Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty là một đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý cũng như đối với công ty nhằm hướng công ty quan tâm khai thác tiềm
năng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, tăng cường tích luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Một doanh nghiệp luôn có mục tiêu cụ thể và các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tiến hành đều hướng tới mục tiêu chung đó, đó chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển không ngừng. Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu từ đó cứ sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành phân tích hiệu qủa xuất khẩu dựa vào các chỉ tiêu đã xác định. Phân tích hiệu quả xuất khẩu giúp cho công ty nhìn ra được kết quả mà công ty thu được so với chi phí đã bỏ ra từ đó sẽ có hướng kinh doanh đúng đắn. Để phân tích hiệu quả xuất khẩu công ty sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tổng lợi nhuận
Hiệu quả ở đây biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là gia công xuất khẩu hàng hóa FOB, đây là hoạt động chiếm hầu hết doanh thu của công ty (chiếm 95%).
Bảng 2.12: Lợi nhuận xuất khẩu của công ty qua 2 năm 2009, 2010
(ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
+/- %
Doanh thu XK 453.026.402.687 591.687.701.076 138.661.298.389 30,61% Chi phí XK 433.938.584.840 566.088.984.266 132.150.399.426 30,45% Lợi nhuận XK 19.087.817.847 25.598.716.809 6.510.898.963 34,11% Nhìn vào bảng tổng hợp ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2010 tốt hơn năm 2009. Lợi nhuận xuất khẩu năm 2010 tăng 6.510.898.963 đồng so
với năm 2009 tương ứng tăng 34,11%, đây là tỷ lệ tăng khá cao chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả và tăng trưởng.
Tuy nhiên khi sử dụng lợi nhuận tuyệt đối để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ không chính xác bởi vì khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào yếu tố kết quả khác như giá cả của đầu vào, các chính sách thuế, thay đổi của tỷ giá hối đoái…
Chính vì vậy công ty đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để phản ánh hiệu quả xuất khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đây là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cho thấy lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại cao hay thấp.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = * 100
Bảng 2.13: Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính 2009 2010 Chênh lệch Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu XK % 4,21% 4,33% 0,11%
Ta có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của cả hai năm 2009, 2010 đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty đạt hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng so với năm 2009 là 0,11%. Chỉ tiêu này
tăng cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được do doanh thu xuất khẩu đem lại là tăng chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu được nâng cao. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nhưng mức tăng không đáng kể, công ty cần phải lưu ý và có thêm biện pháp để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong năm 2011
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = * 100 Chi phí
Bảng 2.14: Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 Chênh lệch
Tổng chi phí XK Đồng 433.938.584.840 566.088.984.266 132.150.399.426 Lợi nhuận XK Đồng 19.087.817.847 25.598.716.809 6.510.898.963 Tỷ suất lợi
nhuận / Chi phí % 4,40% 4,52% 0,12%
Như vậy, một đồng chi phí bỏ ra năm 2010 có thể thu về 0,0452 (4,52%) đồng lãi gộp. Còn năm 2009 một đồng chi phí bỏ ra có thể thu về 0,04 đồng lãi gộp, chênh lệch là 0,0012 (0,12%) sự chênh lệch này không nhiều chứng tỏ năm 2010 công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí qua mỗi năm nhằm tăng lợi nhuận.
Nhưng nhìn chung ta có thể thấy rằng các khoản chi phí của công ty để tiến hành hoạt động xuất khẩu là tiết kiệm. Tỷ lệ lợi nhuận thu về từ mọi hoạt động chi phí là tương đối cao. Bản thân doanh lợi theo chi phí này phàn ánh mức độ tiết kiệm các khoản chi phí và cũng là một khía cạnh quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu
Là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận
Tỷ suất LN sau thuế / nguồn vốn chủ sở hữu = *100 Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.15: Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 Chênh lệch
Vốn chủ sở hữu Đồng 88.639.596.851 149.226.456.049 60.586.859.198 Lợi nhuận XK Đồng 19.087.817.847 25.598.716.809 6.510.898.963 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn
chủ sở hữu % 21,53% 17,15% -4,38%
Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh, chỉ tiêu này tăng giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư. Qua bảng phân tích có thể thấy, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu không hiệu quả bằng năm 2009, giảm 0,0438 đồng (4,38%) điều này cho thấy dù số vốn chủ sở hữu tăng nhưng lợi nhuận chưa tăng kịp xứng với số vốn đó.
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
Tổng chi phí (VND) Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu =
Doanh thu xuất khẩu (USD)
Bảng 2.16: Phân tích tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 Chênh lệch
Doanh thu xuất khẩu USD 23.929.136,00 31.253.311,91 7.324.175,91 Tổng chi phí VNĐ 433.938.584.840 566.088.984.266 132.150.399.426 Tổng chi phí/Doanh
thu xuất khẩu VNĐ/USD 18.134,32 18.112,93 -21,39
Nhìn vào bảng phân tích trên và so sánh với tỷ giá hối đoái ta có thể thấy tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của công ty là 18.134,32 < 18.932 là tỷ giá hối đoái tại thời điểm cuối năm 2010, tức là với 18.134,32 VNĐ doanh nghiệp sẽ thu lại được 1 USD, tỷ suất ngoại tệ nhỏ hơn tỷ giá hối đoái tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tỷ suất ngoại tệ càng nhỏ thì tức là doanh nghiệp càng đạt được hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu.
* Điểm hòa vốn là điểm mà TSNTXK = Tỷ giá hối đoái
Với tổng chi phí giữ nguyên như vậy thì doanh thu để đạt được điểm hòa vốn của doanh nghiệp là: (Năm 2010)
Tổng chi phí (VND) Tỷ giá hối đoái = TSNTXK = 18932 =
Doanh thu xuất khẩu (USD)
Tổng chi phí (VND) 566.088.984.266 => Doanh thu XK tại điểm hòa vốn = =
Tỷ giá hối đoái 18.932 = 29.901.171,79 USD
Như vậy so với doanh thu hòa vốn, doanh thu xuất khẩu của công ty lớn hơn cụ thể là 1.352.140,12USD, điều này chứng tỏ công ty đạt hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu
Hiệu quả tài chính:
Tính đến ngày 31/12 năm 2009 công ty đã niêm yết 5.430.000 cổ phiếu cho các cổ đông, số cổ phiếu phát hành thêm chưa niêm yết là 3.258.000 cổ phiếu và đến tháng 5 năm 2010 niêm yết , năm 2010 công ty phát hành thêm 3.312.000 cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 số vốn điều lệ của công ty là 134.613.250.000 đồng với tổng số cổ phần là 13.461.325 cổ phần. Như vậy, có thể thấy quy mô của công ty ngày càng tăng qua các năm thể hiên tiềm lực tài chính của công ty ngày càng lớn mạnh hơn điều này càng khẳng định vị thế của công ty trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc trong nước.
Hiệu quả kinh tế xã hội: Hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương ứng với hoạt động đó, Năm 2006
công ty khởi công xây dựng nhà máy TNG dưới khu công nghiệp Sông Công tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, hiện nay công ty đang xây dựng nhà máy TNG dưới Phú Bình dự kiến cũng sẽ giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động dưới Phú Bình.
2.2.2.2. Các biện pháp mà công ty đang áp dụng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
* Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực :
- Đầu tư cho các bộ phận quản lý, cán bộ nghiệp vụ đi đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng làm việc ở trong và ngoài nước. Phần đấu đến năm 2015 cán bộ quản lý từ cấp tổ trưởng sản xuất trở lên được đào tạo năng cao 100%. Yêu tiên số một là cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ đơn hàng.
- Đầu tư bằng cơ chế tiền lương, đề bạt bổ nhiệm và các chế độ phúc lợi khác thu hút được cán bộ có năng lực và trình độ cao vào làm việc cho công ty.
* Đầu tư đổi mới các ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý :
- Tiếp tục đầu tư nâng cao phần mềm kế toán để đến năm 2011 tất cả hóa đơn xuất nhập hàng hóa, hóa đơn xuất bán hàng hóa của toàn công ty đều thực hiện bằng hóa đơn điện tử.
- Tiếp tục đầu tư nâng cao phần mềm điều hành sản xuất, đến đầu tháng 6 năm nay tất cả các vật tư hàng hóa ra vào công ty đều phải được cập nhập lên phần mềm quản lý điều hành sản xuất. Phần mềm này phải được linh với phần mềm kế toán vào năm 2011 để giảm việc cập nhật danh mục vật tư hàng hóa ra vào công ty.
- Đầu tư phần mềm quản lý nhân sự, chấm công để đến tháng 6 năm 2010 tất cả việc theo dõi thời gian làm việc, tính toán tiền lương và theo dõi các chế độ chính sách cho người lao động đều được thực hiện bằng phần mềm.
- Đầu tư phần mềm về theo dõi đánh giá chất lượng cán bộ, phấn đấu đến năm 2011 việc đánh giá chất lượng quản lý, cán bộ nghiệp vụ của toàn công ty được lượng hóa bằng điểm số theo phần mềm.
- Tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng các phần mềm tiên tiến khác vào công ty và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty để giảm chi phí, tăng được giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Đầu tư cơ sở vật chất :
- Tiếp tục đầu tư cho nhà máy TNG Sông Công để đảm bảo đủ cho 72 dây chuyền sản xuất.
- Tiếp tục đầu tư thêm một số máy móc thiết bị chuyên dùng để làm được các đơn hàng có chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho công ty.
- Trong 2 năm 2010 và 2011 đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình 64 chuyền may hàng dệt kim và đưa tổng số chuyền may của toàn công ty lên 172 chuyền với số lao động gần một vạn người. sau đó công ty không đầu tư mở rộng thêm nhà máy may nữa mà tập trung đầu tư chiều sâu và công tác mở rộng thị trường, công tác thiết kế mẫu để gia thêm giá trị hiệu quả kinh tế cho sản phẩm.
- Tiếp tục nghiên cứu lập các dự án đầu tư cho sản phẩm mới để khi khấu hao hết giá trị đầu tư của các nhà máy may thì đầu tư tiếp.
* Phát hành thêm cổ phiếu để lấy vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án TNG Phú Bình của công ty.