Những thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG.doc (Trang 72 - 77)

hàng may mặc của công ty

 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho công ty và không ngừng phát triển qua các năm. Doanh thu của công ty đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, từ 42 tỷ năm 2002 (những năm đầu cổ phần hóa) tăng lên 622,83 tỷ năm 2010. Năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, tác động đến ngành dệt may nói chung và công ty TNG nói riêng, doanh thu của công ty đạt 473,5 tỷ đồng giảm so với năm 2008 (năm 2008 là 617,54 tỷ đồng), nhưng xét trên toàn ngành dệt may đây cũng là

kết quả đánh khen thưởng thể hiện sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong công ty khắc phục khủng hoảng, tiếp tục đi vào ổn định sản xuất. Quy mô sản xuất được mở rộng, tạo công ăn việc làm,thu nhập cho nhiều lao động.

 Thị trường của công ty được mở rộng.

Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 2009 tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu của công ty đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ: do ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tăng cao nhu cầu chi tiêu của người dân giảm, làm giảm các đơn đặt hàng của thị trường này mà đây lại là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty. Công ty đã quyết định thực hiện chủ chương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều khách hàng mới, nhiều thị trường mới, đặc biệt là thị trường Hồng Kông và Pháp. Sau một thời gian thực hiện chủ trương, công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra đảm bảo đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến, tuy năm 2009 doanh thu có giảm nhưng là do nguyên nhân khách quan, đến năm 2010 doanh thu của công ty lại tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Nhờ chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu đó nên công ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng ở các khu vực khác nhau. Hiện nay công ty có thị trường tiêu thụ ở trên nhiều nước và nhiều thị trường đầu vào ở cả trong và ngoài nước trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng mà công ty đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh như thị trường Nhật Bản,Thổ Nhĩ Kỳ,....

Hiệp định thương mại dệt may Việt Mỹ có hiệu lực, tạo điều kiện cho công ty phát triển mạng lưới khách hàng, mở rộng thị trường khiến kim ngạch xuất sang thị trường Mỹ.

Năm 2005, EU xóa bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam cũng tạo điều kiện cho công ty phát triển thị trường này, góp phần mở rộng đa dạng thị trường, tìm kiếm các khách hàng lớn. Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng.

Sự thông thoáng hơn của nền kinh tế đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có ngành cung ứng nguyên phụ liệu dệt may, đây chính là tiền đề thuận lợi để Công ty chủ động phát triển kinh doanh theo hình thức FOB.

Nắm bắt cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, trong 4 năm gần đây Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư mới nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ. Chính điều này đã giúp công ty nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng mới và đấy cũng là nhân tố tác động mạnh để doanh thu của công ty có những tăng trưởng vượt bậc.

 Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao.

Điều này đạt nhờ công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị hiện đại, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các phân xưởng và đa dạng hoá sản phẩm đối với công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ sau khi cổ phần hóa, công ty đã đầu tư các thiết bị chuyên dụng tự động tiên tiến, hiện đại. Đến nay tổng giá trị đầu tư vào máy móc thiết bị lên đến trên 135,5 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn

khác nhau để nâng cao năng suất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng

Mặt khác công ty đã đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm ba mục tiêu: năng xuất - chất lượng - hiệu quả, luôn tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử người đi học các khoá học về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nghiệp vụ.

Bảng 2.17: Một số loại máy móc chuyên dụng của công ty

(ĐVT: Chiếc) Chủng loại Nhãn hiệu Nước sản xuất Số lượng

Máy bổ túi quần Ducope Hồng Kông 6

Máy ép keo Hasima Hồng Kông 7

Máy vắt sổ 2 kim 6 chỉ

Máy thùa phẳng điện tử Juky Hồng Kông 16

Máy may đáp túi Kansai Hồng Kông 23

Máy may cạp mũi may móc xích Brother Hồng Kông 65 Máy may gấu có cắt chỉ tự động Brother Hồng Kông 8

Bàn là treo Namoto Hồng Kông 120

Máy cắt nhám tự động Cutex Hồng Kông 10

Máy thêu SWF Hàn Quốc 9

(Nguồn: Phòng quản lý thiết bị)

Công ty đã duy trì và áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Công ty đã áp dụng và thực hiện tốt các nội dung các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng khi đến công ty đặt hàng và đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan đến người lao động.

 Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài.

Trong các giao dịch ký kết hợp đồng với các công ty nước ngoài, công ty đều nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Chính vì vậy hình ảnh và uy tín của công ty được nâng cao trong con mắt của các bạn hàng, đơn hàng đến với công ty ngày càng tăng. Nhiều khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty, ký kết với công ty những hợp đồng dài hạn giá trị lớn.

Bên cạnh những thành tựu đạt được về hoạt động xuất khẩu công ty còn thực hiện tốt chế độ chính sách với Nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước, các quy định, pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi ba bên: người lao động - người sử dụng lao động - Nhà nước, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động như tiêu chuẩn trách nhiệm Xã hội SA 8000, để đảm bảo quyền lợi của các người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với công ty.

 Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao.

Hiện nay mặc dù công ty có những phân xưởng sản xuất khép kín đầu tư máy móc hiện đại nhưng vẫn có những khâu thực hiện yếu kém nên chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao, năng suất lao động giảm. Thiết bị hiện đại nhưng còn thiếu đồng bộ, các khâu chưa thực sự liên kết chặt chẽ với nhau còn qua nhiều khâu trung gian gây mất thời gian giảm năng suất, trong đó một số khâu trong quy trình sản xuất vẫn còn công đoạn thủ công cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất.

 Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng gia công

Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng. Cụ thể như khách hàng The Children’s Place, Columbia Sportswear,.... trước khi đặt hàng đều tiến hành đánh giá theo các nhà máy có đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (American Standard) hay không. Nguồn nguyên phụ liệu đa số là do các đối tác cung cấp như vậy có thể thấy khách hàng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng nguồn nguyên vật liệu công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ.

 Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu là nhập từ nước ngoài

Đây cũng là một trong những mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài dễ có sự biến động về số lượng và giá cả của nguồn cung, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, giá nguyên vật liệu tăng là nguyên nhân làm giảm doanh thu và lợi nhuận

 Thị trường xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty năm 2009 chiếm 52.59% kim ngạch xuất khẩu của công ty đến năm 2010 là 58,9%. Nhưng bắt đầu từ 2/2009, hàng dệt may vào Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn, bởi Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về An toàn sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ ngày 14/8/2008. Luật quy định tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tuân thủ theo những quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Mức phạt đối với các nhà

nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ khi vi phạm sẽ tăng lên đến 15 triệu đô–la Mỹ, so với tối đa là vài triệu đô–la Mỹ trước đây. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến dệt may Việt Nam nói chung và công ty TNG nói riêng, buộc các doanh nghiệp phải chú ý hơn về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm khi sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

 Khâu quảng bá sản phẩm còn chưa tốt, đặc biệt là thị trường trong nước

Từ khi cổ phần hóa đến nay, thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chính của công ty. Thương hiệu TNG tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Công tác quảng bá sản phẩm và bán sản phẩm trong nước mới chỉ được công ty quan tâm trong thời gian gần đây, nhưng cũng chưa đem lại khoản doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

 Mẫu mã sản phẩm chưa được đổi mới và thường lặp lại

Khâu thiết kế sản phẩm trong công ty vẫn còn yếu kém, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm. Các sản phẩm mẫu mã chưa phong phú, đa số là dựa vào các thiết kế của khách hàng.

 Chất lượng lao động chưa được đảm bảo

Lao động tại địa phương hầu hết là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Do đó, khi có nhu cầu công ty phải thực hiện đào tạo rồi mới đưa vào sử dụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí, thời gian mà còn dễ dẫn đến chảy máu chất xám nếu không quản lý nguồn nhân lực tốt.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG.doc (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w