Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trong và ngoài nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ngoài nước

Thái Lan – lễ hội Nƣớc Songkran

Lễ hội Nước Songkran (còn được du khách nước ngoài biết đến với tên gọi khác là Lễ hội nước) là một sự kiện chào đón năm mới hàng năm – một trong những lễ hội quan trọng nhất của đất nước Chùa Vàng. Ngoài tục té nước với ý nghĩa gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ, đón nhận sự tươi tắn và may mắn trong năm mới, lễ hội Songkran còn đi kèm với truyền thống đi thăm hỏi người cao tuổi, đến chùa lễ Phật… Tuy được diễn ra không chỉ ở Thái Lan nhưng lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan lại có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với Lễ hội Songkran, bạn sẽ có cơ hội được những người dân nơi đây dùng mọi thứ có thể chứa nước như gáo, thùng, xô, súng… để té nước lên người bạn, bởi theo quan niệm của người Thái, những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành và các cuộc thi sắc đẹp sẽ được tổ chức bên cạnh việc nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Song song đó là những nghi lễ thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật cùng mong ước hạnh phúc sum vầy cho mọi nhà…Được biết, Songkran chính là dịp để mọi người xích lại gần nhau hơn, không phân biệt màu da,

40

dân tộc, hòa chung vào không khí nhộn nhịp, vui tươi đón chào năm mới, thắt chặt thêm tình hữu nghị không biên giới. Khoảnh khắc mọi người té nước vào nhau vừa là những phút giây thư giãn vô cùng thoải mái vừa thể hiện tinh thần bạn bè không biên giới. Đây cũng là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc đang lan tràn khắp nơi. Lễ hội Songkran là điển hình cho mô hình lễ hội truyền thống Thái Lan, giúp đất nước này trở thành thánh địa nghỉ dưỡng và du lịch.

Bài học kinh nghiệm

Đây là một lễ hội lớn của Thái Lan có nét tương đồng với lễ hội Đền Hùng của Phú Thọ (mang tính chất quốc gia, thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, diễn ra vào thời điểm đầu năm). Phú Thọ có thể học tập một số kinh nghiệm tổ chức, quản lý lễ hội, quản lý sức chứa từ lễ hội này. Bên cạnh đó là việc mở rộng không gian lễ hội. Liên kết với các địa phương khác có đền thờ vua Hùng trong cả nước để tạo thành một hệ thống lễ hội chung một màu sắc từ Bắc vào Nam và trở thành một biểu tượng lễ hội quốc gia trong lòng du khách khi nhắc đến Việt Nam nói chung và Phú Thọ nó riêng. Đồng thời thành công của lễ hội Songkran có đóng góp rất lớn của người dân địa phương khi tạo không gian thân thiện cởi mở với khách du lịch. Đây là bài học quý giá với các nước muốn làm du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng

1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm về du lịch văn hóa trong nước

Du lịch Văn hóa được xem là một xu hướng phát triển có nhiều tiềm năng và thuận lợi của nền du lịch Việt Nam, đồng thời đây cũng là một hướng phát triển rất phù hợp với một nước có nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng và phong phú như nước ta.

Huế là một địa phương rất thành công trong việc đưa vào khai thác loại hình du lịch văn hóa. “Quần thể di tích cố đô” và nhã nhạc cung đình đã cho ngành du lịch Huế tạo dựng được vị thế và góp “tiếng nói” vào ngành du lịch Việt Nam. Chính hệ thống những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, miếu mạo, những điệu nhạc, lời ca...đã cho du lịch Huế có được bản sắc đặc trưng riêng mà không phải vùng miền nào cũng có được. Điều này đã tạo nên thế mạnh cho du lịch Huế khắc họa được nét riêng biệt của mình.

41

Từ các “sản phẩm tĩnh” mang yếu tố kiến trúc, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu chuyển sang một giai đoạn mới đó chính là gắn các giá trị văn hóa vật thể với giá trị văn hóa phi vật thể theo hình thức biến các “sản phẩm tĩnh” hòa cùng các “sản phẩm động” để hình thành nên những sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao, hấp dẫn. Thời gian qua đã có nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mang yếu tố này được thực hiện, có thể kể đến nhiều hình thức du lịch văn hóa khác nhau từ chiếc thuyền cung đình “sơn son thếp vàng” có thể chở cùng lúc 120 người, vừa thưởng thức nghệ thuật ẩm thực vừa xem biểu diễn Nhã nhạc Huế, đến các hoạt động khác như uống trà nghe ca Huế tại bến Phu Văn Lâu, nghe ca Huế trên sông Hương, Đêm hoàng cung ở Đại Nội, Cơm cung đình...

Đặc biệt, với mục tiêu lấy quần thể kiến trúc cố đô Huế làm trọng tâm, nhã nhạc cung đình làm yếu tố phụ trợ chính, tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm nên các không gian diễn xướng đặc sắc giới thiệu lại cho công chúng, du khách các lễ, tế xưa của triều Nguyễn đã được phục dựng nguyên bản như lễ tế Xã tắc, lễ hội Nam Giao, lễ thi tiến sỹ võ...tại các kỳ Festival. Điều này đã khẳng định được những thành tựu vững chắc trong việc biến di tích thành những sản phẩm văn hóa “sống” trong đó đỉnh cao của nó chính là thương hiệu Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm/lần được đánh giá mang tầm quốc tế và thành phố Huế đã được Chính phủ phê duyệt là thành phố Festival Việt Nam.

Địa phương cũng đang cố gắng để phát huy tối đa những mặt mạnh du lịch văn hóa và sản phẩm văn hóa chất lượng cao chính là hạt nhân cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển và những hình thái du lịch khác sẽ là những vệ tinh xoay quanh nó.

Bài học kinh nghiệm

Huế và Phú Thọ là 2 địa phương duy nhất trong cả nước sở hữu hai di sản văn hóa thế giới. Đã từ lâu Huế đã trở thành một biểu tượng trong ngành du lịch với những con số phát triển tương trưởng ấn tượng. Để có thể trở thành địa phương phát triển du lịch văn hóa thì Phú Thọ cần học hỏi các kinh nghiệm về quản lý bảo tồn di tích, di sản. Kết hợp song song việc phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa của di sản. Cần có những chính sách, chế tài hợp lý để đưa Phú Thọ trở thành một điểm đến về tâm linh, tín ngưỡng lễ hội và di sản.

42

Tiểu kết chƣơng 1

Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội, Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ....

Loại hình du lịch văn hóa rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, và là một hướng phát triển có tiềm năng. Tuy nhiên du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm, ưu thế tài nguyên của vùng miền.

Phú Thọ được đánh giá là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú với hệ thống các di tích, lễ hội, làng ghề, ẩm thực, văn nghệ dân gian ... Phú thọ có thể phát triển nhiều loại sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù vừa mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương vừa phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa Những kinh nghiệm, những mô hình làm du lịch văn hóa của các quốc gia, các địa phương khác sẽ là những bài học, những tư liệu quý giá trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Phú Thọ. Từ đó học hỏi, đúc rút và tìm ra hướng phát triển du lịch văn hóa độc đáo cho địa phương mình.

43

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Thi trƣờng du lịch văn hóa

2.1.1. Mục đích tham quan và tìm hiểu của du khách

Mục đích tham quan của khách đi du lịch đến Phú Thọ vô cùng phong phú từ tham quan đơn thuần cho đến tìm hiểu văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng, giải trí thư giãn, kết hợp ... hầu như các mục đích trên của du khách đều nằm trong đối tượng của du lịch văn hóa.

Thị trường khách du lịch quốc tế chiếm tỉ trọng nhỏ, chiếm chưa đầy 1% tổng lượng khách đến Phú Thọ. Sở thích của khách du lịch quốc tế là khám phá, tìm hiểu bản sác văn hóa địa phương và một số là khách thương mại công vụ tại các khu công nghiệp với đặc điểm chính là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ, môi trường tốt. Khách du lịch quốc tế đến với Phú Thọ chủ yếu vào thời gian tổ chức các sự kiện văn hóa, thời gian tổ chức các lễ hội chính như: lễ hội Giỗ Tổ Đền Hùng, hội Bơi Chải Bạch Hạc…

Thị trường khách nội địa chiếm tỉ trọng lớn, chiếm hơn 99% thị phần, chủ yếu là đến từ khắp mọi nơi trên cả nước đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc. Khách nội địa đến Phú Thọ trong thời gian gần đây chủ yếu với mục đích lễ hội, tín ngưỡng, hành hương về cội nguồn, tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh…Khách nội địa, đặc biệt là khách có lưu trú ngày càng có khả năng chi trả cao và đòi hỏi dịch vụ, chất lượng tốt

Một số mục đích cơ bản của khách.

Mục đích du lịch tâm linh: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi những người buôn bán, kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở khu vực Đền Hùng, Việt Trì, Đền Mẫu Âu Cơ ... Tuy nhiên loại khách này ít sử dụng lưu trú.

- Mục đích du lịch thương mại, công vụ: Chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn khác. Các khách du lịch của loại hình du lịch này thường là các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước , các doanh nghiệp ... thường kết hợp giữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên số lượng khách đến Phú Thọ với mục đích kết hợp thương mại, công vụ không nhiều.

- Mục đích du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi, các khu vực đón nhiều khách du lịch nội địa là Thành phố Việt Trì, Xuân Sơn.

Mục đích của du khách đến với Phú Thọ ngày càng đa dạng và phong phú. Nếu như trước đây du khách đến Phú Thọ chỉ với mục đích tâm linh, tìm về nguồn cội, trẩy hội Đền Hùng thì ngày nay đã xuất hiện nhiều mục đích mới. Du khách đến với Phú Thọ đều mong muốn hướng về cội nguồn, tìm về với cái nôi của văn hóa dân tộc Việt, trải nghiệm các lễ hội độc đáo, nghe một điệu hát Xoan mê đắm lòng người, hay nghỉ dưỡng ở những nơi có không khí trong lành.

Đặc biệt trong thời gian tới, khi việc đầu tư mới, nâng cấp các khu du lịch nghỉ dưỡng như Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn hay đầm Ao Châu, Vân Hội sẽ góp phần dịch chuyển cơ cấu mục đích khách du lịch đến Phú Thọ.

2.1.2. Phân kỳ du khách đến

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch là một đặc trưng của du lịch văn hóa Phú Thọ và điều này biểu hiện rõ nét nhất qua lượng khách đến Phú Thọ vào các tháng trong năm. Nếu sự dao động về lượng khách trong mùa cao điểm và mùa ít khách càng lớn thì tính mùa vụ du lịch tại điểm du lịch đó càng sâu sắc. Kết quả điều tra tại Phú Thọ qua các mùa lễ hội trong các năm qua cho thấy tính mùa vụ trong hoạt động du lịch thể hiện rất rõ với sự chênh lệch về lượng khách giữa mùa du lịch chính và mùa ít khách.

Như vậy mùa du lịch chính tại Phú Thọ chủ yếu diễn ra trong các tháng II, III, IV, V. Các tháng này chiếm tới 97,18% lượng khách du lịch trong năm, riêng tháng III, tháng diễn ra các lễ hội chính trong đó quan trọng nhất là vào mùa lễ hội Đền Hùng, lượng khách tập trung tới 94,3% tổng số khách trong năm.

Mùa vắng khách của Phú Thọ bắt đầu từ tháng VI đến tháng I. Tám tháng này lượng khách du lịch chỉ chiếm có 2,82% tổng lượng khách cả năm mặc dù gấp đôi màu du lịch chính về thời gian. Có thể nói, sự chênh lệch về cường độ tập trung khách giữa hai mùa đã kéo theo những ảnh hưởng to lớn và phức tạp tới hoạt động

45

kinh doanh du lịch. Diễn biến khách du lịch theo mùa kéo theo diễn biến doanh thu theo mùa, diễn biến sử dụng cơ sở lưu trú theo mùa và diễn biến lao động theo mùa. Công suất sử dụng phòng trung bình của các khách sạn ở đây hiện nay vào khoảng 30% đến 40%. Tuy nhiên vào thời gian cao điểm đa số các khách sạn ở đây đều đầy ắp khách, công suất sử dụng phòng đạt 95-99%. Tuy nhiên, vào các tháng ít khách công suất sử dụng phòng rất thấp, chỉ khoảng 4% đến dưới 10%, có cơ sở lưu trú nhiều ngày liền không đón vị khách nào.

2.1.3. Nhu cầu lưu trú của du khách

Có thể nói lượng khách du lịch lưu trú lại Phú Thọ so với tổng số khách du lịch là rất thấp so với các địa phương khác. Năm 2011, tổng lượng khách đến Phú Thọ là 6,1 triệu lượt khách, chỉ có gần 430 ngàn lượt khách lưu trú chỉ đạt 7%, tương tự, năm 2012 đạt 10% khách lưu trú và năm 2013 đạt gần 11% khách lưu trú.

Nhu cầu lưu trú có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, ngày lưu trú bình quân, công xuất sử dụng buồng phòng trung bình và hệ số sử dụng chung phòng và được tính theo công thức sau:

(Số lượt khách lưu trú) × (Số ngày lưu trú trung bình) Nhu cầu số buồng =

(365 ngày × (Công suất sử dụng × (Số khách trung bình/buồng . Trong năm) phòng trung bình năm)

Trong đó theo dự báo ở trên

- Số ngày lưu trú trung bình từ 1,5; 2 và 2;5 ngày đối với khách quốc tế và từ 1,3; 1,5 và 2,0 ngày đối với khách nội địa theo các giai đoạn.

- Công suất sử dụng buồng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 55;60 và 65%

- Theo xu hướng chung các khách sạn thường được xây dựng và bố trí mỗi buồng 2 giường đơn hoặc một giường đôi tương ứng 2 người.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, nhu cầu về khách sạn Phú Thọ từ nay đến năm 2030 có thể tính toán cụ thể được (Phụ lục bảng biểu)

46

2.1.4. Lượng khách du lịch – khách du lịch văn hóa

Năm 2006, Phú Thọ có 3 triệu lượt khách tới tham quan, trong đó có 262 ngàn khách lưu trú, lượng khách quốc tế đạt 2,3 ngàn lượt, đạt tổng doanh thu 403 tỷ đồng.

Năm 2010, toàn ngành đón được 5, 89 triệu lượt khách tham quan, tăng 30% so với năm 2009. Tại các cơ sở lưu trú đón và phục vụ khoảng 395.000 lượt khách tăng 13% so với 2009; với 420.000 ngày khách tăng 9% so với năm 2009. Doanh thu 600 tỷ đồng tăng 13% so với 2009.

Năm 2011, Phú Thọ đã đón khoảng 6 triệu lượt khách tham quan, nhưng cũng chỉ có 460 ngàn lượt khách lưu trú, khách quốc tế đạt 4,2 ngàn lượt, đạt tổng doanh thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 41)