Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG.doc (Trang 77)

- Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.

- Các nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng và sản lượng thấp. Trong năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho hàng may mặc đã tác

động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói riêng.

- Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức.

- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế, đặc biệt là thị trường trong nước.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Nguồn nhân công giá thấp cũng là một lợi thế nhưng không phải là lợi thế bền vững vì hai lý do: khả năng chuyển dịch của lao động giữa các vùng là khá cao và năng suất lao động của TNG thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn trong ngành. Và hiện nay, lao động ngành may dịch chuyển trở lại khu vực nông nghiệp khi lương của công nhân trong ngành may là khá thấp không đủ bù đắp chi phí sinh hoạt. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, nếu TNG tiếp tục khai thác nguồn lao động giá thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc nhiều gây nên việc thiếu lao động cho hoạt động sản xuất.

- Số nhân viên có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, công ty cần phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề nhân viên hơn nữa, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty.

- Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao.

- Trong hoạt động kinh doanh đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước và quốc tế.

Thị trường trong nước như: Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Xí nghiệp may 6, Công ty may Nhà Bè…

Thị trường nước ngoài như: Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia… là những nước có sự phát triển rất mạnh ngành dệt may trong những năm gần đây.

Doanh thu chủ yếu của Công ty từ việc xuất khẩu, các công ty khác cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn đòi hỏi Công ty phải có những bước đi lớn trong hoạt động kinh doanh.

2.3. Kết luận

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 1979, tiền thân là xí nghiệp may Bắc Thái. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc. Qua hơn 30 năm hoạt động công ty đã có nhiều khách hàng trên thị trường thế giới, một số khách hàng có cam kết hoạt động lâu dài với công ty như: The children’s place, Columbia Sportswear,.... Công ty đã có những vị thế đáng kể trong thị trường hàng may mặc xuất khẩu trong nước.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chính của công ty, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một vấn đề theo chốt nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận của công ty. Qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty, sẽ nêu ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác xuất khẩu, từ đó sẽ có những phương hướng biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm sắp tới.

CHƯƠNG III.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới.

3.1.1. Định hướng của toàn ngành dệt may

* Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may năm 2011 và dự báo:

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 1,8 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 13,8% kế hoạch năm. Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc dự báo đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2010.

Trong tháng 1/2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường tăng mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 659,1 triệu USD, tăng 11,4% so tháng 12/2010 và tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tuy giảm nhẹ 3,2% so tháng 12/2010 nhưng tăng tới 82,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Đức đạt cao nhất, trên 58,8 triệu USD tăng 0,14% so tháng 12/2010 và tăng 52,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt 41,2 triệu USD, giảm 2,4% so tháng 12/2010 nhưng tăng 125,4% so cùng kỳ năm ngoái; sang Anh đạt 37,75 triệu USD, tăng 0,5% so tháng 12/2010 và tăng 96,4% so cùng kỳ năm ngoái…

Tương tự, xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cũng tăng 11,1% so tháng 12/2010 và tăng 83,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu hàng dệt may sang ASEAN đạt 93,4 triệu USD, tăng 22,16% so tháng 12/2010 và tăng 109,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang một số thị trường tăng đột biến so với tháng 1/2010 như Canada tăng 218,1%; sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 154,25%; sang Đan Mạch tăng 226,67%; sang Campuchia tăng 144,21%...

Bảng 3.1: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 1/2011 Thị trường Tháng 1/2011 (USD) So tháng 12/2010 (%) So tháng 1/2010 (%) Hoa Kỳ 659.108.899 11,40 40,77 EU 232.231.382 -3,23 82,46 Nhật Bản 133.444.680 11,12 83,39 Hàn Quốc 71.183.224 38,06 143,03 CHLB Đức 58.800.312 0,14 52,79

Tây Ban Nha 41.197.245 -2,41 125,39

Anh 37.757.320 0,52 96,41 ASEAN 93.371.934 22,16 109,18 Canada 20.353.568 -4,82 218,10 Hà Lan 18.558.236 -16,32 42,67 Pháp 17.709.037 -15,64 56,48 Đài Loan 16.488.755 -4,92 34,79 Italia 15.944.626 -7,68 47,63 Bỉ 12.831.186 2,91 78,51 Thổ Nhĩ Kỳ 12.752.781 15,10 154,25 Trung Quốc 10.044.532 -14,12 161,88 Đan Mạch 9.642.682 7,74 226,67 Nga 7.575.333 -20,69 55,38 Campuchia 7.439.178 15,34 144,21 Thụy Điển 7.020.222 -19,87 124,89 Mêhicô 6.347.063 12,58 59,95 Ôxtraylia 5.934.112 21,91 26,03 Inđônêxia 5.660.496 -26,38 23,92 Hồng Kông 5.205.930 -13,03 64,58 UAE 5.130.082 -7,22 55,98

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Bảng 3.2: Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010-2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Kim ngạch XK hàng dệt (triệu USD) 1.553,5 1.798,8 1.942,7 2.212,7 Kim ngạch NK hàng dệt (triệu USD) 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5 Cán cân thương mại ngành dệt (triệu USD) -3.503,4 -3.368,0 -3.048,0 -3.183,8 Kim ngạch XK hàng may mặc (triệu USD) 9.665,4 11.198,6 12.989,0 13.805,3 Kim ngạch NK hàng may mặc( triệu USD) 379,8 414,0 451,3 497,3

Cán cân thương mại ngành may mặc (triệu

USD) 9.285,6 10.784,6 12.538,7 13.408,0

(Nguồn: www.trademap.org)

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2010-2020 Mặt hàng Đơn vị 2010 2020 Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Bông Nghìn tấn 20 255 235 60 430 370

Sợi nhân tạo Nghìn tấn 260 220 600 370

Chỉ và filamen Nghìn tấn 350 790 440 650 1.350 700

Vải Triệu m2 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950

(Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội)

Ngành dệt may Việt Nam có những lợi thế: - Chi phí nhân công cạnh tranh

- Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hàng năm bổ sung thêm 1,3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, cần cù …

- Thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành dệt may.

- Thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…đã khá quen thuộc với các mặt hàng dệt may Việt Nam và sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn nữa theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Triển vọng từ các thị trường:

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 do nền kinh tế các nước và khu vực đang dần hồi phục tuy đà tăng trưởng còn chậm chạp so với mong đợi của các chuyên gia. Nhưng trong những tháng đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đang gia tăng làm gia tăng nhập khẩu hàng dệt may từ các thị trường lớn.

Bảng 3.4: Tham khảo trị giá nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường lớn giai đoạn 2005- 2010 và dự báo 2011

(ĐVT: tỷ USD) Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dự báo 2011 Hoa Kỳ 97,37 101,15 103,98 100,51 81,06 93,30 98,86 Đức 36,31 39,02 42,33 45,27 45,34 47,55 49,15 Nhật Bản 27,50 29,11 29,36 31,66 31,07 31,76 32,17 Anh 27,86 29,29 32,60 31,54 27,31 29,03 29,53 Pháp 24,58 25,59 28,80 30,95 26,95 29,44 30,09 Italia 21,30 23,93 26,71 27,55 23,01 25,14 25,67 Trung Quốc 23,44 25,68 25,37 25,00 21,78 20,78 20,35 Bỉ 11,69 12,37 13,83 14,91 12,38 13,85 14,61 Canada 9,91 10,73 11,55 11,93 10,55 11,34 12,08 (Nguồn: www.trdemap.org)

 Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.5: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1.Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000

2.Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000

3.Sản phẩm chủ yếu

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300

- Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650

- Vải các loại Triệu M2 1.000 1.500 2.000

- Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70

(Nguồn: Bộ công thương)

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG xây dựng định hướng phát triển chung của công ty trong những năm tới như sau:

May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản xuất kinh doanh mới, trước hết để phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in, thêu,.... Tiến tới kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và kinh doanh bất động sản.

Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 - 15% từ nay đến năm 2015, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ

Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, phát huy tối đa công suất thiết kế để tăng năng suất lao động. Công ty cũng thường xuyên bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới.

-> Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phụ trợ rất phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Việc tăng cường đầu tư xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trên thị trường hàng dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của dệt may Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, công ty luôn ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng lớn.

Về đầu tư

Trong năm 2011 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại văn phòng công ty số 160 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên với quy mô 15 tầng diện tích sàn hơn 30.000m2, tổng vốn đầu tư tạm tính là 100 tỷ đồng.

Tiếp tục đầu tư bổ sung đổi mới máy móc thiết bị tạm tính 30 tỷ.

Đầu tư xây dựng, trang thiết bị cho nhà may TNG Phú Bình dự định đưa vào sản xuất vào quý III năm 2011.

Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Khi xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm việc ổn định 2 ca và nhà máy TNG Sông Công làm việc ổn định 1 ca thì tổng doanh thu của công ty năm 2011 đạt 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 50 tỷ đồng. Chỉ tiêu của từng năm như sau:

Bảng 3.6: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu (tỷ) 1.000 1.500 1.800 1.900 2.100 Lợi nhuận (tỷ) 50 60 80 100 130 Vốn ĐL (tỷ) 120 120 120 120 120 EPS (đ) 4.166 5.000 6.666 8.333 10.833 (Nguồn: Phòng kế toán)

3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty. khẩu hàng may mặc của công ty.

3.2.1 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động marketing

Hiện tại công ty chưa có phòng marketing, toàn bộ hoạt động marketing tìm kiếm, mở rộng thị trường đều do phòng thị trường đảm nhận, chính vì vậy hoạt động marketing của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Trong những năm qua công tác thị trường đã được công ty quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng và đẩy mạnh, việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của các năm trước, căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký kết và căn cứ vào khả năng sản xuất của Công ty chứ chưa thực sự chú trọng đến các thông tin xác thực về thị trường.

Do đó Công ty cần phải nghiên cứu khả năng cũng như nhu cầu thị trường nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ và tạo điều kiện cho chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty.

 Củng cố thị trường hiện có

Trong cơ chế thị trường, cơ chế cạnh tranh tìm được bạn hàng nhất là khách mua hàng đã khó, giữ được mối quan hệ với các bạn hàng, khách hàng cũ đã có mối quan hệ buôn bán, làm ăn hiểu biết lẫn nhau và có uy tín với nhau còn khó hơn. Cái cốt yếu để giành chiến thắng trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng và khách hàng quen thuộc, làm ăn có uy tín. Đó là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động kinh doanh và muốn được như vậy thì phong cách làm ăn của Công ty với các bạn hàng và khách hàng cũng phải thể hiện được chữ tín, giúp đỡ và bảo vệ lợi ích của mình, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi cả một mối quan hệ làm ăn lâu dài, mất nhiều thời gian và công sức mới gây dựng được việc tận dụng quan hệ cũ để tiếp tục gây dựng công việc làm ăn mới là công việc dễ dàng hơn nhiều so với việc gây dựng mối quan hệ mới. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá tương lai, triển vọng của các bạn hàng cũ, từ đó tập trung vào những mối quan hệ hiệu quả hơn trong hợp tác kinh doanh cả hiện tại cũng như lâu dài. Thị trường truyền thống của Công ty là EU, Mỹ, Đức.

Duy trì thị trường hay giữ được khách hàng hiện có luôn là một yếu tố quan

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG.doc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w