Là đơn vị hoạt động kinh doanh lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, phải sử dụng tới nhiều vốn huy động đặc biệt là vốn vay ngân hàng, Công ty rất chú trọng đến công tác tránh ứ đọng vốn nhất là với lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc, có nhiều hợp đồng giá trị lớn thì việc chiếm dụng vốn của khách hàng gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong việc quay vòng vốn và lãi suất phải trả ngân hàng. Công ty cần phải có những biện pháp kích thích công việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
Khi ký hợp đồng tuỳ theo giá trị lô hàng và uy tín về thời gian thanh toán của khách hàng yêu câù bên mua ứng trước từ 20 – 50% giá trị thanh toán.
Kích thích việc thanh toán nhanh chóng những khoản chiết khấu đối với đơn vị trả tiền nhanh hoặc phần trăm lãi suất ngân hàng đối với khách hàng trả tiền chậm.
Do việc thanh toán và tính toán tiền hàng của Công ty liên quan tới ngoại tệ nên phải chú ý tới tỷ giá hối đoái. Công ty phải có sự so sánh chênh lệnh tỷ giá hối đoái khi nhập hàng và thanh toán cho nhà cung ứng với tỷ giá hối đoán khi bán hàng cho khách hàng và nhận thanh toán của khách hàng. Khi mà tỷ giá hối đoái bị hạ thấp xuống tức là khi giá đồng nội tệ được nâng lên so với đồng ngoại tệ thì lúc đó nhập khẩu đem lại hiệu quả hơn cho Công ty vì khi đó sẽ phải bỏ ra chi phí thấp hơn. Ngược lại khi mà đồng nội tệ bị phá giá thì việc nhập khẩu sẽ gây ra một chi phí lớn. Trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái của chúng ta hầu như được nhà nước thả nổi trong một giới hạn do đó nó hoàn toàn do thị trường cung cầu ngoại tệ điều chỉnh. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cho kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cần luôn luôn chú trọng việc nắm bắt thông tin, nghiên cứu kỹ thông tin về tỷ giá hối đoái. Từ đó ra các quyết định thanh toán cả của Công ty với nhà cung ứng và
thanh toán của khách hàng với Công ty sao cho có các quyết định kinh doanh có hiệu quả nhất.
Hiện nay công ty áp dụng khá nhiều hình thức tín dụng chứng từ (thanh toán LC). Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện được phương thức LC thì cứng nhắc không linh hoạt. Trong trường hợp hai bên có quan hệ lâu dài tin cậy lẫn nhau thì phương thức LC mất nhiều thời gian và phí mở. Do vậy công ty cần linh hoạt trong phương thức thanh toán, đối với khách hàng truyền thống tin cậy thì có thể dùng phương thức này nhằm thu kèm chứng từ, nếu tin cậy hơn thì dùng phương thức chuyển tiền.
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập của nền kinh tế đã tạo ra cho Công ty một môi trường kinh doanh đầy biến động với nhiều cơ hội phát triển và thể hiện mình nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách. Trong quá trình hội nhập đó, tất yếu sẽ diễn ra hoạt động thương mại quốc tế giao lưu với các nước trên thế giới bằng con đường xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Công ty Cổ Phần Đầu tư và Thương mại TNG là một Công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc là một giải pháp then chốt nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sự thay đổi và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty cổ phần đầu tư & thương mại TNG Thái Nguyên đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Sản phẩm của Công ty ngày một phong phú hơn về chủng loại, đa dạng về màu sắc, kích thước. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty nên áp dụng một số các biện pháp như: hoàn thiện công tác marketing, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ, đồng bộ trong sản xuất,...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Lê Thị Vân Anh (2003), “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế
2. PGS.TS Vũ Chí Lộc (2004), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu”
3. Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh (2010), “Bài giảng môn quản trị tài chính”.
4. Trang web điện tử, “Thư viện học liệu mở Việt Nam”
5. Báo điện tử, “Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công thương”
6. Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, NXB Thống kê 2001, “Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế”