Du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 61)

7. Đóng góp của luận văn

2.3.4. Du lịch làng nghề

Tính đến tháng 12 năm 2013 toàn tỉnh có 56 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Làng nghề truyền thống có giá trị phục vụ khách tham quan, tìm hiểu

60

nét văn hóa bản địa và mua sắm quà lưu niệm. Trong xã hội phát triển, làng nghề truyền thống ngày càng trở thành tài nguyên du lịch quý giá. Tuy có nhiều làng nghề nhưng Phú Thọ chưa có hướng phát triển riêng cho du lịch làng nghề. Thông thường lượng khách đến với các làng nghề thường đi theo tour du lịch kết hợp thăm quan hoặc nghiên cứu. Các sản phẩm làng nghề đến được tay với du khách cũng thường là thông qua các gian hàng ở các khu du lịch. Sản phẩm làng nghề ở Phú Thọ làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân và xuất khẩu vậy nên dù có chất lượng tốt, giá cả hợp lý nhưng chưa chắc phù hợp với thị hiếu của khách du lịch khi mua để làm quà hay làm kỉ niệm. Đặc biệt khi sản phẩm đến với du khách qua các khâu trung gian chứ không trực tiếp tại làng nghề cũng một phần làm giảm giá trị tinh thần của sản phẩm khi mà du khách không được tiếp xúc trực tiếp với người làm ra sản phẩm, không nhìn thấy các công đoạn chế tác hay không cảm nhận được không gian văn hóa mà sản phẩm được làm ra.

Phú Thọ có những làng nghề sau có khả năng khai thác phục vụ du lịch

* Làng mây tre đan Đỗ Xuyên: Là một làng nghề với những sản phẩm nghề độc đáo. Nghề đan cót nứa chắp có từ bao đời nay. Sản phẩm nứa chắp của Đỗ Xuyên đã có mặt trên thị trường thế giới với các sản phẩm như đĩa, bát...

* Nghề làm Nón lá: Sơn Nga,Sơn Nga, Thanh Nga thuộc huyện Cẩm Khê đều là những làng nón nổi tiếng. Trong đó nổi tiếng nhất là nón lá Sai Nga. Nón Phú Thọ có nét thanh tú, hài hòa, bình dị, bền đẹp rất phù hợp với khách du lịch quốc tế.

* Ủ ấm Sơn Vi: Sơn Vi là một làng nhỏ thuộc huyện Lâm Thao, là quê hương của sản phẩm độc đáo này. Với bàn tay khéo léo của mình, người Sơn Vi đã tạo ra loại ủ ấm có dáng vẻ độc đáo riêng. Mỗi chiếc ủ ấm đẹp là đồ dùng trang trí đẹp, giữ nhiệt, làm đậm đà cho những ấm nước chè xanh, lá vối, nhân trần... trong suốt bốn mùa.

* Làng mộc Minh Đức: Thuộc xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông. Cùng với thời gian, sản phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền của Tổ quốc.

Các sản phẩm của mỗi làng nghề có thể tạo ra những sản phẩm địa phương đặc trưng cho mỗi xã, huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Khám phá và trải nghiệm tại

61

các làng nghề truyền thống, được tham gia trực tiếp với cộng đồng bản địa làm ra sản phẩm tiểu thủ công sẽ tạo ra sự hứng thú và hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể kể đến như các làng gốm, làng mây tre đan, làng làm nón, dệt thổ cẩm... Phú Thọ đã và đang khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống tại các xã để tạo ra những sản phẩm đặc thù địa phương, tăng thu nhập của người dân tại các cộng đồng tham gia hoạt động du lịch và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Đó là một yêu cầu, nhiệm vụ dài hạn để phát triển du lịch Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)