Cơ sở kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 49)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1.Cơ sở kinh doanh lữ hành

Tính đến năm 2013 cả tỉnh Phú Thọ có 14 cơ sở kinh doanh lữ hành. Đây là một con số khiêm tốn so với sự phát triển như vũ bão của ngành du lịch. Tuy nhiên từ năm 2005 không có cơ sở kinh doanh lữ hành nào, trải qua 8 năm đến năm 2013 có 14 cơ sở, tốc độ tăng trưởng gần 40% không phải nhỏ. Với 75 nhân lực làm việc trong các công ty lữ hành, trung bình mỗi công ty có 5,5 người bao gồm cả bộ máy quản lý và nhân viên. Chính vì vậy mà các cơ sở lữ hành có năng lực yếu, chưa phát huy hết được vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và điểm đến du lịch

Theo thống kê thì có 14 công ty đăng ký dịch vụ du lịch và lữ hành tuy nhiên có một số công ty hoạt động cầm chừng hoặc chuyển sang kinh doanh loại hình khác. Các công ty du lịch và lữ hành trong tỉnh phân bố không đều hầu hết tập trung ở thành phố Việt Trì, chỉ có một công ty ở Huyện Lâm Thao

48

Hiện nay kết quả hoạt động du lịch lữ hành của các doanh nghiệp Phú Thọ vẫn còn rất thấp so với tiềm năng của địa phương. Khả năng khai thác thị trường khách du lịch của các công ty lữ hành Phú Thọ còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa mở rộng được thị trường để khai thác các nguồn khách, nhất là khách đi lẻ. Phần lớn khách du lịch là người Phú Thọ đi du lịch nội tỉnh đều chọn phương thức đi du lịch tự do không qua các công ty du lịch lữ hành. Đối với khách du lịch là người tỉnh ngoài, nước ngoài khi đến Phú Thọ thì hầu hết đều đã sử dụng dịch vụ trọn gói của các công ty lữ hành ngoài tỉnh. Các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh hiện nay phần lớn có quy mô nhỏ lại mới thành lập nên kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, đội ngũ cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn, thiếu tính chuyên nghiệp nên chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của khách. Vào thời kỳ cao điểm, các công ty du lịch đều rơi vào tình trạng thiếu hướng dẫn viên. Nhân viên marketing chưa thực sự am hiểu thị trường, công tác tư vấn, giới thiệu chưa có tính thuyết phục do thiếu thông tin và kinh nghiệm thực tiễn. Chiến lược chiếm lĩnh thị phần khách của các công ty còn yếu. Mặt khác, tại các điểm di tích và danh thắng, nhiều nơi cơ sở hạ tầng như đường giao thông đi vào các điểm du lịch và hệ thống các công trình nhà hàng, khách sạn, điện, nước, nơi ăn, nghỉ chưa có hoặc chưa đạt tiêu chuẩn... Các doanh nghiệp chưa có sự hợp tác liên kết với nhau theo hướng chuyên nghiệp để hỗ trợ thực hiện tốt các dịch vụ du lịch theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 49)