Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 95)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.3. Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh

Tỉnh Phú Thọ có tài nguyên du lịch văn hóa phong phú với các di tích văn hóa, lịch sử, di chỉ khảo cổ quý giá có liên quan tới thời đại Hùng Vương dựng nước, có nhiều lễ hội truyền thống. Ngày 10/3 Âm lịch được quy định là ngày Quốc giỗ. Đây chính là lợi thế lớn nhất của tỉnh trong khai thác và phát triển du lịch nhân văn chính là du lịch lễ hội, tín ngưỡng (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương) mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, khu vực này còn có thể phát triển các loại hình du lịch khác như: du lịch tham quan, dã ngoại, picnic, du lịch học tập ( hiện nay có rất nhiều lao động ở các tỉnh Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ tới làm việc và định cư tại các khu công nghiệp trong thành phố Việt Trì, Thụy Vân..).

Một lợi thế nữa là trong tỉnh Phú Thọ tài nguyên du lịch văn hóa phân bố rất tập trung. Tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa kết hợp hài hòa với nhau cho phép khai thác tốt tiềm năng du lịch nơi đây và hình thành các tuyến du lịch về nguồn đầy hấp dẫn và lý thú.

Lợi thế thứ ba là tỉnh Phú Thọ có khu di tích lịch sử Đền Hùng và nhiều di tích văn hóa, lịch sử khác đang được Đảng, Nhà nước và các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Cho nên khả năng kiện toàn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch là điều hoàn toàn có thể làm được. Tỉnh Phú Thọ có nhiều dự án phục vụ du lịch lễ hội như trung tâm lễ hội Đền Hùng, công viên Văn Lang, khu du lịch Bến Gót, quảng trường và trung tâm thương mại-dịch vụ Hùng Vương. Ngoài ra Phú Thọ còn có lợi thế lớn trong việc thu hút các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

94

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)