Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 74)

7. Đóng góp của luận văn

2.4.2.Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống giao thông trên toàn tỉnh Phú Thọ được đầu tư phát triển không ngừng, tạo tiền đề thuận lợi khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một số điểm tài nguyên du lịch trước đây còn ở dạng tiềm năng đã có điều kiện khai thác nên hệ thống tuyến du lịch có xu hướng phát triển trên toàn địa bàn.

Tổ chức tuyến du lịch Phú Thọ bao gồm hệ các tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường sông trên cơ sở phát triển hệ thống điểm du lịch và tổ chức các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

Hệ thống tuyến du lịch đường bộ được xác định dựa trên hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 2, quốc lộ 32A, B, C, các tỉnh lộ… và sự phân bố các tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh tương ứng.

Tuyến du lịch nội tỉnh

73

Tuyến 1: Tuyến thành phố Việt Trì-Đoan Hùng

- Tính chất: đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Bắc

- Lộ trình: theo quốc lộ 2 qua các điểm du lịch lớn như Đền Hùng, tượng đài chiến thắng Tu Vũ…

- Các điểm tham quan và các địa điểm du lịch:

 Các di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc ở thành phố Việt Trì như: Đình Hùng Lô, đình Lâu Phượng, Bến Gót..

 Đền Hùng và các quần thể di tích phụ cận, bảo tàng Hùng Vương, làng

văn hóa các dân tộc, tháp Hùng Vương.

 Nhà máy giấy Bãi Bằng

 Tượng đài chiến thắng sông Lô, chiến thắng Trạm Thản

 Thưởng thức đặc sản bưởi Đoan Hùng, cá Lăng..

Tuyến 2: Việt Trì-thị xã Phú Thọ-Hạ Hòa

- Tính chất: đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Bắc

- Lộ trình: theo quốc lộ 32C

- Điểm du lịch và các đối tượng tham quan chính:

 Các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa ở Tam Nông, thị xã Phú Thọ

 Đền Mẫu Âu Cơ

 Chiến khu Hiền Lương, Ngòi Vân

 Thưởng thức đặc sản cá đầm Ao Châu

- Điểm lưu trú: Việt Trì, Ao Châu

Tuyến 3: tuyến Việt Trì-Thanh Sơn-Xuân Sơn

- Tính chất: đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam

- Lộ trình: quốc lộ 32, 32B

- Đặc điểm: đây là tuyến du lịch tham quan lịch sử-văn hóa - Đối tượng tham quan:

74

 Các di tích lịch sử-văn hóa-nghệ thuật ở Tam Nông và Thanh Thủy

- Điểm lưu trú chính: Xuân Sơn (theo dạng nghỉ dân dã) và thị trấn Thanh Sơn - Tuyến du lịch liên tỉnh:

Trên địa bàn Phú Thọ có các tuyến quốc lộ 2, 32,70 và tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Vân Nam thuận lợi đón khách du lịch liên tỉnh. Thức tế phát triển du lịch trong thời gian qua khẳng định vị trí quan trọng của du lịch Phú Thọ trong mối liên hệ vùng du lịch Bắc Bộ và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. định hướng phát triển các tuyến liên tỉnh xuất phát từ thành phố Việt Trì-Phú Thọ như sau:

- Phú Thọ-Yên Bái-Lào Cai (tuyến du lịch về cội nguồn) - Phú Thọ-Lào Cai- các tỉnh Tây Bắc

- Phú Thọ-Tuyên Quang-Hà Giang

- Phú Thọ-Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ - Phú Thọ-Hà Nội - và các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Trong những tuyến liên tỉnh trên được tổ chức thì tuyến du lịch về cội nguồn xuất phát từ chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ - Lào Cai – Yên Bái được xem là thành công nhất. Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai là 3 tỉnh nằm trong khu vực trung du miền núi phía Bắc - vùng đất gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc VN. Song song với các lễ hội ở tỉnh Phú Thọ còn có các lễ hội khác ở Yên Bái và Lào Cai như lễ hội văn hóa Mường Lò, lễ hội đền Thác Bà (Yên Bái) và lễ hội đền Thượng, lễ hội trên mây (Lào Cai).

Tuyến du lịch quốc tế

Phú Thọ nằm trên tuyến quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Vân Nam, rong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh-Hà Khẩu-Hà Nội-Hải phòng- Quảng Ninh thuận lợi đón khách du lịch quốc tế và ngược lại. tuyến du lịch quốc tế của Phú Thọ được xác định dựa trên tuyến đường sắt là Vân Nam-Lào Cai-Phú Thọ-Hà Nội-Hải Phòng, hoặc có thể qua các tuyến đường bộ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 74)