Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 53)

7. Đóng góp của luận văn

2.3.1. Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1372 di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử - cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng. Hệ thống các di tích trên là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa hết sức quý giá, trong đó có các di lịch sử, văn hóa.

Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng

* Tƣợng đài chiến thắng Sông Lô

Tượng đài được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 2890 –VĂN HÓA/QĐ ngày 27/9/1997

Địa chỉ di tích: thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Đài chiến thắng mang hình tượng một ngọn lửa cháy bất diệt đang toả lên bầu trời nguồn năng lượng vô tận của chiến thắng sông Lô. Trên 4 mặt xung quanh của đài tưởng niệm có trang trí 8 bức phù điêu bằng gốm Sa mốt miêu tả chiến thắng sông Lô và khái quát một số nét tiêu biểu của truyền thống quê hương và con người Đoan Hùng. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với những đường nét nghệ thuật điêu khắc công phu được gắn với nhau vô cùng tinh tế.

52

Khu di tích tượng đài chiến thắng sông Lô là công trình lịch sử văn hoá ấn tượng và hoành tráng mang đậm sức biểu cảm nói lên ý nghĩa to lớn về một chiến thắng lẫy lừng và là niềm tự hào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là di tích vô cùng quý giá trong việc giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống chống giặc ngoại xâm trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của quân và dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt

* Chiến khu Vạn Thắng

Chiến khu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 921-QĐ/BT ngày 02/07/1994.

Địa chỉ di tích:xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Chiến khu Vạn Thắng được thành lập vào tháng 6 năm 1945 với quân số ban đầu là 150 người. Đội du kích Vạn Thắng đã tham gia kháng Nhật, chống Pháp và giải phóng thị xã Phú Thọ.

Tại UBND xã Đồng Lương đã xây dựng đài kỷ niệm chiến khu Vạn Thắng. Gắn liền với các địa điểm lịch sử di tích chiến khu Vạn Thắng là các tài liệu hình ảnh về đội du kích Vạn Thắng, sưu tập hiện vật vũ khí (súng, kiếm)…

* Chiến khu Hiền Lƣơng

Chiến khu Hiền Lương được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 921-QĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994. Địa chỉ di tích: Khu 1, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ

Chiến khu Hiền Lương được thành lập với hai nhiệm vụ quan trọng là xây dựng nơi đây làm nơi trú chân để đón các chiến sĩ cách mạng trong các nhà tù Sơn La, Nghĩa Lộ vượt ra, làm nơi tạm lánh cho những cán bộ Việt Minh hoạt động dưới xuôi bị lộ và xây dựng nơi đây thành căn cứ du kích để chuẩn bị khởi nghĩa dành chính quyền ở hai tỉnh Phú Thọ, Yên Bái

Ngoài ra còn Phú Thọ còn có 4 chiến khu khác được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa như:

- Địa điểm Cách mạng chiến khu 10, xã Đại Phạm, Huyện Hạ Hòa (Quyết định số 1377/QĐ/BT ngày 21/01/1995).

53

- Địa điểm Cách mạng chiến khu 10, xã Hà Lương, Huyện Hạ Hòa (Quyết định số 15/QĐ - BVĂN HÓATTDL ngày 14/04/2003).

- Địa điểm Cách mạng chiến khu 10, xã Gia Điền, Huyện Hạ Hòa (Quyết định số 15/QĐ - BVĂN HÓATTDL ngày 14/04/2003).

- Địa điểm Cách mạng chiến khu 10, xã Ấm Hạ, Huyện Hạ Hòa (Quyết định số 15/QĐ - BVĂN HÓATTDL ngày 14/04/2003).

Các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ rất phù hợp để đưa vào khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch thăm lại chiến trường xưa hay những tour du lịch nhằm giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước. Tuy nhiên Phú Thọ chưa tận dụng được nguồn tài nguyên quý giá này, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng chưa thực sự phát triển.

Du lịch tham quan di tích di chỉ khảo cổ

Di chỉ khảo cổ Làng Cả: Khu di tích Làng Cả, nằm trên địa bàn phường Thọ Sơn - TP Việt Trì - Phú Thọ, nơi gắn liền với di tích kinh đô Văn Lang của thời đại Hùng Vương, qua quá trình xây dựng khu công nghiệp Việt Trì và 2 lần khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật lịch sử có giá trị.

Theo các nhà khảo cổ học, khu vực Làng Cả là một nơi có nhiều hiện vật, di chỉ lịch sử từ thời Hùng Vương. Tại hai lần khai quật vào năm 1976, 1977, các nhà khảo cổ học đã tìm được 314 ngôi mộ cổ cùng nhiều hiện vật có giá trị với niên đại 2400 năm trước. Giáo sư - tiến sĩ Trịnh Sinh cho biết đây có thể là khu kinh đô Văn Lang xưa vì các ngôi mộ cho thấy sự phân hóa xã hội rất rõ. Có nhiều ngôi mộ rất đẹp và người chết vào loại giàu có với những đồ thắt lưng đồng, trống đồng, vũ khí bằng đồng...

Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên: Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu vực sông Hồng. Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có di chỉ văn hóa đồng dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa điểm có di cốt người. Ở những nơi đây, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này,

54

ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí.

Các di tích kiến trúc nghệ thuật:Thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc các đình, chùa, đền miếu hay một số khu phố cổ, thành lũy pháo đài, đặc biệt tập trung tại Phong Châu, Thanh Thủy, Việt Trì như đình Hy Cương, đình Hùng Lô, đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan, đình Bảo Đà, đình Lâu Thượng, đình Đào Xá...

Bảo vật quốc gia:

Phú Thọ có 2 bảo vật được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2013. Đó là: Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) và Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)