7 cứu về du lịch văn hóa riêng biệt các tỉnh như luận văn “Nghiên cứu du lịch văn hóa Thái Bình” của tác giả Bích Thủy, “Nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên” của tác giả Đặng Thanh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 31
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 8
6 Bố cục luận văn 10
7 Đóng góp của luận văn 11
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ 12
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa 12
1.1.1 Du lịch văn hóa 12
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 13
1.1.3 Sản phẩm du lịch văn hóa 13
1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 15
1.1.5 Nhân lực trong du lịch văn hóa 16
1.1.6 Điểm đến du lịch văn hóa 16
1.1.7 Thị trường của du lịch văn hóa 17
1.1.8 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 18
1.1.9 Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa 19
1.1.10 Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 20
1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1 Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ 20
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trong và ngoài nước 39
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ 43
2.1 Thi trường du lịch văn hóa 43
2.1.1 Mục đích tham quan và tìm hiểu của du khách 43
2.1.2 Phân kỳ du khách đến 44
2.1.3 Nhu cầu lưu trú của du khách 45
Trang 42
2.1.4 Lượng khách du lịch – khách du lịch văn hóa 46
2.1.5 Đặc điểm và xu hướng của du khách 47
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 47
2.2.1 Cơ sở kinh doanh lữ hành 47
2.2.2 Cơ sở kinh doanh lưu trú 48
2.2.3 Cơ sở kinh doanh ăn uống 49
2.2.4 Phương tiện vận chuyển khách du lịch 50
2.2.5 Các cơ sở vui chơi, giải trí 50
2.2.6 Các dịch vụ bổ sung 51
2.3 Sản phẩm du lịch văn hóa 51
2.3.1 Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa 51
2.3.2 Du lịch phong tục 54
2.3.3 Du lịch lễ hội 56
2.3.4 Du lịch làng nghề 59
2.3.5 Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh 61
2.3.6 Du lịch ẩm thực 62
2.4 Các điểm tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu 67
2.4.1 Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 67
2.4.2 Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu 72
2.5 Nhân lực du lịch văn hóa 74
2.5.1 Nhân lực du lịch thường xuyên 74
2.5.2 Nhân lực du lịch thời vụ 76
2.6 Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa 77
2.6.1 Các cấp chính quyền và quản lý nhà nước 77
2.6.2 Các đơn vị kinh doanh du lịch 78
2.6.3 Cư dân bản địa 78
2.7 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 78
2.7.1 Cơ quan quản lý nhà nước 78
2.7.2 Chính quyền địa phương 80
2.7.3 Các doanh nghiệp du lịch 81
2.8 Bảo tồn văn hóa trong du lịch 81
2.8.1 Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa 81
Trang 53
2.8.2 Những hoạt động bảo tồn văn hóa trong du lịch 82
2.9 Hoạt động du lịch cộng đồng 87
2.9.1 Tình hình hoạt động chung 87
2.9.2 Nhận xét, đánh giá 89
Tiểu kết chương 2 89
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ 91
3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 91
3.1.1 Chủ trương chính sách nhà nước 91
3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh 91
3.1.3 Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh 93
3.1.4 Những hạn chế của du lịch văn hóa Phú Thọ 94
3.2 Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa 94
3.2.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 94
3.2.2 Giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa 96
3.2.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù 97
3.2.4 Xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 99
3.2.5 Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch văn hóa 102
3.2.6 Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 104
3.2.7 Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa 106
3.2.8 Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa 107
3.2.9 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 108
Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 64
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ICOMOS International Council On Monuments and Sites
Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ DLVH Du lịch văn hóa
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
TP Thành phố
TX Thị xã
TDMNBB Trung du miền núi Bắc bộ
KH - UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân
NQ/TW Nghị quyết /Trung ươnng
QĐ-SVHTTDL Quyết định – Sở Văn hóa Thể thao Du lịch
QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban Nhân dân
QH Quốc hội
QL Quốc lộ
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và du lịch
GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới UNWTO (World Tourism Organization) -Tổ chức Du lịch thế giới
GTNT Giao thông vận tải
KT – XH Kinh tế - xã hội
NCPT Nghiên cứu phát triển
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 7Bên cạnh đó, Phú Thọ là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử và văn hiến - nơi phát tích của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang, nhà nước độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc Việt Nam Đây là vùng đất chứa đựng những giá trị tài nguyên đặc biệt về mặt du lịch như truyền thống lịch sử được ghi nhận ở sâu rộng các tầng lớp nhân dân, dân tộc Việt Nam mọi thế hệ; những tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống được lưu truyền từ ngàn đời; những chứng tích văn hóa - văn hiến, lịch sử từ truyền thuyết cho tới khoa học… Nhất là sức hút về mặt tâm linh của hai chữ “cội nguồn” xuất phát từ truyền thống đạo lí tốt đẹp uống nước nhớ nguồn và tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên tốt đẹp của cư dân vùng văn hóa lúa nước Đặc biệt, năm 2011 hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ của nhân loại, năm 2012, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại Tất cả đã khiến cho vùng đất Tổ của các vua Hùng trở thành một địa danh đặc biệt nhất cả nước, mang lại cho Phú Thọ một lợi thế duy tôn riêng có trên bản đồ du lịch Việt Nam
Với các lợi thế trên, Phú Thọ có thể phát triển rất nhiều loại hình du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng lại chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên du lịch vốn có Việc
Trang 86
khai thác tài nguyên du lịch để đưa vào phục vụ du lịch vẫn còn dừng lại ở việc khai thác thô, chưa được nghiên cứu, quy hoạch và đầu tư đúng mức Các sản phẩm du lịch văn hóa chưa được định hình một cách rõ ràng Chính vì vậy tôi chọn việc
“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở Phú Thọ” làm đề tài tốt nghiệp
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Du lịch văn hóa trở thành xu hướng phát triển của du lịch của thế giới Trên thế giớ đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về loại hình du lịch này như “Du lịch văn hóa ở châu Âu” (Culture tourism in Europe - 1996) và “Du lịch văn hóa: Toàn cầu
và địa phương” (Cultural tourism: Global and local perspectives – 2007) của tác giác Richard Greg (1996), hay tác giả Bob MC Mercher và Hilary du cros đã viết
“Du lịch văn hóa: Mối quan hệ giữa du lịch và quản lý di sản văn hóa” (NXB Routledge – 2002) Trong kỷ yếu hội thảo năm 2009 về “ Tác động của du lịch văn hóa” của OECD nêu bật vai trò của du lịch văn hóa, có thể phát triển ở mọi vùng lãnh thổ trên thế giới
Trong Cultural Tourism (du lịch văn hóa), tác giả Milena Ivanovic đã xếp du
lịch khám phá, tham quan, nghiên cứu di sản trong loại hình lớn là du lịch văn hóa
Tác giả Dallen J.Timothy and Gyan P.Nyaupane trong Cultural heritage and
tourism in the developing world : a regional perspective(Di sản văn hóa và du lịch trong sự phát triển của thế giới) đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa di sản văn hóa
và du lịch trong tương quan mối liên hệ bao trùm là sự phát triển của thế giới
Borowiecki, KJ và C Castiglione trong điều tra thực nghiệm trên các thành phố của Ý (2014 – Kinh tế du lịch) đã chứng minh rằng các điểm tham quan văn hóa và các sự kiện đặc biệt có sức mạnh giống như nam châm đối với du lịch
Trong cuốn “Du lịch văn hóa ở Croatia (Cultural Tourism in Croatia ), tác giả đã đưa ra kết quả cụ thể mà du lịch Croatia đạt được sau khi áp dụng chiến lược phát triển kinh tế, từ đó chỉ ra du lịch văn hóa là một hướng đi đúng đắn và thực sự bền vững cho sự phát triển kinh tế của đất nước này
Tại Việt Nam, du lịch văn hóa cũng là một trọng tâm phát triển, có khá nhiều những ấn phẩm, nghiên cứu liên quan như “Du lịch văn hóa – lợi thế phát triển” của Ths Nguyễn Thị Lý (Trường CĐ VHNT&DL Sài Gòn), một số luận văn nghiên
Trang 97
cứu về du lịch văn hóa riêng biệt các tỉnh như luận văn “Nghiên cứu du lịch văn hóa Thái Bình” của tác giả Bích Thủy, “Nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên” của tác giả Đặng Thanh Nhường (2003)
Ở Phú Thọ, trong những năm gần đây có khá nhiều các nghiên cứu, các đề tài cá nhân hay đề tài trọng điểm về du lịch Phú Thọ, tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa Có những nghiên cứu riêng biệt về các lễ hội ở Phú Thọ tiêu biểu như cuốn “Về miền lễ hội cội nguồn” của tác giả Phạm Bá Khiêm, các nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ dân gian, ẩm thực qua
“Tổng tập văn nghệ dân gian đất tổ” của Sở VHTT&DL Phú Thọ (3 tập), “Địa chí Vĩnh Phú – văn hoá dân gian vùng Đất Tổ” sở văn hoá thông tin Phú Thọ xuất bản năm 1986, Các hồ sơ lí lịch di tích đang lưu giữ tại bảo tàng Phú Thọ và Khu di tích lịch sử đền Hùng, Phú Thọ
PGS.TS Lê Anh Tuấn, ThS Nguyễn Thị Hồng Tâm đã có bài viết Nâng cao
vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm du lịch di sản Tuy nhiên, nội dung
chỉ giới hạn trong việc phân tích thực trạng, khuyến cáo trách nhiệm của cộng đồng
và người làm du lịch đối với việc tôn trọng và bảo vệ các di sản thế giới
Những công trình nghiên cứu trên, không những giúp cho những nguời quan tâm đến du lịch văn hóa có đựoc sự hình dung đầy đủ về các tài nguyên của du lịch văn hóa PHú Thọ mà còn có gía trị rất hữu ích cho việc khảo cứu khi tôi viết về đề tài này Để thực hiện mục đích nghiên cứu về vấn đề du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ, tôi đã kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều người đi trước, đó là những tư liệu vô cùng quý báu giúp cho quá trình triển khai nghiên cứu đề tài được thuận lợi
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
+ Lí luận: Trên cơ sở khái quát hóa và hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến cũng như các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài hướng tới việc xây dựng được một hệ thống cơ sở lí luận tương đối vững chắc cho phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong đó, quan trọng nhất là việc xác định và khẳng định góc
độ tiếp cận của du lịch di sản là một loại hình du lịch văn hóa
+ Thực tiễn: Từ nền tảng lí luận và những nghiên cứu, tìm hiểu và xử lí thông
Trang 108
tin, số liệu về hiện trạng, đề tài đi sâu phân tích khả năng cũng như định hướng phát triển của loại hình du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất về mặt giải pháp nhằm phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa
ở địa phương
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá các nguồn lực cơ bản, chủ yếu làm nòng cốt để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ
- Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên du lịch văn hóa và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những lĩnh vực chủ yếu của du lịch văn hóa Phú Thọ: Cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch văn hóa, di tích lịch sử, thị trường, nguồn nhân lực, tổ chức, quản lý, tuyên truyền, quảng bá, công tác bảo tồn các di sản và tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa ở tỉnh Phú Thọ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài giới hạn trong phạm vi tỉnh Phú Thọ với mối quan hệ chặt
chẽ giữa địa giới hành chính tỉnh và các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội
Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2013
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong du lịch do tính chất tổng thể của đối tượng nghiên cứu Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với
Trang 11* Quan điểm tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu của đề tài phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc trưng riêng, việc áp dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát triển ra các quy luật phát triển, các nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ khác
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học được vận dụng trong đề tài dưới 2 góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu toàn bộ các điều kiện, tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), các yếu tố kinh tế - xã hội, sự phân bố và biến động của chúng
- Nghiên cứu sự kết hợp có quy luật của các hợp phần, trên cơ sở phân tích tổng hợp các hợp phần của hệ thống lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm có tính đặc thù của tài nguyên di sản văn hóa
* Quan điểm phát triển bền vững
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên
du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc
và chuyên môn hóa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch - dịch vụ Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch Thực
tế việc kinh doanh của ngành du lịch đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng như tác động và biến đổi môi trường văn hóa, xã hội, làm ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên du lịch Do đó phát triển du lịch cần phải chú ý sự phát triển bền vững khi sử dụng các loại tài nguyên du lịch, phải đảm bảo để nguồn tài nguyên đó
có giá trị lâu dài cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng là hệ thống các di sản văn hóa
Ngoài 3 quan điểm chủ đạo trên, đề tài còn sử dụng một số quan điểm khác như
Trang 1210
quan điểm kinh tế, quan điểm lịch sử, quan điểm sinh thái, quan điểm dự báo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
* Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu: được dùng để xử lí các nguồn tư
liệu, thư tịch, sách báo, tạp chí nghiên cứu khoa học đã thu thập được nhằm làm rõ đặc
điểm, đánh giá tiềm năng du lịch của hệ thống di sản văn hóa trên vùng đất Tổ
* Phương pháp điền dã, thực địa: Việc tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên
cứu cho phép thu nhận trực tiếp những thông tin cập nhật, cụ thể mà các tài liệu thành văn cũng như bản đồ không có ưu thế hơn Với phương pháp này, giúp chúng
ta có thể chủ động quan sát, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn nhân dân địa phương và những người làm việc hay cơ quan có liên quan đến hoạt động du lịch Các kết quả điều tra thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại số liệu nhận định trong quá trình nghiên cứu
* Phương pháp liên ngành: giúp liên kết sự đa dạng của những hiện tượng văn
hóa vốn được các ngành khoa học khác nhau nghiên cứu một cách biệt lập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau nhằm giải thích một cách toàn diện bản chất của văn hóa nghiên cứu có hiệu quả các biểu hiện đa dạng,
đa chiều kích của văn hóa Phương pháp này giúp cho việc tích hợp kiến thức từ các ngành khoa học khác nhau để xử lý một cách toàn diện và đồng bộ các đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống di sản văn hóa trong phát triển du lịch
* Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu về sự hình thành và tiếp biến của những giá trị di sản văn hóa truyền thống còn lưu giữ cho tới ngày nay, đồng thời thấy được giá trị du lịch của hệ thống
di sản đó
Ngoài các phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên, đề tài còn sử dụng một
số phương pháp khác như: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp dự báo xu thế v.v
6 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn có 3 chương, bao gồm:
Trang 1311
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
7 Đóng góp của luận văn
- Tổng quan về cơ sở lý luận về nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa
- Hệ thống, đánh giá giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế và phân tích thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Thọ
- Đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu của Phú Thọ khi phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Phú Thọ bao gồm: các giải pháp về quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, sản phẩm, xúc tiến, bảo tồn tài nguyên, thị trường
Trang 1412
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH PHÚ THỌ 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
1.1.1 Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch Hiện nay trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa về loại hình du lịch này:
“Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu
là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện về văn hóa khác nhau, thăm các di tích đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương” (UNWTO)
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích
và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy
tu, bảo tồn Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nổ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế – xã hội” (ICOMOS)
Theo Luật du lịch Việt Nam thì “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”
Hay theo GS Trần Quốc Vượng: “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu
hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình kiến trúc cổ kim”
Như vậy, du lịch văn hóa là phương thức truyền tải các giá trị văn hóa của
một địa phương, một quốc gia bằng du lịch Đây là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa và sử dụng, phát triển các giá trị đó như là một tài nguyên du lịch
Du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ các giá trị tốt đẹp của con người bên cạnh đó du lịch văn hóa còn góp phân đánh thức, làm sống dậy các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân loại
Trang 1513
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa sử dụng văn hóa như là nguồn lực Có hai loại tài nguyên thuộc về văn hóa được sử dụng trong loại hình du lịch này là: tài nguyên nhân văn
và tài nguyên xã hội1
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Là những của cải, vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra, có khả năng thu hút con người tiến hành hoạt động
Tài nguyên văn hóa được chia ra 2 loại cơ bản là tài nguyên văn hóa vật thể
và tài nguyên văn hóa phi vật thể
Tuy nhiên không phải tài nguyên văn hóa nào cũng là tài nguyên du lịch văn
hóa Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa có khả năng kết hợp
với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch 2
1.1.3 Sản phẩm du lịch văn hóa
Hiện nay có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về sản phẩm
du lịch văn hóa Sản phẩm du lịch văn hóa mang đầy đủ đặc điểm của một sản phẩm
du lịch và một sản phẩm văn hóa
Theo cuốn Markettinh du li ̣ch của Pha ̣m Huy Khang : “sản phẩm du li ̣ch là
tâ ̣p hợp của nhiều hoă ̣c thành phần khác nhau bao gồm những vâ ̣t chất hữu hình và
vô hình, hầu hết các sản phẩm du li ̣ch là những di ̣ch vu ̣ và kinh nghiê ̣m”
Theo điều 4, Luâ ̣t du li ̣ch Viê ̣t Nam năm 2005: “Sản phẩm du li ̣ch là tâ ̣p hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Như vậy có thể tiếp cận khái niệm sản phẩm du lịch ở những quan điểm sau:
1 Trần Thúy Anh (CB) (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.15
2 Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng Những vấn
đế lý luận Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 1614
- Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó Sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau:
+ Dịch vụ vận chuyển
+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống
+ Dịch vụ tham quan giải trí
+ Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm
+ Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
- Sản phẩm du lịch là một phức hợp cấu thành từ ba yếu tố căn bản: Tài nguyên du lịch, các dịch vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật
Sản phẩm du lịch có hai loại cơ bản:
- Sản phẩm du lịch hữu hình dưới dạng vật thể: Ví dụ: Đồ lưu niệm, các món
ăn, đồ uống mà khách du lịch sử dụng trong nhà hàng và các loại hàng hóa khác Sản phẩm dạng này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng tương đối quan trọng trong sản phẩm du lịch nói chung Vì sản phẩm du lịch ở dạng này phản ánh được mức độ phát triển của điểm du lịch, chất lượng phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm có
để lại dấu ấn đối với du khách
- Sản phẩm du lịch vô hình dưới dạng phi vật thể và chỉ có thể biết được thông qua cảm nhận của khách du lịch
Bên cạnh đó xuất phát từ định nghĩa văn hóa của GS dân tộc học Từ Chi
“Tất cả những gì không phải thiên nhiên đều là văn hóa” thì sản phẩm văn hóa là sản phẩm của con người, do con người và vì con người Bất kì một sản phẩm nào do con người sáng tạo, sản xuất ra đều được coi là sản phẩm văn hóa
Như vậy khi sản phẩm văn hóa tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch thì trở thành sản phẩm du lịch văn hóa và một lẽ tất nhiên sản phẩm du lịch văn hóa này do con người sáng tạo và chi phối theo nhiều hướng
Sản phẩm du lịch văn hóa xét về mặt bản chất thì là dịch vụ Tuy nhiên nếu chỉ là dịch vụ thì chưa đủ, yếu tố quyết định đến sản phẩm du lịch văn hóa là tài nguyên du lịch văn hóa Tài nguyên du lịch nào sẽ quyết định loại hình du lịch đấy,
Trang 1715
dịch vụ du lịch đấy Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du
lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa khác nhau 1
1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một thành phần quan trong trong việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lich và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Vậy cơ
sở vất chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ những phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách
Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch không chỉ là cơ sở vật chất của riêng ngành du lịch (nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện, nước, vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch) mà còn bao gôm cả cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan (mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng )
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch gồm tất cả phương tiện vật chất với công suất, các bố trí cơ cấu đồng bộ trong khu vực du lịch nhằm tạo ra các dịch vụ để tổ chức, thực hiện các dịch vụ du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch (loại hình, sức chưa ) Tuy nhiên sự phụ thuộc đó không phải là sự phụ thuộc một chiều mà là mối quan hệ tương tác lẫn nhau
Như vật cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cũng phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch văn hóa Chính vì thế mà nó bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất
kỹ thuật của điểm du lịch văn hóa phục vụ trực tiếp cho khách đến tham quan, tìm hiểu điểm du lịch văn hóa như: Lưu trú, các nhà hàng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khu giải trí, điện nước, bến bãi Chính cơ sở vật chất của du lịch văn hóa là một trong các yếu tố góp phần quyết định chất lượng dịch vụ, góp phần giúp cho du lịch văn hóa phát triển
1 Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng Những vấn
đế lý luận Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 1816
1.1.5 Nhân lực trong du lịch văn hóa
Nhân lực du lịch bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội
Nguồn nhân lực du lịch được hiểu là nguồn lao động tham gia vào các hoạt động của ngành Du lịch Nguồn lực lao động ở đấy là tổng thể của thể lực và trí lực
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau:
- Nhóm nhân lực có chức năng quản lý nhà nước về du lịch: bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống đến địa phương như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại, Du lịch ở các tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch ở các quận, huyện Bộ phận lao động này
có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của guốc gia và của từng địa phương, tham mưu cho các cấp Đảng và chính quyền trong việc
đề ra đường lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả
- Nhóm nhân lực có chức năng sự nghiệp ngành du lịch: bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở cá viện khoa học về
du lịch
- Nhóm nhân lực có chức năng kinh doanh du lịch Trong nhóm nhân lực chức năng kinh doanh du lịch có thể phân thành 4 bộ phận: bộ phận nhân lực có chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực có chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực có chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch
Như vậy nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực tiếp
hoặc gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa Bao gồm đội ngũ quản
lý nhà nước về du lịch văn hóa, đào tạo nhân lực du lịch và kinh doanh du lịch văn hóa
1.1.6 Điểm đến du lịch văn hóa
Điểm đến du lịch là một khái niệm khá rộng Điểm đến du lịch có thể là một điểm du lịch nhưng cũng có thể là một thành phố, thị xã, khu vực thậm chí là quốc
Trang 1917
gia hay lục địa Điểm đến du lịch có thể chứa một hoặc nhiều điểm thăm quan hấp dẫn
“Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất một
đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”
(UNWTO – 2004)
Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch:
- Điểm hấp dẫn du lịch: Theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”
- Giao thông đi lại: sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của các điểm đến du lịch
- Các tiện nghi, ăn nghỉ, dịch vụ hỗ trợ và các hoạt động bổ sung
Vậy điểm đến du lịch văn hóa có thể hiểu là những điểm có tài nguyên du
lịch văn hóa nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách; hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững
1.1.7 Thị trường của du lịch văn hóa
Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi
Theo nghĩa hẹp :Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức
là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch
Theo nghĩa rộng : Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch
Trang 2018
Phân loại thị trường du lịch :
- Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ bao gồm thị trường du lịch quốc
tế và thị trường du lịch nội địa
- Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch gồm có thị trường gửi khách và thị trường nhận khách
- Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch gồm thị trường du lịch thực tế, thị trường du lịch tiềm năng và thị trường du lịch mục tiêu
Thị trường du lịch văn hóa được hiểu là một kiểu thị trường du lịch mục tiêu
được lựa chọn cho loại hình du lịch văn hóa Thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn
ra tất cả các hoạt động và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch văn hóa
1.1.8 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa cũng đồng nghĩa với công tác tổ chức quản lý, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa Đây là điều kiện quan trọng
để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch văn hóa Việc tổ chức quản lý du lịch văn hóa nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa trong du lịch Như vậy, việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa dựa trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Căn cứ vào điều 10, Luật du lịch Việt Nam quy định nội dung quản lý nhà nước về du lịch từ đó suy ra các chức năng và nhiệm vụ trong việc tổ chức quản lý
du lịch văn hóa của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và các đơn
vị kinh doanh du lịch như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động du lịch văn hóa trong phạm vi pháp luật du lịch
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa
- Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
Trang 2119
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, xác định khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa ở trong và ngoài nước
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
- Quy định trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động
du lịch văn hóa
- Kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa
Đối với chính quyền địa phương
Theo sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở từng địa phương Việc quản lý phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển
du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương
Đối với cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa
Các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa phải chấp hành mọi quy định của nhà nước
về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, các doanh nghiệp phải biết giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên vô giá này để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững
1.1.9 Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa
Trong kinh doanh việc xúc tiến, tuyên truyền quảng bá sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng để khẳng định tính hiệu quả của công việc và sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường Công tác quảng bá trong du lịch góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch đến với du khách và mang về hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch Vì thế, việc xúc tiến tuyên truyền quảng bá trong du
Trang 2220
lịch có thể được hiểu “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận
động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch” 1
Như vậy xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước Mục đích của việc xúc tiến, tuyên tuyền, quảng bá trong du lịch văn hóa là hoạt động giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa để du khách có thể chiêm ngưỡng, đánh giá, nghiên cứu, đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngành du lịch
1.1.10 Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di sản văn hóa là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng
đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch Bảo tồn và tôn vinh giá trị di
sản phải được xác định là một công việc quan trọng bậc nhất của ngành du lịch
Luật Di sản của Việt Nam đã khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản
quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” 2
Mục đích cao nhất của du lịch là vừa bảo tồn, bảo vệ, tu sửa, tôn tạo di tích vừa đem lại lợi ích cho nhiều bên tham gia Cần coi môi trường tự nhiên và văn hoá của di tích, di sản cũng là môi trường du lịch Để đạt được mục đích này một cách
có hiệu quả cần phải có một quy trình, lộ trình thích hợp
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nằm sát với đỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh
1 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động, tr.4
2 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa
Trang 2321
Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ
đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc
Phú Thọ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đồng bằng sông Hồng với Miền núi và trung du phía Bắc, trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thông thương
và phát triển kinh tế của tỉnh
Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nhưng do độ cao không lớn nên ngay trong mùa đông thì khí hậu cũng không lạnh lắm Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C Số giờ nắng trong năm khá cao (1300 - 1400 giờ/ năm) Lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, tập trung vào các tháng 5 - 6 - 7- 8 - 9 Độ ẩm trung bình là 85%
Như vậy đặc điểm khí hậu nhìn chung là thuận lợi cho việc khai thác du lịch, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu, đây cũng là thời gian tổ chức các lễ hội lớn trong năm khá thuận lợi cho các hoạt động hành hương, du lịch
Tuy nhiên chế độ dòng chảy phân hóa thành hai mùa rõ rệt Mùa lũ từ tháng
VI đến tháng X chiếm 75-80% lượng nước cả năm Sự tập trung nước trong thời gian ngắn thường gây ra các đợt lũ đột ngột, đặc biệt tại ngã ba sông Có khi nước dâng cao 3m trong vòng một ngày đêm gây thiệt hại nặng, vì vậy để đảm bảo an
Trang 24Với đặc điểm địa hình của miền trung du chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, hệ thống sông ngòi, hồ đầm trong tỉnh là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, điểm du lịch khá nổi tiếng của Phú Thọ
Động thực vật
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong
cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên) Hệ động thực vật trong rừng khá phong phú, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch
Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái Đáng chú ý trong số đó phải kể đến đầm Ao Châu (huyện
Hạ Hòa), vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn), mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy), Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa)
1.2.1.2 Điều kiện lịch sử xã hội
Lịch sử hình thành và phát triển
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam Nơi đây các vua Hùng
đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu
Tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau tách dần đất để lập thêm các tỉnh Lào Cai Sơn La, Lai Châu, Yên Bái
Tỉnh thành lập ngày 8/9/1891, gồm 2 huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng Hóa cũ, 3 huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây
Ngày 5 tháng 5 năm 1903, tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hóa chuyển từ làng Hưng Hóa lên làng Phú Thọ để gần đường xe lửa hơn Do đó, tỉnh Hưng Hóa cũng đổi tên thành tỉnh Phú Thọ Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8
Trang 25Cƣ dân
Phú Thọ là một vùng đất cổ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc định cư
và phát triển nông nghiệp, nơi đây đã sớm có dấu vết cư trú của người Việt cổ Hàng trăm di chỉ khảo cổ cũng được phát hiện trên vùng đất Tổ Trên điạ bàn các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của các thời kì văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn có niên đại từ 4000 đến 2500 năm cách ngày nay Hàng loạt công cụ sản xuât được tìm thấy (từ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt) là những bước tiến sáng tạo mới, là sự thay đổi phương thức sản xuất kéo theo là sự thay đổi của các mối quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc tương xứng có thể nói những cư dân đầu tiên nơi đấy đã góp phần và quá trình tiến hoá chung của cả cộng đồng, quá trình xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam
Lịch sử ghi nhận từ thế kỉ X trở đi, đã có nhiều dòng người đến nhập cư vùng đất Tổ Căn cứ theo gia phả các bản tộc mà các dòng họ Hoàng, họ Triệu, họ Đào hiện đang lưu giữ thì từ thế kỉ XV trở đi người đến vùng này làm ăn sinh sống khá đông và còn có sự kết nghĩa giữa các dòng họ
Từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, vùng đất ngày càng có sự thay đổi do những cuộc cải cách nông nghiệp, định canh định cư, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển kinh tế đồi rừng Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã thu hút đông đảo cán bộ công nhân từ nơi khác đến, rồi các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn … làm cho cư dân ngày càng đông đúc, đa dạng
Cơ cấu tổ chức hành chính ngày xưa chia theo đơn vị giáp dựa theo các xóm ngõ Ngày nay thì các đơn vị hành chính nhỏ nhất được chia theo khu, có thể nói cư dân nơi đây với cơ cấu tổ chức như vậy khiến họ có một kiểu thích ứng riêng Sự
Trang 2624
biến đổi của cư dân sẽ có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển văn hoá Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho lễ hội mỗi thời kì có những thay đổi nhất định
Điều kiện Kinh tế - Xã hội hiện nay
Vùng đất Phú Thọ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đem lại Tuy nhiên đến nay vẫn thuần nông, công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có Do vậy ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò then chốt
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 8,5%
Thu nhập bình quân đầu người là 3.197.000 đồng
Tóm tắt cơ cấu các ngành kinh tế:
+ Nông - lâm nghiệp – Thủy sản 25.82%
+ Công nghiệp - xây dựng cơ bản: 36.88%
+ Thương mại và dịch vụ: 37.3%
Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và được phân bố khá đều và hợp lý Mật độ đường ô tô đạt 1.09km/km2, cao hơn cả vùng Đông Bắc (0,62km/km2)
Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài 11.483 km Trong đó có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262km, 39 tuyến đường tỉnh với chiều dài
724 km ( 13 tuyến chính và 26 tuyến nhánh), 94 tuyến huyện lộ dài 639 km, 95 km đường đô thị, 44 km đường chuyên dùng, 1.722,6 km đường xã và liên xã Ngoài ra, còn hàng nghìn km đường dân sinh và nông nghiệp Với hệ thông giao thông đường
bộ được nâng cấp và dần hoàn thiện giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng
Năm 2014, đã thông xe toàn tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2
và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang
Trang 2725
Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh
- Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng Đây cũng là một
cơ hội mới cho du lịch Phú Thọ khi thời gian di chuyển liên tỉnh được rút ngắn rất nhiều
Giao thông đường sắt
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà
máy với tổng chiều dài là 89,5km
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 74,9 km, giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một số lượng lớn hành khách
và hàng hóa, tạo nên sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh cũng như xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng Đây là tuyến đường sắt nối trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và từ đó có thể thông sang Trung Quốc Giao thông đường sông
Phú Thọ có 3 sông lớn chảy qua; sông Hồng, sông Lô và sông Đà, gặp nhau
ở thành phố Việt Trì Ngoài ra còn có một số nhánh sông như sông Chảy, sông Bứa Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế đặc biệt là giao thông đường thủy của tỉnh Tổng chiều dài đường sông trên 4 con sông chính của tỉnh là 227 km với 595 phương tiện vận tải từ 50 tấn hoạt động
Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện quốc gia
Nguồn điện 220KV được cấp từ hệ thống điện miền Bắc thông qua đường dây 220 KV Hòa Bình - Việt Trì - Sóc Sơn, cấp điện cho trạm 220/110 Việt Trì công suất 125MVA
Nguồn điện 110KV của tỉnh được cung cấp từ hai tuyến dây Việt Trì - Đông Anh và Việt Trì - Thác Bà cấp điện cho các trạm 110KV trên địa bàn tỉnh: trạm 110KV Việt Trì - E41( gồm 3 nhà máy biến áp với tổng công suất thiết kế là
Trang 2826
75MVA; trạm 110KV Supe - E42 có công suất 2×16MVA-110/35/6KV; trạm 110KV Đồng Xuân - E45, công suất 25MVA - 110/35/22KV; trạm 110Kv giấy Bãi Bằng - A42, công suất 2×25MVA-115/0,5
Nguồn điện tại chỗ
Tỉnh Phú Thọ có duy nhất nguồn điện tại chỗ là nhà máy điện của Công ty Giấy Bãi Bằng, công suất thiết kế 12+16W Về cơ bản nguồn điện đã cung cấp cơ bản đủ cho các hoạt động sản suất và phục vụ du lịch, tuy nhiên vào mùa hè do hiện tượng nắng nóng nên một số nơi vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện
Hệ thống bưu chính viễn thông
Thông tin liên lạc là yếu tố cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia, khu vực nào Đối với ngành du lịch nói riêng thì thông tin liên lạc
là một yếu tố sống còn và hết sức cần thiết
Mạng lưới thông tin liên lạc ở Phú Thọ tương đối phát triển trong thời gian gần đây Tổng số máy điện thoại cố định hiện nay là trên 13.000 máy, bình quân 7,5 máy/100 dân Chất lượng thông tin liên lạc có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời đại mới, mạng Internet, hộp thư thoại, điện thoại
di động đã phủ sóng đến hầu hết toàn tỉnh; 100% doanh nghiệp, cơ quan được trang
bị máy tính, kết nối Internet và mạng nội bộ
1.2.1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Phú Thọ có 1.372 di tích văn hóa, lịch sử và các địa điểm liên quan đến
di tích; có 292 di tích được Nhà nước xếp hạng trong đó có Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia và 218 di tích cấp tỉnh
Phú Thọ có 161 di tích khảo cổ được phát hiện với những di chỉ thuộc các thời kỳ văn hóa: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn
Về di tích lịch sử lưu niệm, gồm các di tích kháng chiến, cách mạng và địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Một số di tích thuộc loại này còn lưu giữ được địa điểm với những dấu tích nguyên gốc, có đủ điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị như các di tích địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích Chiến khu Phục Cổ
Trang 2927
Các di tích nổi tiếng gồm: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đền Mẫu Âu
Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà) Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao
Các di tích lịch sử văn hóa phân bố không đều trong toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hạ Hòa, Lâm Thao và Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ tuy có diện tích tự nhiên không lớn 3533 km2 (năm 2011) với mật độ di tích là 39 di tích / 100 km2, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (120 di tích /km2) Nhưng mật độ di tích cấp quốc gia cao hơn mức chung của cả nước : 2,04 di tích /100 km2 (cả nước: 1,08 di tích /100 km2)
Đối với việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ, để phát triển đa dạng các loại hình du lịch và trong tương lai xây dựng thành phố Việt Trì trở thành
“thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam” thì các di tích, công trình văn hóa lịch sử, các di tích khảo cổ có giá trị vô cùng quan trọng Thông qua các công trình văn hóa, lịch sử, các di chỉ, hiện vật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn
về một thời kì lịch sử, nâng cao lòng tự hào và tự tôn dân tộc và đây cũng là điểm dừng chân quan trọng trong hành trình về với Đất Tổ
Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Tín ngưỡng dân gian
Phú Thọ là vùng đất cổ từ thời đại Hùng Vương nên nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như còn nguyên vẹn các tín ngưỡng dân gian, điển hình là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tín ngưỡng phồn thực
+Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương bắt nguồn từ hàng trăm năm trước với niềm tin cả dân tộc có chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một cội (Tổ) đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Việc phân tích những di tích khảo cổ từ thời đại Hùng Vương đã chứng minh cội rễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ thời đại các Vua Hùng Và khu di
Trang 3028
tích lịch sử Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, Phú Thọ) chính là nơi gốc thờ tự các Vua Hùng của cả dân tộc Đây cũng là nguồn gốc tục thờ Quốc Tổ của người Việt, được duy trì khá đều đặn trong toàn cộng đồng và liên tục phát triển, mở rông theo tiến trình lịch sử
Từ năm 2007, quốc hội đã phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Luật lao động cho phép nhân dân cả nước được nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc
Hàng năm , vào ngày này, nhân dân Cả nước lại cùng nhau hành hương về khu di tích lịch sử Đền Hùng để tưởng nhớ Quốc Tổ và cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, may mắn và sức khỏe Bên cạnh đó, lễ bái vọng, tưởng nhớ các Vua Hùng cũng được tổ chức quan năm ở các đền thờ Hùng Vương trong
cả nước Truyền thống này khẳng định cội nguồn dân tộc, nguồn gốc cả bản sắc văn hóa và đạo đức Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh luôn vượt qua khó khăn, thách thức trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Đây là di sản đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng Đây cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Phạm vi công nhận của di sản bao gồm 109 làng
có đình, đền thờ Vua Hùng thuộc thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì, và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ)
Các hình thức thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương có nhiều hình thức đa dạng, điển hình là việc Vua Hùng được phối thờ (thờ chung) với nhiều nhân vật như các công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa; các Hùng hầu, Hùng tướng … Tổng số trên cả nước có 1417 đền thờ Vua Hùng Người Việt Nam xây đền thờ Vua Hùng và tiến hành việc thờ cúng hàng năm để bày tỏ tấm lòng tri ân, kính hiếu với tổ tiên Điểm độc đáo ở đây
là Quốc Tổ Hùng Vương được nhân dân Việt Nam tôn vinh nhưng lại không chiếm
Trang 3129
thế độc tôn tại bất kì sinh hoạt tín ngưỡng nào Thậm chí, tại nhiều nơi, các Vua Hùng còn được người dân phối thờ tại bàn thờ dòng họ Người Việt Nam sống ở nước ngoài khi có dịp cũng thỉnh chân hương tại đất Tổ (Phú Thọ) để mang về cắm trên bàn thờ gia đình
- Hình thức cướp kén ở Phú Thọ: “Kén” ở đây là một cặp nõ nường, có
một số xã, sau khi làm lễ thần xong tung các bộ kén cho dân làng cướp lấy may, có
nơi còn tung theo cả ngô, thóc, đỗ, vừng
- Những hình thức biểu hiện đặc thù của tín ngưỡng phồn thực: nam nữ
tính giao và trai gái tự do đùa nghịch
Trai gái và cả các trung niên, các bậc phụ lão có những hành động nghịch đùa giới tính, hơn nữa lại đi đến hình thức tự do tính giao được diễn ra với nhiều làng chạ với nhiều hình thức
Các hình thức nghệ thuật hoá của tín ngưỡng phồn thực và thờ lễ sinh thực khí
Trong các nghi lễ phồn thực và thờ lễ sinh thực khí, có một số đã được cách điệu hoá và nghệ thuật hoá có nghĩa là mang những yếu tố nghệ thuật như: tính giao nam nữ được thể hiện qua điệu múa, hình thức nõ nường được cách điệu hoá thành những cây bông và một số lễ nghi thực hành quan hệ âm dương cũng được chuyển thành những hình thức sân khấu, hình thức “trò” Dù đã được cách điệu hoá và nghệ thuật hoá nhưng tính lễ nghi vẫn được biểu hiện rất rõ nét, vẫn là chủ đạo Ở đây xin
Trang 32Xã Phú Hộ (Lâm Thao) và xã Lương Lỗ (Thanh Ba) thờ tượng một cặp nam
nữ trong tư thế giao hợp Xã Đôn Nhân (Lập Thạch) thờ một hòn đá hình âm hộ, những người cầu con đến thắp hương rồi lấy lá chà xát vào Xã Quang Yên cùng huyện thờ một hòn đá lớn hình người đàn bà xoạc cẳng ra, những người hiếm con cũng đến đây cầu lễ
Qua những hình thức nghi lễ thờ phồn thực kể trên có thể thấy trước hết là tính phổ biến của các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực có mặt ở các hội làng và không chỉ ở hội làng mà lặn sâu vào sinh hoạt nông thôn ở vùng đất cổ Phú Thọ
- Các lễ hội
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, một hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động vất vả, là dịp để mọi người hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng hay vui chơi giải trí Vì vậy lễ hội
có tính hấp dẫn cao với du khách và là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa
có giá trị
Trên toàn tỉnh có 274 xã, thị trấn thì có tới 260 lễ hội Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có những lễ hội đặc sắc riêng Lễ hội ở vùng đất cội nguồn dân tộc rất phong phú, đa dạng, khá nhiều lễ
Trang 3331
hội có nguồn gốc lịch sử từ xa xưa Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, lễ hội dân gian cổ truyền ở vùng đất Tổ giữ một vai trò rất đặc biệt trong kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam, nó mang đậm bản sắc dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn biểu thị tinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Lễ hội ở đây phần lớn là hội làng song nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng của nó lan tỏa trong một vùng rộng lớn, lễ hội Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng đất Tổ
Về cội nguồn lễ hội ở đây là lễ hội nông nghiệp, tuy nhiên trong tiến trình lịch sử, lễ hội dần mang ý nghĩa xã hội lịch sử và văn hóa phong phú Nó giữ một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng đặc biệt ở vùng nông thôn
Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hoá đặc sắc của những bản làng, trên 20 dân tộc sinh sống tại Phú Thọ như: Hội Đền Hùng, Hội Phết - Hiền Quan, Hội bơi chải - Bạch Hạc, Hội Rước voi
- Đào Xá, Hội rước Chúa Gái - Hy Cương, Hội ném còn của đồng bào Dân tộc Mường Qua thống kê cho thấy, Phú Thọ đâu đâu cũng có những ngày lễ hội Phú Thọ còn có các kho tàng thơ, ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê trung du rõ nét, từ lâu đã nổi tiếng và làm say đắm lòng người
(Phụ lục “danh mục lễ hội truyền thống vùng Đất Tổ”)
- Nghề thủ công truyền thống
* Nhóm làng nghề mộc (5 làng, gồm: Làng mộc Dư Ba- huyện Cẩm Khê; Làng nghề mộc Minh Đức - huyện Tam Nông; Làng nghề mộc Phú Hà - huyện Thanh Sơn; Làng nghề mộc Vân Du - huyện Đoan Hùng; Làng nghề mộc Việt Tiến
- huyện Lâm Thao) Sản phẩm chính chủ yếu của nhóm nghề này là đồ mộc gia dụng phổ thông, ván ép, sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng
* Nhóm làng nghề đan lát mây tre (10 làng, gồm: Làng đan lát Ngô Xá - huyện Cẩm Khê; Làng đan lát Tùng Khê - huyện Cẩm Khê; Làng nghề đan lát Đỗ Xuyên - huyện Thanh Ba; Làng nghề đan lát Yển Khê - huyện Thanh Ba; Làng nghề đan lát Minh Hoà - huyện Hạ Hòa; Làng đan lát Ba Đông - huyện Thanh Thủy; Làng nghề thủ công mỹ nghệ và ủ ấm Sơn Vy - huyện Lâm Thao; Làng nghề
Trang 3432
đan lát Khu Bắc - huyện Tam Nông; Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa - huyện Cẩm Khê; Làng nghề dịch vụ sản xuất ngư cụ Thao Hà - huyện Hạ Hòa) Sản phẩm chính của nhóm làng nghề này rất đa dạng, mỗi làng nghề đan lát đều có sản phẩm đặc trưng riêng: rổ, rá, chũm, sọt, cót, dọ tôm, ngư cụ, vàng mã
* Nhóm làng nghề chế biến chè (12 làng, gồm: Làng nghề sản xuất chè Dốc Đen - huyện Thanh Ba; Làng nghề sản xuất chè Khuân- huyện Thanh Sơn; Làng nghề sản xuất chè Phú Thịnh - huyện Hạ Hòa; Làng nghề sản xuất chè Chu Hưng - huyện Hạ Hòa; Làng nghề sản xuất chè Phú Ích - huyện Hạ Hòa; Làng nghề chế biến chè Vân Hùng - huyện Đoan Hùng; Làng sản xuất và chế biến chè Đá Hen -huyện Cẩm Khê; Làng sản xuất và chế biến chè Lê Lợi - huyện Hạ Hòa; Làng nghề chè Chùa Tà - huyện Phù Ninh; Làng sản xuất và chế biến chè Thanh Hòa - huyện
Hạ Hòa; Làng nghề chế biến chè Đồng Lão - huyện Thanh Sơn; Làng nghề sản xuất
và chế biến chè Ngọc Đồng- huyện Thanh Sơn) Sản phẩm chính chủ yến của nhóm nghề này là búp chè khô (chè đen và chè xanh)
* Nhóm làng nghề chế biến nông lâm sản, thực phẩm (10 làng, gồm: Làng nghề chế biến thực phẩm Việt Tiến - huyện Hạ Hòa; Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết - Thành phố Việt Trì; Làng nghề chế biến thực phẩm An Thọ - huyện Đoan Hùng; Làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ - huyện Lâm Thao; Làng chế biến nông lâm sản Tiền Phong- huyện Cẩm Khê; Làng chế biến mỳ bún bánh Thạch Đê - huyện Cẩm Khê; Làng rau an toàn Tân Đức - Thành phố Việt Trì; Làng nghề nuôi
và chế biến rắn Tứ Xã - huyện Lâm Thao; Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuân Dậu - huyện Phù Ninh; Làng sản xuất và chế biến nông lâm sản Công Nông - huyện
Hạ Hòa) Sản phẩm của các nhóm làng nghề này tương đối đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ chủ yếu nội địa, chất lượng sản phẩm cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường ở cấp thấp và trung bình
* Nhóm làng nghề làm nón và dệt thổ cẩm (4 làng, gồm: Làng nón lá Sai Nga - huyện Cẩm Khê; Làng nghề nón lá làng Dền - huyện Phù Ninh; Làng nón lá Sơn Nga - huyện Cẩm Khê; Làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng - huyện Tân Sơn)Sản phẩm chính của nhóm làng nghề này là nón lá truyền thống và quần, áo thổ cẩm Nhóm nghề này có thị trường tiêu thụ rộng ở trong tỉnh, các tỉnh lân cận và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc
Trang 3533
* Nhóm làng nghề xây dựng (2 làng, gồm: Làng nghề xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp Hưng Đạo - huyện Lâm Thao; Làng nghề xây dựng Do Nghĩa -huyện Lâm Thao) Sản phẩm chính của nhóm làng nghề này là sản xuất gạch xây dựng, xây dựng nhà
* Nhóm làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh (2 làng, gồm: Làng sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm - huyện Cẩm Khê; Làng nghề trồng hoa làng Thượng - huyện Phù Ninh) Sản phẩm chính của nhóm nghề này là hoa và cá chép
đỏ Đây được coi là nhóm làng nghề mới trong nền kinh tế thị trường
- Ẩm thực
Đất Tổ Phú Thọ có những món ngon đặc sản mà không phải ai cũng biết Theo truyền thuyết, bánh chưng, bánh dầy có xuất xứ từ triều đại Hùng Vương, đi kèm với nó là phong tục lễ tết dân tộc Chè lam, đàng rang, thịt bò khô ra đời gắn với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đi liền với nó là ý chí tự cường, tự chủ Tại từng địa phương, không những người ta thông thuộc những sản vật theo mùa mà còn biết rõ các loại đặc sản có ở từng nơi, từng vùng Kho tàng ca dao, tục ngữ Phú Thọ có câu: "Cơm đồng Á, cá đồng Nung", "cá đồng Meo, beo Yên Dưỡng", "dứa Tam Nông, hồng huyện Hạc", "bưởi Chí Đám, quýt Đan Hà" Bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì, hồng Gia Thanh, dứa Văn Lang, xoài Vân Du là những loại hoa quả thơm ngon nổi tiếng Bánh tai, bánh dò thị xã Phú Thọ độc đáo nhất vùng Mắm tôm đồng (mắm tôm đỏ) Tứ Xã, cá mắm thính Văn Lang, thịt chua Thanh Sơn, cá anh vũ sông Lô, cá nheo, cá chiên, cá lăng, cá trình sông Hồng đều là những đặc sản có một không hai Măng gầy, măng sặt, rau dưa sắn cũng có thể chế biến thành món ăn khoái khẩu ít nơi có được Song hành với những sản vật có thật đó, người dân Phú Thọ còn sáng tạo ra những sản phẩm văn hoá rất giàu giá trị nhân văn
Bánh trái cũng có những vùng truyền thống:
Bánh nẳng Cầu Mai, bánh chưng hàng Gát, bánh gai Cầu Dền
Đồng bào các dân tộc miền núi cũng có nhiều đặc sản nổi tiềng như: món ăn rêu đá xứ mường, món gỏi cá ở Mường Tôồng, thịt ba ba, lươn xôi, thịt nhím, thịt dúi lam , gỏi cá phảo, cá đốt, chả mật, thịt dê tái, dấm chạo, rượu hoẵng, rượu tiết dúi.v.v…
Trang 3634
Kho tàng văn hoá Việt Nam thật mênh mông Kho tàng văn hoá Phú Thọ - Đất Tổ cũng phong phú và đa dạng muôn màu muôn vẻ Văn hoá ẩm thực nơi đây cũng lắm dạng thức, mang nét đặc biệt của một vùng miền núi, trung du cổ kính, nếu chúng ta đúc kết được những kinh nghiệm quý báu này và gắn nó với du lịch văn hóa, chắc chắn hiệu quả sẽ là không nhỏ
- Văn nghệ dân gian
Ca hát dân gian truyền thống của Phú Thọ là một bộ phận văn hóa dân gian phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình cũng như phương thức biểu hiện
Âm nhạc dân gian - dân ca Phú Thọ có thể chia làm 4 mảng lớn là: Nghệ thuật ca hát sân khấu với chèo và tuồng, các loại hình ca hát dân gian phổ biến ở đồng bằng và trung du miền Bắc: hát ví, trống quân, hát ống dân ca truyền thống địa phương có tính bản địa: hát Xoan và hát Ghẹo, dân ca đồng bào các dân tộc thiểu số
Các huyện, thị thành ở Phú Thọ đều có phường chèo, trong đó cũng có nhiều phường nổi tiếng, được biết như sau: Hạ Hòa, Thanh Ba, Lâm Thao, Phù Ninh
Như vậy, trước Cách mạng Tháng 8, Phú Thọ có 55 phường chèo ở 12 huyện
cũ và 1 thị xã, đây là con số chưa đầy đủ nhưng cũng cho thấy sự phong phú của chèo trên Đất Tổ
Sân khấu Tuồng thời trước tuy không nổi và đậm đặc như sân khấu chèo
nhưng cũng giữ một vị trí quan trọng trong đình đám nông thôn Thị xã Phú Thọ xưa có một phường tuồng nổi tiếng mà cụ trùm phường Ma Văn Tập cũng là một kép tuồng được ái mộ Huyện Phù Ninh có phường Bình Bộ với kép kèn Đỗ Văn Chay, kép trống Hát
Ví giao duyên là tiếng hát của tuổi trẻ, của tình yêu Ví còn gọi là đúm, ghẹo,
đổi đều, hát vận và có những hình thức diễn xướng gọi thành tên là hát ống, trống quân, hát đu
Hát ống là hình thức ví khá độc đáo Một sợi dây dài khoảng 30 mét nối mỗi
đầu là một ống nứa hay bương bịt da ếch, từng đôi trai gái mỗi bên một đầu dây hát vào ống cho nhau nghe Hát ống có khi căng dây qua sân qua rào, căng qua ao hay
mặt ruộng
Trang 3735
Trống quân là hình thức hát ví có nhịp trống theo Thông thường, các trống
để hát là chiếc thùng sắt tây đặt úp trên miệng hố nông (để có tiếng vang), trên thùng cắm một cái que ngắn, căng một sợi dây, hai đầu dây chôn xuống đất, khi hát cầm dùi gõ vào dây làm nhịp Tuy vậy ở các địa phương cũng lại có những hình thức hát trống quân độc đáo Trống quân xã Văn Lang (Hạ Hòa) là mảnh ván mỏng đặt trên miệng hố căng dây mây qua chiếc que đặt trên mảnh ván cũng giống với trống quân xã Sơn Dương (Lâm Thao) Trống quân Hữu Bổ xã Kinh Kệ (Lâm Thao) thường gọi là "Trống quân ta" chỉ nữ hát với nhau, vây thành vòng quanh chiếc trống đình
Hát Xoan là hát trong hội làng vào mùa xuân, hát ở cửa đình, là loại hình
dân ca lễ nghi phong tục mang hai yêu cầu: thờ lễ và vui chơi Xoan là loại hình ca hát có múa Tổ chức phường Xoan hay còn gọi là họ Xoan là một tập hợp những người dân lao động chỉ đi hát vào mùa xuân với 4 phường ở các xã quê Xoan là Phù Đức, Kim Đới, Thét (nay về xã Kim Đức) và An Thái (xã Phượng Lâu) thành phố Việt Trì
Mở đầu mùa hát, các họ Xoan hát khai xuân ở đình miếu bản xã, hát đình nào là 4 họ cùng hát Từ mồng 5 tết, các phường Xoan hát theo trình tự như sau:
Mồng 5 tháng Giêng hát ở các làng Tử Đà, An Dạo, Tiên Du, Phù Ninh và Cẩm Đội (xưa thuộc Lâm Thao, nay về xã Thụy Vân - Việt Trì)
Mồng 6 tới mồng 10 tháng Giêng: Cao Mại, Nha Môn (Lâm Thao), Dữu Lâu, Nông Trang (huyện Hạc Trì cũ, nay về Việt Trì) Hoàng Thượng, Hạ Chuế (Vĩnh Lạc)
Từ 12 tới 15 tháng Giêng hát ở Y Kỳ xã An Dạo, Hữu Bổ xã Kinh Kệ (Lâm
Thao) và xã Tây Cốc (Đoan Hùng)
Trong tháng Hai âm lịch, phường Xoan hát ở các đình Hương Nộn (Tam
Nông), Thanh Đình (Lâm Thao), điểm hát cuối cùng là xã Tử Du (Lập Thạch)
Như vậy là Xoan đã hát ở 21 đình, miếu của 17 xã cũ trong 7 huyện cũ là Phù Ninh, Lâm Thao, Hạc Trì, Tam Nông, Đoan Hùng và Vĩnh Tường, Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phú cũ)
Trang 3836
Hát Ghẹo Phú Thọ có nhiều tên gọi khác nhau: hát Ghẹo Anh, Ghẹo nước
nghĩa, Ghẹo Nam Cường và Ghẹo Phú Thọ
Gọi là hát Ghẹo Anh vì trong lề lối dân ca này, trai gái hát với nhau, nam lại gọi nữ là chị xưng em và nữ dĩ nhiên gọi nam là anh, các cụ cho biết gọi là Ghẹo Anh vì bên đến hát bao giờ cũng là nam còn "ngồi nhà" đón là nữ, nên gọi thế để tỏ
tình cảm tôn trọng đoàn hát bạn
Gọi là Ghẹo nước nghĩa vì đây là ca hát giữa 3 xã kết nghĩa với nhau là Nam Cường (Tam Nông) và Hùng Nhĩ, Thục Luyện (Thanh Sơn - xã vùng Mường), nguyên nhân tục kết nghĩa cũng là nguồn gốc của hát Ghẹo Phú Thọ Đình làng Nam Cường bị cháy, làng cử người vào Thanh Sơn tìm gỗ dựng đình Hai xã trên đã giúp đỡ tận tình, tìm và hạ gỗ, lại vận chuyển ra Nam Cường Khi làm những công việc đó, trai gái các xã trên thường hát đối đáp với nhau và hát những điệu tự sáng tác ra, từ đó cứ vào ngày kỷ niệm lễ khánh thành đình Nam Cường, dân 3 xã lại hát với nhau với những giọng hát đó Đây là hình thức văn nghệ kết nghĩa giữa một xã Kinh và 2 xã Mường, kết nghĩa giữa đồng bào Kinh và Mường, thể hiện tinh thần
đoàn kết Việt Mường sâu sắc
+ Đồng bào các dân tộc ít người ở Phú Thọ như Mường, Dao, Cao Lan, Sán
Dìu sống chủ yếu ở ba huyện Thanh Sơn (cũ), Yên Lập, Đoan Hùng cũng đều có kho tàng âm nhạc dân gian và dân ca khá phong phú, đa dạng
* Dân tộc Mường thường có một loại dân ca chung, phổ biến nhất là Xường,
có nơi gọi là “Thường”, nhưng Xường ở mỗi nơi, mỗi địa phương lại có những sắc thái riêng Xường cũng thường được gọi là cặp đôi với Rang hoặc “Đang” Có nhiều người đã cho hai thứ là một như Xoan - Ghẹo Trong thực tế, chúng khác nhau về một số điểm về nghi lễ, thể thức hát
Cũng như các dân tộc ít người khác trên vùng Đất Tổ, dân tộc Cao Lan có
truyền thống văn nghệ dân gian nhiều mầu, nhiều vẻ Một điểm nổi bật, khác với dân tộc Mường, Dao, dân ca Cao Lan có bài bản, có sách chép các chương hát Ca hát đã trở thành một nghệ thuật rất hấp dẫn, được mọi người say mê Đồng bào có
câu nói :“Sịnh ca hó, lần có công” Nghĩa là: hát ca thì rất khó (không bao giờ hết,
vô tận), còn kể chuyện thì có tận cùng Trong kho tàng âm nhạc của đồng bào Cao
Trang 3937
Lan, có khá nhiều truyện kể về dân ca Cao Lan, trong đó có câu chuyện về nữ thần nghệ thuật, cũng tức là về một bà chúa thơ Đó là nàng Làu Slam xinh đẹp Dân ca dân tộc Cao Lan vì thế có hai loại chính:Loại hát ban đêm, tổ chức ở trong nhà, có thể kéo dài mười hai đêm, loại hát ban ngày ở ngoài trời giữa nam nữ, loại này sinh động hơn Ngoài ra còn hát trong hội hè, đám cưới, đám ma
* Dân ca Sán Dìu cũng có nhiều loại hình: hát giao duyên, đối đáp của trai
gái, hát trong các dịp hội hè, hát trong đám cưới, đám ma
- Trò chơi dân gian
Ở Phú Thọ gắn với các loại hình di tích là các loại hình lễ hội đặc sắc và phong phú với các trò chơi dân gian hấp dẫn như đấu vật, chơi đu tiên, đánh lốc, cướp phết, đi cầu đốt pháo, đánh cờ, kéo co, chọi gà…
Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết và hội làng Trên vùng đất kinh đô Văn Lang xưa có những hội vật nổi tiếng như: Hội vật ở làng Lang Đài, phường Bạch Hạc; hội vật ở miếu Đức Ông, xã Phượng Lâu; hội vật Đuổi Giải xã Cao Xá Tục xưa thường trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên Trong môn vật, không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà còn phải mưu trí và nhanh nhẹn
Ở đền Lang Đài, phường Bạch Hạc, trò đấu vật được tổ chức tại làng nhưng cũng có các làng khác sang đấu, có cả vật thờ và vật giải, đô vật là người trong làng vào ngày lễ tham gia cho vui Trước khi đấu vật, các đội vào làm lễ trong đình Trong khi đấu vật, người ta cho ngựa chạy quanh sân để dẹp đài Trang phục là đóng khố, thắt lưng xanh, đỏ Thi đấu xong, đội nào thắng sẽ được thưởng tiền rồi mang vào đình cung tiến Hội vật ở thôn Phượng An xã An Thái được tổ chức tại miếu vật (miếu Đức Ông), xã Phượng Lâu vào ngày mùng 10 tháng Giêng Hội vật Phượng An được tổ chức với những tục lệ riêng Sau khi chủ tế làm lễ xong, hai cặp
đô vật người địa phương được chọn trước bắt đầu vật trình thánh trước miếu thờ Chỉ sau những cuộc vật nghi lễ này mới tới cuộc vật giải cho các đô vật của thiên hạ đến trổ tài Sau đó các nam thanh niên có sức khoẻ vào xới vật Các đô vật đóng
Trang 4038
khố, cởi trần Ông tổng chỉ huy cầm cờ chạy xung quanh hô: “Trai trong làng, trai hàng tổng, ai có tài vào đánh vật, ai có tài vào vuốt giải” Người nào vào đầu tiên phải vật hai keo, người vào sau vật một keo Trong khi chơi, trống liên hồi giục giã
Ai thắng cuộc được làng treo giải
Tại đình Dữu Lâu, phường Dữu Lâu lại tổ chức trò chơi đánh phết, gọi
là đánh lốc, chơi với cả hai quả lốc Người chơi đều là những trai tráng chia làm hai phe, mỗi phe cử một người đại diện bưng lên một chiếc mâm sơn son, trên đặt bát rượu Ông tưới rượu đó lên hai quả lốc rồi tung ra cho các phe lao vào cướp Trong tiếng trống chiêng vang động, tiếng hò reo náo nhiệt, các chàng trai đều cố sức chen lấn nhằm cướp bằng được quả lốc, hy vọng năm mới sẽ may mắn thịnh vượng Trò chơi kết thúc khi hai chàng trai khỏe mạnh và dũng cảm nhất giơ cao hai quả lốc trong tiếng reo mừng của dân làng Sau phần cướp lốc bằng tay là trò đánh lốc bằng gậy Trò đánh lốc phải có 6 người chơi, trong đó một người giữ lỗ cái ở giữa, người giữ các lỗ con xung quanh Mỗi người cầm một gậy tre dài có hình khoăm ở đầu chọc vào giữa lỗ của mình, còn lại một người có nhiệm vụ đi lùa lốc về lỗ cái Khi trọng tài tung quả lốc ra, người lùa lốc ra sức đánh quả lốc về hố cái Những người giữ lỗ con xung quanh có nhiệm vụ hất quả lốc ra không cho lốc rơi vào lỗ cái và cũng không được để cho người lùa lốc thọc được gậy vào lỗ của mình Nếu ai bị chọc gậy vào lỗ sẽ phải thay thế người đi lùa lốc Cuộc chơi chỉ kết thúc khi quả lốc lọt vào lỗ cái, một bàn lốc mới lại bắt đầu
Trò chơi đu tiên hay đu bay tổ chức chủ yếu dành cho nam nữ thanh niên trong dịp hội làng Lễ hội đình làng Minh Phương và làng Cẩm Đội, trò chơi này được tổ chức hàng năm thu hút nhiều thanh niên trai gái của làng cũng như các làng khác tham gia rất đông Cây đu được làm bằng cách trồng các cọc tre, hai bên chôn bốn cọc tre, mỗi bên hai cọc bắt chéo nhau, trên các đầu tre đóng then ngang Trên thanh then ngang có đục hai lỗ và có chốt để treo hai cây đu, hai cây đu làm bằng tre nhỏ vừa tay cầm Phía dưới hai cây đu có tấm ván hoặc thanh tre then ngang để làm bàn đạp Lên đu có thể có một hoặc hai người là thanh niên (có thể là một đôi nam nữ hoặc đôi nam) Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa vun vút, bên nọ sang bên kia Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng Đánh đu cũng là một sinh hoạt giao lưu tình cảm giữa nam và nữ