1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch

124 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Trong khóa luận, tác giả cũng đã trình bày về giá trị lịch sử, văn hóa của hệ thống tài nguyên du lịch của huyện Định Hóa nhưng chưa đề cập đến vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở đây..

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 6

MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 8

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 13

5.1 Nguồn tài liệu 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Đóng góp của luận văn 16

7 Cấu trúc của luận văn 16

NỘI DUNG 17

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17

1.1 Văn hóa và Du lịch 17

1.1.1 Khái niệm Văn hóa 17

1.1.2 Khái niệm Du lịch 18

1.2.3 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa 19

1.2 Du lịch văn hóa 20

1.2.1 Định nghĩa, đặc điểm và vai trò 20

1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 22

1.2.3 Sản phẩm và điểm đến trong du lịch văn hóa 23

1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 24

1.2.5 Nhân lực du lịch văn hóa 24

1.2.6 Thị trường du lịch văn hóa 25

1.2.7 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 26

1.2.8 Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá 26

1.2.9 Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 27

1.3 Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch văn hóa 27

1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 28

Trang 2

1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 30

1.3.3 Kinh nghiệm của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 32

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 35

1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển huyện Định Hóa 35

1.4.2 Đặc điểm tự nhiên 36

1.4.3 Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội 38

1.4.4 Cơ sở hạ tầng 39

1.4.5 Tài nguyên du lịch văn hóa 40

Tiểu kết chương 1 43

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 44

2.1 Thị trường khách du lịch văn hóa ở Định Hóa 44

2.1.1 Lượng khách và phân kỳ khách du lịch đến Định Hóa 44

2.1.2 Nhu cầu của khách du lịch 47

2.1.3 Đặc điểm của du khách 50

2.2 Nguồn nhân lực 52

2.2.1 Lao động thường xuyên 52

2.2.2 Lao động thời vụ 53

2.2.3 Cộng đồng địa phương 53

2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 54

2.4 Vốn đầu tư 55

2.5 Sản phẩm du lịch văn hóa 57

2.5.1 Du lịch thăm quan di tích lịch sử 57

2.5.2 Du lịch lễ hội 59

2.5.3 Du lịch hoài niệm thăm lại chiến khu xưa 60

2.5.4 Du lịch phong tục 61

2.5.5 Du lịch thưởng thức nghệ thuật dân gian 63

2.5.6 Du lịch làng nghề 65

2.5.7 Du lịch ẩm thực 66

2.5.8 Một số chương trình du lịch phổ biến 69

2.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa 72

2.6.1 Các cấp chính quyền và quản lý Nhà nước 72

Trang 3

2.6.2 Các đơn vị kinh doanh du lịch 74

2.6.3 Cộng đồng địa phương 75

2.7 Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 75

2.8 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch 78

2.8.1 Về kiến trúc nhà sàn, đình, chùa 78

2.8.2 Về nghề thủ công truyền thống và văn hóa ẩm thực 78

2.8.3 Về lễ hội, phong tục tập quán 79

2.8.4 Về nghệ thuật dân gian 79

2.8.5 Về các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh 80

2.9 Tác động của du lịch văn hóa đối với huyện Định Hóa 81

2.9.1 Tác động đến môi trường, cảnh quan 81

2.9.2 Tác động đến kinh tế 81

2.9.3 Tác động đến xã hội 82

2.9.4 Tác động đến văn hóa 82

2.10 Đánh giá chung 83

Tiểu kết chương 2 84

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN 86

DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 86

3.1 Những căn cứ đề xuất giái pháp 86

3.1.1 Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước 86

3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển của địa phương 88

3.1.3 Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa 91

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa 93

3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 93

3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực 95

3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa

đặc thù 97

3.2.4 Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có 101

3.2.5 Xây dựng điểm nhấn thu hút 104

3.2.6 Liên kết với các điểm du lịch phụ cận 105

3.2.7 Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 106

3.2.8 Bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa 108

Trang 4

3.2.9 Xúc tiến và quảng bá nhằm mở rộng thị trường du lịch văn hóa 110

3.2.10 Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia 112

3.3 Một số kiến nghị 114

3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 114

3.3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 115

3.3.3 Kiến nghị đối với công ty lữ hành 115

3.3.4 Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương 116

3.3.5 Kiến nghị đối với khách du lịch 116

Tiểu kết chương 3 117

KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

PHỤ LỤC……… 124

Trang 5

NQ/TW Nghị quyết/Trung ương

QĐ-UBND Quyết định – Ủy ban nhân dân

QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng chính phủ

UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural

Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới)

UNWTO World Tourism Organnization (Tổ chức du lịch thế giới)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

2 Bảng 2.1: Trình độ nhân lực tại Khu di tích lịch

sử - sinh thái ATK Định Hóa

8 Bảng 5: Chi phí tour về trong ngày dành cho

khách nội địa

9 Bảng 6: Chi phí Tour 2 ngày 1 đêm cho khách

nội địa (homnestay)

10 Bảng 7: Phân kì đầu tư và khai toán vốn thực

Trang 7

văn hóa huyện Định Hóa

5 Biểu đồ 2.5: Mức chi tiêu của khách du lịch

văn hóa đến Định Hóa

45

6 Biểu đồ 2.6: Vốn thực hiện đầu tư cho du lịch

văn hóa 2006 – 2010

50

1 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BQL di tích lịch

sử - sinh thái ATK Định Hóa

76

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao Con người không chỉ muốn được đáp ứng các nhu cầu về vật chất (ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại và các tiện nghi khác) mà còn muốn có một đời sống tinh thần đa dạng, phong phú Trong bối cảnh ấy, du lịch là một trong những giải pháp được lựa chọn/yêu thích bởi nó

là nhu cầu thiết yếu, mang lại cho con người thời gian nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng Đi song song với sự phát triển của xã hội, ngành công nghiệp

không khói này ngày càng trở thành một lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng

Sự bứt phá mạnh mẽ của ngành du lịch đã ghi nhận sự lớn mạnh của những loại hình, hình thức du lịch khác nhau mà một trong số đó chính là du lịch văn hóa Đây là loại hình du lịch đã và đang trở thành xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại Ngoài ra, đây lại là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh năm Nguồn thu từ du lịch văn hoá mang tính chất ổn định (ít rủi ro) với mức tăng trưởng ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh Mặt khác, việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng

Đối với nước ta, du lịch văn hóa được xác định là một trong những loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú Các hoạt động nhằm nâng cao sức hút cũng như chất lượng của du lịch văn hóa đã đem lại nhiều thành tựu trong kinh tế - văn hóa – xã hội, ngày càng khẳng định được vị trí trong ngành du lịch Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, du lịch văn hóa nước ta còn bộc lộ những vấn đề yếu kém chưa đáp ứng được sự mong đợi của du khách trên phạm vi cả nước

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có sự cộng cư của 9 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Chí, Hoa, Mông…) Nhắc đến Định Hóa là nhắc đến ATK – an toàn khu thời kỳ kháng chiến chống Pháp Nói đến Định Hóa là nói đến một huyện có tới 128 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Nhân dân các dân tộc trong huyện vốn có truyền thống cách mạng còn bảo lưu, gìn giữ được

Trang 9

nhiều giá trị văn hóa bản địa như văn hóa nhà sàn; các điệu hát Ví, Then, Lượn, Sli, Páo dung; nghề thủ công truyền thống; lễ hội Lồng Tồng, lễ hội chùa Hang; nghệ thuật múa rối cạn của đồng bào Tày… Trong 24/24 đơn vị hành chính của huyện đều có di tích lịch sử văn hóa, xã nhiều nhất có 25 di tích, xã ít nhất là 1 di tích (xem Phụ lục 1) Chính vì có tiềm năng và lợi thế đó mà loại hình Du lịch văn hóa trở thành một thế mạnh của huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung Bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân cư nơi đây luôn là những bí ẩn

mà khách du lịch muốn tìm hiểu như phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề Tất cả những điều đó là cơ sở tạo nên nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách

Chính vì vậy trong Chiến lược phát triển du lịch của vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 tầm nhìn 2030 đã xác định du lịch văn hóa là sản phẩm đặc thù của vùng Cùng với đó, mục tiêu tổng quát trong Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015, tầm nhìn đến 2020 đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, phấn đấu đến

2015 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc” [40, tr.2]

So với thế mạnh trên thì việc phát triển du lịch văn hóa hiện hay là chưa tương xứng, còn nhiều vấn đề làm cho du lịch văn hóa của huyện Định Hóa nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung chưa “cất cánh” Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì vậy chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển nên chưa thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài

“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”

làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu trên toàn bộ địa bàn huyện Định Hóa gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bình Yên, Trung Hội, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Bảo Linh, Định Biên, Trung Lương, Thanh Định, Sơn Phú, Kim Sơn, Tân Dương, Phú Tiến, Tân Thịnh, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Quy Kỳ, Đồng Thịnh, Linh Thông, Phúc Chu, Bảo Cường, Lộc Nhiêu) Tuy nhiên, dựa đặc điểm phân bố các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn luận văn chú trọng vào phạm vi của vùng lõi ATK như các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Phú Tiến…

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tìm hiểu và quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng là một vấn đề mới mẻ, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung ương và địa phương Từ những năm 90, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, việc thông tin tuyên truyền về du lịch ngày càng được phổ biến Năm 1999, Nguyễn Thị Kim Anh sinh viên khoa Địa

lý – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên thực hiện khóa luận tốt

nghiệp “An toàn khu – Tiềm năng du lịch về cội nguồn” đã đề cập đến vấn đề du

lịch về nguồn của ATK Định Hóa, Tuyên Quang, đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của vùng trên cơ sở các tài nguyên du lịch sẵn có, đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số định hướng trong tương lai

Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế của các quốc gia, du lịch trở thành một nhu cầu không nhỏ của cuộc sống con người hiện đại thì việc quảng bá cho du lịch nói chung, du lịch Thái Nguyên nói riêng ngày càng được đẩy mạnh Năm

2003, Bảo tàng Thái Nguyên phát hành cuốn Thái Nguyên di tích danh thắng và

Trang 11

triển vọng tương lai; Đồng Khắc Thọ viết Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên Hai tác phẩm nêu trên đã liệt kê các di tích lịch sử và danh

lam thắng cảnh của Thái Nguyên Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên có Kỷ

yếu Hội thảo khoa học Du lịch sáu tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, trong đó

đề cập đến tính liên vùng của du lịch Thái Nguyên

Năm 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia biên soạn Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới thiệu một số tour du lịch tiêu biểu trên đất Thái Nguyên Năm 2006, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên phát hành Sổ tay du lịch Thái Nguyên, hướng dẫn các du khách lựa chọn tour/tuyến phù hợp cho mình khi đến với Thái Nguyên Cũng trong năm 2006, Nguyễn Văn Chiến viết Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên, trong đó đã đề cập đến những tiềm năng và

thực trạng du lịch Thái Nguyên đến trước năm 2006 dưới góc độ kinh tế Tiếp đến năm 2008, Phạm Mỹ Đức sinh viên khoa Địa lý (Trường Đại học Sư phạm – Đại

học Thái Nguyên) làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng du lịch của tỉnh

qua năm du lịch Quốc gia được tổ chức tại Thái Nguyên (2007), tìm hiểu định hướng và đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển theo chiều hướng bền vững Trong khóa luận, tác giả cũng đã trình bày về giá trị lịch sử, văn hóa của hệ thống tài nguyên du lịch của huyện Định Hóa nhưng chưa đề cập đến vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở đây

Năm 2008, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên

ngành lịch sử với đề tài “An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” Luận văn đã tập trung nhìn nhận và đánh giá về vai trò của Định Hóa trong

không gian lịch sử của căn cứ địa Việt Bắc Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra rằng:

để Khu Di tích lịch sử ATK Định Hoá thực sự trở thành một Khu Di tích đặc biệt quan trọng, xứng đáng với vị thế của nó trong lịch sử cách mạng dân tộc, thu hút đông đảo đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế tới tham quan du lịch thì bên cạnh việc đầu tư tôn tạo các di tích với quy mô lớn, cần có sự đầu tư chiều sâu theo mô

hình "Cụm di tích lịch sử -du lịch - văn hoá" Tuy nhiên, công trình khoa học này

chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất chứ chưa đưa ra được những kết quả phân tích và giải pháp cụ thể có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa ở Định Hóa

Trang 12

Năm 2011, Tổng cục du lịch ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó ATK Định Hóa (Thái Nguyên) được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia Đặc biệt, tháng 9/2012, Sở Văn

hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã tổ chức hội thảo khoa học về Đề tài “Lễ hội lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên” Tại buổi Hội thảo, các nhà

nghiên cứu chuyên ngành đã cho ý kiến với 3 chuyên đề khoa học: giá trị lịch sử khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa - Thái Nguyên; giáo dục truyền thống cách mạng qua nguồn tư liệu lịch sử địa phương ở ATK Định Hóa - Thái Nguyên;

cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức lễ hội lịch sử cách mạng

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc – Thái Nguyên cần gắn với phát triển du lịch Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Ban quản lý Khu di tích lịch sử – sinh thái ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức từ ngày 12-13/5/2014 tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa Đa số các ý kiến tham luận tại hội thảo đều cho rằng phải có lộ trình bảo tồn một cách khoa học, bền vững, gắn kết với du lịch, sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa cùng với ATK Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), tạo cơ sở để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển, khai thác triệt để tiềm năng

du lịch sẵn có tại các địa phương Các cơ quan nghiên cứu, quản lý, cơ quan chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật để xây dựng dự án trưng bày bổ sung tại các điểm di tích đặc biệt quan trọng liên quan đến thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở ATK Định Hóa, nhằm tạo thêm sự sinh động, hấp dẫn du khách khi hành hương về nguồn thăm lại chiến khu xưa Việc bảo tồn, tôn tạo di tích ở ATK Định Hóa nhất thiết phải gắn với bảo tồn không gian di tích, kết hợp với việc nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể để biến những giá trị đó thành sản phẩm du lịch đặc thù Nhằm phát huy giá trị di tích có hiệu quả, Thái Nguyên cũng cần hình thành các tour, tuyến du lịch khoa học, sinh động để níu chân du khách khi đến ATK Định Hóa bằng các sản phẩm

du lịch lợi thế như cảnh quan, sản vật, ẩm thực địa phương; đồng thời xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tốt, có đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ du khách

Tháng 10/2014, tiếp nối hoạt động khảo sát thực nghiệm tuyến du lịch lịch

sử cách mạng gắn với du lịch sinh thái vùng Chiến khu Việt Bắc, tại thành phố Thái

Nguyên, Ban tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI năm 2014 đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Bảo tồn, phát huy giá trị

Trang 13

di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch vùng Việt Bắc" Hội thảo khoa học đã thu

hút hơn 30 báo cáo, tham luận, ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý về du lịch, các doanh nghiệp du lịch để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn sau 5 năm thực hiện

chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” xung quanh các vấn đề về bảo tồn,

phát huy các giá trị của di sản văn hóa và vấn đề liên kết phát triển du lịch

Những công trình nghiên cứu trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới vấn

đề du lịch Định Hóa Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề đề tài quan tâm Song cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách hệ thống về sự phát triển

du lịch văn hóa của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá cao những công trình nói trên và coi đó là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi

trong quá trình thực hiện luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn sử liệu viết về du lịch Định Hóa, đặc biệt chú trọng đến những tài liệu sau:

- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên

- Báo cáo tổng kết các năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên

- Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về Du lịch

- Ngoài ra luận văn còn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ công trình của các nhà khoa học đã được công bố, tạp chí …., kỷ yếu các hội thảo khoa học, các sách

đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu của sinh viên, giảng trong hệ thống Đại học Thái Nguyên và các trường bạn

- Các sách báo viết về huyện Định Hóa, các số liệu, bảng biểu, quy hoạch của địa phương

- Tư liệu ghi nhận từ những chuyến đi điền dã

- Kết quả thu được từ điều tra bằng An-ket

Trong đó những tư liệu là số liệu, bảng biểu, thống kê hành chính của địa phương được coi như tư liệu chính thống Tuy nhiên, nguồn dữ liệu thu được từ

Trang 14

điều tra An-ket cũng rất quan trọng Chúng tôi đã thực hiện điều tra trên 3 nhóm đối tượng: người dân bản địa, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch có kinh doanh du lịch văn hóa ở Định Hóa, du khách Từ những thông tin thu thập được, chúng tôi đã tiến hành xử lý cứ liệu từ đó lập các sơ đồ, bảng biểu, quy ra tỉ lệ phần trăm đối với từng đối tượng thông tin khác nhau và theo những tiêu chí cụ thể

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp

- Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu chính thống trước về vấn đề nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, hoạt động du lịch văn hóa ở huyện Định Hóa Những thông tin này được thu thập bắt đầu từ tháng 12/2013

và là dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, dẫn luận tại chương 1 và chương 2

- Dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn: sách, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành và báo/tạp chí có liên quan, công trình khoa học (báo cáo, luận văn), văn bản pháp luật (Luật Du lịch,…), báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch văn hóa tại Định Hóa, các thông tin trên Internet

Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được thực hiện thông qua 5 đợt

điền dã tại địa bàn nghiên cứu: Đợt 1 từ 08/02/2014 – 15/02/2014; đợt 2 từ 30/04/2014 đến 04/05/2014; đợt 3 từ 17/05/2014 đến 19/05/2014; đợt 4 từ 16/08/2014 đến 19/08/2014; đợt 5 từ 19/12/2014 đến 21/12/2014 Phương pháp quan sát được áp dụng dưới 2 hình thức chính là Phương pháp quan sát không tham

dự và Phương pháp quan sát tham dự

+ Quan sát tham dự: tác giả luận văn đã trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa ở Định Hóa để từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối tượng nghiên cứu Trong các chuyến điền dã, tác giả đã tham dự chương trình du lịch văn hóa của Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa, công ty Thương mại

du lịch Phú Thái Hà và công ty lữ hành Hoàng Việt Travel

+ Quan sát không tham dự: tác giả luận văn đã thực hiện quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra nhận xét định tính Phương pháp này thực hiện trong các chuyến điền dã tại một số nhà dân có tham gia hatoạt động du lịch văn hóa tại bản Quyên (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa), thôn Thẩm Rộc (xã Bình Yên, huyện Định Hóa) và thôn Ru Nghệ (xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa) Phương

Trang 15

pháp này cũng được tiến hành tại các điểm du lịch, cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa phương và các công ty có chương trình du lịch liên quan đến du lịch

văn hóa Định Hóa

- Phương pháp bảng hỏi: nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng yêu cầu của

hoạt động điều tra Bảng hỏi được thiết kế thành 3 loại dành cho 3 đối tượng khảo sát: cộng đồng địa phương (30 bản), du khách (247 bản, trong đó khách nội địa là 200 bản, khách quốc tế là 47 bản), công ty du lịch (10 bản) Tất cả các bảng hỏi này được tiến

hành điều tra vào 5 khoảng thời gian thực địa nói trên

Quy mô mẫu điều tra được tính theo công thức: n = (1 + N * e= 2 )

Trong đó, n là quy mô mẫu điều tra, N là kích thước tổng thể, e là mức độ sai lệch (= 0.05)

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn là phương pháp điều tra, nghiên cứu

hiệu quả nhằm thu thập thông tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi đáp ứng được Phương pháp này được tác giả luận văn áp dụng với cộng đồng địa phương, quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch Mỗi đối tượng được phỏng vấn đều được xác định tiêu chí đầy đủ và phù hợp để phục vụ yêu cầu điều tra Tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn sâu, trực diện, cá nhân trực tiếp phỏng vấn các đối tượng Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành đối với:

+ Chính quyền địa phương huyện Định Hóa, các xã trong vùng lõi ATK, phòng văn hóa thông tin huyện Định Hóa, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa

+ Các hộ gia đình tham gia làm du lịch văn hóa tại bản Quyên, các nghệ nhân ở thôn Thẩm Rộc (xã Bình Yên), thôn Ru Nghệ (xã Đồng Thịnh)

+ Một số công ty lữ hành có chương trình du lịch văn hóa đến Định Hóa: Hoàng Việt Travel, Phú Thái Hà, Âu Lạc, Sao Việt, Thái Thiên Long Travel…

Phương pháp khác:

- Phương pháp biểu đồ, tranh ảnh… được tác giả sử dụng chủ yếu trong quá

trình hoàn thành luận văn nhằm kiểm tra tính lô – gic và chính xác của kết quả điều tra và tính khả thi của các định hướng, giải pháp

Trang 16

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tác giả luận văn đã tiến hành lựa chọn, sắp

xếp các dữ liệu, thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được tiến hành khi tác giả kết thúc 5 đợt điền dã

6 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch văn hóa

- Trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và vị trí, vai trò của nó với vấn đề phát triển du lịch văn hóa hiện nay trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và khu vực phụ cận nói chung

- Luận văn đã chỉ ra thực trạng du lịch văn hóa ở Định Hóa đồng thời đưa ra một

số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững

- Luận văn cũng đưa ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên du lịch (đặc biệt là hệ thống di sản văn hóa) của huyện Định Hóa trong thời đại hiện nay, cũng như đóng góp cho công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa và hoạch định chính sách phát triển du lịch của Định Hóa nói riêng và Thái Nguyên nói chung

- Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước cũng như tích cực quảng bá hình ảnh của Định Hóa nói riêng và Thái Nguyên nói chung với khách du lịch trong và ngoài nước

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Thực trạng du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

NỘI DUNG

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Văn hóa và Du lịch

1.1.1 Khái niệm Văn hóa

Theo Federico Mayor tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá

họp tại Venise năm 1970 xác định: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 11/1989, tr.5)

Trong tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị Quốc tế năm 1982

tại Mexico, UNESCO đã trình bày một định nghĩa cụ thể hơn về văn hóa “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng

ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [42, tr.23-24]

Còn ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo dức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [42, tr.21]

Hay nói như Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng là “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình

Trang 18

cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [42, tr.21-22.]

Như vậy, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường xung quanh (môi tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc người, nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức hút, hấp dẫn khách du lịch khao khát khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa độc đáo mang tính bản sắc của những vùng/miền/quốc gia khác nhau

1.1.2 Khái niệm Du lịch

Năm 1963, tại hội nghị LHQ về Du lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa

ra định nghĩa về Du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng

và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” Trên tinh thần đó, trong khoản 1, Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [20, tr.2]

Như vậy, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng Đồng thời, du lịch cũng là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên với mục đích phục hồi sức khỏe và nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh Hay

nói cách khác, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm

hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 19

1.2.3 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa

1.2.3.1 Văn hóa là cơ sở, là nguồn lực để phát triển du lịch

Du lịch, kể từ khi nó hình thành đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa, bởi

văn hóa giữa các vùng miền, các khu vực là không giống nhau và luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn khơi gợi sự tò mò, hấp dẫn du khách Họ đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu khám phá những giá trị văn hóa mới, khác lạ với cái họ đang có,

là cách mà mỗi người mở rộng không gian văn hóa cho bản thân mình Cái mới, khác lạ đó chính là bản sắc văn hóa của mỗi tộc người (ẩm thực, lễ hội, trang phục, kiến trúc…), là cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng những điều kiện tự nhiên hấp dẫn (rừng núi, sông hồ, nắng mưa), là những di tích, thắng cảnh gắn liền với lịch sử của từng dân tộc… Qua những chuyến du lịch, trình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa của con người được nâng cao Đi du lịch là cơ hội để du khách có thể sở hữu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của từng vùng miền, tộc người, đó có thể

là sản phẩm thủ công hay món ăn truyền thống… Như vậy, một địa phương muốn phát triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải có những sản phẩm văn hóa khác

lạ, độc đáo và hấp dẫn Văn hóa càng có sự khác biệt, có bản sắc riêng bao nhiêu thì càng có khả năng thu hút khách du lịch bấy nhiêu

1.2.3.2 Tác động của du lịch đối với văn hóa

Du lịch giúp mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa Nếu không có du lịch, sản

phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân Hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa Du lịch giúp các điểm du lịch văn hóa thu lợi nhuận hàng năm và có kinh phí để đầu tư quay trở lại đối với cơ sở hạ tầng và công tác bảo tồn văn hóa cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thông qua sự tiếp xúc giữa khách du lịch và cư dân bản địa, văn hoá của khách du lịch và cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức,… Như vậy, du lịch đã làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hoá nghệ thuật của đất nước, một vùng, một địa phương Hơn thế nữa, du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc Cộng đồng dân cư địa phương cũng

Trang 20

thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản địa, nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hoá của địa phương

Tuy nhiên do tính chất tương tác giữa khách du lịch và điểm đến nên trong quá trình du khách thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương có thể sẽ xảy ra tình trạng thâm nhập với mục đích lạm dụng và sự thâm nhập biến thành sự xâm hại Do nhu cầu của khách, vì lợi ích kinh tế trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách không tự nhiên, giá trị văn hóa trở thành trò tiêu khiển, mua vui cho du khách, giá trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chế tác lại để làm hàng lưu niệm cho du khách, sản xuất cẩu thả đã làm méo

mó giá trị chân thực của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hóa bản địa Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu dẫn tới cư dân địa phương, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt của du khách, làm mất dần những giá trị

truyền thống đẹp Đồng thời, theo thời gian, sự xuất hiện ngày càng nhiều người

khách lạ mặt tại nơi ở của dân cư địa phương khiến thái độ của cộng đồng đối với

du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực làm mất đi nét đẹp trong văn hóa ứng xử, tiếp khách của cộng đồng địa phương

“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và

di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội” (ICOMOS)

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng đưa ra khái niệm khác về du lịch văn

hóa “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện về văn hóa khác nhau, thăm các đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”

Trang 21

Khoản 20, Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam, 2005, quy định: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [20, tr.3]

Như vậy, du lịch văn hóa là lĩnh vực du lịch khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, các dịch vụ thích hợp nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của

du khách Du lịch văn hóa lấy văn hóa làm tài nguyên du lịch Loại hình du lịch này vừa có tính lực chọn khách lại vừa mang tính giáo dục nhận thức, đồng thời giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và là cầu nối cho việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền Loại hình du lịch này hiện nay đang rất phổ biến trên thế giới

1.2.1.2 Đặc điểm

- Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa

dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến như các di sản văn hóa giới, các di tích lịch sử - văn hóa cho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đậm đà bản sắc dân tộc

- Tính đa thành phần: không có một giới hạn nào cho những đối tượng liên

quan đến du lịch văn hóa như du khách, các tổ chức Nhà nước và tư nhân, nhà đầu

tư trong nước/nước ngoài, người làm du lịch (nhân viên, hướng dẫn viên du lịch…), cộng đồng địa phương… Tất cả các tập đối tượng đó gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, phong phú về cơ cấu độ tuổi/nghề nghiệp/giới tính/thành phần dân tộc…họ đều tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa

- Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn

các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử - văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng

- Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa,

thẩm mỹ… vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách

- Tính mùa vụ: đặc trưng này được thể hiện trong du lịch văn hóa ở hiện

tượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến, điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ lễ và đặc biệt là dịp lễ hội

Trang 22

- Tính tiềm năng: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch tiềm năng bởi vì nó ít chịu

sự chi phối của yếu tố thời vụ du lịch vì nó dựa vào các tài nguyên du lịch nhân văn và văn hóa của cộng đồng dân cư tại điểm đến, nhưng nó lại phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tôn giáo của du khách

1.2.1.3 Vai trò

Văn hóa chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển du lịch và du lịch văn hóa phải tạo ra môi trường văn hóa vừa tiên tiến vừa đậm đặc đà bản sắc văn hóa dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hóa truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội Du lịch văn hóa phát triển đã tích cóp và gạn lọc muôn ngàn tinh hoa từ muôn nẻo, không ngừng truyền tải, giao lưu, biến đổi và nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hóa, kinh tế xã hội của dân tộc, của đất nước

Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hóa đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch vươn lên, tạo đà cho du lịch ngày càng phát triển đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế Nhận biết được vấn đề đó, các nhà kinh doanh du lịch/các nhà quản lý kinh tế không những phải kiểm tra ngăn chặn những mặt phi văn hóa bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn từ bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn thuần phong mỹ tục, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa kiến trúc

1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Luật Du lịch Việt Nam 2005 chia tài nguyên du lịch thành 2 dạng chính là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Trong đó tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo – do con người sáng tạo từ bàn tay và khối óc của mình trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên

du lịch văn hóa Tuy vậy, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là tài nguyên du lịch nhân văn Chỉ những sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn Điều này cũng được khẳng định trong Khoản 1, Điều 13,

Chương II, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo

cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [20, tr.7]

Trang 23

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng “Du lịch văn hóa sử dụng văn hóa như là nguồn lực Có 2 loại tài nguyên thuộc về văn hóa sử dụng trong loại hình du lịch này là tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch xã hội Tài nguyên du lịch nhân văn: là những của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, có khả năng thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch văn hóa Tài nguyên du lịch

xã hội: là những nét riêng về phong tục tập quán, quan niệm và phương thức sản cuất, sinh hoạt trong đời sống dân cư của mỗi dân tộc” [2, tr.15]

Dù được nhìn nhận theo quan điểm nào thì bản chất của tài nguyên du lịch văn hóa chính là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách

du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến Tuy nhiên không phải giá trị văn hóa nào cũng là tài nguyên du lịch văn hóa mà chỉ có các giá trị di sản văn hóa được khai thác đưa vào trong hoạt động du lịch

và có tính hấp dẫn du khách thì mới trở thành tài nguyên du lịch nhân văn hóa

1.2.3 Sản phẩm và điểm đến trong du lịch văn hóa

địa – nơi diễn ra hoạt động du lịch văn hóa

1.2.3.2 Điểm đến trong du lịch văn hóa

Trang 24

Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005), thì “điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”

[20, tr.2] Tuy nhiên, trong du lịch văn hóa điểm đến thường bao gồm những di tích lịch sử, những thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát hoặc những vùng nông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các lễ hội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ Bên cạnh đó, điểm đến của du lịch văn hóa còn là các thành phố hiện đại, công viên, câu lạc bộ, các hệ sinh thái ven biển, hải đảo và đất liền, các kỳ quan trên thế giới để khám phá nền văn hóa nơi đó

1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là toàn

bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt động du lịch Bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện nước vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác có liên quan (mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,

hệ thống điện, nước của vùng…) Hiểu theo nghĩa hẹp thì cở sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu/điểm du lịch, công trình điện nước tại khu/điểm

du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ những cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở

hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện nước, cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí/thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả của điểm đến du lịch văn hóa

1.2.5 Nhân lực du lịch văn hóa

Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả người lao động làm việc trong một tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực Như vậy, nguồn nhân lực trong du lịch là toàn bộ đội ngũ nhân viên làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch Bao gồm cả nguồn

Trang 25

nhân lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như: nhân viên quản lý nhà nước về du lịch, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên y tế, nhân viên ngân hàng, nhân viên hàng không… và tất cả những người lao động khác có liên quan đến hoạt động du lịch Nhìn theo hướng chuyên biệt thì nhân lực du lịch chính là đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các khu/điểm du lịch… Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người lao động trực tiếp

và gián tiếp làm việc có liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa, bao gồm đội ngũ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa Lực lượng này quyết định hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại của du lịch văn hóa Như vậy, muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững cần phải có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am tường văn hóa, đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền tải hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cho du khách

1.2.6 Thị trường du lịch văn hóa

Thành phần du khách của du lịch văn hóa chủ yếu là những người sống ở thành thị, ở những vùng phát triển, người nước ngoài, họ muốn tìm về nguồn cội, về các di tích lịch sử, lễ hội… của dân tộc nào đó và đặc biệt là những làng bản ở vùng quê xa xôi, tìm sự yên tĩnh và thư thái sau chuỗi ngày bận rộn Những người đi du lịch văn hóa thường là những người có trình độ học vấn, những người thích phiêu lưu khám phá họ muốn tìm hiểu kiến thức mới lạ Khách du lịch không ngoại trừ trường hợp là những nhà nghiên cứu, đối tượng này họ có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán, quyết định tiêu dùng nhanh và có nhu cầu dịch vụ tốt Du lịch văn hóa thường nhằm vào đối tượng khách là trung niên trở lên Họ là những người có tầm hiểu biết khá rộng, có nhu cầu khám phá, nghiên cứu, mở rộng sự hiểu biết Một đối tượng du khách nữa đó là độ tuổi thanh niên và thanh thiếu niên đây là độ tuổi học sinh sinh viên với mong muốn nghiên cứu học tập, chỉ riêng với lễ hội đối tượng khách được mở rộng hơn rất nhiều Như vậy, thị trường du lịch văn hóa được hiểu là một kiểu thị trường du lịch đáp ứng và thỏa mãn yếu tố văn hóa của du khách Đây chính là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến du lịch văn hóa trong một thời gian và không gian xác định Thị trường du lịch văn hóa chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về

Trang 26

yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu; về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm Đồng thời, thị trường du lịch văn hóa đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết

1.2.7 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa

Đó là trình độ phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh và tạo điều kiện dễ dàng trong việc mua sản phẩm của khách hàng Hay nói một cách khác, đó chính là sự tổ chức, điều hành của từng đơn vị kinh doanh lữ hành, đồng thời cũng là mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với nhau và giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch văn hóa Ngoài ra, trình độ tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch văn hóa còn thể hiện ở việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch văn hóa… Đó cũng là sự hình thành và tổ chức hoạt động du lịch văn hóa giữa các điểm du lịch và các mạng lưới tổ chức du lịch được thể hiện trong quy hoạch Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa cũng đồng nghĩa với công tác

tổ chức quản lý, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa Đây là điều kiện quan trọng

để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch văn hóa Tổ chức quản

lý Nhà nước về du lịch văn hóa hiện nay đang là vấn đề được lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo ngành và các doanh nghiệp quan tâm Việc quản lý phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành các quy chế, các chính sách phát triển du lịch

văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương

1.2.8 Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá

Trong ngành du lịch, xúc tiến là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch Như vậy, công tác xúc tiến trong

du lịch góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch đến với

du khách trong và ngoài nước, đồng thời nó cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch Trên cơ sở đó, có thể hiểu xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là tranh thủ mọi cơ hội để có thể quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước Việc giới thiệu các hoạt động và sản phẩm du lịch văn hóa này nhằm mục đích để du khách có thể chiêm ngưỡng, đánh giá, nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngành du lịch nói chung

Trang 27

1.2.9 Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch

Văn hóa là tài nguyên cốt lõi để cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa Nếu nhìn

về góc độ tổng thể, nơi nào có yếu tố du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng thì nơi có chắc chắn tồn tại yếu tố văn hóa, thậm chí là những nét văn hóa đặc sắc Do mối quan hệ không thể tách rời nên sản phẩm du lịch văn hóa bao giờ cũng mang hình ảnh của văn hóa Vì thế, bảo vệ các giá trị văn hóa cũng chính là bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa nói riêng và tài nguyên du lịch nói chung, đồng thời đây cũng là nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực của mỗi con người trong xã hội Luật Di sản văn hóa Việt Nam đã

khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tàn sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [19, tr.2] Như vậy, việc bảo tồn di

sản văn hóa và các giá trị văn hóa trong du lịch bao giờ cũng là cần thiết và cấp bách

Việc tìm hiểu hệ thống lý luận về du lịch văn hóa như trên là cơ sở để nghiên cứu phát triển loại hình du lịch này ở một địa bàn cụ thể, mà trong phạm vi luận văn này là nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên – một địa danh gắn liền với lịch sử vệ quốc vĩ đại của dân tộc

1.3 Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch văn hóa

Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh

tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng Đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa là hướng đi là xu thế của các nước đang phát triển loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền Năm Du lịch quốc gia được tổ chức luôn phiên hàng năm ở các

tỉnh/thành trên cả nước, Hội nghị quốc tế “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” từ lần thứ I (2009) đến lần lần thứ VI (2014) được tổ chức lần lượt ở 6 tỉnh Việt Bắc, Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), Chương trình Du lịch về nguồn kết hợp giữa 3 tỉnh Yên Bái,

Lào Cai và Phú Thọ đây là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

Trang 28

Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa độc đáo, nên văn hóa Việt Nam đa sắc màu đó cũng chính là một tài nguyên du lịch văn hóa hết sức độc đáo Đánh giá được đây là tiềm năng những năm gần đây các công

ty du lịch, chính quyền địa phương, ngành du lịch Việt Nam đã có các chương trình

du lịch, hướng phát triển du lịch hết sức tạo bạo cho mình, bằng chứng đó là đã xây dựng được rất các bản du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc như bản Lác, bản Văn (Mai Châu – Hòa Bình), Tả Phìn (Lào Cai)…, xây dựng các tour du lịch thu hút khách đến với các di tích lịch sử như Điện Biên Phủ, khu di tích ATK Định Hóa,… khôi phục được các lễ hội truyền thống, các làng nghề đã bị mai một…

Tuy nhiên, từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào độc đáo để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch Đồng thời hoạt động du lịch văn hóa của nước ta từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", các chương trình bị “loãng”, bắt nạt du khách, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, quản lý kém, ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác so với lúc ban đầu… tạo ấn tượng xấu với du khách Vì những yếu kém như vậy nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các tài nguyên du lịch nhân văn như một điểm

mạnh, nhưng việc "xã hội hóa" các di tích (cho phép các công ty đầu tư khai thác và

bán vé vào cửa) và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức, do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy nhanh chóng

1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, Quảng Trị là tiền đồ của miền Bắc

Xã hội chủ nghĩa và là điểm đầu của chiến trường miền Nam – Thần đồng Tổ quốc Trong hệ thống dày đặc các di tích lịch sử tại vùng đất lửa, có thể nói đến huyện Gio Linh – nơi có Thành cổ Quảng Trị Đây là một điểm đến tiêu biểu, có vai trò quan trọng trong hành trình du lịch xứ Quảng nói riêng và du lịch miền Trung nói chung Bởi nơi đây đã ghi lại dấu ấn ác liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972, với sự chiến đấu anh dũng trong suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ cách mạng Những hồi ức ấy mãi sống trong lòng người dân cả nước, đặc biệt là quân và dân Quảng Trị Sau ngày giải phóng đất

Trang 29

nước, với những giá trị lịch sử cách mạng của mình, Thành cổ Quảng Trị được Nhà nước quan tâm, trở thành di tích cấp Quốc gia cùng với tour DMZ và các nét văn hóa độc đáo khác của Quảng Trị đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh

Như vậy, có thể thấy Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng có tiềm năng rất lớn về di tích lịch sử, văn hóa, biểu hiện bằng sự phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, giàu có về nội dung và tiềm ẩn diễn trình văn hóa – lịch sử của một vùng đất đã trải qua nhiều biến động Dù không có lợi thế về khí hậu như các địa phương khác nhưng bằng những tiềm năng của mình, du lịch Gio Linh đang ngày càng phát triển, tạo ra được những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn Một trong những sản phẩm đó là chương trình du lịch hoài niệm – một sản phẩm mang thương hiệu không chỉ của huyện Gio Linh mà còn là trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Trị, thu hút đông đảo đối tượng khách tham quan Cùng với sự phát triển của chương trình du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Thành cổ Quảng Trị đang là điểm đến được nhiều người quan tâm, là một điểm nhấn trong Tour DZM, mang những giá trị lịch

sử vô cùng lớn lao Thành cổ Quảng Trị là khu di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu nhất trong hàng trăm di tích về chiến tranh cách mạng ở tỉnh Quảng Trị

Trong mỗi con người, tìm hiểu về quá khứ, nhận thức lịch sử là một nhu cầu tất yếu bởi “nhận thức đúng bài học lịch sử sẽ giúp hiểu biết sâu sắc và nhận thức thực tại tốt hơn Điều nay giúp ta ứng phó tốt với mọi thay đổi trong tương lai” (trích lời Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu) Thế nên, việc phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Gio Linh là yếu tố để thu hút khách tham quan du lịch và cũng là phát huy tính độc đáo của du lịch Quảng Trị - du lịch thăm lại chiến trường xưa, tham quan di tích chiến tranh có một đặc điểm không một địa phương nào trên hành lang kinh tế Đông Tây có được Việc khai thác, phát triển du lịch hoài niệm tại Thành cổ Quảng Trị là một yêu cầu tất yếu, khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng đóng góp cho sự phát triển chung của toàn tỉnh Để đạt được hiệu quả

du lịch cao, huyện Gio Linh đã có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như UBND huyện với Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, Sở Văn hóa – Thể thao và

Du lịch Quảng Trị, Ban quản lý Khu di tích và các công ty du lịch trên địa bàn

Như vậy, có thể thấy ngoài những điểm khác biệt mang tính đặc trưng thì Di tích Thành cổ Quảng Trị có những nét tương đồng với hệ thống di tích lịch sử của huyện Định Hóa Dựa vào bài học phát triển du lịch ở Thành cổ Quảng Trị, Định Hóa có thể học hỏi kinh nghiệm về việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch hoài niệm) và kinh nghiệm về sự

Trang 30

liên kết giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý với công ty du lịch nhằm khai thác có hiệu quả di tích lịch sử trong phát triển du lịch tại địa phương

1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Trong lịch sử hiện đại, Điện Biên được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại của một đất nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á chống lại đội quân hùng mạnh của cường quốc phương Tây Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy) Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962 Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004) Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ Mảnh đất này đã trở thành biểu tượng cho hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ, là thiên anh hùng ca về tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là niềm tin của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, làm nức lòng bạn bè khắp

năm châu Với vai trò là một “chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” của

dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vĩ đại, Điện Biên Phủ đã tạo ra một ấn tượng sâu đậm, đặc trưng đối với du khách

Ngoài các di tích lịch sử nói trên, thành phố Điện Biên Phủ còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số Mỗi dân tộc ở đây có những luật tục quy định riêng

về đồ dùng trong gia đình, vị trí ăn/nghỉ trong nhà, kiêng kị của gia đình/bản làng… Đây chính là những “quy ước chung” để răn dạy con cái, gắn kết các thành viên trong gia đình nhưng đồng thời cũng phản ánh tính cộng đồng cao Những chuẩn mực nghi lễ, ứng xử đẹp của dân tộc được người Điện Biên gìn giữ từ đời này sang đời khác Có thể coi đây như nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch phong tục nói riêng và du lịch văn hóa nói chung

Trang 31

Để khai thác những giá trị đặc sắc của các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa tộc người nói trên, từ nhiều năm nay các phương tiện và cơ sở dịch vụ du lịch

đã và đang được chú trọng đầu tư xây dựng Cùng với đó, thành phố Điện Biên Phủ cũng phát huy tiềm năng du lịch văn hóa cộng đồng, xây dựng các bản văn hóa du lịch nhằm hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với thành phố Điện Biên Phủ nói riêng

và tỉnh Điện Biên nói chung Đến đây, du khách sẽ được tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu văn hóa văn nghệ với cộng đồng địa phương; tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, thưởng thức các món ẩm thực đặc sản như: thịt hun khói, cá nướng, gà nướng, thịt băm gói lá dong nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc… Đồng thời, khách du lịch cũng có thể lưu trú ngay tại bản văn hóa và được đồng bào phục vụ tận tình, chu đáo

Một trong những kinh nghiệm của thành phố Điện Biên Phủ để phát triển du lịch văn hóa nói riêng và phát triển du lịch nói chung là thường xuyên có sự tương tác đối với các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, tạp chí, truyền hình, sách, phim) cả trong và ngoài nước Có thể kể đến hàng chục bộ phim (cả điện ảnh và tư liệu) đã khai thác và quay phim về điểm đến này Trong đó có một số bộ phim do

các nhà sản xuất nước ngoài thực hiện như “Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi” (2004) của đạo diễn Daniel Roussel, hay “Việt Nam trên đường thắng lợi” của đạo diễn Nga Roman Carmen, “Ngày D ở Điện Biên Phủ” của đạo diễn Georges Guillot Ngoài ra, còn có các bộ phim Việt Nam như “Hoa ban đỏ”, “Ký ức Điện Biên”, “Đường lên Điện Biên”… Những bộ phim này đã được công chiếu rộng rãi,

góp phần giúp cho hình ảnh của Điện Biên ngày càng trở nên phổ biến với đại chúng nói chung và với khách du lịch nói riêng

Một kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa thành công khác của thành phố Điện Biên Phủ chính là việc đầu tư xây dựng điểm nhấn thu hút du khách Với tính chất định hướng cho du khách về một sự hiểu biết chung cho toàn bộ điểm đến, điểm nhấn thu hút đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý thương hiệu, đặc biệt trong lĩnh vực nhận diện thương hiệu điểm đến Nhận thức được điều này, ngành du lịch Điện Biên đã xây dựng quần thể di tích Điện Biên Phủ trở thành điểm nhấn thu hút cho thương hiệu du lịch của tỉnh Với những ảnh hưởng tích cực

mà một điểm nhấn thu hút có thể mang lại trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến,

Trang 32

việc xây dựng và đầu tư cho quần thể di tích Điện Biên Phủ chính là cách hữu hiệu

để để quảng bá, giới thiệu và thu hút khách du lịch đến với tỉnh Điện Biên

Như vậy, mặc dù quy mô phát triển du lịch văn hóa của thành phố Điện Biên Phủ và của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) là khác nhau nhưng dựa trên đặc điểm tài nguyên du lịch giữa 2 địa phương này, chúng ta thấy hoạt động du lịch văn hóa của Định Hóa có thể học tập những bài học kinh nghiệm sau của thành phố Điện Biên Phủ: xây dựng điểm nhấn thu hút, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển hình thức du lịch bản làng dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị di tích/di sản, xúc tiến du lịch văn hóa

1.3.3 Kinh nghiệm của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang Đây là địa bàn sinh sống của 10 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Hoa, H’ Mông, Sán Dìu, Mường, Ngán Sơn Dương có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng như: khu

di tích lịch sử Tân Trào – ATK; cụm di tích Bác Tôn; Ban thường trực Quốc Hội; mặt trận liên Việt ở xã Trung Yên; đình Hồng Thái; lán Nà Lừa; làng Sảo; cụm 43 điểm di tích tại xã Tân Trào; cụm di tích phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh Ngoài các di tích lịch sử, Sơn Dương còn là mảnh đất giàu tiềm năng văn hoá, du lịch sinh thái: làng văn hoá dân tộc Tày(Tân Lập – xã Tân Trào), chợ văn hoá Nà Ho – xã Trung Sơn, khu sinh thái Lũng Tẩu – xã Tân Trào, hang đá Yên Thượng – xã Trung Yên, Thác Rẫng - Lập Binh – Xã Bình Yên… Hiện tại, Sơn Dương đang xây dựng làng văn hoá du lịch của người Sán Dìu kết hợp với du lịch sinh thái mạo hiểm của vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020 có hướng phát triển khu du lịch lịch sử - văn hoá ở Sơn Dương gồm toàn bộ các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá ở khu Tân Trào-ATK tại các xã Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên, Hợp Thành, Tú Thịnh Trong đó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng Trong thời gian qua, các di tích trong khu di tích đã được tỉnh quan tâm đầu tư tôn tạo, bảo tồn; thu hút khách trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đến tham quan, du lịch Tuy nhiên, để khai thác tốt nhất giá trị lịch sử của khu di tích,

Trang 33

phục vụ cho phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các hoạt động tại đây cần chuyên nghiệp hơn nữa

Thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức rõ việc phát triển du lịch là sinh kế bền vững trong phát triển kinh tế Đặc biệt, Sơn Dương có lợi thế to lớn để phát triển du lịch văn hóa, đó chính là hệ thống các di tích lịch sử của huyện và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trong huyện Dựa vào thế mạnh đó, hiện tại, du lịch văn hóa huyện Sơn Dương có 3 sản phẩm chính là du lịch phong tục, du lịch tham quan di tích lịch sử và du lịch tâm linh Tuy nhiên, cách tiếp cận và triển khai những hoạt động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ, chưa có nhiều biện pháp để giữ chân du khách, ít sản phẩm đặc thù, hạ tầng giao thông nối các điểm di tích còn hạn chế, hướng dẫn viên còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao…

Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền quảng

bá, hoạt động du lịch ở Sơn Dương có bước khởi sắc Từ năm 2005 đến này, hàng loạt các sự kiện du lịch được tổ chức quy mô và bài bản, thu hút du khách trong và ngoài nước Có thể kể đến các hoạt động như: lễ kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9; Tuần văn hoá du lịch 2006 với một chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề: “Về với Tân Trào - Thủ đô kháng chiến” đã gây được tiếng vang lớn; Tuần văn hóa du lịch các năm 2006, năm 2007, 2008, 2009 với chủ đề “Du xuân trên thủ đô kháng chiến”; “Hành trình về Thủ đô kháng chiến”; “Về với xứ Tuyên”; Các hội chợ xúc tiến thương mại du lịch; Phối hợp cùng UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao dân tộc, giao lưu hợp tác phát triển du lịch vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước…

Mặc dù điều kiện về nguồn lực, kinh phí còn hạn chế nhưng trong những năm qua, công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch đã được ban quản lý đặc biệt chú trọng và không ngừng cải tiến nhằm thu hút hách đến với Tân trào ngày một đông hơn Đơn vị đã chủ động phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Tuyên Quang và triển lãm tỉnh Tuyên Quang tổ chức nhiều đợt triển lãm với nhiều chủ đề gắn với các sự kiện chính trị diễn ra tại khu di tích In và phát hành hơn 10.000 tờ gấp; dựng hàng trăm biển chỉ dẫn, sơ đồ, pano, có nội dung tuyên truyền, giới thiệu khu di tích Phối hợp với nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản và phát hành hàng chục ngàn ấn phẩm Phối

Trang 34

hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đài truyền hình Tuyên Quang, Đài tiếng nói Việt Nam… và nhiều tờ báo cao uy tín đăng tải nội dung, giới thiệu hình ảnh về khu di tích vơi đồng bào cả nước Cùng với tuyên truyền quảng bá, huyện Sơn Dương cũng đặc biệt trú trọng đến công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng của chuyến tham quan,bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách Đã làm tốt công tác bảo tồn, tu bổ di tích, tạo cảnh quan môi trường ngày càng sạch, đẹp, phát huy tốt các giá trị di sản văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch Công tác đào tạo, bồi dưỡng thuyết minh viên được trú trọng

Tuy nhiên, hoạt động du lịch văn hóa của huyện Sơn Dương còn nhiều hạn chế cần khắc phục Trong đó phải kể đến các dịch vụ ăn uống, lưu niệm, lưu trú… chưa phong phú, chưa quy củ; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn Đặc biệt, công tác xúc tiến quảng bá của địa phương còn yếu, chưa có website giới thiệu thông tin; yếu tố văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng không rõ nét; hiện trạng bị bê tông hóa nhiều; chưa kết nối được với doanh nghiệp và nhà đầu tư Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan như nhà vệ sinh, sản phẩm lưu niệm, dịch vụ giải trí đều chưa đáp ứng được nhu cầu

Với thực trạng hoạt động du lịch văn hóa như trên, huyện Sơn Dương định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ; xác định thị trường du lịch nội địa là chính, tăng cường quảng bá, xúc tiến; phát triển thêm yếu tố văn hóa dân tộc như phong tục tập quán, trang phục, nghề truyền thống; không đầu tư tràn lan mà tập trung đầu

tư vào một số khu, điểm trọng điểm; tạo dựng điểm nhấn, thương hiệu cho điểm đến, sản phẩm đặc thù; xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi cho nhà đầu tư… Sơn Dương cũng đã ưu tiên nhiều hơn về triển khai các chủ trương, dự án đã được phê duyệt, đầu tư vào xây dựng các sản phẩm đặc thù như khôi phục phong tục tập quán, nghề truyền thống, văn hóa bản địa… Ngành du lịch Sơn Dương cũng đang tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá; đào tạo tập huấn, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; khảo sát xây dựng tuyến du lịch tâm linh gắn với các điểm đến về nguồn cách mạng Đặc

biệt, huyện cũng định hướng xây dựng thương hiệu “Về thủ đô kháng chiến”; đầu tư

xây dựng những sản phẩm khác biệt; tạo cơ chế thuận lợi để huy động nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp có uy tín; tập trung quảng bá hướng vào thị trường nội địa dựa trên những nghiên cứu thị trường cụ thể; chủ động kết nối các địa phương,

Trang 35

doanh nghiệp; đề xuất Bộ VHTTDL hỗ trợ các dự án đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu

tư, quản lý điểm đến và đào tạo nhân lực

Với thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) – một địa phương nằm liền kề và có nhiều mối liên hệ mật thiết với huyện Định Hóa thì bài học kinh nghiệm của Sơn Dương về phát triển du lịch văn hóa mà Định Hóa cần học tập chính là: một là xác định sản phẩm du lịch đặc thù; hai là xác

định công cụ xúc tiến du lịch phù hợp và đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền,

quảng bá du lịch văn hóa nói riêng và du lịch của địa phương nói chung

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển huyện Định Hóa

Tuyên Hoá là tên gọi cổ xưa nhất của huyện Định Hoá, điều này đã ghi nhận

trong “Đại Nam nhất thống chí” [tr.150] Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí”

của Nguyễn Trãi (1438) thì huyện Định Hóa đổi thành châu Định Hóa thuộc phủ Phú Bình, gồm 40 xã, 12 trang Châu Định Hóa tồn tại suốt thời Lê sơ (1428-1527), qua các thời nhà Mạc (1527-1532), Lê Trung Hưng (1533-1778), Tây Sơn (1778-

1802) đến thời nhà Nguyễn (1802-1945) Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế

kỷ XIX - thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra - Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1981) thì: “Đến thời Nguyễn, châu Tuyên Hoá được gọi là châu Định Hoá Năm Minh Mạng thứ IV (1823), Định Hoá đổi thành Định Châu, năm 1835 Minh Mạng tách một số châu huyện thuộc Phủ Phú Bình lập ra phủ mới gọi là phủ Tòng Hoá và châu Định Hoá thuộc phủ Tổng Hoá gồm 9 tổng 36 xã” [tr.208] Dưới ách thống trị

của thực dân Pháp, Định Hóa có thời kỳ gọi là phủ, có thời gọi là châu

Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền 26/3/1945, Định Hoá được cách mạng đặt tên là phủ Ngô Quyền Cuối năm 1945 đổi tên là phủ Vạn Thắng Đến năm 1948 theo Nghị quyết của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên phủ Vạn Thắng đổi thành huyện Định Hoá Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Định Hoá là trung tâm thủ đô kháng chiến, nơi đặt đại bản doanh của

cơ quan đầu não kháng chiến, tổng hành dinh quân đội nhân dân Việt Nam Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư Trường Chinh và nhiều lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đã lấy Định Hoá làm đất căn bản để lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn Thời

kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) và xây dựng Chủ nghĩa xã hội,

Trang 36

huyện Định Hoá là hậu phương có tính chiến lược của cả nước nói chung và Việt Bắc nói riêng Chính từ những đóng góp của đất và người Định Hoá, năm 1998, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng cho Định Hoá danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Định Hoá đã trở thành khu di tích lịch sử sinh thái của tỉnh Thái Nguyên, hàng năm đón hàng vạn lượt du khách về thăm quan để nhìn lại 9 năm kháng chiến của dân tộc với những dấu tích hào hùng của lịch sử chiến tranh giữ nước vĩ đại

Hiện nay, Định Hóa có 24 đơn vị hành chính, gồm 23 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Chợ Chu) với tổng diện tích tự nhiên là: 52.075ha và dân số là 89.125 người (T12/2012), mật độ dân số bình quân là 172 người/km2 Toàn huyện có 3 xã vùng cao (Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh), 17 xã nằm trong diện 135 giai đoạn II và 24/24 xã, thị trấn đều được công nhận là xã ATK

còn lại

Địa hình

Định Hóa được biết đến là một miền đồi núi hiểm trở có địa thế chiến lược về quân sự

Do tính chất địa hình huyện Định Hóa chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đá đan xen nhau Nhìn chung, toàn huyện có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện

là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ cùng với quá trình sản xuất đã hình thành 3 tiểu vùng sinh thái: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu và tiểu vùng đồi thoải

Trang 37

lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện; đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp; đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ; đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCo3, diện tích khoảng 1.82km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi, có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250

có 116.18km2, đất

có độ dốc dưới 250 có 145.96km2, đất núi 152.67km2.

Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình năm là 1.710mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5oC, các tháng nóng là các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7oC Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ Về mùa khô nhiệt độ xuống

thấp nhất là trong tháng 12 là tháng hạn chế rất lớn tới sự phát triển của cây trồng

Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và địa hình đồi, núi đất, núi đá xen nhau, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với các nguồn nước phong phú, dồi dào Mặc dù có nhiều khe, suối nhưng

do có độ dốc thấp so với hạ lưu nên ít cản trở đến việc đi lại Huyện Định Hóa là nơi bắt nguồn của 3 hệ thống sông chính là sông Chu, sông Công và sông Đu

Hệ sinh thái

Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ

ẩm khá cao từ 83-87% Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng và sinh vật Nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi non liên hoàn hiểm trở nên

Trang 38

Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ… Đặc biệt rừng ở các

xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu… Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng

dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối

1.4.3 Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội

Dân cư

Định Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và có vị trí chiến lược về mặt quân sự, đây cũng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Cao Lan – Sán Chí, Hoa, Sán Dìu, Hmông, Mường… Các dân tộc này cùng cư trú gần gũi với nhau, cùng nhau đoàn kết, bảo vệ và xây dựng quên hương Định Hóa Tính đến T12/2012, dân số toàn huyện là 89.125 người, mật độ dân số của huyện là 172 người/km2 Trong đó, người Tày chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% và là dân tộc có số dân đông nhất huyện, họ là chủ thể văn hóa của mảnh đất này Tiếp đến là người Kinh/Việt, có số lượng 30698 người, chiếm tỉ lệ gần 35% dân số toàn huyện (xem bảng 1 – Phụ lục 4), sau đó là người Cao Lan (9.1%) và người Nùng (3.3%) Mỗi dân tộc huyện Định Hóa lại có đặc điểm cư trú, phong tục tập quán riêng cùng tồn tại, đan xen tạo nên bức tranh dân cư văn hóa của vùng đất này

Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hóa, chiếm gần 50% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất ở đây Một số xã của Định Hóa có 90% dân số là người dân tộc Tày như Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên Đây chính là cơ

sở quan trọng để cộng đồng nơi đây hình thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình Người Tày Định Hóa có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ người Tày, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng Bản thường đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó Các bản đều có địa vực cư trú riêng bao gồm đất

Trang 39

ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường xá Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình, sống mật tập hay rải rác thành nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập…

Kinh tế

Kinh tế truyền thống của người dân Định Hóa là sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi lên vai trò của việc canh tác lúa đặc sản – Bao Thai – và hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống như: chuyên canh chè, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng… Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nhân dân trong huyện, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án toàn khóa trong lĩnh vực này như xây dựng vùng lúa cao sản, lúa bao thai, khôi phục và củng cố các công trình thủy lợi, mở rộng và phát triển vùng chè được nhân dân đồng tình hưởng ứng Công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn Huyện đã quy hoạch được 4 khu công nghiệp truyền thống của địa phương như: đan mành cọ, cót, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và phát triển nghề mây tre đan Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chè

và 1 nhà máy giấy, gỗ đang hoạt động

Xã hội

Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theo hướng CNH-HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớn dân tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm nghiệp Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã thực hiện các chương trình, dự án của chính phủ đầu tư cho kinh tế xã hội miền núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình có nhiều hoạt động thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từng

bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân

1.4.4 Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Được hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường giao thông thường xuyên được

tu bổ, sửa chữa và nâng cấp Trên địa bàn huyện hiện có đường liên tỉnh 254 dài

Trang 40

37km là đường rải nhựa Đường liên xóm, đường trong khu dân cư dài 655 km, cũng đã bê tông hóa ở một số thôn Kết quả năm 2013, chỉ với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 29,515 tỷ đồng, cùng với xã hội hóa nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, các xã trong huyện đã xây dựng được 36,45 km đường bê-tông, trong đó

có 32,13 km đường loại B, 4,32 km đường loại C Trong những năm qua huyện đã huy động xã hội hóa để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp và nông thôn Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ dễ

dàng tiếp cận, đi lại thuận tiện đến các điểm du lịch của Định Hóa

Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển, tại các xã đều có trạm bưu điện điểm văn hóa Do thu nhập của nhân dân trong huyện còn thấp, đời sống còn khó khăn nên số máy điện thoại trên 1000 dân không nhiều, hiện nay có khoảng 2000 máy điện thoại tại các hộ gia đình Ngoài mạng lưới bưu điện, truyền hình, đài phát thanh Trung ương và Tỉnh, huyện thì các xã có hệ thống loa là phương tiện quan trọng, chủ yếu và hữu hiệu cung cấp thông tin tuyên truyền đến nhân dân trong huyện, đặc biệt là những

vùng sâu, vùng xa Sự phát triển này tuy chậm nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho

nhân dân và phần nào đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách du lịch Lưới điện quốc gia kéo đến các xã đã tạo điều kiện điện khí hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân trong huyện; cung cấp điện cho các cơ sở lưu trú du lịch, nhà

hàng ăn uống, giúp cho khâu phục vụ du khách được liên hoàn

1.4.5 Tài nguyên du lịch văn hóa

1.4.5.1 Di tích lịch sử cách mạng

Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thể không nói đến hệ thống di tích lịch

sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu) Bởi đây chính là

An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc Lịch sử đã ghi dấu son

chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng, 02 điểm danh lam thắng cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện

Ngày đăng: 10/09/2015, 11:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, sách tham khảo, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử văn hóa trong du lịch
Tác giả: Trần Thúy Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ
Tác giả: Trần Thúy Anh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
3. Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên (2014), Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa – Thái Nguyên, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa – Thái Nguyên
Tác giả: Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2014
5. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường, Tổng cục Du lịch, tr.98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2005
6. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam
Tác giả: Trương Quốc Bình
Năm: 2005
8. Nguyễn Văn Đính-Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
9. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội, một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội, một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
10. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2010
11. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch, Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch", Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 2012
12. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
13. Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Trường Tân (2012), Quản lý di sản văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di sản văn hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Trường Tân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2012
14. Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc Đông Bắc Việt Nam, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc Đông Bắc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Lương
Năm: 2005
15. Phạm Trung Lương (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
16. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Năm: 2008
18. Trần Quang Phúc (tổng hợp và biên soạn) (2013), Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em
Tác giả: Trần Quang Phúc (tổng hợp và biên soạn)
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 2013
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sản văn hóa" 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), "Luật Du lịch
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
21. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 4, tr.26-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2009
22. Dương Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2010, tr.33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam
23. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Sổ tay du lịch Thái Nguyên 24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2008), Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015, tầm nhìn đến 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay du lịch Thái Nguyên" 24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2008)
Tác giả: Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Sổ tay du lịch Thái Nguyên 24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên
Năm: 2008
27. Phạm Thị Phương Thái (Chủ biên) (2014), Sắc diện văn hóa dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc diện văn hóa dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc
Tác giả: Phạm Thị Phương Thái (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w