các đề tài nghiên cứu về du lịch Cà Mau nói chung cũng không nhiều hoặc ít khi được các nhà nghiên cứu quan tâm phát triển thành các đề tài khoa học Hay nói về phương diện sử dụng trong du lịch thì chỉ có người dân trong tỉnh biết và sử dụng đến sản phẩm du lịch biển của tỉnh nhà, chưa được phổ biến rộng rãi đến khách du lịch ở các địa phương khác Từ thực tế hiện nay, những

Trang 11

Ngãi (200 ; Công trình của Trần Hồng Liên (2004): Cộng đồng ngư dân người Việt

ở Nam Bộ

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa biển nói trên đã góp phần cho sự tiếp bước của các công trình nghiên cứu về biển, đảo sau này Qua việc nắm vững đời sống vật chất và tinh thần của các cư dân vùng ven biển, các tác giả đã có một nền tảng căn bản cho quá trình phát triển và nâng cao chủ đề biển đảo lên khám phá

ở khía cạnh du lịch

Từ thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay, ta có thể thấy rằng vấn đề về du lịch biển đảo quốc gia đang là một trong những đề tài nóng bỏng đối với du lịch trong cả nước Đó chính là lý do để du lịch biển Việt Nam bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn

Trước tiên là những đề tài từ cấp bộ của Tổng cục Du lịch, các viện nghiên cứu,

đã đề cập và đưa ra nghiên cứu loại hình du lịch biển của Việt Nam Cụ thể, Viện khoa học Xã hội Việt Nam (năm 2005) đã triển khai đề tài cấp Bộ “Điều kiện kinh

tế xã hội – nhân văn của các vùng ven biển Việt Nam” Đề tài đã nghiên cứu tất cả các điều kiện kinh tế xã hội – nhân văn của các vùng ven biển trong cả nước, từ đó

đề xuất các giải pháp thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam Mặc dù, xét sơ bộ, đề tài có vẻ như không liên quan gì đến vấn đề du lịch nhưng xét về mặc nội dung, những vấn đề văn hóa, kinh tế xã hội của đề tài chính là một trong những nhân tố tiềm năng để phát triển du lịch Bên cạnh đó, còn có tác giả Lê Trọng Bình đã phân tích được thế mạnh, nguồn lợi của vùng biển và đảo ở nước ta từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hơn nữa nguồn tài nguyên biển của nước ta qua quá trình phát triển du lịch

Tiếp theo đó là những bài báo, dư luận về du lịch biển đảo Các tác giả trên các

báo như Tuổi trẻ online, Báo mới, Thanh niên,… với các bài báo như “Ưu tiên phát

triển du lịch biển” (Nguyễn Chung – Anh Vân), “Nở rộ phong trào du lịch biển đảo” (Thúy Hằng), “Nâng thương hiệu du lịch biển” (N Trần Tâm), “Vẻ đẹp du lịch biển Việt Nam đầy hấp dẫn” (T Trung),…

Trang 12

Năm 201 , Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng đã xác định “Du lịch biển đảo là dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam trong thời gian tới cùng với du lịch văn hóa và du lịch sinh thái Các địa phương nên tập trung khai thác các bãi biển nổi tiếng, có tiềm năng và khả năng tạo ra các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí chất lượng cao Đồng thời khai thác mạnh mẽ du lịch tuyến đảo ven bờ để tạo sự trải nghiệm khác biệt, ấn tượng đối với du khách; gắn phát triển du lịch biển đảo với du lịch tàu biển Khai thác du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới biển đảo quốc gia”

Qua thông điệp của Tổng cục Du lịch Việt Nam, nhiều địa bàn du lịch đã bắt đầu

được nghiên cứu và phát triển về du lịch biển đảo như: Quảng Nam: Đề tài “Giải

pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, “Thực Trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”; Đà Nẵng: “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng” (Trần Thị Kim Ánh); Bắc Trung Bộ: “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”

Cà Mau hiện nay đã và đang phát triển loại hình du lịch biển, song để nghiên cứu và phát triển loại hình này thành một công trình nghiên cứu khoa học thì vẫn chưa có đề tài nào cụ thể Tuy nhiên, nghiên cứu về du lịch Cà Mau nói chung thì

vẫn có Đó là đề tài của tác giả Nguyễn Việt Hưng : “Nghiên cứu phát trển du lịch

sinh thái tỉnh Cà Mau” Đề tài này đã đóng góp cho du lịch Cà Mau một định

hướng để xác định và mở ra thêm nữa các loại hình du lịch ở Cà Mau để các tác giả sau này có điều kiện để nghiên cứu vững vàng hơn Song song với đề tài nghiên cứu

về du lịch sinh thái của Cà Mau, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau còn phối hợp với Hiệp hội du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long tổ chức hội thảo với chuyên

đề “Giải pháp phát triển du lịch Cà Mau” Hội thảo kêu gọi các tỉnh thành trong khu vực cùng chung tay, góp sức tiếp tục làm cầu nối quan trọng thúc đẩy, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của vùng Đặc biệt, giúp Cà Mau tìm giải pháp tối ưu nhất phát triển du lịch

Trang 13

nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và

sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách

Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó

tác động tới du lịch ở hai phương diện:

- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về

du lịch

- Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch

Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm Đối với du

lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông,

hồ chứa nước nhân tạo, suối, thác nước, suối phun,… Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầu, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi và quốc gia Trong tài nguyên nước, cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh trên thế giới Ở Việt Nam tiêu biểu có những nguồn nước khoáng như Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang Hanh (Quảng Ninh), Bình Châu (Bà Rịa Vũng Tàu),

Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp

dẫn lớn khách du lịch Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng) Nước

ta có giới sinh vật phong phú về thành phần loài

Tài nguyên du lịch văn hóa

Tiềm năng du lịch văn hóa là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch văn hóa có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu

Trang 14

Di tích lịch sử văn hoá: “DTLSVH chứa đựng những truyền thống tốt đẹp,

những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia DTLSVH là tài nguyên nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương và các quốc gia Vì vậy, nhiều DTLSVH đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá.” [27, tr 61]

Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng có

những ngày lễ hội Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch

sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội

Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh

sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ”

mà quê mình không có Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc,… Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng Khám phá những bản sắc độc đáo đó khách du lịch sẽ có được những trải nghiệm thật thú vị

Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa Mỗi quốc gia có

một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền

(ii) Một số tình hình và sự kiện đặc biệt

Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc Olympic, các cuộc tưởng niệm tín ngưỡng hoặc chính trị,… Tất cả các hình thức này đều ngắn ngủi nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch

Trang 15

không khí vào ban ngày, nhiệt độ trung bình của nước biển, độ mặn nước biển, cường độ gió, hướng gió)

Một số tài nguyên du lịch biển tự nhiên cụ thể như sau:

Cảnh quan kì thú: Mỗi một biển đảo với hình thái riêng biệt của mình đều có thể

tạo nên một thắng cảnh, bởi đơn giản mỗi một dạng địa hình nổi lên và in bóng trên mặt biển vào các thời điểm khác nhau trong ngày, hoặc vào mùa khác nhau trong năm, đều là những hình ảnh đẹp đáng chiêm ngưỡng Các đảo đá vôi, đảo đá granit, đảo đá ba dan, đá cát nằm ngang hoặc nằm nghiêng thoải đều tạo nên những cảnh quan kì lạ, gây nhiều ngạc nhiên và hứng thú cho người thưởng ngoạn, đặc biệt là khi chúng lại gắn với đời sống tâm linh của người dân trên đảo, với những truyền thuyết, những sự tích có tính dân tộc, tính địa phương độc đáo, hoặc gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước [12, tr 26 - 27]

Nhiều bãi tắm đẹp: Trên hệ thống đảo ven bờ phân bố rất nhiều bãi tắm đẹp với

cát trắng và nước biển trong xanh Các đảo Cô Tô, Cát Bà, Lộc Vừng, Quan Lại, Cù

lao Chàm, Phú Quốc,… đều có các bãi tắm đẹp nổi tiếng [12, tr 27 ]

Hệ sinh thái biển đảo phong phú: Bản thân lớp phủ rừng các loại trên đảo, kết

hợp với địa hình và các khối đá đã tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp Còn hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều loại đặc hữu trong các vườn quốc gia các khu bảo tồn thiên

nhiên, dự trữ sinh quyển đều là các đối tượng hấp dẫn [12, tr 27]

(ii) Tài nguyên du lịch văn hóa biển, đảo: Là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch

sử, các thành tựu kinh tế và chính trị có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch biển như: Các hoạt động văn hóa trong sinh hoạt hằng ngày của cư dân biển như các làng nghề thủ công làm lưới, đóng thuyền, làm khô,…; các lễ hội về biển như lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau), lễ mẹ Nam Hải (Bạc Liêu), lễ hội Dinh Cô (Bà Rịa – Vũng Tàu);… Hoặc các công trình, khu du lịch, viện bảo tàng hải dương học, các di tích đặc trưng ven biển nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của cư dân và khách du lịch

Các tài nguyên du lịch văn hóa biển như sau:

Trang 16

Long Hải - Phước Hải đến Bình Châu, nơi tập trung gần như 100% các hoạt động du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu, đang được khai thác hiệu quả với nhiều sản phẩm du lịch phong phú, hình thành một hành lang kinh tế du lịch ven biển liên hoàn

Trong năm năm qua (2005 - 2010), tại đây đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư mới trong đó có nhiều dự án quy mô lớn với tổng vốn đăng ký từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD như: Hồ Tràm Strip (4,23 tỷ USD); Sài Gòn Atlantis Hotel (4,1 tỷ USD); Công viên thế giới kỳ diệu Vũng Tàu (1,299 tỷ USD); Vườn thú hoang dã Safari Bình Châu (500 triệu USD); Khi những dự án này được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn không chỉ khách du lịch trong nước mà cả các du khách nước ngoài

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các huyện Xuyên Mộc, Ðất Ðỏ, Long Ðiền, TP Vũng Tàu, đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước và viễn thông) đến hàng rào các dự án du lịch bằng ngân sách Nhà nước, hỗ trợ kịp thời cho các nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, góp phần cùng các doanh nghiệp hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch mới, từng bước

đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thế mạnh về du lịch của địa phương như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch thể thao biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng suối khoáng nóng, du lịch hội nghị, hội thảo,

Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chú trọng tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để phục vụ nhân dân, đồng thời quảng bá thương hiệu, thu hút khách du lịch như Festival Biển 2006; khai hội Văn hóa - Du lịch hằng năm, giải vô địch cờ vua trẻ thế giới 2008; cuộc thi hoa hậu quý bà đẹp, thành đạt Việt Nam và thế giới 2009;

Ngoài ra, tỉnh cũng đã nghiên cứu nâng cấp một số lễ hội dân gian để phục vụ

du khách như Lễ hội Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Ðiền), Lễ trùng cửu (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu), lễ hội Nghinh Ông (TP Vũng Tàu), Việc tổ chức các sự kiện và nâng cấp lễ hội đã góp phần thu hút một lượng lớn du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu hằng năm và tăng trưởng khá cao Thời gian tới, Bà Rịa - Vũng Tàu

Trang 17

Bảng 2.1: Danh sách và tình hình hoạt động của các điểm du lịch biển ở Cà Mau

STT Điểm du lịch Địa điểm Tình hình hoạt động

1 KDL Mũi Cà Mau Huyện Ngọc Hiển Hoạt động trọng điểm

2 KDL Hòn Đá Bạc Huyện Trần Văn

3 KDL Hòn Khoai Huyện Ngọc Hiển Đang hoạt động và đang quy

hoạch, khai thác thêm

4 KDL Khai Long Huyện Ngọc Hiển Đang hoạt động

5 Lâm ngư trường 184 Huyện Năm Căn Đang hoạt động

6 Đầm Thị Tường Huyện Trần Văn

Thời, Cái Nước

và Phú Tân

Đang hoạt động, nhưng vẫn còn hạn chế

7 Cồn Ông Trang Huyện Ngọc Hiển Định hướng hoạt động

Thời

Định hướng hoạt động

Nguồn: Điều tra của tác giả

Khí hậu Cà Mau thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Một năm có

2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,5oC; nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, khoảng 27,6oC; nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, khoảng 25oC Lượng mưa trung bình năm ở Cà Mau cao nhất so với các nơi khác trong khu vực Trung bình có 165 ngày mưa/năm, lượng mưa đạt khoảng 2.400 mm Chế độ gió không bị chi phối bởi địa hình Gió địa phương ở ven biển hoạt động khá mạnh giữa thời gian chuyển tiếp ngày và đêm hoặc thời kỳ chuyển tiếp mùa

Nhìn chung, khí hậu Cà Mau ổn định quanh năm, không bị ảnh hưởng của lũ và

ít có bão Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển về du lịch An toàn cho việc

tổ chức các tuyến du lịch biển

Cà Mau là tỉnh có nhiều sông rạch, bắt nguồn từ nội địa chảy ra biển Các con sông này, ngoài việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, còn là đường giao

Trang 18

phá mới bổ sung vào trong hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Bảng 2.2: Các tài nguyên du lịch văn hóa biển ở Cà Mau

Thể loại tài nguyên văn

Lễ hội Lễ hội Nghinh Ông

Công trình tín ngưỡng Lăng Ông Nam Hải

Làng nghề Làm mắm ba khía, làm tôm khô, làm đũa đước, um

than đước, làm dưa bồn bồn,…

Nguồn: Điều tra của tác giả

Mảnh đất Cà Mau chứa đựng biết bao nhiêu mẩu chuyện, giai thoại hào hùng về những con người đã làm nên những chiến công oanh liệt Lịch sử đấu tranh của nhân dân Cà Mau đã viết lên những trang sử hào hùng và để lại nhiều di tích lịch sử như di tích Vàm Lũng - điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển, di tích Hòn

Đá Bạc với kế hoạch phản gián CM12, di tích lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai

về người thầy giáo Phan Ngọc Hiển

Tài nguyên du lịch văn hóa được thể hiện qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của ngư dân Khách du lịch có thể tham gia hoạt động du lịch homestay để thấy được đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của của cư dân tại các điểm đến Họ có thể cùng với ngư dân vá lưới, kéo chài, câu mực, bắt hàu, ra khơi,… và chế biến những món ăn mang hương vị của địa phương

Các làng nghề truyền thống tại các điểm du lịch tuy không được chú trọng khai thác nhiều nhưng từ bao giờ đã trở thành một trong những thú tham quan của khách

du lịch khi họ trải nghiệm chuyến đi của mình Các làng nghề như làm tôm khô Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển); um than đước ở huyện Đầm Dơi, Năm Căn; nghề

Trang 19

Trên địa bàn tỉnh, tuyến Quốc lộ 1A từ Cà Mau - Năm Căn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đoạn Năm Căn - Đất Mũi đang được tiếp tục triển khai Đoạn đường này góp phần thuận tiện cho khách du lịch dễ dàng đến Đất Mũi một điểm du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Cà Mau Hệ thống cầu đường bộ từ thành phố Cà Mau tới trung tâm các huyện, thị tứ và các khu kinh tế, không ngừng được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện cho giao thông ngày càng thuận lợi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, hành khách trong nội tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương

Giao thông đường thủy: là hình thức giao thông phổ biến ở Cà Mau Tổng chiều dài kênh, rạch, sông được sử dụng vận tải là 2.750km (trong đó có nhiều đoạn sông tàu có trọng tải trên 20 tấn có thể đi lại trong mùa cạn: gần 1.200km) Các tuyến giao thông thủy chủ yếu là: Cà Mau - Ngã Bảy - Phụng Hiệp - Cần Thơ - Sài Gòn; Cà Mau - trung tâm các huyện - Mũi Cà Mau; Cà Mau - Tân Ân / Gành Hào / Bồ Đề / Sông Đốc / Khánh Hội, Cảng Năm Căn là cảng thương mại quan trọng của vùng ĐBSCL Từ đây ta có thể có được lượng khách du lịch trong và kể cả ngoài nước Giao thông đường hàng không thì có sân bay Cà Mau được xây dựng từ thời Pháp, còn gọi là phi trường Moranc Lúc đầu, sân bay có đường hạ - cất cánh dài 400m, rộng 16m Trải qua nhiều giai đoạn và nhiều thời kì lịch sử hiện nay, sân bay

Cà Mau đã đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp C có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, AN-2, MIA-17, KINGAIR B200 và các loại máy bay khác

có trọng tải cất cánh tương đương Hiện nay, mỗi tuần có 4 chuyến bay từ thành phố

Hồ Chí Minh đi Cà Mau và ngược lại vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật bằng máy bay ATR 72 Dự định, giai đoạn 2015 - 2025, Cảng Hàng không Cà Mau

sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 2400m x 45m, lượng hành khách tiếp nhận là 00.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm: 00 hành khách/giờ cao điểm

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của Cà Mau tương đối ổn định, có sự đa dạng

về các loại hình phương tiện và hệ thống đướng sá về du lịch Có thể đáp ứng cho đầy

đủ các đối tượng khách du lịch dù là bình dân hay đối tượng khách thượng lưu

Trang 20

trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên ở các khu du lịch để nghỉ ngơi mà nổi bật nhất là ở khu du lịch VQG Mũi Cà Mau

Ngoài ra, cơ sở lưu trú còn có các nhà trọ, căn hộ cho thuê, phòng cho thuê,… Đây là những loại hình lưu trú được khách ưa chuộng vì giá rẻ, không khí ấm cúng, khách có cảm tưởng như ở nhà Khách có thể tự nấu ăn hoặc thuê chủ nhà nấu

(ii) Cơ sở ăn uống

Cơ sở phục vụ nhu cầu du lịch về ăn uống rất đa dạng và thường kết hợp với các loại hình dịch vụ khác nên các cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng thường

là những khách sạn kết hợp kinh doanh nhà hàng, mở thêm coffee shop hoặc các quầy bar như khách sạn Hoàng Gia, khách sạn Best, khách sạn Ánh Nguyệt,… hoặc khách sạn Đá Bạc, khách sạn Mũi Cà Mau, khu nghỉ dưỡng Khai Long đều có sự kết hợp giữa lưu trú và ăn uống

Và cũng như các tỉnh thành du lịch khác hệ thống các cơ sở ăn uống của Cà Mau cũng phong phú phục vụ các món ăn đặc sắc đặc trưng của tỉnh như: Ba khía (muối, rang me, rang muối, ), bồn bồn (làm dưa, xào tép, lẩu,…), lẩu (cá ngát, cá bốp, hải sản, ), cua biển, ghẹ, tôm,… Nếu dạo quanh một vòng điểm du lịch sẽ có nhiều các quán ăn phục vụ các loại hải sản tươi sống

Không gian của các quán cafe với nhiều kiểu trưng bày, bố trí khác nhau cũng tạo nên một cảm giác thoải mái, thư giãn với những thức uống được pha chế độc đáo tinh xảo cũng là một cách để khách du lịch thỏa mãn cho chuyến đi của mình Nếu như khách du lịch có nhu cầu giải trí ở những không gian sôi động thì ngay trên địa bàn thành phố Cà Mau cũng có những quán Bar (Bar Nguyên, Bar Thiên Văn, Bar 98T,…) hoặc không gian yên tĩnh của những phòng trà mà du khách có thể trải nghiệm ở thành phố Cà Mau tạo cảm giác phấn chấn trước khi tham gia vào chuyến du lịch biển ở Cà Mau

(iii) Các cơ sở dịch vụ khác

Ngoài các loại hình dịch vụ trên, còn nhiều loại hình dịch vụ khác Chúng độc lập hoặc kết hợp với các dịch vụ lưu trú hoặc ăn uống góp phần hình thành nên sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh như : phương tiện vận chuyển; cơ sở dịch vụ vui chơi

Trang 21

doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Cà Mau tham gia các hội chợ, hội thảo và sự kiện về du lịch Những việc làm cụ thể cho hoạt động xúc tiến nằm trong chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh là:

- Tham gia ngày Hội du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh

- Tham gia Hội chợ thương mại Du lịch trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất năm 2014 tại Bạc Liêu

- Tham gia triển lãm du lịch tại hội chợ khuyến mại Cà Mau 2014

- Tham gia triển lãm quốc tế du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh 2014

- Ban hành các ấn phẩm về du lịch

- Tổ chức Hội thi ẩm thực cấp tỉnh với chủ đề “Món ngon Cà Mau – Năm 2014”

- Hỗ trợ đoàn làm phim về quảng bá du lịch Cà Mau phát sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, TP Hồ Chí Minh và các đài truyền hình khu vực

- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, học tập phát triển du lịch cộng đồng tại một số tỉnh du lịch ở ĐBSCL

- Tổ chức bình chọn chất lượng phục vụ du lịch

- Thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch trên mạng internet

Về mặt hợp tác quốc tế, hiện tại thì trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có hoạt động

rõ rệt về hợp tác quốc tế trong du lịch nhưng nhìn chung khả năng phát triển là rất lớn Do Cà Mau được ưu đãi với vị thế được coi là khá trung tâm của vùng Đông Nam Á, trong vòng tròn bán kính 1.500km, thì hầu như sẽ gặp các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, là một vùng đang trỗi dậy để phát triển và đây cũng là vùng có nhiều sinh cảnh tự nhiên cũng như nền văn hóa khá đa dạng và sinh động của Đông Nam Á

Tuy nhiên vẫn có những tour tuyến cụ thể được xác định là tuyến du lịch chủ đạo của Cà Mau có gắn kết với một số thị trường du lịch trong khu vực Đông Nam

Trang 22

Bảng 2.3: Lực lượng lao động trong du lịch của tỉnh Cà Mau từ năm 2005 đến

2013

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lao động

(Người) 830 1.200 1.350 1.400 2.600 2.600 2.600 3.168 3.200

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau

Biểu đồ 2.2: Sự gia tăng nguồn nhân lực lao động của Cà Mau (Năm 2005 - 2013)

Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau)

Như vậy là trong vòng 8 năm (từ năm 2005 đến năm 2014) nguồn nhân lực du lịch tỉnh Cà Mau tăng gần 3,9 lần Số lần tăng trưởng này là rất lớn, chứng tỏ trong những năm này Cà Mau luôn đầu tư và phát triển cho ngành du lịch của tỉnh song song với việc phát triển các ngành kinh tế khác Nhưng trong quá trình này cũng phải công nhận rằng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh cũng có những chuyển biến rõ rệt như sau:

Từ năm 2005 đến 2008 tốc độ tăng trưởng của nguồn nhân lực du lịch chưa cao

Có thể nói, giai đoạn này là giai đoạn ngành du lịch ở Cà Mau bắt đầu phát triển

Trang 23

Người dân Cà Mau đang làm quen dần với ngành du lịch – một ngành kinh tế còn non trẻ, đang trong thời kỳ đầu phát triển Sự tăng trưởng này có thể chấp nhận được nếu xét chung cho điều kiện phát triển hiện tại của tỉnh Cà Mau

Từ năm 2008 đến 2009 là một bước nhảy vọt Ta có thể đánh dấu bằng bước ngoặt phát triển du lịch nói chung cho ĐBSCL từ sự kiện diễn ra Festival Du lịch ĐBSCL Từ sự kiện này, các nhà tổ chức du lịch đã có những kế hoạch phát triển rõ ràng cụ thể cho việc bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch địa phương nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu du lịch đang diễn ra theo xu thế chung của năm du lịch

Trong năm 2009, 2010, 2011, nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy không có biểu hiện

tăng trưởng Lí do là, từ sau sự kiện Festival Du lịch ĐBSCL năm 2008 nguồn lao động du lịch đã được huy động, đào tạo, bồi dưỡng, dự trữ cho những năm kế tiếp nên nguồn lao động du lịch không những không tăng nhiều mà còn dậm chân tại chỗ Nhưng điều này không có nghĩa là lao động du lịch không được chú trọng phát triển, xét về mặt chất lượng thì vẫn đảm bảo và không ngừng nâng cao về chuyên môn

Từ năm 2011 đến 2013, có thể nói là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của nguồn nhân lực du lịch Cà Mau Vì đây là giai đoạn VQG Mũi Cà Mau được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới có tầm quan trọng trong việc cân bằng và bảo

vệ môi trường, môi sinh trên trái đất Từ sự kiện này mà du lịch Cà Mau được chú trọng và nâng cao hơn nữa, thực tế đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa nguồn nhân lực du lịch đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch đến với địa phương ngày càng nhiều Riêng nguồn nhân lực về du lịch biển của tỉnh Cà Mau thì không có những con số thống kê cụ thể Nhưng theo sự điều tra của bản thân tác giả thì có thể thấy được rằng, nguồn nhân lực tại các điểm du lịch biển đa phần là lao động công nhật, không

có sự cố định, chỉ làm theo mùa vụ và theo nhu cầu của khách du lịch vào những giai đoạn cao điểm

Về chất lượng: cũng không ngừng nâng cao, trình độ chuyên môn ngày càng đáp

ứng và phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách du lịch Các cơ sở kinh doanh du lịch luôn

có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên của mình như thuê những

Trang 24

chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn về bổ túc kiến thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho họ

Nếu như trước kia là hoạt động kinh doanh du lịch tự phát, người dân làm du lịch một cách thụ động, chủ yếu là “quen tay hay làm” rồi dần sinh ra chuyên nghiệp thì bắt đầu từ năm 2004 Trường Đại học Cần Thơ (Trường Đại học trọng

điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long) đã xây dựng và đào tạo chuyên ngành Hướng

dẫn viên du lịch, Quản trị du lịch,… đã đáp ứng cho Đồng bằng sông Cửu Long nói

riêng và tỉnh Cà Mau nói chung nguồn nhân lực du lịch chuyên môn cho địa phương Bên cạnh đó, ngay trên địa bàn tỉnh nhà, Trường Cao đẳng Cộng Đồng Cà Mau cũng bắt đầu đào tạo phát triển du lịch vào năm 2007 Trường đã đưa ra những

kế hoạch đào tạo chuyên sâu về thực hành (chiếm 40% số tiết trong chương trình học) trong sự phối hợp với trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũ giảng viên chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch Và để nâng cao hơn nữa trình

độ du lịch cho trong cả nước thì Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội với sự phối hợp của trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã kịp đào tạo và mở lớp học chính quy về Du lịch học, mỗi khóa đào tạo gần 40 thạc

sĩ, hiện tại Cà Mau cũng có , 4 học viên theo học các khóa học này

Song song với việc đào tào nguồn nhân lực từ các trường cao đẳng, đại học thì tại các cơ sở kinh doanh du lịch, nguồn nhân lực du lịch cũng không ngừng được đào tạo, tu bổ kiến thức cho phù hợp với chuyên môn và thực tiễn hoạt động mà đơn vị đặt ra

Còn cư dân địa phương, những người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch cũng được sự quan tâm của các nhà chức năng tổ chức các lớp kỹ năng giao tiếp, kinh nghiệm bán hàng, tạo nghiệp đoàn cho người dân có điều kiện làm du lịch một cách văn hóa và khoa học Điển hình là sự kết hợp giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giao thông -Vận tải như đã nói ở trên Những việc làm này có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục ý thức cho người dân địa phương về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong đời sống của họ

Trang 25

tăng trưởng còn chiếm tỉ lệ quá nhỏ Nên cần có chiến lược sản phẩm phù hợp để có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Biểu đồ 2.3: Sự so sánh giữa lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa ở tỉnh Cà Mau từ năm 2005 đến 2013

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau

Về mặt doanh thu, du lịch của tỉnh Cà Mau luôn có sự gia tăng Chỉ tiêu về doanh thu du lịch của tỉnh Cà Mau năm 201 là 2 0 tỷ đồng và cũng đạt gần như xấp xỉ con số này Nên có thể nói doanh thu du lịch của Cà Mau trong thời gian gần đây mà cụ thể là năm 2013 là tăng trưởng đáng kể và đạt được chỉ tiêu đề ra

Bảng 2.5: Doanh thu du lịch từ năm 2005 đến 2013

Trang 26

Theo quy hoạch, Khu du lịch sinh thái Cụm đảo Hòn Khoai có quy mô khoảng

561 ha, trong đó bao gồm diện tích đất rừng, thả thú hoang dã chiếm 87%; khu vực quân sự, quản lý rừng, dịch vụ hàng hải chiếm 1,7% và khu di tích lịch sử chiếm khoảng 1,1% Dự kiến khu du lịch sinh thái này sẽ mời gọi các nhà đầu tư có tâm huyết để thực hiện các dự án như khu trung tâm dịch vụ du lịch; khu vui chơi giải trí, cắm trại, nghỉ dưỡng, khu thể thao, bãi tắm trên biển,…

Khi khu du lịch hoàn thành sẽ liên kết được các khu du lịch khác trong và ngoài tỉnh với nhau, tạo nên một mạng lưới du lịch sinh thái với những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng

Mặt khác, trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 20 0, tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch từng giai đoạn, chỉ đạo du lịch ở các khu, các điểm du lịch; xây dựng quy chế quản lý khu du lịch Mũi Cà Mau, lập nhiệm vụ quy hoạch khu du lịch văn hóa thể thao Đầm Thị Tường, khảo sát cụm đảo Hòn Khoai phục vụ cho quy hoạch phát triển du lịch trên đảo, đề xuất lập quy hoạch khu du lịch VQG Mũi Cà Mau, quy hoạch chi tiết khu

du lịch Cồn Ông Trang

Quy hoạch sẽ tập trung thực hiện phương án xã hội hóa trong đầu tư và phát triển du lịch Cụ thể, đến năm 2020, tỉnh Cà Mau huy động 500 tỷ đồng để phát triển du lịch; trong đó sẽ có 400 tỷ đồng được huy động từ chủ trương xã hội hóa, còn lại 100 tỷ đồng sẽ từ ngân sách trung ương và địa phương

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh lĩnh vực du lịch trong tỉnh, nhất là trong các đợt diễn ra các sự kiện, lễ hội Song song với đó là việc tiếp tục thực hiện công tác triển khai chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 201 - 2020, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

(iii) Vấn đề về vận chuyển hành khách

Trang 27

với việc kêu gọi bảo vệ môi trường từ phía chính quyền về ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch của cư dân địa phương dần hình thành rõ nét hơn Tại các điểm du lịch như Hòn Đá Bạc, bãi biển Khai Long, Khu du lịch Đất Mũi,… người dân đã biết bỏ rác vào những thùng rác công cộng, không vứt rác xuống biển, rác thải sinh hoạt cũng được phân loại và xử lí riêng trong từng hộ gia đình

Kế đến là thái độ ham muốn học hỏi và tìm hiểu của cư dân địa phương về tài nguyên du lịch nơi họ sinh sống Do có nhận thấy được nhu cầu của khách du lịch

là mong muốn được tìm hiểu và khám phá sâu hơn đặc điểm của du lịch địa phương nên một số người dân đã có ý thức trong việc tìm hiểu thêm về nguồn tài nguyên mình đang có Trên nền tảng vốn có là “thổ địa” của địa phương kết hợp với những kiến thức họ học hỏi, bản thân những người này có thể trở thành một thuyết minh viên không chuyên vừa gần gũi vừa truyền đạt đơn giản dễ hiểu về kiến thức du lịch của địa phương Bên cạnh đó, một số người khác cũng có xu hướng ăn theo, cũng tìm hiểu để biết chút ít phòng khi khách du lịch có hỏi thì cũng có cái để mà trả lời Chẳng hạn như họ có thể nói đúng tọa độ cực nam của đất nước Việt Nam, “vì sao mũi Cà Mau mỗi năm mỗi bồi tụ”, “thế nào là khu ramsar”,… hoặc họ có thể kể cho bạn nghe vanh vách những mẩu chuyện về thầy giáo Phan Ngọc Hiển, về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai hay những giai thoại về đầm Thị Tường, cồn Ông Trang, vết chân tiên, cá Ông trên Hòn Đá Bạc,…

Bản thân mỗi người dân địa phương đều có ý thức trong việc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của địa phương Khách du lịch đến với Cà Mau ngày càng có xu hướng thích thưởng thức “cây nhà lá vườn”, họ thích hòa nhập vào lối sống của người dân địa phương để được khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu lối sống của những người dân dung dị Họ thích được hướng dẫn cách um than đước,

vá lưới, làm đó, đặt lợp, cách bắt ba khía đêm khuya, cách đục hàu, theo người dân trong những chuyến ra khơi gần, ăn và nấu những bữa ăn đậm chất biển,… Chính vì những lí do đó mà bà con càng hăng say hơn nữa trong việc làm du lịch, những giá trị văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày được lưu giữ và đời sống văn hóa cộng đồng cũng theo đó mà ngày càng nâng cao hơn nữa

Trang 28

thực Nếu bạn muốn tiêu xài cho lĩnh vực ăn uống hay phương tiện lưu thông mà không hỏi giá trước sẽ ngậm ngùi móc tiền trả cho họ mà trong lòng còn tức tưởi Nhưng khách du lịch cứ yên tâm, đây chỉ là một bộ phận nhỏ vì đa phần những sản phẩm hàng hóa ở các điểm du lịch đều được nêm yết giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng

Thêm một biểu hiện tiêu cực nữa của cư dân địa phương bị ảnh hưởng từ phía khách du lịch là sự bắt chước, ăn theo Khách du lịch đa phần là những người giàu có Khi đi du lịch họ hay xài tiền cho những nhu cầu của mình và đòi hỏi những dịch vụ ưng ý Có thể nói là họ ăn những cái ngon, mặc những cái đẹp, mô-đen thời thượng

và sử dụng những dịch vụ đôi khi có thể nói là tốt nhất Lối sống xa hoa, phung phí

vô hình chung đã len lỏi vào lối sống của một số người mà xưa nay chỉ quen “ăn chắc, mặc bền” Ở đây phần nhiều là đối tượng thanh niên, những con người vừa mới trưởng thành “ăn chưa no, lo chưa tới” nên suy nghĩ vẫn còn bồng bột, thích làm nổi, thích thể hiện mình,… Những vùng này, nếu như là trước kia chúng ta chỉ thấy đa phần là những chiếc áo bà ba, những cái nón lá hay đơn thuần là những chiếc áo sơ

mi, những chiếc áo thun,… thì nay đã được thay thế bởi những chiếc quần short, những chiếc áo dây có phần hơi ít vải,… Những cô gái mới lớn thay vì ngày ngày trên những chiếc xuống ba lá hay ở nhà may vá thì nay được bắt gặp ở những quán cafe sành điệu lắc lư theo những điệu rock, pop, hit hop,… thỉnh thoảng còn châm vài điếu thuốc chứng tỏ mình là dân chơi chính hiệu, đua đòi nhau những chiếc Iphone, Ipad, điện thoại thông minh cho bằng bạn bằng bè Thú vui chơi giải trí như lúc trước cũng dần thay đổi ở một số người dân Ngày xưa, những phút nông nhàn người ta thường nhâm nhi vài ly rượu đế, dạo lên những giai điệu của đờn ca tài tử, thì nay được thay thế bằng những quán bia, những tụ điểm karaoke được mở cửa 24/24 Những thuần phong mỹ tục vốn có đang dần dần bị lấn lướt Trai gái yêu đương hẹn hò trở nên lộ liễu Họ thản nhiên ôm hôn nhau ở những nơi đông người Những quán trọ, nhà nghỉ được xây cất để phục vụ khách du lịch, những quán lá mờ mờ huyền ảo trở thành địa điểm lí tưởng cho những cuộc hẹn hò về đêm rồi sau đó dẫn đến biết bao nhiêu hệ lụy về sau

Trang 29

Ngoài ra, còn một số bãi biển phục vụ hàng ngày cho đời sống dân sinh thuộc các huyện như Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi,… Các bãi biển đều có giá trị lớn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân ven biển Khách du lịch có cơ hội đến đây có thể chứng kiến được những nét đơn sơ, chân chất, giản dị nhất của

cư dân nơi đây trong những lúc họ hăng say lao động bám biển

Các bãi biển đưa vào trong hoạt động du lịch đều được chú trọng đến vấn đề bảo

vệ môi trường xung quanh Những biển tuyên truyền, những pa nô, áp phích với nội dung vận động người dân bảo vệ môi trường được dựng lên ở những nơi tập trung nhiều dân cư và khách du lịch Tuy nhiên, do bước đầu chập chững làm du lịch nên

ý thức của người dân có phần bị hạn chế, nhưng vấn đề này đang dần dần được khắc phục bởi các cơ quan chức năng ở địa phương luôn luôn tìm những biện pháp, phương cách để tháo gỡ “nút thắt” này

(ii) Thực trạng khai thác các đảo trên biển

Cà Mau có các cụm hòn và đảo ven biển có giá trị phục vụ hoạt động du lịch

như cụm Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối và cụm Đảo Hòn Khoai

Hiện tại thì cụm Hòn Đá Bạc được khai thác và phục vụ cho mục đích du lịch nhiều hơn Hệ thống giao thông đến Hòn Đá Bạc tương đối thuận lợi từ Thành phố

Cà Mau đến đó có thể đi bằng đường bộ khoảng 40 km Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho việc lưu thông ra đến tận nơi, các nhà đầu tư đã xây thêm nhịp cầu nối liền đất liền với Hòn Đá Bạc Nhìn chung, tài nguyên du lịch ở đây đang được khai thác rất đúng mức và có đi đôi với việc bảo vệ môi trường Bước vào khu du lịch ta có thể

dễ dàng thấy những bảng nội quy trong đó có vài nội dung là bảo vệ cảnh quang và môi trường quanh hòn, ta còn thấy những thùng rác được đặt trên khắp các lối đi như lúc nào cũng có ý nhắc nhở khách du lịch hãy bỏ rác đúng nơi quy định Môi trường xung quanh cũng rất sạch sẽ và thoáng mát hơn nhiều so với cung cách làm

du lịch cách đây 5 năm về trước Các khía cạnh đẹp của cảnh quang cũng được các nhà du lịch khai thác một cách triệt để như bãi bắt hàu, Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ,…được tạo vị thế dễ đi cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận Những bậc thang lên xuống được bố trí để dễ dàng cho khách du lịch muốn đi sâu lên trên khám phá toàn

Trang 30

bộ cụm hòn Nhà làm du lịch đã xây dựng những bờ kè vừa để giữ an toàn vừa tạo lối đi thuận tiện cho khách du lịch tham quan hòn

Và để cho khách du lịch có nhiều hoạt động hơn nữa khi đến điểm du lịch, những trò giải trí như câu cá, bắt hàu, bắt cua, leo núi,… được khơi gợi cho khách

du lịch và hàng loạt những công trình nhân văn được xây dựng lên như Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Bảo tàng chuyên án CM12, Lăng Ông Nam Hải, tượng Phật trên vách núi, tượng rồng khổng lồ uốn lượn trên hòn Việc xây dựng này nhằm làm cho sản phẩm du lịch ở đây trở nên phong phú, đa dạng, vừa có giá trị nhân văn, vừa mang nét tự nhiên vốn sẵn có Tuy nhiên, xét về một góc độ nào đó thì các nhà làm du lịch có phần hơi tham lam trong vấn đề quy hoạch xây dựng các công trình nhân văn nơi đây Những công trình như tượng Phật để thờ trên vách núi, Nhà tưởng niệm Bác Hồ có phần không phù hợp lắm Vì khách du lịch vượt đường sá xa xôi đến đây không phải để lạy Phật, để viếng Bác, việc làm này ở nơi đâu họ cũng có thể làm được Những công trình này vô hình chung đã phá mất đi một phần cảnh quang nguyên sơ vốn có của nơi này Cái mà khách du lịch cần là được thưởng thức cảnh quan thiên nhiên của cụm hòn này và tìm hiểu thêm về những giá trị nhân văn, lịch sử khác gắn liền với địa phương du lịch nên việc xây dựng Bảo tàng chuyên án CM12 và Lăng Ông Nam Hải là rất phù hợp

Riêng đảo Hòn Chuối và Cụm đảo Hòn Khoai tuy đẹp, có nhiều cảnh quan hoang sơ, có bãi tắm đẹp,… nhưng điều kiện để khách du lịch đi đến nơi thì khó khăn hơn nên hiện tại hai nơi này cũng chưa thực sự được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch Đặc biệt là ở cụm đảo Hòn Khoai khách du lịch muốn đến được để tham quan phải qua nhiều khâu trung gian Nếu khách du lịch đi theo đoàn thì có thể đăng kí với công ty du lịch để họ sắp xếp bố trí (phải khai báo, xin phép ở bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau rồi đến xin phép bộ đội biên phòng huyện Ngọc Hiển), nếu khách du lịch đi lẻ thì phải tự mình làm việc đó và phải đợi đến khi nào có tàu

đi nhiều người mới có cơ hội đi một cách thuận tiện Cho đến thời điểm này, cụm đảo Hòn Khoai phần nhiều vẫn là tài nguyên du lịch của riêng người dân huyện Ngọc Hiển, chỉ có những người dân sinh sống, lao động nơi đây mới được phép và

Trang 31

có điều kiện ra vào hòn đảo một cách thường xuyên Thỉnh thoảng mới có một vài dòng khách chính thức là khách du lịch mà cũng chủ yếu là khách du lịch công đoàn Tuy nhiên, luận về du lịch thì đảo Hòn Khoai thật sự là một điểm du lịch thật

sự lí tưởng Ở đây có những bãi biển thơ mộng; những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với hơn 1000 loài động vật và thực vật quý hiếm cư ngụ; có ngọn hải đăng quanh năm thắp sáng biển cao 15,7m, từ đây có thể phóng tầm mắt về Mũi đất Cà Mau đang dần dần lấn biển Hòn Khoai lại chứa đựng nhiều mẩu chuyện, nhiều giai thoại về vị anh hùng, người thầy giáo Phan Ngọc Hiển đã tạo ra cho Hòn Khoai những giá trị du lịch vừa tự nhiên vừa mang tính nhân văn sâu sắc Vì chưa được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch nên hiện tại trên đảo Hòn Khoai chủ yếu là nhà dân sinh sống, không có những cơ sở lưu trú, ăn uống dành riêng cho khách du lịch Khách du lịch đến chỉ có thể lưu trú ở nhà dân, ăn nhờ nhà dân và mua hải sản tươi sống từ ngư dân đem về làm quà cho đất liền Chính vì có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch biển như vậy mà Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã quy hoạch phát triển cụm đảo Hòn Khoai thành một trong những khu, điểm du lịch nổi bật của tỉnh Cà Mau

Tuy nhiên, vấn đề về quy hoạch các đảo ven biển vẫn chưa rộng khắp và đồng

bộ Trong khi Hòn Khoai đang được mở rộng quy hoạch với quy mô lớn thì Hòn Chuối dường như bị bỏ quên trong, không được đề cập đến trong quy hoạch du lịch của tỉnh Mặc dù, quang cảnh trên đảo Hòn Chuối cũng rất đẹp và nên thơ, nhưng

do điều kiện về cơ sở vật chất ở đảo Hòn Chuối còn rất nhiều thiếu sót, đời sống của người dân trên đảo vẫn còn chưa ổn định, trẻ em chưa được đến trường mà chỉ được học ở những lớp học tình thương nên du lịch cũng không có nhiều điều kiện để phát triển theo

Nhìn chung, thực trạng khai thác các đảo ven biển để phục vụ cho hoạt động

du lịch của tỉnh Cà Mau được quan tâm chú ý, tập trung nhiều nguồn nhân lực và vật lực cho công cuộc phát triển nhưng do điều kiện có hạn nên vẫn không thể nào toàn diện được Qua khảo sát ý kiến của một số đối tượng khách du lịch thì họ cũng

đưa ra kiến nghị như sau: “Phát triển đường bộ để tiết kiệm thời gian Giữ môi

Trang 32

trường sạch sẽ Phát triển thêm các loại hình dịch vụ giải trí”; “Chưa có taxi, bất tiện đi lại, phụ thuộc vào đường biển, đi xe honđa thì khó khăn”; “Nâng cấp thuyền dành riêng cho khách du lịch đi các điểm du lịch chứ không dừng đỗ tại các bến dân sinh (thu phí cao hơn) (Đỗ Minh Tuấn/ thương gia/ sinh năm 1979)”; “Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan cụm đảo Hòn Khoai Muốn đi lắm, nhưng còn phải qua nhiều khâu trung gian mới đến được mà thời gian và điều kiện công việc của chúng tôi thì không cho phép kéo dài.”… Những ý

kiến này đều có ý nghĩa rất lớn trong việc quy hoạch và phát triển du lịch biển của tỉnh Cà Mau vì khách du lịch là những người trực tiếp tham gia, trải nghiệm nên những đánh giá của họ là hết sức khách quan

(iii) Thực trạng khai thác các khu rừng ngập mặn ven biển

Cà Mau có nguồn tài nguyên rừng quý giá, đặc biệt là những hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển như rừng Quốc gia Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) và Lâm ngư trường 184 (huyện Năm Căn) Hai khu rừng ngập mặn ven biển là hai khu rừng được đề xuất ưu tiên đề xuất và quản lí bảo vệ trong tương lai trong số 9 khu rừng

ở Việt Nam

Và hai khu rừng này đồng thời cũng là điểm tham quan du lịch sinh thái biển, nghiên cứu về hệ động thực vật của hệ sinh thái rừng ngập mặn Hiện tại hai khu rừng này được khai thác, đầu tư và phát triển mạnh mẽ về du lịch Hàng năm có hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, thám hiểm, nghỉ dưỡng, khám phá và trải nghiệm cảm giác hòa mình vào thiên nhiên hoang dã của rừng đước Cà Mau Với tiềm năng du lịch to lớn đó, rừng ngập mặn Cà Mau góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch biển của Cà Mau

Bảng 2.6: Khu rừng ngập mặn được đề xuất ưu tiên bảo vệ trong tương lai

Miền Khu vực RNM ưu tiên Mục tiêu của hành động

Miền Bắc

Khu RNM cửa sông Hồng (Thái Bình và Nam Định): Các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên

Quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học

Trang 33

Miền Khu vực RNM ưu tiên Mục tiêu của hành động

Khu RNM Quảng Hà – Tiên Yên (Quảng Ninh)

Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái RNM

Khu RNM cửa sông Bạch Đằng

- Văn Úc

Quản lí và bảo vệ hợp lí hệ sinh thái RNM

Miền Trung Khu RNM Ninh Hòa (Khánh

Quản lí và bảo vệ hệ sinh thái RNM, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái

Khu RNM Thạnh Phú (Bến Tre) Bảo tồn đa dạng sinh học, sử

dụng bền vững hệ sinh thái RNM

Lâm ngư trường 184 (Cà Mau) Quản lí và sử dụng bền vững

hệ sinh thái RNM, du lịch sinh thái

VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau) Quản lí, bảo tồn đa dạng sinh

học, phòng hộ ven biển, du lịch sinh thái

RNM VQG Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu)

Phòng hộ ven biển, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học

Nguồn: Bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam, tác giả Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Huy Yết, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam [12, tr.18 - 19]

Theo đánh giá của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì cả hai khu rừng này có giá trị rất lớn trong việc duy trì và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên mà hiện tại lẫn tương lai còn được khai thác để đưa vào trong hoạt động du lịch Và mỗi khu rừng lại có những giá trị riêng biệt cho việc khai thác và phát triển du lịch dựa trên

hệ sinh thái vốn có của chúng

Ngày đăng: 21/07/2015, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w