1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Du lịch học

157 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

Pachamama Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ đã đưa ra quan điểm của mình về DLCĐ như sau: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN NGUYÊN PHONG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN NGUYÊN PHONG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành du lịch, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các Thầy , Cô, các anh chi ̣ đồng nghiệp và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc , tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban Gia ́ m hiê ̣u , quý Thầy, Cô Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học

Xã hôi và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiê ̣n thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến TS Mai Hà Phương,

người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ , chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân tha ̀ nh cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Chi cục Thống kê huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre, các

hộ kinh doanh du lịch, các công ty du lịch, khách du lịch và cộng đồng địa phương

ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tư liệu và đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thành luận văn

Xin gửi lời chúc sức khỏe, lời chúc thành công và tri ân đến tất cả!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Nguyên Phong

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

2.1 Mục đích nghiên cứu 7

2.2 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

4.1 Lịch sử nghiên cư ́ u về du lịch cộng đồng 9

4.2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng của huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre 12

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 14

5.1 Quan điểm nghiên cứu 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu 15

6 Cấu trú c của đề tài 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LI ̣CH CỘNG ĐỒNG 17

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n về du li ̣ch cô ̣ng đồng 17

1.1.1 Các kha ́ i niê ̣m cơ bản 17

1.1.2 Các đặc trưng và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 22

1.1.3 Mục tiêu và ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng 25

1.1.4 Các điều kiện và hình thức pha ́ t triển du li ̣ch cộng đồng 27

1.1.5 Mối quan hê ̣ giữa cộng đồng và phát triển du li ̣ch 29

Trang 5

1.1.6 Các ng uyên tắc pha ́ t triển du li ̣ch bền vững mang lại lợi ích cho cộng

đồng 30

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng 32

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới 32

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 35

Tiểu kết chương 1 41

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOA ̣T ĐỘNG DU LI ̣CH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE 43

2.1 Tổng quan về huyện Chơ ̣ Lách 43

2.1.1 Lịch sử hình thành địa danh hành chính huyện Chợ Lách 43

2.1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Chợ Lách 44

2.1.3 Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Chợ Lách 45

2.2 Tiềm năng phá t triển du li ̣ch cô ̣ng đồng của huyê ̣n Chơ ̣ Lách 47

2.2.1 Tài nguyên du lịch 47

2.2.3 Các nhân tố kinh tế, xã hội và chính trị 59

2.2.4 Đa ́ nh giá chung về điều kiê ̣n phát triển du li ̣ch cộng đồng của huyê ̣n Chợ Lách 61

2.3 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Chợ Lách 64

2.3.1 Khái quát chung về hoa ̣t động du lịch huyê ̣n Chợ Lách 64

2.3.2 Thực trạng hoa ̣t động du li ̣ch cộng đồng ở huyê ̣n Chợ Lách 67

Tiểu kết chương 2 86

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU L ỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 87

3.1 Định hướng phát triển du lịch cộng đồng 87

3.1.1 Cơ sở đề xuất định hướng 87

3.1.2 Đề xuất định hướng phát triển du lịch cộng đồng huyện Chợ Lách 94

3.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Chợ Lách 108

3.2.1 Giải pháp về nâng cao hiê ̣u quả quản lý nhà nước về du li ̣ch 108

3.2.2 Giải pháp về tạo sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng 110

Trang 6

3.2.3 Giải pháp về nâng cao nhâ ̣n thức của cộng đồng về du li ̣ch 110

3.2.4 Giải pháp khuyến khích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch 111

3.2.5 Giải pháp về bảo vệ ta ̀ i nguyên – môi trường 112

3.2.6 Giải pháp về đầu tư pha ́ t triển du li ̣ch 113

3.2.7 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch 114

Tiểu kết chương 3 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116

- KẾT LUẬN 116

- KIẾN NGHỊ 117

+ Đối với UBND huyện Chợ Lách: 117

+ Đối với Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Chợ Lách: 117

+ Đối với cộng đồng địa phương: 117

+ Đối với các doanh nghiệp lữ hành: 118

+ Đối với khách du lịch: 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

PHỤ LỤC 123

Trang 7

UBND Ủy ban Nhân dân

WCED Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển

WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

Trang

Bảng 2.1 Khách đến tham quan ngày hội từ năm 2009 – 2014 54

Bảng 2.2 Lực lượng lao động thương mại du lịch huyện Chợ Lách

giai đoạn 2009 -2013

61

Bảng 2.3 Tổng lượt khách du lịch đến huyện Chợ Lách từ 2009-2013 65

Bảng 2.4 Doanh thu du lịch huyện Chợ Lách giai đoạn 2009-2013 66

Bảng 2.5 Sơ đồ tổ chức quản lý du lịch của huyện Chợ Lách 76

Bảng 2.6 Sơ đồ mô hình lồng bè kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng tại

Bảng 3.1 Phân tích bối cảnh bên trong và bên ngoài của phát triển du

lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre 90

Bảng 3.2 Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng huyện

Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách 42

Bản đồ 2.2 Ảnh chụp bản đồ du lịch huyện Chợ Lách 64

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại Việt Nam, du li ̣ch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều

đi ̣a phương Tuy nhiên, mô ̣t số đi ̣a phương cũng vì tốc độ phát triển quá nhanh đã dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên , huỷ hoại môi trường và làm ảnh hưởng đến các giá trị của văn hoá truyền thống Xu hướng hiện nay, nhiều đi ̣a phương đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp cho sự phát triển du lịch tối ưu mà ở đó , đảm bảo được lợi ích cho tất cả các bên tham gia và đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai Đó là phát triển du lịch cô ̣ng đồng (DLCĐ) - mô ̣t phương thức của phát triển du lịch bền vững (DLBV) Sự phát triển du lịch theo hướng này sẽ tạo cơ hội cho những đi ̣a phương còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm để thực hiện xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương

Hiện nay, phát triển DLCĐ đang được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trên cả nước như : làng cổ Đường Lâm và làng gốm Bát Tràng (Hà Nội ), Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình ), Suối Voi (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế ), Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), thôn Sỉn Chải (Sa Pa - Lào Cai), cù lao An Bình (Vĩnh Long),…

Ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre , du li ̣ch là mô ̣t ngành còn khá non trẻ nhưng đầy tiềm năng , hứa he ̣n nhiều cơ hô ̣i phát triển mạnh mẽ trong tương lai Trong những năm gần đây , ngành du lịch địa phương đã chú trọng phát triển DLCĐ Bến Tre nói chung và huyê ̣n Chợ Lách nói riêng có nhiều tài nguyên du lịch (TNDL) phong phú và đa dạng , hội tu ̣ các yếu tố quan tro ̣ng để ta ̣o nên sức hút đối với du khách Trong những năm qua , huyê ̣n và tỉnh đã , đang chú tro ̣ng côn g tác tôn ta ̣o , bảo tồn hệ thống di tích lịch sử , phát triển nền văn hóa nghệ thuật dân gian kết hợp với viê ̣c khôi phu ̣c, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn TNDL nhân văn ở địa phương Bên ca ̣nh đó, cơ sở ha ̣ tầng phu ̣c vu ̣ cho phát triển kinh tế – xã hội đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện

Trang 10

thuâ ̣n lợi để phát triển du li ̣ch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh và huyện đã định hướng rõ, chuẩn bi ̣ các điều kiện cần thiết cho viê ̣c phát triển du li ̣ch như xây dự ng quy hoa ̣ch và các đề án phát triển du lịch ; tổ chức các khóa tâ ̣p huấn về nghiê ̣p vu ̣

cơ bản nhằm nâng cao nhâ ̣n thức và khả năng sẵn sàng tham gia hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch của người dân

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về quy mô phát triển , hoạt động du lịch trên địa bàn đã gây nên không ít tác đô ̣ng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đời sống của cô ̣ng đồng địa phương (CĐĐP) nói riêng Trên thực tế vẫ n còn những vấn đề bất cập đi ngược lại với các nguyên tắc của phát triển DLBV như: tác động xấu của xu thế thương mại hóa , sự bất bình đẳng trong chia sẻ lợi ích ,… Điều đó khiến cho nhu cầu phát triển DLBV càng trở nên cấ p thiết hơn Hơn nữa, phát triển DLCĐ thực sự chỉ có thể đạt hiệu quả cao , nhất thiết cần phải có sự tham gia tích cực của CĐĐP với tư cách là chủ thể của mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng khai thác , bảo tồn và quản lý tài nguyên, môi trường du li ̣ch

Do vâ ̣y, đề tài luận văn “Nghiên cứu phát triển du li ̣ch cộng đồng tại huyê ̣n

Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” mà tác giả thực hiện hy vo ̣ng sẽ có đóng góp nhất định cho

sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trên địa bàn huyê ̣n Chợ Lá ch tỉnh Bến Tre

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ ở huyê ̣n Chợ Lách tỉnh Bến Tre , đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển DLCĐ ở địa phương đến năm 2020, nhằm góp phần khai thác hợp lý tiềm năng du li ̣ch , đa da ̣ng sản phẩm du lịch (SPDL), gia tăng lơ ̣i ích cho cô ̣ng đồng , đồng thời nâng cao nhâ ̣n thức về bảo vê ̣ tài nguyên môi trường , các giá tri ̣ văn hóa của cộng đồng (CĐ),… tạo sức thu hút khách du lịch (KDL) trong và ngoài nước đến với địa phương

Trang 11

2.2 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu

Để đạt đươ ̣c mu ̣c đích trên , đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng quan cơ sở lý luâ ̣n và khái quát những bài học kinh nghiệ m trong và ngoài nước về phát triển DLCĐ

- Phân tích các điều kiện phát triển DLCĐ ở huyện Chơ ̣ Lách tỉnh Bến Tre

- Phân tích thực trạng phát triển DLCĐ ở huyện Chơ ̣ Lách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2009 - 2013

- Đề xuất định hướng phát triển DLCĐ tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điều kiện và thực trạng phát triển DLCĐ của huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Đối tượng khảo sát tập trung vào một số địa bàn đang hoạt động DLCĐ có hiệu quả cao trên địa bàn huyê ̣n Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Ngoài ra, các đơn vị lữ hành , các chính sách của đi ̣a phương , KDL, CĐĐP tham gia vào hoạt động du li ̣ch cũng là những đối tượng được nghiên cứu, khảo sát

bổ trợ để so sánh, đối chiếu, từ đó đề xuất định hướng phát triển và các giải pháp thực hiện phù hợp với thực tế địa phương

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu loại hình DLCĐ, không mở rộng nghiên cứu các loại hình du lịch khác cũng như phát triển du lịch nói chung trên địa bàn nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn có hoa ̣t

đô ̣ng DLCĐ tiêu biểu ở huyê ̣n Chợ Lách Bến Tre như: xã Vĩnh Thành , xã Sơn

Đi ̣nh, xã Vĩnh Bình,

Trang 12

Trong một số trường hợp có thể mở rộng so sánh với một số điểm DLCĐ ở các đi ̣a phương lân cận trong tỉnh và tỉnh ba ̣n như Tiền Giang , Vĩnh Long ,… là những đi ̣a phương ven sông Tiền đã hoạt đô ̣ng DLCĐ từ lâu và có lợi thế về sông nước, vườn cây ăn trái , làng nghề cây kiểng và đờn ca tài tử , tương tự ở Chợ Lách

- Về thời gian:

+ Từ khi cầu Ra ̣ch Miễu đưa vào hoa ̣t đô ̣ng (tháng 1 năm 2009) đã phá vỡ thế cô lâ ̣p của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng ở tỉnh Bến Tre Vì thế, phân tích thực trạng DLCĐ tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre tập trung vào giai đoạn 2009 – 2013

+ Đề xuất định hướng phát triển DLCĐ Bến Tre và các giải pháp thực hiện đến năm 2020

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4.1 Lịch sử nghiên cứu về du lịch cộng đồng

Thuâ ̣t ngữ DLCĐ (du li ̣ch dựa vào cô ̣ng đồng ) xuất phát từ hình thức du li ̣ch làng bản từ những năm 1970 và KDL tham quan tìm h iểu về phong tu ̣c tâ ̣p quán , cuô ̣c sống hoang dã , lễ hô ̣i,… Thậm chí cũng có một số du khách muốn khám phá

hê ̣ sinh thái , núi non, (thường go ̣i là du li ̣ch sinh thái ) nơi CĐ bản địa đang sinh sống Các cuộc du ngoạn này thường đượ c tổ chức ở các vùng rừng núi mà tự nhiên còn hoang sơ , hê ̣ sinh thái đa da ̣ng , đi ̣a hình hiểm trở , thưa thớt dân cư ; các điều kiê ̣n sinh hoa ̣t, đi la ̣i rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan Trong thời gian

ở đó, KDL thường cần phải có sự hỗ trợ dẫn đường từ người dân đi ̣a phương để khỏi bị lạc, cần nơi ở qua đêm , đồ ăn được người bản xứ chuẩn bi ̣, cung cấp; lúc đó KDL thườ ng go ̣i là chuyến du li ̣ch có sự hỗ trơ ̣ của người bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển du li ̣ch dựa vào cô ̣ng đồng Ngày nay, DLCĐ đã được chính phủ , các tổ chức kinh tế , xã hội của các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành du li ̣ch; bên ca ̣nh đó các tổ chức phi chín h phủ cũng ta ̣o điều kiê ̣n giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hô ̣i , văn hóa , chính trị ,

Trang 13

kinh tế và sinh thái trong khuôn viên của làng , bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp di ̣ch vu ̣ thu hút KDL đến tham quan ; người dân bản xứ cũng có thu nhâ ̣p từ viê ̣c phu ̣c vu ̣ và cung cấp này Do vâ ̣y, DLCĐ không chỉ có ý nghĩa đối với KDL, chính quyền địa phương mà còn cả đối với CĐ

Từ tháng 5 năm 1995, thuâ ̣t ngữ DLCĐ đã trở nên khá quen thuộc ở ASEAN

thông qua cuô ̣c hô ̣i thảo : “Xây dựng khung cho phát triển du li ̣ch dựa vào cộng

đồng” tổ chức ta ̣i Indonesia Tại hội thảo này đã có nhiều bài báo cáo tham luận

trao đổi về các h thức tiến hành xây dựng mô hình phát triển du li ̣ch dựa vào cô ̣ng đồng Tại Thái Lan cũng tiến hành các cuộc hội thảo mang tính chất DLCĐ như:

hô ̣i thảo “Du li ̣ch sinh thái cho bảo tồn rừng và phát triển cộng đồng” vào tháng

1/1997, hội thảo khu vực “Du li ̣ch sinh thái dựa và cộng đồng” vào tháng 3/2002

Tại các cuộc hội thảo này, các chuyên gia đã c hia sẻ những kinh nghiê ̣m, thống nhất các quan điểm và phương thức phát triển DLCĐ của khu vực ASEAN

Mô ̣t số ho ̣c giả đã so sánh DLCĐ với du li ̣ch sinh t hái và DLBV, đã cho rằng: DLCĐ chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và DLBV Du lịch cộng đồng nhấn ma ̣nh cả hai yếu tố là tự nhiên , môi trường và con người DLCĐ hướng đến con người và không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi trường

Đến nay đã có mô ̣t số nhà nghiên cứu và mô ̣t số tổ chức quốc tế có những quan niê ̣m về DLCĐ như sau:

Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF): “Du li ̣ch cô ̣ng đồng là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch , và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoa ̣t đô ̣ng du lịch được giữ la ̣i cho cô ̣ng đồng” [41, tr.34]

Theo Handbook (2000), Community based tourism: “Du lịch cô ̣ng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát triển kinh tế đi ̣a phương , đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa , thiên nhiên bền vững , nâng cao nhâ ̣n thức và tăng cường quyền lực cho cô ̣ng đồng…” [41, tr.34]

Trang 14

Dẫn theo Đỗ Thanh Hoa trong “Phát huy vai trò của cộng đồng đi ̣a phương

phát triển du lịch bền vững” (Tạp chí Du lịch Việt Nam số 4, 2007, tr 22): “Du li ̣ch

cô ̣ng đồng là mô ̣t hình thái du li ̣ch , trong đó chủ yếu những người dân đi ̣a phương đứng ra quản lý phát triển du li ̣ch Kinh tế đi ̣a phương sẽ thu được phần lớn lợi nhuâ ̣n từ hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch” [41, tr.34]

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thanh trong bài “Đa ̀ o tạo du li ̣ch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường” (Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11, 2005, tr 21):

“Du li ̣ch dựa vào cô ̣ng đồng là phương thức phát triển du li ̣ch , trong đó cô ̣ng đồ ng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du li ̣ch , bảo vệ tài nguyên môi trường

cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm , khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lơ ̣i từ hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch mang la ̣i” [41, tr.34]

Theo TS Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du li ̣ch cộng đồng trở thành

hiê ̣n thực” (Tạp chí Du lịch Việt Nam , số 3, năm 2006, tr 5): “Du li ̣ch cô ̣ng đồng là

mô hình du li ̣ch nơi cô ̣ng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phá t triển từ giai đoa ̣n khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình sau này và quan tro ̣ng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó , hay nói ngắn go ̣n là loa ̣i hình du li ̣ch do dân và vì dân” [41, tr.34]

Các quan niệm về DLCĐ trên tuy có sự khác nhau về ngữ , song về nghĩa có

mô ̣t số đă ̣c điểm chung nhất đi ̣nh : Du lịch cô ̣ng đồng là “loại hình , hình thái ,

phương thức phát triển du li ̣ch” có sự tham gia trực tiếp , tích cực và chủ yếu của

CĐĐP vào các giai đoa ̣n, các khâu trong quá trình hoạt động du lịch , nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường , CĐ đươ ̣c hưởng lợi nhuâ ̣n từ hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch

Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng như t hực tiễn phát triển

DLCĐ trên thế giới và Viê ̣t Nam , thì quan niệm về DLCĐ được hiểu là : “phương

thức phát triển du li ̣ch bền vững mà ở đó cộng đồng đi ̣a phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát t riển và mọi hoạt động du li ̣ch Cộng đồng nhận được sự hợp tác , hỗ trợ của các tổ chức , cá nhân trong nước và quốc tế ; của

Trang 15

chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du li ̣ch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du li ̣ch bền vững , đáp ứng các nhu cầu du li ̣ch phong phú , có chất lượng cao và hợp lý của du khách, để mọi tầng lớp dân cư có thể được sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm du lịch“ [41, tr.35]

4.2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng của huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Với những tiềm năng về du lịch phong phú, lãnh đạo tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Chợ Lách nói riêng cũng như nhiều cá nhân, tổ chức đã quan tâm thực hiện nhiều đề án, dự án, đề tài về du lịch gắn với địa bàn, điển hình như:

Từ năm 2002, UBND tỉnh Bến Tre đã giao cho Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch: Quy hoạch chi tiết khu du lịch cồn Phụng; khu du lịch biển Thới Thuận, Thừa Đức

ở Bình Đại và An Thủy ở Ba Tri; khu du lịch sinh thái làng nghề Hưng Phong; Khu

du lịch sinh thái sân chim Vàm Hồ; Khu du lịch sinh thái Cồn Ốc; Kêu gọi đầu tư

dự án: Dự án về môi trường phục vụ phát triển du lịch; Dự án nâng cấp các lễ hội văn hóa - lịch sử thành lễ hội du lịch; Dự án hình thành các tour du lịch làng nghề;

Dự án hình thành các tour du lịch văn hóa - lịch sử,…

Phan Văn Tha ̣ch (2009), Phát triển du li ̣ch tỉnh Bến Tre , Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ

Du li ̣ch ho ̣c, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội: tác giả trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Nghiên cứu vị trí địa lý và TNDL của tỉnh Bến Tre Phân tích thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre trong những năm qua: đa dạng hóa các loại hình sở hữu, loại hình du lịch; thị trường khách du lịch; thu nhập từ hoạt động du lịch; đầu tư phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đưa ra nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức quản lý và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; định hướng thị trường và phát triển các SPDL; xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch Tuy nhiên , đề tài chỉ

Trang 16

dừng la ̣i ở viê ̣c nghiên cứu tiềm năng và thực tra ̣ng phát triển du li ̣ch tỉnh Bến Tre đến năm 2009

Trần Thị Thạy (2011), Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến

Tre, Luận văn Thạc sĩ ngành Địa lý học, Trườ ng Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh: Tác giả đã tổng quan cơ sở lý luận về du lịch, TNDL, ý nghĩa và vai trò của TNDL, phân loại TNDL Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, qua đó thấy được điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh Đồng thời nêu rõ hiện trạng phát triển du lịch tác động đến các ngành kinh tế khác đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sự ảnh hưởng đến môi trường của địa phương

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã thông qua đề án “Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, tháng 01 năm

2008, do Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch thực hiện

Trương Văn Nghĩa, trong bài Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể

thao và du lịch (Tạp chí di sản thế giới, số 9-2011(60), tr 8-9), đã trình bày tình hình

quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, kinh tế - xã hội ở tỉnh và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh vai trò công tác quản lý của chính quyền về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Nguyễn Tấn Nghĩa, trong bài Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Bến Tre

(Tạp chí di sản thế giới, số 9-2011(60), tr14-15) đã khái quát những di tích thường được nhắc đến ở Bến Tre trong số 14 di tích cấp quốc gia và 6 di tích cấp tỉnh: Mộ và đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiều, Di tích Đồng khởi, di tích 3 ngôi đình, những

di tích nổi bật về mặt kiến trúc

Hoàng Anh, trong bài Lễ hội xứ dừa (Tạp chí di sản thế giới, số 9-2011(60),

tr18-19) đã trình bày những lễ hội truyền thống ở Bến Tre có khả năng khai thác du lịch như: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Kỳ Yên, Lễ hộ truyền thống kỷ niệm ngày sinh cụ Nguyễn Đình Chiểu, v.v

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre Do vậy, việc nghiên cứu đề

Trang 17

tài về DLCĐ ở huyện Chợ Lách sẽ mang tính thực tiễn cao cho hoạt động du lịch của huyện trong giai đoạn hiện nay

5 Quan điểm và phương pha ́ p nghiên cứu

5.1 Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống: hoạt động DLCĐ tồn tại trong sự tác động qua lại của

nhiều phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch như điều kiện và TNDL tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách phát triển du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, Do vậy, khi nghiên cứu hoạt động DLCĐ cần đặt nó trong sự tương tác với các thành phần khác, với vô số các mối quan hệ nội tại và với bên ngoài hệ thống

- Quan điểm phát triển bền vững: là quan điểm về sự phát triển phải đáp ứng đươ ̣c nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai Đây là quan điểm có tính định hướng và xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài

- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứ u phải đánh giá tổng hợp các nhân tố của lãnh t hổ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng, không thể áp dụng sự đánh giá ảnh hưởng đó cho các lãnh thổ khác Nói cách khác, nghiên cứu phải chỉ ra được sự khác biệt về lãnh thổ của các nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về DLCĐ ở huyện Chơ ̣ Lách phải đă ̣t trong bối cảnh chung về tự nhiên v à kinh tế – xã hội của tỉnh Bến Tre để có thể đề xuất định hướng phát triển DLCĐ và các giải pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương

- Quan điểm kinh tế sinh thái: bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, việc phát

triển DLCĐ không thể tách rời các mục tiêu về xã hội và môi trường Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động của hoạt động du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo cho sự phát triển du lịch mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên một cách bền vững

Trang 18

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pha ́ p thu thập , xử lý tài liê ̣u : tiến hành thu thâ ̣p và xử lý thông tin ,

tư liê ̣u từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến đề tài để đảm bảo khối lươ ̣ng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho việc nghiên cứu

- Phương pha ́ p so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích đánh giá các nguồn tư

liê ̣u trên các kênh thông tin , đối chiếu trên thực tế để rút ra những kết luâ ̣n khoa học, chính xác

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: nghiên cứ u cơ chế hoa ̣t đô ̣ng bên trong của

hê ̣ thống lãnh thổ d u lịch, sự tác đô ̣ng qua la ̣i giữa các phân hê ̣ cũng như cả hoa ̣t

đô ̣ng bên ngoài và tác đô ̣ng qua la ̣i của nó với môi trường xung quanh

- Phương pha ́ p khảo sát thực đi ̣a : đây là phương pháp nghiên cứu khoa ho ̣c

mang tính truyền thố ng nhằm khảo sát , đánh giá các nguồn lực , thu thập hình ảnh thực tế, và kiểm chứng sự xác thực của nguồn tư liệu đã thu thập được về phát triển DLCĐ nói riêng và phát triển kinh tế xã hô ̣i nói chung ở huyê ̣n Chợ Lách tỉnh Bến Tre

- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng tại một số điểm chìa khóa,

đó là các điểm DLCĐ tiêu biểu trên địa bàn nghiên cứu Điều tra 200 phiếu dành cho KDL và 100 phiếu cho đối tượng là các hộ dân gần khu vực các điểm du lịch và các điểm đang hoạt động du lịch nhằm lấy ý kiến của các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ ở các xã Vĩnh Bình, Sơn Định, Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B,

- Phương pha ́ p chuyên gia : để đạt được kết quả nghiê n cứu mang tính khoa

học cao, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã trao đổi ý kiến với cán bộ du lịch của huyện, một số hãng lữ hành có thực hiện chương trình du lịch đến Chợ Lách

- Phương pha ́ p phân tích bối cảnh bên trong, bên ngoài: được sử dụng để

phân tích những điểm ma ̣nh , điểm yếu của các yếu tố bên trong và những cơ hội và thách thức từ bên ngoài đối với hoạt động DLCĐ tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Trang 19

6 Cấu tru ́ c của đề tài

Ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣n và các phụ lục , nô ̣i dung chính của luâ ̣n văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về du li ̣ch cô ̣ng đồng

Chương 2 Tiềm năng và thực trạng hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch cô ̣ng đồng ta ̣i huyê ̣n

Chơ ̣ Lách, tỉnh Bến Tre

Chương 3 Định hướng phát triển du li ̣ch cô ̣ng đ ồng tại huyện Chợ Lách ,

tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện

Trong luận văn còn có 04 bảng số liệu, 03 sơ đồ và 02 bản đồ kèm theo

Trang 20

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

DU LI ̣CH CỘNG ĐỒNG

1.1 Cơ sơ ̉ lý luâ ̣n về du lịch cộng đồng

1.1.1 Các kha ́ i niê ̣m cơ bản

1.1.1.1 Cộng đồng

Khái niệm cộng đồng (Community) là một khái niệm xã hội học có nhiều

nghĩa khác nhau Trong đời sống xã hội, khái niệm CĐ được sử dụng tương đối rộng rãi, để chỉ những đối tượng có những đặc điểm khác nhau về quy mô, đặc tính

xã hội Theo nghĩa r ộng nhất, nói đến cộng đồng là nói đến những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như CĐ thế giới, cộng đồng khu vực (Châu Âu, cộng đồng các nước Ả rập, ) Còn theo nghĩa hẹp hơn , cụm từ này được áp dụng cho một kiểu/hạng xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo, như CĐ người Do Thái, CĐ người da đen tại Chicago, hoă ̣c nhỏ hơn nữa, CĐ là danh từ chỉ các đơn vị xã hội cơ bản như gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, thân phận xã hội như các đảng phái, nhóm những người lái xe taxi, nhóm người khiếm thị,

Ngoài ra, khái niệm CĐ còn được hiểu là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành CĐ đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi của họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động

Trên thực tế, viê ̣c nghiên cứu và triển khai tổ chức, phát triển các hoạt động DLCĐ đươ ̣c thực hiê ̣n trong pha ̣m vi các CĐĐP ở các làng, bản, buôn, sóc, xã Các

CĐ này có một số đặc điểm chung như sau:

Trang 21

- Là những nhóm người định cư trên cùng một lãnh thổ nhất định (làng, xã, buôn, sóc, huyện, ) Mỗi lãnh thổ sẽ có môi trường và những tài nguyên tự nhiên, văn hóa, xã hội và trình độ phát triển kinh tế mang đă ̣c trưng riêng

- Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện, giúp đỡ và chia sẻ khác bền chặt

- Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, cũng như sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường,

- Tính CĐ bền vững được khẳng định qua thời gian Chính thời gian là yếu tố gắn kết các thành viên CĐ để cùng nhau tạo ra các giá trị văn hóa đặc sắc của CĐ

- Những đặc điểm chung về sinh hoạt văn hóa truyền thống là những giá trị được CĐ coi là khuôn mẫu cho hoạt động văn hóa, đời sống của họ

- Mỗi CĐĐP có những quy ước về tổ chức văn hóa, kinh tế - xã hội riêng theo nghĩa “phép vua thua lệ làng”; già làng, trưởng bản, những người có đóng góp xây dựng, tạo danh tiếng cho CĐ coi là khuôn mẫu cho hoạt động văn hóa, đời sống của họ

Như vậy, khái niệm CĐĐP có thể hiểu theo nghĩa hẹp: “Một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, sóc), xã, huyện nhất định qua nhiều thế hệ và có các tài nguyên môi trường,

có cùng các mối quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm, và có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng” [41,tr.33]

Theo nghĩa rộng: “Cộng đồng được hiểu là nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”.[41,tr.33]

1.1.1.2 Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (community based

tourism) đã và đang được biết đến như những quan điểm, giải pháp hay nguyên tắc

Trang 22

để phát triển DLBV Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:

Ở Thái Lan, khái niệm về DLCĐ được định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội Thông qua du lịch cộng đồng du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997)

Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều

tổ chức xã hội trên thế giới Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về DLCĐ như sau: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”[7, tr.30]

Còn Istituto Oikos - Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý(1996) lại cho rằng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn) Thông qua đó khách du lịch có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”[7,tr.30]

Trang 23

Trong khi Tổ chức mạng lưới DLCĐ vì người nghèo đã nêu: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các

dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”[7, tr.30]

Tại Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều đi ̣nh nghĩa về DLCĐ đã được đưa ra Theo Trần Thị Mai (2005), “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương của dự án” [19,tr.15]

Võ Quế (2006) lại có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn khi cho rằng :

“Du li ̣ch dựa vào cô ̣ng đồng là phư ơng thức phát triển du li ̣ch trong đó cô ̣ng đồng dân cư tổ chức cung cấp các di ̣ch vu ̣ để phát triển du li ̣ch , đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồng thời cô ̣ng đồng được hưởng quyền

lơ ̣i về vâ ̣t chất và tinh thần từ phát triển du li ̣ch và bảo tồn tự nhiên.” [26,tr.51]

Bùi Thị Hải Yến (2012), khi nghiên cứu về DLCĐ, bên cạnh viê ̣c xem phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, còn đề cập đến việc tham gia của CĐĐP Vì thế theo tác giả , “Du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương

có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động

du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.”[41, tr.35]

Trang 24

Tựu chung lại, các quan niệm về DLCĐ đều cơ bản thống nhất về các nội dung như sau:

- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một CĐĐP cụ thể

- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt TNDL để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống TNDL tại không gian sinh sống của CĐĐP

- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách

- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các SPDL phục vụ cho du khách

Từ đó, CĐ ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình

1.1.1.3 Du lịch bền vững

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng hiện nay và trong tương lai của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ”

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi

Trang 25

vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống” (Hen L., 1998)

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

- Duy trì chất lượng môi trường

Trong các nguyên tắc phát triển bền vững, có 2 nguyên tắc đề cập đến CĐĐP:

- Nguyên tắc “Hỗ trợ kinh tế địa phương”:

Nguồn TNDL đang được sử dụng vốn thuộc quyền sở hữu của người dân địa phương Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế - xã hội địa phương, mặt khác cũng để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường và kinh tế của địa phương Do vậy, ngành du lịch phải có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho phát triển kinh tế địa phương

- Nguyên tắc “Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương”:

Việc tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch, đa dạng hóa nâng cao chất lượng SPDL, tạo sự hấp dẫn với du khách

1.1.2 Các đặc trưng và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

1.1.2.1 Các đặc trưng phát triển du lịch cộng đồng

Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình DLBV, có trách nhiệm với tài nguyên, môi trường và sự phát triển của CĐ Chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường và khai thác chủ yếu cho phát triển du lịch chính là các CĐĐP Nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch cũng như

Trang 26

mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển CĐ Du lịch cộng đồng vì thế còn đươ ̣c gọi là du lịch vì dân và do dân

Loại hình DLCĐ có các đặc trưng cụ thể như sau:

Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du li ̣ch mà CĐ dân cư địa phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, quản lý, khai thác tài nguyên môi trường du lịch và các khâu, các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển: tham gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, CĐĐP tham gia với cả vai trò quản lý, tổ chức điều hành, giám sát, ra quyết định phát triển du lịch, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du lịch; tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch, sản xuất, cung ứng nông phẩm và các loại hàng hóa khác CĐĐP giữ vai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến du lịch và du khách

Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường vì sự phát triển của CĐ Phát triển DLCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển CĐ vì sự phát triển của CĐ

Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ chính là nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP Đây là những khu vực có nguồn TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa và

xã hội đã, đang và có thể bị tác động bởi con người

Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm TNDL, đồng thời CĐ phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển DLBV nhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng TNDL từ chính các hoạt động kinh doanh du lịch, kinh tế - xã hội của CĐ, hoạt động của KDL và các bên tham gia vào hoạt động du lịch nói chung

Phát triển DLCĐ góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng về các ngành kinh tế Phát triển

Trang 27

DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho CĐ Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy luật cung - cầu

Du lịch cộng đồng cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp CĐ phát triển du lịch của các bên tham gia du lịch, gồm các cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước,

Du lịch cộng đồng bao gồm cả cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh doanh các SPDL để xã hội hóa du lịch, CĐ dân cư được đi du lịch, được hưởng thụ ngày càng nhiều các SPDL

Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình DLCĐ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc

Phát triển DLCĐ phải phù hợp với khả năng của CĐ về nhận thức vai trò và

vị trí của CĐ trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của CĐ cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và KDL đối với tài nguyên, CĐ Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của CĐ

để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch

Chia sẻ lợi ích từ DLCĐ Theo nguyên tắc này CĐ phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm

Trang 28

cho du khách, nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho CĐ xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục,

Xác lập quyền sở hữu và tham dự của CĐ đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững

Nguyên tắc này cho thấy DLCĐ là một phương thức, một quá trình tương tác giữa chủ (người tạo ra SPDL) và khách (người sử dụng SPDL), mối quan hệ này mang hàm ý tham gia do cả hai bên và tạo ra được các lợi ích kinh tế và bảo tồn cho

CĐ và môi trường địa phương DLCĐ nhằm bảo tồn TNDL tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển DLBV, dài hạn, nó khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cần có cơ chế tạo ra các cơ hội trong CĐ

Nguyên tắc tổ chức hoa ̣t đô ̣ng DLCĐ thể hiê ̣n cách tiếp cận nhằm đa ̣t mu ̣c tiêu phát triển DLBV, đảm bảo c ác nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan và môi trường văn hóa DLCĐ chính là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa, sử dụng dịch vụ tại chổ, phát triển văn hóa, trân trọng văn hóa truyền thống của địa phương Ngoài ra, DLCĐ còn có tác dụng thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống ở địa phương

1.1.3 Mục tiêu và ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng

1.1.3.1 Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng

Việc phát triển DLCĐ sẽ có nhiều ý nghĩa đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa , an ninh quốc phòng và tài nguyên, môi trường của quốc gia, khu vực và chính bản thân CĐ Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở các vấn đề sau:

Đối với công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên: khi phát triển du lịch sẽ phải đi đôi với việc bảo tồn, tôn tạo TNDL, thu hút các bên tham gia vào hoạt động này Đặc biệt, phát triển du lịch không vượt quá sức tải về môi trường sống của CĐĐP

Đối với du lịch: phát triển DLCĐ tạo ra sự đa dạng SP DVDL của vùng, quốc gia; góp phần thu hút KDL; góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và TNDL nói riêng

Trang 29

Đối với cộng đồng:

+ Phát triển DLCĐ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên CĐ tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho KDL, đồng thời các thành viên khác cũng được hưởng lợi từ sự đóng của du lịch

+ Phát triển DLCĐ mang lại cơ hội cho các thành viên của CĐ trong việc bảo tồn tài nguyên, môi trường văn hóa Những thành viên trẻ trong cộng đồng sẽ được học hỏi trong quá trình đào tạo và tham gia, có điều kiện hoạt động và đóng góp cho

sự phát triển CĐ CĐĐP sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm Dân cư địa phương sẽ học hỏi tay nghề chuyên môn từ các KDL, công ty và các nhà quản lý

+ Phát triển DLCĐ giúp CĐĐP được hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương

+ Khi phát triển DLCĐ, CĐ khác sẽ nhận được lợi ích từ bảo tồn tài nguyên môi trường, sự thay đổi về tài nguyên môi trường địa phương này làm cho CĐĐP khác nhận ra trách nhiệm của mình đối với nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa địa phương

+ Sự tham dự của CĐ sẽ trở thành tâm điểm để cho CĐ khác và các tổ chức học hỏi kinh nghiệm về phát triển DLCĐ Khách sẽ học tập kinh nghiệm từ những người tình nguyện, các nhà nghiên cứu trong quá trình tham gia tổ chức

+ Các chính sách thị trường và thương mại của các tổ chức du lịch hiểu được vai trò của CĐ để đưa các kế hoạch và hành động của DLCĐ DLCĐ đảm bảo cho việc phát triển bền vững Cơ hội cho các tổ chức phát triển các chiến lược cộng tác với CĐĐP

Trang 30

Du lịch cộng đồng thu hút sự tham gia ngày càng nhiều của CĐĐP

Du lịch cộng đồng mang đến cho khách du lịch một SPDL có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội

1.1.4 Các điều kiện và hình thức phát triển du lịch cộng đồng

1.1.4.1 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

Là một loại hình du lịch, việc phát triển DLCĐ cũng có một số điều kiện cơ bản bên cạnh một số điều kiện đặc thù liên quan đến CĐ Các chuyên gia đều cho rằng phát triển DLCĐ phụ thuộc vào các điều kiện cơ bản là:

Tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển DLCĐ Giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phụ thuộc vào mức

đô ̣ đa da ̣ng và phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại cũng như sự quý hiếm của chúng Thông qua tài nguyên có thể đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm đến đối với KDL ở hiện tại và tương lai

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các cảnh quan tự nhiên có giá trị du lịch,

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các yếu tố có tính chất đa văn hóa, các loại hình nghệ thuật địa phương (ví dụ như bài hát, điệu múa), lễ hội, điểm tham quan lịch sử, nghệ thuật và hàng thủ công, cảnh quan văn hóa (ví dụ: ruộng bậc thang, dệt vải thổ cẩm,…), cây trồng đặc biệt và thực hành làm nông, đặc sản ẩm thực, hoạt động thường nhật của CĐ (ví dụ: giã gạo, nghiền gạo, làm vườn,…), tiếp đón, sự thân thiện của người dân,…

Để phát triển được DLCĐ thì ngoài các TNDL trên cần phải có hệ thống cơ

sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các yếu tố khác phải được quan tâm xem xét gồm: chỗ ở, giao thông đi lại, thông tin/dịch vụ khách trong khu vực DLCĐ hoặc khu vực gần đó, an toàn sức khỏe trong khu vực DLCĐ và khu vực gần đó, nguồn nhân lực, mua sắm và dịch vụ đi lại, nước, năng lượng và thoát nước, nguồn tài chính,

Trang 31

Cộng đồng dân cư là yếu tố quan trọng, cần được đánh giá trên các khía cạnh: sự tự nguyện làm du lịch, số lượng thành viên, bản sắc văn hóa, các đặc điểm dân tô ̣c ho ̣c, phong tục tập quán, trình độ học vấn, nhận thức trách nhiệm đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển du lịch, trên đi ̣a bàn CĐ đó bao gồm những

cư dân sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài ở địa phương hoặc liền kề vùng

có tài nguyên thiên nhiên

Nhu cầu của KDL trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch , nghiên cứu trong hiê ̣n ta ̣i và dự báo cho tương lai cũng phản ánh sự phát triển du lịch và vấn đề việc làm cho CĐĐP

Cơ chế chính sách hợp lý là yếu tố quan trọng , tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và thu hút sự tham gia của CĐ

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển DLCĐ cùng với hoạt động quảng bá, tiếp thi ̣ để thu hút KDL đến tham quan của các công ty lữ hành cũng là một nhân tố quan tro ̣ng thúc đẩy DLCĐ phát triển

1.1.4.2 Các hình thức hoạt động du lịch cộng đồng:

Việc tham gia vào DLCĐ ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý DLCĐ địa phương với các hộ gia đình Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít thì các hộ gia đình đều có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về DLCĐ tại địa phương mình

Trên thực tế, hiê ̣n nay đang phổ biến một số hình thức hoạt động DLCĐ như

sau: (1) Chính quyền đóng vai trò chủ đạo thực hiện quản lý du lịch (điển hình là làng Đường Lâm, Hà Nội); (2) Chính quyền thành lập tổ chức quản lý du lịch và liên kết với các nhóm CĐ (điển hình là làng Phước Tích, Thừa Thiên - Huế); (3)

Chính quyền địa phương và đại diện người dân lập ra Ban quản lý và liên kết với

các nhóm CĐ (điển hình là làng Thanh Toàn, Thừa Thiên - Huế); (4) CĐ là chủ thể

Trang 32

thành lập nhóm quản lý du lịch và nhóm DVDL, chính quyền đóng vai trò hỗ trợ

(điển hình là làng Phù Lãng, Bắc Ninh); (5) Ngoài ra có các cơ cấu tổ chức khác

như CĐ làm chủ thể trực tiếp nhận khách hoặc liên kết với các công ty du lịch,…

Mức độ tham gia của CĐ trong một dự án DLCĐ có thể khác nhau tùy theo từng nơi Một số lựa chọn để CĐ tham gia vào DLCĐ bao gồm:

+ Cá nhân sản xuất và bán hàng hóa địa phương (hoa quả, hàng thủ công,…) cho du khách trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp du lịch Đây là một cách tốt để lan tỏa thu nhập trong CĐ

+ Doanh nghiệp du lịch tư nhân (thường ở bên ngoài CĐ - doanh nghiệp tư nhân bên ngoài) được phép cung cấp các dịch vụ cho KDL tại điểm DLCĐ và sau

đó chia sẻ lại lợi nhuận cho CĐ trên cơ sở thỏa thuận

+ Một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch một cách không chính thức (doanh nghiệp vận hành và quản lý bởi cá nhân địa phương), thường các

cá nhân này thiếu kỹ năng và kiến thức du lịch nên việc thành công còn hạn chế

+ Các doanh nghiệp do CĐ cùng sở hữu và điều hành các hoạt động du li ̣ch (doanh nghiệp CĐ) Hình thức này đôi khi có thể thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức hoạt động, nhưng điều này có thể được khắc phục theo thời gian

+ Liên doanh giữa CĐ và doanh nghiệp tư nhân về chia quyền sở hữu, hoặc các thỏa thuận hợp đồng chặt chẽ liên quan đến dịch vụ ăn, ở cho khách hoặc các hoạt động du lịch khác

Nếu toàn bộ hoặc một bộ phận CĐ lựa chọn một trong các phương pháp này, thì cần phải xây dựng một chiến lược rõ ràng được thông qua không chỉ bởi các thành viên của CĐĐP mà còn bởi các bên liên quan khác có quan tâm đến DLCĐ Điều này đặc biệt cần thiết nếu chọn mô hình doanh nghiệp do CĐ cùng sở hữu và điều hành Thiết lập một bộ phận quy hoạch du lịch cùng với các thành viên trong

CĐ là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ loại hình DLCĐ nào

1.1.5 Mối quan hê ̣ giữa cộng đồng và phát triển du li ̣ch

Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành và xã hội hóa cao, với sự tham gia của nhiều thành phần, tổ chức và nhiều ngành trong xã hội

Trang 33

Sự phát triển đa dạng về kinh tế và văn hóa của các CĐĐP sẽ tạo ra sự đa dạng và phong phú các SPDL Sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch là một tất yếu vì CĐĐP là những người sáng tạo, nuôi dưỡng và bảo tồn các nguồn TNDL

tự nhiên và nhân văn Nguồn tài nguyên và môi trường du lịch có chất lượng như thế nào, được khai thác và bảo tồn bền vững hay không, có hấp dẫn du khách hay không, phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của CĐ và phương thức tổ chức, bảo vệ và khai thác của CĐĐP

Cư dân địa phương qua nhiều thế hệ đã biết cách khai thác các nguồn lợi tự nhiên như một kế sinh nhai Qua quá trình lao đô ̣ng sản xuất, họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, bảo tồn và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa, có những quy ước về khai thác và bảo tồn các tài nguyên môi trường tự nhiên và các giá trị nhân văn

Phát triển du lịch gắn với cộng đồng sẽ giúp cho kinh tế - xã hội của CĐ phát triển CĐ có thể cung ứng nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, nguồn nhân lực, cùng nguồn vốn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Ngươ ̣c la ̣i, DLCĐ, mô ̣t mă ̣t phải tâ ̣p trung nỗ lực để đa dạng hóa , nâng cao chất lượng SPDL và mặt khác , đã ta ̣o ra nhu cầu và đòi hỏi các ngành và lĩnh vực kinh tế khác phát triển tương xứng Sự ủng hô ̣ của CĐĐP cho sự phát triển

du lịch cùng với nguồn TNDL, đất đai, nguồn vốn, lao động, tạo nên môi trường thuâ ̣n lợi cho sự phát triển DLCĐ Hơn nữa, phát triển DLCĐ cùng với phát triển kinh tế - xã hội sẽ giúp cho các chính sách an ninh xã hội được đảm bảo, trong đó

có chính sách xã hội hóa du lịch

Như vậy, mối quan hệ giữa CĐĐP và phát triển du lịch chính là mối quan hệ tương tác giữa hai mặt cung và cầu du lịch

1.1.6 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững mang lại lợi ích cho cộng đồng

- Phát triển du lịch như một công cụ giúp CĐĐP phát triển kinh tế - xã hội trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế và không làm suy giảm các ngành nghề truyền thống: Nguyên tắc này xác định vai trò và vị trí của ngành du lịch trong quy

Trang 34

hoạch phát triển du lịch cũng như kinh tế - xã hội Đây là nguyên tắc bảo tồn, duy trì sự đa dạng tự nhiên và văn hóa, tính đa dạng và làm giảm giá thành SP, không làm suy giảm dân số Bởi khi các ngành sản xuất truyền thống được khôi phục sẽ cung cấp nông phẩm và hàng hóa cho du khách sẽ tạo thu nhập, việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng thận trọng, hạn chế, tiết kiệm và bền vững: Các nguồn lực phát triển du lịch, nhất là TNDL dễ bị thay đổi, suy giảm theo hướng tiêu cực Vì thế, khi quy hoạch phát triển DLCĐ cần đưa ra các phương cách khai thác, bảo tồn nguồn lực theo hướng có kiểm soát, tiết kiệm và bền vững, vận dụng các chỉ số về sức chứa trong quá trình khai thác, không vượt quá khả năng phục hồi, tái tạo của TNDL, hài hòa với các yếu tố địa lý tại chỗ và các giá trị văn hóa bản địa

- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa cũng như các giá trị văn hóa bản địa: Đó là bảo vệ môi trường sống của CĐ và tạo sự đa dạng, tính độc đáo của SPDL, có sức hấp dẫn đối với du khách, bên cạnh đó, phải tôn trọng văn hóa bản địa và phương cách sống của CĐ góp phần thúc đẩy niềm tự hào của

CĐ trong việc bảo tồn, tăng cường giao lưu văn hóa với KDL

- Hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: Điều này rất có ý nghĩa đối với các CĐ nghèo, có nhận thức hạn chế và trình độ phát triển kinh tế thấp Do vậy, phần lớn CĐ không thể quy hoạch và phát triển du lịch mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các cá nhân hỗ trợ họ việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, cơ chế, chính sách, đồng thời phải có chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho CĐ dân cư

Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các bên tham gia DLCĐ, phần lớn nguồn lợi thu được từ du lịch để lại cho phát triển CĐ

Trang 35

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của vùng Wallonie (Bỉ)

Wallonie là vùng nông thôn của Bỉ, có phong cảnh đẹp, thanh bình, người dân còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ, nhiều công trình cổ vẫn được bảo tồn Đây là

mô ̣t trong những đi ̣a phương phát triển ma ̣nh DLCĐ Các bài học rút ra từ kinh nghiê ̣m phát triển DLCĐ ở vùng này là:

Chính sách quản lý và hỗ trợ tài chính cho CĐ thuận lợi

Cơ quan quản lý du lịch đã ban hành các chính sách về các điều kiện chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống, cấp biển hiệu nhà nghỉ, điều kiện gia nhập Hiệp hội nhà nghỉ, các tiêu chuẩn xếp hạng nhà nghỉ, các chính sách hỗ trợ vốn, đóng góp lệ phí, đào tạo nguồn nhân lực, trong lĩnh vực du li ̣ch

Về chất lượng nhà nghỉ: nhà nghỉ phải nằm trong khuôn viên đẹp, không khí trong lành, không có tiếng ồn, có kiến trúc đặc thù Nhà nghỉ cần có trang thiết bị nội thất, tiện nghi hài hòa và đảm bảo chất lượng, du khách được phục vụ bữa ăn sáng bằng các SP địa phương hoặc do gia đình tự sản xuất Việc lau chùi, làm sạch nhà nghỉ phải được tiến hành thường xuyên và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh

Các chủ nhà nghỉ trong khi xây, cải tạo, sửa chữa nhà nghỉ được quyền xin

hỗ trợ kinh phí một lần trong thời gian 15 năm, ngay cả khi đổi chủ nhà nghỉ, và số tiền không vượt quá 30% tổng kinh phí thực hiện

Công tác tuyên truyền, quảng bá và bán SPDL được thực hiện bởi các văn phòng xúc tiến du lịch ở các thành phố, các địa phương trong và ngoài nước

Về trách nhiệm đóng thuế: chủ các nhà nghỉ đóng thuế 30% số tiền cho thuê phòng để sử dụng cho công tác quản lý, xúc tiến, quảng bá, bảo vệ môi trường, an ninh và hỗ trợ xây dựng

Nguồn: [41, tr.67]

Trang 36

1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Malaysia

Malaysia là mô ̣t nước nằm ở khu vực Đông Nam Á , có nhiều điều kiện phát triển DLCĐ tương đồng với Việt Nam Những chiến lược, giải pháp phát triển DLCĐ của Malaysia sẽ là những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển loại hình du lịch này

- Chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển:

Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch và Ủy ban kế hoạch kinh tế quốc gia Malaysia đã cho thành lập hiệp hội du lịch Homestay, cấp giấy phép cho những hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, triển khai chương trình xúc tiến phát triển du lịch, xây dựng mô hình điểm, Các hộ dân được khuyến khích tham gia trực tiếp chương trình quảng bá tại nước ngoài

Cơ quan quản lý về du lịch quốc gia đã xây dựng chiến lược phát triển DLCĐ Việc quản lý DLCĐ được thể hiện trên những nguyên tắc thống nhất trong

cả nước; thành lập các cơ quan chuyên trách các mảng công việc khác nhau: Ủy ban Hành động phát triển du lịch homestay quốc gia, Ủy ban Du lịch homestay của bang, Ủy ban du lịch homestay tại địa phương CĐĐP được giữ vai trò trong tâm trong hoạt động homestay

Chính phủ Malaysia đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư vào phát triển DLCĐ như vay vốn với lãi suất thấp, vốn bảo lãnh của Chính phủ, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ chuyên gia tư vấn, nghiên cứu thị trường, xác định các khu vực ưu tiên phát triển

- Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch:

Trong kế hoạch phát triển, Malaysia đã phát động chương trình xúc tiến “Du lịch homestay” gồm các bước: kêu gọi chính quyền, nhân dân địa phương tích cực tham gia vào kế hoạch xúc tiến, quảng bá, xây dựng các chương trình du lịch homestay để kéo dài thời gian lưu trú của du khách; Tổ chức các chương trình xúc tiến phát triển du lịch homestay ở các thị trường trọng điểm; Nghiên cứu các ý kiến phản hồi của du khách để giải quyết kịp thời

Trang 37

- Đào tạo nguồn nhân lực cho các đối tượng tham gia:

+ Các giảng viên và các cán bộ quản lý được đào tạo kiến thức chuyên môn, quản lý

+ Chủ hộ gia đình, CĐĐP được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc khách hàng, ngoại ngữ, kiến thức về chất lượng SP, nhu cầu, thị hiếu của

du khách, kỹ năng marketing cơ bản, khả năng công nghệ,

+ Cán bộ du lịch được đào tạo những kiến thức về du lịch, DLCĐ, kiến thức về SPDL và chất lượng SPDL homestay

1.2.1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Bali (Indonesia)

Bali là hòn đảo thơ mộng nhiều ánh nắng với nhiều bãi biển tuyệt mỹ Ngày nay, Bali được nhắc đến là một trong 10 điểm du lịch biển đảo đẹp nhất thế giới Tuy vậy, trước những năm 70 của thế kỷ trước, nơi đây là hòn đảo đất đai khô cằn, dân cư sống nghèo khổ Để phát triển kinh tế - xã hội trên hòn đảo trên hòn đảo này cũng như của đất nước, năm 1970, chính phủ Indonesia đã nhờ Tổ chức du lịch thế giới (viết tắt là UNTWO) lập quy hoạch phát triển du lịch ở đây

Các nhà quy hoạch đã lấy ý kiến và thảo luận với CĐĐP tại đây về quy hoạch phát triển du lịch để tìm ra sự đồng thuận trong phát triển du lịch giữa các bên tham gia, nhu cầu tham gia hoạt động DLCĐ

Từ đó, nhà nước đã có những cơ chế, chính sách đặc biệt cho hòn đảo này như: xây dựng hải cảng và sân bay quốc tế, xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, ), miễn thị thực cho công dân 40 nước trên thế giới có nhiều người đi du lịch, tạo các cơ chế thuận lợi về nắm quyền sử dụng đất, miễn giảm thuế thu nhập những năm đầu để thu hút các nhà đầu tư là các tập đoàn khách sạn lớn (Accor, Hilton, Sheraton, Holiday Inn, ), ban hành quy chế trong quy hoạch xây dựng nhà không được cao quá 4 tầng, phải có hệ thống xử lý nước thải, dành 1/3 không gian cho bảo tồn

Các nhà quy hoạch đã cam kết đào tạo nghiệp vụ chuyên môn du lịch và tạo việc làm cho người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch: làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, làm hướng dẫn viên, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, lái tàu, sản

Trang 38

xuất hàng thủ công mỹ nghệ bán cho du khách, , giáo dục CĐĐP bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch và cho cuộc sống của họ

Nhờ quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn, gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường đã giúp cho Bali trở thành điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển nổi tiếng trên thế giới

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

1.2.2.1 Mỹ Hòa Hưng - An Giang

An Giang là tỉnh lớn ở khu vực đồng bằng Nam sông Mê Kong Tỉnh giáp ranh với ba trung tâm kinh tế lớn là Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, và Phnom Pênh Dựa vào lợi thế địa lý này, ngành du lịch của An Giang thu lợi nhuận từ các khách

du lịch biên giới đến Campuchia và từ Campuchia sang Xã Mỹ Hòa hưng đã được cấp giấy phép mở nhà nghỉ và đã bắt đầu đón du khách nghỉ tại nhà từ năm 2001 Dịch vụ này đã được Công ty Du lịch An Giang triển khai Làng Chăm Châu Phong và Mỹ Hòa Hưng được ADB lựa chọn phát triển DLCĐ

- Các bên liên quan tích cực đầu tư, tổ chức

Ở tỉnh An Giang, vai trò của công ty du lịch là rất quan trọng Công ty du lịch An Giang – doanh nghiệp du lịch nhà nước lớn nhất – là công ty đầu tiên ký kết hợp đồng độc quyền với các hộ gia đình và lựa chọn một hộ có khả năng nhất kéo dài thời gian tham quan trên vùng này

ADB hiện nay đang thực hiện một dự án ở An Giang nhằm nâng cao chất lượng môi trường và tập trung phát triển DLCĐ Tuy nhiên, dự án đang bị chậm lại gây nên những phản hồi tiêu cực từ phía CĐ và chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương thì nhiệt tình, tuy nhiên Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch chưa có những can thiệp gì đáng kể vào hoạt động du lịch trong vùng

- Hình thức xây dựng du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng chỉ ở cấp quy mô nhỏ Chỉ có 4 hộ dân tham gia cung cấp dịch vụ công suất lớn nhất là 6 du khách cho một đêm Những hộ

Trang 39

này được Công ty Du lịch An Giang chọn lựa như là những hộ thí điểm cho dịch vụ nghỉ tại nhà dân, 3 trong số 4 hộ đã có giấy phép mở nhà nghỉ

Thuận lợi lớn nhất của địa bàn là người dân thân thiện và nhiệt tình, đặc biệt là người già nhận thức được rằng du khách nghỉ lại tại nhà dân là một kinh nghiệm lớn của quá trình trao đổi văn hóa Do gần với nhà tưởng niệm Bác Tôn - điểm thu hút du khách - dịch vụ tại nhà dân chú ý vào các KDL đến thăm nhà tưởng niệm, những người muốn có được kinh nghiệm được nghỉ tại nhà dân địa phương và đó cũng là dịch vụ chủ yếu

- Bài học kinh nghiệm

Cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa CĐ và doanh nghiệp Hướng dẫn thường xuyên cho CĐ và chính quyền địa phương cần phải giám sát hoạt động giữa công ty và người dân Nguy cơ của hợp đồng độc quyền là nhìn thấy được Những can thiệp hiệu quả của chính quyền địa phương có thể bảo vệ được quyền lợi của người dân và giảm những hành vi vô nguyên tắc từ các công ty Cần phát huy hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương trong việc điều phối giữa các bên liên quan khác

1.2.2.2 Cù lao Thới Sơn (Cồn Lân) - Tiền Giang

Thới Sơn thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 70km, được biết đến như một điểm du lịch nổi tiếng Hoạt động du lịch ở cù lao Thới Sơn

từ năm 1985 với 5 điểm (Thới Sơn 1, 3, 4, 5, 6) trong đó Thới Sơn 1 được đầu tư và quản lý bởi Công ty Du lịch Tiền Giang với một chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh bao gồm khách sạn, nhà hàng, du thuyền và một số hộ gia đình phục vụ du lịch bằng những

SP địa phương tự sản xuất

- Phát huy vai trò của các bên liên quan

Công ty Du lịch Tiền Giang là đơn vị tích cực nhất tham gia vào quá trình phát triển điểm du lịch này, đã khởi xướng hoạt động DLCĐ bằng việc kết hợp với những hộ gia đình đủ năng lực thông qua hợp đồng độc quyền Công ty đầu tư vào những hạ tầng như nâng cấp đường đi trong làng, hỗ trợ tài chính cho các mặt hàng

Trang 40

tiêu dùng như trà và hoa quả để phục vụ cho du khách, tư vấn cho CĐ trong việc phát triển SP

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang và Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch tham gia vào các hoạt động hành chính và kiểm soát du lịch, giải quyết các xung đột xuất hiện giữa doanh nghiệp và các hộ gia đình ADB tài trợ nâng cấp hạ tầng cơ sở xây dựng bến tàu ở Mỹ Tho và trung tâm thông tin du lịch CĐĐP là hộ gia đình ở cù lao Thới Sơn cung cấp các DVDL như các khu nghỉ, quà lưu niệm và chèo thuyền

- Mô hình du lịch cộng đồng

Phương thức hoạt động du lịch ở đây không thu hút sự tham gia của cả CĐ, bởi vì những hợp tác được ký kết giữa các công ty du lịch và các hộ gia đình riêng biệt Mối liên kết giữa các gia đình với nhau không được chặt chẽ Do áp dụng chính sách độc quyền, các hộ chỉ nhận được khách từ các công ty Khi nhu cầu tăng, càng nhiều hộ sẵn sàng ký hợp đồng với các công ty, và dần dần trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau

Những người chèo thuyền trên các con kênh rạch chủ yếu là người nghèo, những người không có đất, không công ăn việc làm thuộc diện những người nghèo nhất mới là thành viên của nhóm này Vì vậy, chính sách này chính là phương pháp tạo thu nhập hiệu quả, duy trì được bình đẳng giữa các hộ dân sống trên cù lao

- Bài học kinh nghiệm

Củng cố hợp tác và gắn kết giữa các hộ gia đình để hỗ trợ lẫn nhau là điều kiện sống còn Cũng cần phải có một kế hoạch chia sẻ lợi nhuận tốt hơn trong CĐ

Xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương là rất cần thiết vì DLCĐ là một hình thức mới và sự can thiệp của chính quyền địa phương là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích CĐ, đặc biệt là những người nghèo, từ các điều khoản không thuận lợi trong hợp đồng ký với doanh nghiệp Kinh nghiệm phục vụ du khách qua nhiều năm cộng với an ninh đặc biệt tốt là những thuận lợi của DLCĐ tỉnh Tiền Giang Mặt khác,

Ngày đăng: 07/07/2015, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Vũ Thế Bình chủ biên (2009), Non nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch – trung tâm thông tin du lịch Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Việt Nam
Tác giả: Vũ Thế Bình chủ biên
Năm: 2009
5. Chi cục thống kê huyện Chợ Lách (2014), Niên giám thống kê năm năm 2013 6. Tạ Doãn Cường (2008), Mô hình làng du li ̣ch ở Đồng bằng sông Cửu Long , Tạp chí khoa học xã hội, tâ ̣p 120 (số 8), tr 37-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm năm 2013 "6. Tạ Doãn Cường (2008), Mô hình làng du li ̣ch ở Đồng bằng sông Cửu Long , "Tạp chí khoa học xã hội
Tác giả: Chi cục thống kê huyện Chợ Lách (2014), Niên giám thống kê năm năm 2013 6. Tạ Doãn Cường
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Chất, Dương Đức Minh (2013), Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào loại hình du lịch homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học văn hóa và du lịch, tập 67 (số 13), tr30-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học văn hóa và du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Chất, Dương Đức Minh
Năm: 2013
8. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch, Nxb Giao thông vận tải, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Dung
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2009
9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (đồng chủ biên)(2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
10. Đoa ̀n Thi ̣ Mỹ Ha ̣nh và Bùi Thi ̣ Quỳnh Ngo ̣c (2012), Phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông - công nghiệp, Tạp chí ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh, số 28, tr1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh
Tác giả: Đoa ̀n Thi ̣ Mỹ Ha ̣nh và Bùi Thi ̣ Quỳnh Ngo ̣c
Năm: 2012
11. Nguyễn Đình Hòe , Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe , Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2002
12. Trần Huy Hùng (2006), Giới thiệu các tuyến du lịch Nam bộ, Nxb Trẻ, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu các tuyến du lịch Nam bộ
Tác giả: Trần Huy Hùng
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
13. Chu Thành Huy, Trần Đức Thanh (2013), Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, tập109 (số 09), tr161-166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và công nghệ
Tác giả: Chu Thành Huy, Trần Đức Thanh
Năm: 2013
14. Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh (2004), Nam bộ - Đất và người, tập 3, Nxb trẻ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam bộ - Đất và người, tập 3
Tác giả: Hội khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 2004
16. Đào Thi ̣ Minh Hương (2009), Du lịch cộng đồng và phát triển , Tạp chí phát triển nhân lực, số 2, tr 82-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển nhân lực
Tác giả: Đào Thi ̣ Minh Hương
Năm: 2009
17. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
18. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái – những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
19. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và quan điểm phát triển, Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng – du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và quan điểm phát triển
Tác giả: Trần Thị Mai
Năm: 2005
20. Huỳnh Minh (2001), Kiến hòa (Bến Tre) xưa, Nxb Thanh niên, Tp. HCM 21. Sơn Nam (2004), Văn minh miệt vườn và Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa, Nxb Trẻ, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến hòa (Bến Tre) xưa", Nxb Thanh niên, Tp. HCM 21. Sơn Nam (2004), "Văn minh miệt vườn và Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa, Nxb Trẻ
Tác giả: Huỳnh Minh (2001), Kiến hòa (Bến Tre) xưa, Nxb Thanh niên, Tp. HCM 21. Sơn Nam
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
22. Trương Văn Nghĩa, Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch ở Bến Tre, Tạp chí di sản thế giới, số 9-2011(60), tr 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí di sản thế giới
23. Nguyễn Tấn Nghĩa, Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Bến Tre, Tạp chí di sản thế giới, số 9-2011(60), tr14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí di sản thế giới
25. Thạch Phương- Đoàn Tứ chủ biên (2001), Địa chí Bến Tre, NXB. Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Bến Tre
Tác giả: Thạch Phương- Đoàn Tứ chủ biên
Nhà XB: NXB. Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 2001
26. Võ Quế (2006), Du li ̣ch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng , Nxb Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du li ̣ch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuâ ̣t
Năm: 2006
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Lao động, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w