Định hướng phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Du lịch học (Trang 90 - 111)

VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng

3.1.1.1. Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ những định hướng phát triển du lịch Việt Nam như sau:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp , hiện đại, có trọng tâm , trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lươ ̣ng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồng th ời cả du lịch nô ̣i đi ̣a và du l ịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh , quốc phòng, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Đẩy mạnh xã hô ̣i hóa , huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Nguồn: [37,tr14]

88

3.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Ngành du lịch Bến Tre đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2020 theo các định hướng sau:

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường. Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập văn hóa đồi trụy,...

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

- Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương.

- Phát triển du lịch Bến Tre dựa vào việc khai thác du lịch sinh thái sông nước, gắn với phát triển DLCĐ, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ sẽ mang lại các lợi ích thiết thực:

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán.

- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho nhân dân. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

89

- Phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan, môi trường,…

- Phát huy các lợi thế của địa phương để xây dựng SPDL “xứ dừa” “quê hương Đồng Khởi”, nâng cao vị thế của Bến Tre, góp phần đưa Bến Tre thành một trong những trung tâm du lịch quan trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: [38,tr51]

3.1.1.3. Định hướng chung về phát triển du lịch của huyện Chợ Lách

Ngành du lịch huyện Chợ Lách đã và đang đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách địa phương và được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư quy hoạch, định hướng phát triển trong giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung nhƣ sau:

- Phát triển du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và nhân văn.

- Phát huy nội lực, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của huyện.

- Bảo tồn, quảng bá các hình ảnh, di tích văn hóa lịch sử, văn hóa phi vật thể thông qua du lịch, phát triển các dịch vụ đi kèm nhằm tạo kinh phí để tái trùng tu các di tích.

- Phát triển du lịch phải gắn kết, liên kết với các vùng lân cận của tỉnh bạn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và với thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn:[37,tr7]

90

3.1.1.4. Kết quả phân tích bối cảnh bên trong và bên ngoài của phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Bảng 3.1. Phân tích bối cảnh bên trong và bên ngoài của phát triển du li ̣ch cộng đồng tại huyê ̣n Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Bối cảnh bên trong

Điểm mạnh Điểm yếu

- Tài nguyên du lịch sẵn có:

+ Môi trường sinh thái được bảo tồn khá tốt;

+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, bao bọc, tạo khung cảnh yên bình của vùng quê;

+ Có phong cảnh thiên nhiên được tôn tạo bởi bàn tay con người có sức hấp dẫn du khách (vườn cây ăn quả, làng nghề cây cảnh,…);

+ Cộng đồng địa phương còn giữ được bản sắc văn hóa Nam Bộ đa dạng và độc đáo (lối sống vùng nông thôn bình dị, tính CĐ thể hiện qua mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, tôn giáo, tín ngƣỡng…);

+ Ẩm thực sông nước độc đáo mang đặc thù riêng;

+ Thưởng thức di sản văn hóa thế giới: nghệ thuật đờn ca tài tử - loại hình nghệ thuật dân gian truyền

- Tổ chức quản lý về du lịch:

+ Chƣa có Ban quản lý về

DLCĐ;

+ Đội ngũ quản lý còn ít, lại hạn chế về nghiệp vụ, hiểu biết về DLCĐ còn ít;

+ Việc quản lý còn mang tính một chiều (từ trên xuống dưới), chƣa có sự liên kết;

+ Người dân phục vụ du khách nhƣng các công ty lữ hành chi trả tiền dịch vụ cho người dân.

- Cộng đồng địa phương:

+ Việc kinh doanh du lịch, chuyên môn về du lịch còn yếu (ngoại ngữ, pháp luật,…);

+ Chạy theo lợi ích trước mắt về du lịch nên đời sống và môi trường bị tác động tiêu cực (cạnh tranh, tệ nạn, quy hoạch tự phát,…);

91 thống của người Nam bộ.

- Sản phẩm du lịch không mang tính thương mại đơn thuần mà là

tác phẩm thực của người nông dân tạo ra để đón tiếp du khách.

- Sự quan tâm, hỗ trợ của ngành du lịch địa phương: tập huấn, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, quy hoạch, …).

- Nguồn lao động tại chổ dồi dào.

+ Trình độ dân trí chƣa cao.

- Chưa được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ.

- Hệ thống giao thông đường bộ còn hạn chế.

- Không có nguồn vốn để đầu . - Sản phẩm du lịch đơn điệu, nhỏ lẻ, chƣa chuyên nghiệp.

Bối cảnh bên ngoài

Cơ hội Thách thức

- Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch được quan tâm và khuyến khích phát triển hiện nay, nên:

+ Thu hút nguồn khách từ các địa phương lân cận và ngoài nước đến tham quan, sử dụng dịch vụ,…

góp phần cải thiện kinh tế địa phương

+ Chính phủ, chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ, đầu tƣ (các đề án, dự án phát triển du lịch quốc gia, tỉnh, huyện, xã;

hệ thống luật pháp về du lịch là cơ sở pháp lý quan trọng,…);

+ Quảng bá du lịch địa phương thông qua các hãng lữ hành rất tốt.

- Bến Tre là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí

hậu nên nguy cơ đất nhiễm mặn, sạt lở,… tăng lên trong tương lai, ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng.

- Các yếu tố thời tiết: mƣa, bão… sẽ ảnh hưởng đến hoạt động du lịch vì sông rạch bao bọc xung quanh.

- Xu hướng thương mại hóa hoạt động du lịch sẽ ảnh hưởng đến văn hóa du lịch địa phương:

+ Phong cách phục vụ của nhà

hàng bắt đầu mang tính thương

92 - Cơ chế nền kinh tế thị trường đang vận hành:

+ Sẽ thu hút người dân tham gia vào các loại hình kinh tế dịch vụ

và họ phải đa dạng sản phẩm du lịch để thu hút du khách;

+ Khả năng nhận thức về du lịch của người dân và lãnh đạo về du lịch địa phương được nâng cao;

+ Tạo cơ hội để người dân địa phương và du khách trao đổi, giao lưu văn hóa thông qua hoạt động DLCĐ;

+ Cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.

- Xu hướng phải có sự liên kết bên trong và bên ngoài địa phương để phát triển du lịch sẽ là cơ hội để:

+ Tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm ở trong và ngoài tỉnh về

quản lý và phát triển du lịch;

+ Giới thiệu hình ảnh du lịch Chợ

Lách ra bên ngoài thông qua việc trao đổi, liên kết với các bên liên quan trong tỉnh và ngoài tỉnh.

mại, ít giao lưu với du khách;

+ Các tệ nạn: chèn ép khách, giá cả dịch vụ đắt đỏ,…

- Sản phẩm du lịch ở các địa phương lân cận có tính cạnh tranh cao hơn.

- Chƣa có cơ sở pháp lý cấp tỉnh về hoạt động DLCĐ là

thách thức lớn trong việc quản lý, quy hoạch và tổ chức DLCĐ tại huyện.

93

3.1.1.5. Nhu cầu cầu xã hội về phát triển du lịch cộng đồng

Trong xu thế phát triển chung của du lịch thế giới, du lịch bền vững ngày càng được quan tâm hơn bởi KDL. Đó là việc phát huy các giá trị truyền thống của địa phương, nâng cao nhận thức CĐ về bảo vệ và ứng phó với những tác động của môi trường. Một xu hướng đang phát triển là du lịch kết hợp với công tác tình nguyện, qua đó, du khách có thể giúp đỡ CĐĐP trong quá trình đi du lịch. Loại hình du lịch này dự kiến sẽ tăng vì du khách đang ngày càng tìm kiếm những cách đi du lịch có ý nghĩa hơn và có thể đóng góp nhiều hơn cho CĐĐP.

Nhu cầu du lịch mạo hiểm kết hợp các hoạt động DLCĐ ngày càng tăng. Bên cạnh các hoạt động mạo hiểm, KDL cũng ngày càng trở nên quan tâm hơn đến sự tương tác với CĐĐP, giáo dục văn hóa, tình nguyện để mang lại lợi ích cho môi trường và CĐ. Vì vậy, nhiều nhà tổ chức các tour mạo hiểm đã lồng ghép các chuyến thăm CĐ để du khách có sự trải nghiệm về tự nhiên, con người tại địa phương mà họ đi qua. Kết quả khảo sát thực tế ở huyện Chợ Lách cho thấy, có 42%

KDL thích và 18,5% khách du lịch rất thích việc nghỉ đêm tại nhà người dân địa phương (Phụ lục 4.1, Câu 3). Qua đó, thấy rằng, đa số khách du lịch đến Chợ Lách mà có nhu cầu nghỉ qua đêm họ chọn cơ sở lưu trú là nhà dân và sẵn sàng tham gia các sinh hoạt thường nhật như người dân địa phương.

Xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới và thiết thực của du khách ngày càng tăng thay vì những ngày nghỉ đơn thuần phổ biến. Những KDL này muốn tìm kiếm những trải nghiệm càng khác lạ với cuộc sống bình thường hàng ngày của họ càng tốt. Họ muốn thăm các điểm du lịch chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi con người hiện đại, còn lưu giữ những nét hoang sơ của thiên nhiên.

Huyện Chợ Lách nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng đất có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch sinh thái rừng ngập mặn, du lịch sông nước, miệt vườn,… Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã xác định: trong những năm tới KDL quốc tế đến vùng này sẽ tăng và đạt mức tăng trưởng trung bình 9,0%/năm - giai đoạn 2011 - 2015 và

94

8,7%/năm - giai đoạn 2016 - 2020. Khách du lịch nội địa đến với Bến Tre chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam với mục đích tham quan thắng cảnh, nghỉ cuối tuần, tham quan các di tích,… Ngoài ra còn có một lượng lớn người dân Bến Tre tham gia vào dòng KDL cuối tuần, lễ hội nội địa. Cũng trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định: vùng đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ gia tăng KDL nội địa khoảng 6%/năm cho giai đoạn 2011 – 2015 và 7,4%/năm cho thời kỳ 2016 - 2020. Tuy nhiên, Bến Tre có điểm xuất phát thấp nên tốc độ tăng trưởng có mức cao hơn mức trung bình của toàn vùng. [38, tr.60]

3.1.2. Đề xuất định hướng phát triển du lịch cộng đồng huyện Chợ Lách Trên cơ sở phân tích bối cảnh bên trong và bên ngoài về phát triển du lịch cộng đồng của huyện, tìm hiểu nhu cầu của xã hội về DLCĐ và dựa vào các định hướng phát triển du lịch của quốc gia, của tỉnh Bến Tre và địa phương, tác giả luận văn đề xuất định hướng phát triển DLCĐ ở huyện Chợ Lách đến năm 2020 nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý về du lịch của huyện, xây dựng SPDL đặc trưng, cải thiện thu nhập của người dân và tạo sự liên kết, thu hút đầu tư du lịch.

3.1.2.1. Quan điểm và mục tiêu phá t triển du li ̣ch cộng đồng

* Quan điểm phát triển du lịch cộng đồng:

- Phát triển DLCĐ phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để nhận được sự hỗ trợ kịp thời của ngành khác đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển.

- Phát triển DLCĐ phải có trọng tâm, trọng điểm, phải gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội để đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, quy hoạch, thị trường khách, tiếp thị,…

- Phát triển DLCĐ phải dựa trên phát huy nội lực, có sự hợp lực của các ngành, các thành phần kinh tế, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để ƣu

95

tiên đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của huyện.

- Phát triển DLCĐ gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để tạo sự bền vững cho hoạt động du lịch và là yếu tố quan trọng để thu hút du khách, đồng thời phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường xã hội, văn hóa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến thuần phong, mỹ tục.

- Phát triển DLCĐ phải đặt huyện Chợ Lách trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các địa phương lân cận trong khu vực, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Cần Thơ nhằm tạo thị trường khách bền vững.

*Mục tiêu tổng quát:

Tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành du lịch Chợ Lách mô ̣t cách bền vƣ̃ng dựa trên các loại hình du lịch chính : du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng; du lịch trải nghiệm cuộc sống; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch thể thao, vui chơi giải trí;

khuyến khích phát triển DLCĐ, kêu gọi đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ nhà

hàng, lưu trú, tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý, cán bộ kinh doanh. Phấn đấu tăng doanh thu du lịch đạt 25% /năm, tăng lượng khách đến tham quan địa phương đạt 15%/năm. Từng bước đưa ngành du lịch của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tạo nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, giải quyết lao động.[37, tr.8]

*Một số chỉ tiêu cụ thể

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

- Đầu tƣ nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Du Lịch huyện, thành lập tổ quản lý DLCĐ và xây dựng cơ chế hoạt động của tổ quản lý DLCĐ.

- Duy trì việc tổ chức ngày hội Cây trái ngon an toàn hàng năm, từng bước nâng qui mô lên cấp khu vực. Đây là yếu tố thu hút và hình thành hướng phát triển DLBV.

- Có chính sách ƣu đãi cho các hộ đầu tƣ phát triển du lịch nhƣ hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong thời gian 3 năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Du lịch học (Trang 90 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)