- Được đăng ký phát minh sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 2005
Ý nghĩa của logo TNG: TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây. Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group. Biểu tượng TNG màu đỏ, nằm trong quả cầu màu xanh muốn nói đến thương hiệu TNG lớn mạnh mang tầm quốc tế.
Slogan – triết lý kinh doanh của công ty:
KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI TRẢ LƯƠNG CHO CHÚNG TA 2.1.2. Quy mô hiện tại của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
Qua chặng đường hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, quy mô được mở rộng, các xí nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ liên hoàn trong sản xuất theo dây chuyền có trình độ chuyên môn cao, đời sống của người lao động được nâng cao, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và tạo dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô hiện tại của công ty
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Đơn vị
1 Doanh Thu thuần 622,83 Tỷ đồng
2 Lợi nhuận 26,946 Tỷ đồng
3 Vốn kinh doanh 510,818 Tỷ đồng
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần đầu tư và Thương mại TNG
2.1.3.1 Chức năng
- Tiến hành việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao.
- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước.
2.1.3.2. Nhiệm vụ chính của Công ty
♦ Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề theo đúng bản đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty;
♦ Bảo toàn và phát triển vốn góp cổ đông;
♦ Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu tư phát triển nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng sản xuất.
♦ Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh cần nắm vững nhu cầu thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh may mặc thời trang.
♦ Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng cổ đông đề ra và theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho phép;
♦ Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất khẩu giữ vững các thị trường có lợi nhất.
♦ Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, quản lí và thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho các cán bộ công nhân viên của công ty.
♦ Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
2.1.3.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Sản xuất và mua bán hàng may mặc, đồng thời kết hợp với sản xuất bao bì giấy, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc.
Đào tạo nghề may công nghiệp;
Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy;
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
Vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải hàng hóa;
Dịch vụ Xuất khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa;
Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh;
Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư;
Mua bán thiết bị máy vi tính, máy văn phòng, thiết bị viễn thông, dịch vụ cho thuê hosting, đăng ký tên miền, thiết kế website, dịch vụ cho thuê máy chiếu, sửa chữa máy văn phòng, mua bán máy, thiết bị, phụ tùng, vật tư cơ khí, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình cơ khí, điện nước, gia công sản phẩm cơ khí.
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất
Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG gồm 3 chi nhánh sản xuất chính là Việt Đức, Việt Thái và Việt Mỹ (sắp tới đây là nhà máy ở Phú Bình, dự định sẽ đưa vào sản xuất quý II năm 2011). Tai 3 chi nhánh này đều tổ chức thành các dây chuyền sản xuất. Chi nhánh Việt Đức có 14 chuyền, Việt Thái có 16 chuyền, Việt Mỹ có 60 chuyền. Các dây chuyền đều được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân thực hiện một hoặc một số bước nhất định. Ba chi nhánh đều có mô hình sản xuất khép kín: cắt, may, là, đóng gói, nhập kho.
Mỗi chi nhánh đều có các bộ phận sản xuất phụ trợ đó là đội cơ điện, vận tải, có nhiệm vụ phục vụ các công việc về cơ, điện, sửa chữa phụ tùng, hỏng hóc về máy móc và các nhu cầu chuyên chở của công ty cũng như của khách hàng.
Các chi nhánh này đều chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc chi nhánh và các phòng ban chức năng.
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ máy
Kho phụ liệu. Tổ may Kỹ thuật hướng dẫn Là hơi sản phẩm KCS kiểm tra Đóng gói, đóng hàng Xuất sản phẩm Tổ cắt Kỹ thuật thiết kế sơ đồ cắt.
quản lý của công ty được chia thành các phòng, ban nhằm quản lý tốt nhất mọi hoạt động trong công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty , toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:
Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của Công ty ;
Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty ;
Bầu, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát;
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty , có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.Có nhiệm vụ:
Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của Công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty;
Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc;
Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty;
Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông; Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG hiện có 5 thành viên, gồm:
1. Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch 2. Bà Lý Thị Liên - Ủy viên 3. Ông Lã Anh Thắng - Ủy viên 4. Bà Lương Thị Thúy Hà - Ủy viên 5. Ông Nguyễn Việt Thắng -Ủy viên
TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC XÍ NGHIỆP MAY Phòng kế toán Phòng tổ chức HCQT PGĐ chuẩn bị sx PGĐ kỹ thuật PGĐ chất lượng
Phân xưởng may
Phòng KH vật tư 1,2 Phòng thiết bị Phòng kỹ thuật Phòng KCS 1,2 Quản đốc Phó quản đốc chất lượng Các tổ may Điều độ CÁC PHÂN XƯỞNG ĐỘC LẬP
Phân xưởng thêu
Phân xưởng giặt
Phân xưởng bao bì
TGĐ Phòng TCCB- HCQT Phòng thiết kế mẫu Phòng KDXK 1,2 Phòng KDND 1,2 Phó TGĐ Lã Anh Thắng Phòng CNTT Phòng KSNB Phòng QLLĐ- TL-BH Phòng TB-VT Phó TGĐ Nguyễn Huy Hoàng Phòng BHLĐ- DGNB Trung tâm đào tạo Phòng bảo vệ Phó TGĐ Lý Thị Liên Phòng XNK Phòng XDCB KẾ TOÁN TRƯỞNG Phòng Kế toán
Sơ đồ 2.2: Mô hình khung bộ máy quản lý công ty năm
2010
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên: 1. Bà Bùi Thị Thắm - Trưởng ban 2. Ông Nguyễn Văn Đức - Ủy viên 3. Ông Chu Thuyên - Ủy viên
Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, do Hội đồng Quản trị công ty bổ nhiệm. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các quyết định của mình. Tổng giám đốc có nhiệm vụ:
Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh;
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng Điều lệ Công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị;
Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty;
Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị;
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Công ty.
Phó tổng Giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong hoạt động điều hành Công ty trong mảng công việc được giao.
Các phòng chức năng
- Phòng thị trường: Tổ chức thiết kế mẫu may mẫu chào hàng và xây dựng giá thành để ký kết hợp đồng. Cân đối, điều tiết và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đơn hàng tại các chi nhánh.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: làm chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, CN. Kiểm tra sản phẩm được khách hàng duyệt trước khi vào sản xuất, lập hồ sơ hàng cho các chi nhánh.
- Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác marketing và xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu và thành phẩm.
- Phòng tổ chức hành chính: Chức năng quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương và công tác quản trị hành chính của công ty. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Phòng kế toán tài chính: thực hiện công tác kế toán của các chi nhánh, trung tâm và văn phòng công ty. Kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu và giá thành sản xuất, xây dựng cơ bản. Tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính tháng quý năm của toàn công ty.
- Phòng xây dựng cơ bản: Thực hiện kế hoạch đầu tư, chiến lược đầu tư và sửa chữa lớn của công ty. Thực hiện giám sát kỹ thuật các hạng mục công trình xây dựng cơ bản.
- Phòng quản lý thiết bị: Xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị công cụ dụng cụ cho sản xuất và phương tiện vận tải.
- Phòng công nghệ thông tin: chức năng quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý Website của công ty. Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý của công ty.
* Nhận xét về cơ cấu tổ chức:
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn và hợp lý đối với một Công ty cổ phần. Tuy nhiên để phát triển và hội nhập thành công thì cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện bộ máy và đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài.
2.1.6. Các sản phẩm chính của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu vào các sản phẩm sau:
Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bông, hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục.
ác loại áo Jacket này chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Canada… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về áo rét mùa đông.
Hàng quần: quần tây, quần sooc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần trượt tuyết, váy các loại, các chất liệu Denim, hàng đồng phục. Các loại quần sooc, quần lửng chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Canada, Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào mùa hè, xuân, thu.
Bảng 2.2: Một số hợp đồng lớn đã thực hiện
(ĐVT: Nghìn hàng hóa)
Đối tác 2008 2009 2010 Hàng hóa
The Children’s place 10.352 8.568 6.500 Quần sooc các loại, quần lửng Columbia sportswear 14.168 6.293 12.000 Hàng Jacket các loại
The Capital Garment 3.180 4.110 6.000 Hàng Jacket các loại Panpacific Co., LTD 1.135 1.253 1.550 Hàng Jacket các loại Fleetreet 1.800 2.577 2.830 Hàng Jacket nữ các loại Comtextile 1.729 469 Quần sooc các loại, quần lửng
Habitex 1.000 Hàng Jacket các loại
Steve & Barry 161 Quần sooc các loại, quần lửng
Enter B 576 590 Hàng Jacket các loại
Young Shin 162 253 Hàng Jacket các loại
FTN 382 485 Hàng Jacket các loại
Won Jeom 242 275 Hàng Jacket các loại
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành may hiện nay, phần lớn sản phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn đặt hàng trước. Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu
cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như những quy định khác có liên quan.
Bên cạnh ngành truyền thống là may mặc Công ty còn triển khai một số hoạt động khác như sản xuất bao bì, nguyên phụ liệu ngành may, vận tải hàng hóa, đào tạo nghề may, dịch vụ xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa,….Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nội bộ công ty, chưa trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận.
2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Từ bảng tổng hợp (trang bên) ta thấy: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 149.298.895.949 đồng hay tăng 31.53% so với năm 2009. Điều này cho thấy năm 2010 công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 là bằng 0 chứng tỏ không có việc giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại do hỏng, sai sót,… điều này cho thấy doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất hiệu quả hơn so với năm 2009.
Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 100.669.440.186 đồng tức là tăng 26.07% so với năm trước. Tuy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn nhưng doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tìm các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hơn nhằm giảm giá vốn tăng lợi nhuận.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, cụ thể chi phí bán hàng tăng 45.84%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 64.29% so với năm 2009. Doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân xem tại sao chí phí lại tăng và có cách khắc phục hợp lý từ đó làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010
(ĐVT: VNĐ)
Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Mức biến động so với năm
Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 473.530.263.07 8 622.829.159.02 7 149.298.895.94 9 31,53%
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu 2.182.436.232 -2.182.436.232 -100,00%
3. Doanh thu thuần về bán