HOẠT ĐỘNG DU LI ̣CH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
2.1. Tổng quan về huyê ̣n Chơ ̣ Lách
2.1.1. Lịch sử hình thành địa danh hành chính huyện Chợ Lách
Chợ Lách hay còn gọi là Lách – Cần Thay, vùng đất này hoang vu với nhiều loại cây lau, lách mọc um tùm, được cư dân người Việt đến khẩn hoang sinh sống, dần dần người định cư đông và trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tác giả Duy Minh Thị trong “Nam kỳ lục tỉnh dư địa chí” đã miêu tả vùng đất này nhƣ sau: “Sông Cần Thay thượng ở về hướng đông sông lớn Long Hồ, theo sông lớn hướng Nam ra đi xuống cửa biển Cổ Chiên; ở vàm sông đi về hướng đông thì gặp giáp nước, hướng Bắc thông với sông Phú Sơn tục danh Cái Ớt. Cách 25 dặm thì đến chợ Bình Định, tục danh là chợ Cần Thay rồi đổi lại nhƣ bây giờ là Chợ Lách…”. [3, tr.9]
Từ ngày 25 tháng 1 năm 1908 Chợ Lách là một quận của tỉnh Vĩnh Long, gồm 3 tổng: Bình Thạnh, Bình Xương và Minh Ngãi. Trong thời gian dài sau đó, huyện Chợ Lách nhiều lần bị giải thể, sáp nhập trở thành một đơn vị hành chính khi thuộc tỉnh Vĩnh Long, khi thuộc tỉnh Bến Tre.
Ngày 09 - 02 - 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/NĐ - CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chợ Lách nhƣ sau:
- Thành lập xã Hƣng Khánh Trung A thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh 1.331,67 ha diện tích tự nhiên và 8.760 nhân khẩu của xã Hƣng Khánh Trung.
- Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh 713 ha diện tích tự nhiên và 6.132 nhân khẩu của xã Phú Sơn.
- Xã Hƣng Khánh Trung còn lại 1.024,03 ha diện tích tự nhiên và 7.334 nhân khẩu (được đổi tên thành xã Hưng Khánh Trung B).
- Tách toàn bộ diện tích và dân số của xã Hƣng Khánh Trung A và xã Phú
Mỹ kết hợp với các xã phía Đông của huyện Mỏ Cày thành lập huyện Mỏ Cày Bắc.
44
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Chợ Lách có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Hoà Nghĩa, Phú Phụng, Sơn Định, Vĩnh Bình, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hoà, Hƣng Khánh Trung B, Phú Sơn và
thị trấn Chợ Lách.
Hiện nay, thị trấn Chợ Lách là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện, tọa lạc hai bên bờ kinh xáng Chợ Lách, một phần giáp với xã Sơn Định và Hòa Nghĩa.
2.1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Chợ Lách
Huyện Chợ Lách nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bến Tre, trong giới hạn tọa độ địa lí 106002’65” - 106027’84” Kinh độ Đông và 10014’93” - 10029’50” Vĩ độ Bắc.
Địa bàn huyện là phần trên cùng của Cù lao Minh - dải đất hẹp giữa 2 nhánh sông Hàm Luông và Cổ Chiên; phía Bắc giáp sông Tiền; Tây Bắc giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; Đông Bắc giáp sông Hàm Luông; Tây Nam giáp sông Cổ Chiên và phía Đông Nam giáp huyện Mỏ Cày Bắc cùng tỉnh. Chợ Lách cách trung tâm tỉnh Vĩnh Long khoảng 17 km, cách trung tâm tỉnh Bến Tre 50 km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120 km. Tổng diện tích tự nhiên trên toàn huyện là
167, 63 km2 chiếm 7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; dân số trung bình năm 2010 là
110.172 người, mật độ dân số 657 người/km2. [36,tr1]
Chợ Lách là vùng đất trũng thấp, địa hình bằng phẳng, hàng năm nhận được lượng phù sa lớn bởi có sông rạch chằng chịt và tiếp giáp 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông. Đất ở đây là đất bùn đen pha cát, giữ nước tốt, rất thích hợp cho trồng cây ăn trái lâu năm và nuôi thủy sản.
Trên nền khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm ở huyện Chợ Lách là
27,3o C; khí hậu chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa trung bình năm 1.340 – 1.460mm.
Thủy chế sông ngòi ở Chợ Lách chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều Biển Đông thông qua cửa sông Cổ Chiên. Trong ngày có 2 lần nước lên xuống,
45
triều cường cao nhất từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, kết hợp với mưa lớn nên thường bị vỡ đê bao cục bộ ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái.
Nhìn chung, huyện Chợ Lách có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhƣ sau:
- Do nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng lũ và triều nên điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nông nghiệp: đất đai có phổ thích nghi rộng, địa hình bằng phẳng, hầu như không nhiễm lợ, có khả năng điều tiết nước thuận lợi theo triều, thích nghi với phát triển kinh tế vườn, đạt hiệu quả khai thác nông nghiệp và hình thành các loại hình du lịch sinh thái, DLCĐ.
- Chợ Lách có vị trí địa lí thuận lợi về giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh và tỉnh Tiền Giang bằng đường thủy và đường bộ. Huyện này được coi là
hành lang trung chuyển hàng hóa quan trọng giữa các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh với các vùng bắc sông Tiền thông qua hệ thống đường thủy (kênh Lách, sông Cái Gà, sông Cái Mơn), thuận lợi cho vận tải thủy và có tiềm năng thu hút phát triển các lĩnh vực sơ chế, chế biến trái cây, du lịch đường sông.
Tuy nhiên, hệ thống sông rạch chằng chịt cũng gây trở ngại nhất định cho giao thông trong nội bộ huyện. Mặt khác, hiện nay tình trạng xói lở ở các bờ sông rạch đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của một bộ phận cư dân địa phương.
2.1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Chợ Lách 2.1.3.1. Về kinh tế
Kinh tế huyện đang phát triển khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 12% (năm 2011 là 12,73% và năm 2012 là 13%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trong khu vực II và III. Đến năm 2010, tỉ trọng của từng khu vực là: khu vực I - 46,59;
Khu vực II - 15,56; Khu vực III - 36,57. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng (năm 2010) lên 22,5 triệu đồng (năm 2013). [36,tr5]
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của địa phương. Năm 2013, toàn huyện có 10.192 ha cây ăn trái, sản lượng thu hoạch bình quân hàng năm 110 ngàn tấn, sản xuất 15 triệu cây giống và 10 triệu sản phẩm hoa kiểng,... giá
46
trị sản xuất nông nghiệp đạt 98 triệu đồng/ha/năm. Trên địa bàn huyện còn có 415 ha nuôi thủy sản, trong đó: diện tích nuôi tôm 20 ha, nuôi cá 245 ha và thủy sản khác 150 ha.[36,tr9]
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chƣa thực sự phát triển. Trên toàn huyện, đến năm 2013 có 176 cơ sở sản xuất, với nguồn vốn kinh doanh 101,412 tỷ đồng.[36,tr10]
Trong những năm gần đây, địa phương đã và đang tập trung xây dựng và
mở rộng mạng lưới chợ, phát triển hệ thống thương mại nội địa, thành lập hợp tác xã giao thông vận tải huyện, mở mới và đƣa vào khai thác tuyến xe buýt từ bến phà Đình Khao đến thành phố Bến Tre. Các tuyến giao thông vận tải thuỷ, bộ cũng được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, huyện Chợ Lách có tuyến QL 57 xuyên qua với chiều dài trên 20km, có 10 tuyến cầu được Trung ƣơng đầu tƣ xây dựng, trong đó cầu Chợ Lách đang xây dựng, dự kiến cuối năm 2014 sẽ thông xe kỹ thuật.
Huyện chú trọng kết hợp phát triển nông nghiệp gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái, DLCĐ, xây dựng và triển khai “Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Phát triển mới 02 điểm du lịch, nâng tổng số toàn huyện có 21 điểm, hằng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách.
Hàng năm, vào dịp Tết Đoan Ngọ, ngày hội Cây trái ngon, an toàn vừa là lễ hội văn hóa vừa là dịp để giao lưu phát triển kinh tế của huyện nhà.
2.1.3.2. Về xã hội
Dân số huyê ̣n năm 2010 là 110.172 người, mật độ dân số 657 người/km2, cao hơn mức trung bình của tỉnh và hàng thứ 5 trong tỉnh về mật độ dân số. Dân số
trong độ tuổi lao động của huyện chiếm 65,16% dân số. Tỉ trọng của bộ phận lao động nông nghiệp vẫn còn khá cao - chiếm 74%. Lao đô ̣ng q ua đào ta ̣o của huyện mới chỉ đạt 37,04%.[36,tr5]
Huyện Chợ Lách được nhiều người biết đến, không chỉ với nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng và các loại cây ăn quả, mà nơi đây còn là địa bàn có nhiều
47
tôn giáo nhƣ: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, tất cả sống “hòa hợp” cùng chung sức khai hóa rồi phát triển vùng đất này.[15,tr13]
Về sinh hoạt tín ngƣỡng văn hóa dân gian, toàn huyện có trên 50 cơ sở thờ tự gồm đình làng và miếu. Người dân Chợ Lách, cũng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc với tục thờ cúng tổ tiên, việc đền ơn đáp nghĩa luôn được chú trọng giáo dục lưu truyền qua các thế hệ. [15,tr13]
Công tác giáo dục được quan tâm. Mỗi xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở. Từ năm 1995, huyện Chợ Lách đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ. Chất lượng giáo dục có chuyển biến tốt, tỷ lệ
học sinh yếu kém giảm, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, thành quả phổ cập giáo dục các cấp được giữ vững.
Hệ thống y tế trên địa bàn huyện gồm có: 1 bệnh viện tuyến huyện; 1 phòng y tế, 1 trung tâm y tế huyện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 11 trạm y tế cấp xã.
Hệ thống y tế ngoài công lập, năm 2010 huyện có 32 phòng mạch và 39 cơ sở kinh doanh dược phẩm (hiệu thuốc, nhà thuốc, đại lý thuốc) đóng trên địa bàn; đạt tỉ lệ
3,8 bác sĩ trên một vạn dân. Nhìn chung, hệ thống y tế đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương. [36,tr17]
Trong những năm qua, huyện Chợ Lách cũng đã thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề dân số - lao động - việc làm trên địa bàn. Hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động thông qua đào tạo nghề, cho vay vốn sản xuất, mở rộng công tác giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2010 chỉ còn khoảng 14,9%.
2.2. Tiềm năng phá t triển du li ̣ch cô ̣ng đồng của huyê ̣n Chơ ̣ Lách 2.2.1. Tài nguyên du lịch
Chợ Lách vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, phù sa bồi đắp, nước ngọt quanh năm thuận lợi trồng cây ăn trái đặc sản và sản xuất cây giống, hoa kiểng. Nơi đây còn bảo tồn được các nhà thờ, chùa, đình, miếu của các tôn giáo lớn. Chính các
48
hoạt động thường niên của tôn giáo, lễ hội,... và hoạt động văn hóa dân gian, đờn ca tài tử,… đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của quê hương Chợ Lách đến với du khách gần xa.
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Địa hình:
Huyện Chợ Lách nằm trên cùng của vùng cù lao Minh, lượng phù sa bồi đắp hàng năm khá lớn, mang nét đặc trƣng của địa hình đồng bằng châu thổ, bằng phẳng, cao 3m so với mực nước biển tạo nên cảnh quan cồn bãi. Địa hình bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi hệ thống sông lớn và kênh rạch, thuận lợi cho việc tưới tiêu, trồng trọt các vườn cây ăn trái và di chuyển đường sông bằng các phương tiện như tàu, ghe,... để tham quan các vườn cây ăn quả và tìm hiểu những nét sinh hoạt thường nhật của người dân, phát triển DLCĐ. Trong những năm gần đây, huyện được đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường bằng bê tông, giúp việc di chuyển dễ dàng hơn bằng đường bộ trong nội huyện và đi các địa phương lân cận, thuận lợi liên kết liên tuyến trong hoạt động du lịch.
- Khí hậu:
Khí hậu huyện Chợ Lách mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm dồi dào, là điều kiện tốt để phát triển vườn cây ăn trái. Nhìn chung, huyện Chợ Lách ít chịu ảnh hưởng của bão và lũ lớn hàng năm. Do vậy, khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm trung bình rất phù hợp với các chuyến du lịch vào các mùa trong năm. Thuận lợi phát triển loại hình du lịch tham quan vườn cây ăn trái kết hợp nghĩ dưỡng.
- Tài nguyên nước:
Địa bàn huyện Chợ Lách chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, nước ngọt hầu như quanh năm, ít bị xâm nhập mặn. Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 392 ha (tăng 7,7%/ năm), trong đó có 236 ha nuôi cá, 6ha nuôi tôm và
khoảng 150 ha mặt nước của sông Cổ Chiên là địa bàn bảo tồn và khai thác ốc gạo.
Đây là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ và là nguồn cung cấp thực phẩm của huyện để phục vụ du lịch. [36,tr10]
49
Hệ thống kênh rạch chằng chịt với sự bao bọc của hai nhánh sông, gồm sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và hơn 30 nhánh sông kết ngọn nối nguồn, thuộc hệ
thống sông Tiền, đã góp phần làm phong phú nguồn tài nguyên sinh vật điển hình như: bần chua, mắm trắng, dừa nước, trâm bầu, ô rô,… Sự phân bố đa dạng của các loài thực vật đã tạo nên những cảnh quan hoang sơ, đậm chất Nam Bộ, thích hợp khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tìm hiểu môi trường sinh vật ven sông.
- Tài nguyên sinh vật:
Sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên nhƣ khí hậu, địa hình đã tạo cho huyện những vườn cây ăn trái chuyên canh rộng lớn. Trong đó, Chợ Lách được mệnh danh là “cái nôi” trái cây Nam bộ và là vùng nhân giống cây ăn quả lớn nhất cả nước. Theo thống kê của Chi cục thống kê huyện Chợ Lách, năm 2013 diê ̣n tích cây ăn quả của toàn huyện là 10.192 ha. Cơ cấu cây trồng có chiều hướng chuyển đổi và
thay giống mới cho 202ha vườn cây ăn trái kém hiệu quả thành vườn có hiệu quả kinh tế đối với 03 loại cây chủ lực như: Chôm chôm, Bưởi da xanh và Sầu riêng.
Đây là nhóm cây trồng chiếm ưu thế trên địa bàn. Đất tốt, nước ngọt quanh năm, khí hậu điều hòa là những yếu tố thiên nhiên thuận lợi rất cơ bản giúp cho con người ở đây tạo ra một vùng cây trái đặc sản thuộc loại trù phú nhất của Nam Bộ.
Trái cây Chợ Lách nổi tiếng xa gần không chỉ về số lượng mà còn có chất lượng và
chủng loại. Trái cây Cái Mơn đã trở thành một thương hiệu độc quyền của huyện và
thu hút KDL đến với Chợ Lách.
Khu bảo tồn ốc gạo ở xã Vĩnh Bình nằm bên dòng Cổ Chiên có diện tích 150ha mặt nước, được thành lập từ năm 2004, do Hợp tác xã Vĩnh Tiến thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre quản lý và khai thác. Mỗi năm hợp tác xã chỉ đánh bắt từ Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5) đến đầu tháng tám (âm lịch), bởi từ tháng giêng đến tháng tƣ âm lịch là thời điểm ốc đẻ, không thể khai thác. Trung bình mỗi con nước có thể thu được 70 - 80kg ốc. Trong những tháng khai thác ốc, mỗi xã viên có thể thu nhập được 120.000 - 150.000đ/ngày. Toàn bộ qui trình khai
50
thác, thời gian cho phép đánh bắt cũng nhƣ việc bảo quản nguồn ốc gạo nổi tiếng này đều do những người nông dân miệt Chợ Lách suy nghĩ, tìm tòi và thực hiện.
Huyện đã xây dựng và bảo vệ thương hiệu “ốc gạo Phú Đa” xã Vĩnh Bình huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó, huyện đang chú trọng đầu tƣ để phát triển khu vực này thành điểm du lịch sinh thái CĐ. Gần đây, khu bảo tồn ốc gạo xã Vĩnh Bình đã được các công ty du lịch đưa vào chương trình tour như là một điểm tham quan du lịch. Khi đến đây, du khách được thưởng thức món ốc gạo vàng, thơm, ngọt thịt do chính mình đánh bắt theo sự hướng dẫn của bà con xã viên hoặc mua ốc từ hợp tác xã và ngắm cảnh mênh mông sông nước, vườn cây ăn trái ven sông, cảnh sinh hoạt của người dân sống ở khu vực Phú Bình, Phú Đa.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện Chợ Lách khá đa dạng. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên đã tạo cho Chợ Lách ưu thế vượt trội về phát triển các loại hình du lịch sông nước, sinh thái, homestay, CĐ,… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp to lớn vào doanh thu du lịch của toàn tỉnh.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Ngoài các điều kiện tự nhiên thuận lợi, hình thành những vườn cây ăn trái chuyên canh nổi tiếng, trong đó, măng cụt được mệnh danh là nữ hoàng trái cây, huyện Chợ Lách được nhiều người biết đến, không chỉ với nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng, cái nôi của các loại cây ăn quả mà nơi đây còn là xứ sở của nhiều tôn giáo, quê hương của nhà bác học, ẩm thực độc đáo,…
- Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc tại xã Vĩnh Thành của huyện Chợ Lách, nằm cạnh bờ sông Cái Mơn hiền hòa, được xây dựng vào năm 1872 bởi Cha Gernot. Đây là
một trong những nhà thờ xƣa và lớn nhất ở tỉnh Bến Tre. Nhà thờ có tháp chuông 09 tầng, cao 56,52m với 06 chuông đúc tại nước Pháp và tổng trọng lượng các chuông đồng đến 4 tấn. Các quả chuông của nhà thờ Cái Mơn có kích thước từ 0,65m đến 1,30 m và nặng từ 300kg đến 1.000kg. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90% cƣ dân xã Vĩnh Thành (Cái Mơn). Đến viếng nhà thờ, ngoài việc tham quan các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay nhƣ tháp