Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp góp phần nâng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy, cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học viên học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng- người đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đối với điều mà Thầy đã dành cho tôi Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa du lịch Trường Đại Học KHXH&NV và các thầy cô Khoa sau Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã không ngừng hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Hà Nội, tháng 9 năm 2015 Học viên thực hiện
Hoàng Thị Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Lịch sử nghiên cứu 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Bố cục luận văn 11
7 Đóng góp của luận văn 12
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC GIANG 13
1.1 Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa 13
1.1.1 Du lịch văn hóa 13
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hoá 14
1.1.3 Điểm đến du lịch văn hóa 16
1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 17
1.1.5 Sản phẩm du lịch văn hóa 18
1.1.6 Khách du lịch với mục đích văn hóa 21
1.1.7 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 22
1.1.8 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch 24
1.2 Khái quát về điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang 27
1.2.1 Điều kiện bên trong 27
1.2.2 Điều kiện bên ngoài 44
1.3 Bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa 45
1.3.1 Bài học kinh nghiệm nước ngoài 45
1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong nước 48
1.4 Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa Bắc Giang 51
1.4.1 Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch Bắc Giang 51
Trang 51.4.2 Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa Bắc Giang 52
1.4.3 Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa Bắc Giang 53
Tiểu kết chương 1 54
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC GIANG 55
2.1 Thị trường khách du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang 55
2.1.1 Đặc điểm nguồn khách du lịch 55
2.1.2 Thực trạng lượng khách du lịch 59
2.2 Sản phẩm du lịch văn hoá tiêu biểu 61
2.2.1 Du lịch tham quan, nghiên cứu các di sản văn hoá 62
2.2.2Du lịch lễ hội 62
2.2.3 Du lịch làng nghề 63
2.2.4 Du lịch thưởng thức nghệ thuật 64
2.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa 66
2.3.1 Hệ thống cơ sở lưu trú 66
2.3.2 Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống 68
2.3.3 Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành 69
2.3.4 Phương tiện vận chuyển khách du lịch 70
2.3.5 Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí 70
2.4 Nhân lực trong du lịch 71
2.5 Điểm tuyến du lịch văn hóa Bắc Giang 76
2.5.1 Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 76
2.5.2 Các tuyến du lịch tiêu biểu 79
2.6 Tổ chức, quản lý du lịch văn hoá 79
2.6.1 Cơ quan quản lý cấp Trung ương về du lịch 79
2.6.2 Chính quyền địa phương và Ban quản lý du lịch 83
2.7 Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa 85
Trang 6Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH BẮC GIANG 92
3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 92
3.1.1 Định hướng phát triển theo ngành 92
3.1.2 Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 94
3.1.3 Định hướng phát triển theo không gian, lãnh thổ 96
3.1.4 Những mặt mạnh và mặt yếu rút ra từ thực trạng du lịch văn hóa 100
3.2 Những giải pháp cụ thể 101
3.2.1 Giải pháp về thị trường khách du lịch 101
3.2.2 Giải pháp về sản phẩm du lịch đặc thù 105
3.2.3 Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa 107
3.2.4 Giải pháp về phát triển nhân lực du lịch văn hoá 109
3.2.5Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hoá 112
3.2.6 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hoá 117
3.2.7 Giải pháp bảo tồn di sản văn hoá và tài nguyên du lịch văn hoá 119
Tiểu kết chương 3 122
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC 131
Trang 7QĐ-SVHTTDL Quyết định- Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch QĐ- UBND Quyết định- Uỷ ban nhân dân
UNESCO (United Nations Educational, Secientific and
Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNWTO (World Tourism Organization) Tổ chức Du lịch
thế giới
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch 19
Bảng 2.1: Mục đích du lịch của khách du lịch nội địa đến Bắc Giang 56
Bảng 2.2: Mục đích đi du lịch của khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang 56
Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Bắc Giang giai đoạn 2005- 2015 57
Bảng 2.4: Số khách du lịch đến Bắc Giang giai đoạn 2005- 2015 60
Bảng 2.5: Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 67
Bảng 2.6: Hiện trạng phân bố cơ sở lưu trú tại các huyện đến năm 2014 67
Bảng 2.7: Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú của tỉnh Bắc Giang từ năm 2011- 2015 68
Bảng 2.8: Hiện trạng đơn vị kinh doanh lữ hành tại Bắc Giang 69
Bảng 2.9: Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí tỉnh Bắc Giang 71
Bảng 2.10: Lao động du lịch của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015 72
Bảng 2.11: Thực trạng nguồn lao động trực tiếp trong du lịch của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2010- 2015 73
Bảng 2.12: Thực trạng và nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2014 75
Bảng 2.13: Hiện trạng đầu tư phát triển tuyến, điểm du lịch 83
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ1.1: Quy trình bảo tồn di sản 25
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang 80
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bắc Giang 81
Biểu đồ 2.1: Doanh thu du lịch Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 58 Biểu đồ 2.2: Lƣợng khách du lịch đến Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 60 Biểu đồ 2.3: Nguồn lao động trực tiếp trong du lịch tỉnh Bắc Giang phân theo trình độ đào tạo năm 2014 75
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là một nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người trong xã hội hiện nay, khi mà tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt thì du lịch văn hoá được xem như một sản phẩm đặc thù của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Với nền tảng quy mô, nguồn lực không lớn, các nước phát triển chưa có đủ nguồn lực để xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm du lịch tầm cỡ, hiện đại như những nước phát triển mà thường dựa vào những tài nguyên tự nhiên và sự đa dạng của bản sắc văn hoá dân tộc, coi đó là vốn để phát triển du lịch Hơn nữa phần lớn hoạt động du lịch ở các nước đang phát triển gắn liền với địa phương, cũng là nơi còn tồn tại cái đói nghèo Bởi thế, thu hút khách tham quan du lịch văn hoá tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương Đối với nước ta,
du lịch văn hoá cũng được coi là một trong những loại hình du lịch đặc thù,
có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế
Bắc Giang là một tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên du lịch văn hoá đa đạng phong phú Hiện nay du lịch văn hoá là một thế mạnh của du lịch tỉnh nhà Theo thống kê, Bắc Giang có 2.230 di tích lịch sử - văn hoá, có gần 500 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, và hơn
1000 di tích cấp tỉnh Các di tích lịch sử được phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách
Về địa lý nhân văn, Bắc Giang cũng có những điểm riêng Bắc Giang ngoài những cư dân sinh sống tại chỗ, nơi đây còn có nhiều cư dân từ các địa phương khác đã tới đây sinh tụ, chung sức chung lòng dựng làng, trinh phục thiên nhiên, ý chí một lòng, tự cường, tự lực, mãnh liệt, một tinh thần đánh giặc ngoại xâm Chính trên cơ sở kết hợp các nhân tố đặc biệt về thiên nhiên
và con người mà trong lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc,
Trang 11Bắc Giang là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều danh nhân văn hoá có công với đất nước Bắc Giang còn là một trong những địa phương có phong trào cách mạng mạnh mẽ, là một thành cổ chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Điều kiện hình thành và phát triển tạo cho Bắc Giang một khối lượng lớn những di tích lịch sử, cách mạng, là tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá
Đã có nhiều nghiên cứu về văn hoá và du lịch Bắc Giang, ví dụ như “
Du lịch Bắc Giang tiềm năng và triển vọng”, “Bắc Giang: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Lý- Trần” của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang,… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu riêng về
du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang, chưa nghiên cứu tổng thể, toàn diện về du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang Cùng với nó hoạt động thực tiễn hoạt động du lịch văn hoá Bắc Giang hiện nay cho thấy sản phẩm du lịch Bắc Giang còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu của du khách Nhiều dự án đầu tư du lịch đã được tiến hành và đi vào hoạt động nhưng nhìn chung hầu hết vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa có tính đồng bộ cao hoặc có những dự án lớn nhưng vẫn còn trong tình trạng dang dở
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã chọn đề
tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang” nhằm tìm ra
những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hoá của tỉnh trong thời gian tới, đưa du lịch văn hoá thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho Bắc Giang
2 Lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá Trong
đó, mỗi tỉnh lại có các tác giả nghiên cứu sâu về những nét đặc trưng của văn
Trang 12Luận văn thạc sỹ của Lê Trung Thu, tác giả đã nêu bật lên được nền văn hoá lâu đời gắn với những tên tuổi khác nhau của các vị vua thời Lý, di sản phi vật thế giới Quan họ Bắc Ninh, hàng trăm ngôi chùa và làng nghề nổi tiếng … Hoặc luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Thái Bình” của Thạc sỹ Phạm Thị Bích Thuỷ Tác giả đã tập trung nghiên cứu về những đặc trưng văn hoá của một tỉnh đồng bằng bắc bộ, có rất nhiều di sản văn hoá tuy nhiên lại chưa được khai thác tốt trong việc bảo tồn và phát triển du lịch
Ở Bắc Giang, các công trình nghiên cứu về văn hóa Bắc Giang cũng khá phong phú, ví dụ như: “Du lịch Bắc Giang tiềm năng và triển vọng”,
“Bắc Giang: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Lý- Trần” của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, thông qua các hội thảo như “ Liên kết phát triển du lịch Thái Nguyên- Bắc Giang- Hải Dương- Quảng Ninh”, “Hội thảo xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh- sinh thái vùng Tây Yên Tử”, “ Hội thảo phát triển du lịch tại Khe Rỗ”,… Các công trình nghiên cứu, luận văn thạc sỹ về đề tài văn hóa phục vụ cho khách du lịch còn khá khiêm tốn, chỉ đơn thuần là những luận văn dừng lại ở việc thống kê các tài nguyên du lịch nói chung hoặc tập trung vào vấn đề sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa có chăng chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó để phục vụ cho việc phát triển du lịch, còn việc nghiên cứu tổng thể các giá trị văn hóa tỉnh Bắc Giang nhằm bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa thì chưa có một công trình nào được công bố Chính vì lẽ đó, tác giả
đã chọn đề tài của mình theo hướng nghiên cứu tổng thể các giá trị văn hóa ở Bắc Giang để phục vụ du lịch
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang cũng như bảo tồn các di sản văn hoá trong kinh doanh
du lịch của tỉnh
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ chính là:
Trang 13- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hoá như: tài nguyên du lịch nhân văn, điểm đến du lịch văn hoá, thị trường, nguồn khách… để từ đó xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hoá của tỉnh Bắc Giang
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hoá và bảo tồn
di sản văn hoá tỉnh Bắc Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Thực tiễn hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang, cụ thể về các vấn đề: cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hoá, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch văn hoá, thị trường khách du lịch, công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hoá, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bắc Giang…
- Những kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài nguyên văn hoá vào mục đích kinh doanh du lịch
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các di sản văn hoá, tài nguyên du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Trong đó luận văn tập trung nghiên cứu một số luận điểm du lịch có quy mô tương đối lớn, có khả năng hình thành điểm du lịch thu hút khách của Bắc Giang
- Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ năm 2005 trở về đây, các định hướng phát triển du lịch văn hoá của tỉnh và các giải pháp được đưa
ra trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: được sử dụng trong việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng di tích Tiếp cận thực tế bằng đo đạc, quay phim, chụp
Trang 14- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo các cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương Dựa trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá và những giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Bắc Giang
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán bộ chuyên trách du lịch Bắc Giang và một số người dân địa phương ở nơi
có tài nguyên du lịch văn hóa
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp đánh giá tiềm năng và hiện trạng di tích một cách hệ thống và tổng quát, trên cơ sở phân tích, đối chiếu các thông số, hình ảnh… trên bản đồ địa hình, bản đồ cắt lớp…
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: phương pháp phân tích một cách hệ thống nhằm nhận biết rõ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch văn hóa để hệ thống hóa và tổng hợp thành các vấn đề tiêu biểu, đặc trưng của du lịch văn hóa vùng nghiên cứu Từ đó đề xuất các nguyên tắc
và giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho vùng nghiên cứu
- Phương pháp dự báo: là phương pháp để đoán định các xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai (bao gồm định tính và định lượng), để có các định hướng tổ chức kinh doanh du lịch văn hóa của tỉnh cho phù hợp với tương lai
6 Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục)
Chương 1.Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu
du lịch văn hóa tỉnh Bắc Giang
Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang
Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang
Trang 157 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về du lịch văn hoá
- Hệ thống hoá giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch văn hoá của tỉnh Trên
cơ sở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang
- Đề suất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Giang
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC GIANG
1.1 Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.1.1 Du lịch văn hóa
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục , du lịch văn hóa hiện nay đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi nó đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội Du lịch văn hóa cũng là một khái niệm mà
có nhiều định nghĩa và cách hiểu về nó
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp nỗ lực vào bảo tồn và tôn tạo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, vì những lợi ích văn hóa- kinh tế- xã hội” (ICOMOS)
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa
cổ kim”.1
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cở sở khai thác các giá trị
di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa” 2
Ở nhiều nước, nhất là Đông Nam Á, về mặt lý thuyết người ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural Tourism) vào loại hình du lịch sinh thái (Eco Tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học và nhân văn học (Human Ecology)
Như vậy du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy việc khai thác tài nguyên văn hóa làm mục đích, khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển và
Trang 17bảo tồn một nguồn tài nguyên du lịch du lịch văn hóa là một phương tiện truyền tải giá trị văn hóa của một địa phương, một dân tộc, một quốc gia cho
du lịch khám phá, thưởng ngoạn, giao lưu và học tập Nó góp phần đánh thức, làm đậy lên những giá trị văn hóa Thông qua du lịch, các tài sản văn hóa được bảo vệ, tôn tạo và phục hồi những giá trị
Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục đích
và xuyên suốt Bởi thế, du lịch văn hóa mang các đặc điểm3
- Du lịch văn hóa mang tính giáo dục nhận thức: Sản phẩm du lịch văn hóa ngoài phần dịch vụ, còn một phần là những di sản vật thể cũng như phi vật thể Những di sản này hàm chứa nhiều thông tin về văn hóa, lịch sử của dân tộc cũng như kiến thức thẩm mỹ, nghệ thuật Rõ ràng, du lịch văn hóa giúp du khách hiểu biết hơn về lịch sử văn hóa của quốc gia điểm đến
- Du lịch văn hóa có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn du lịch văn hóa thường đã xác định được mục đích chuyến đi của mình là nhằm tìm hiểu về văn hóa nơi mình đến Thông thường đối tượng khách này cũng có những kiến thức xã hội nhất định
- Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống Để phát triển được du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải bảo tồn được những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Chỉ có như thế mới thu hút được du khách
- Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc: Những tri thức văn hóa thu thập được từ các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ góp phần làm lan tỏa những giá trị của quốc gia, thẩm thấu vào nền văn hóa khác
1.1.2 Tài nguyên du lịch văn hoá
Du lịch văn hóa sử dụng văn hóa như nguồn lực, hay nói cách khác, văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là “nguyên liệu” để hình thành
3
Trang 18nên hoạt động du lịch Nguồn “nguyên liệu” văn hóa có hai loại cơ bản: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Văn hóa vật thể là những sáng tạo của con người, hiện hữu trong không gian và có thể cảm nhận bằng các giác quan, thị giác, xúc giác Chẳng hạn như di tích lịch sử văn hóa, hàng thủ công, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Còn văn hóa phi vật thể bao gồm các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp…, lại được cảm nhận một cách gián tiếp và “vô hình” Dưới góc độ du lịch, người ta xếp các yếu tố văn hóa vào tài nguyên du lịch văn hoá (phân biệt với tài nguyên tự nhiên như biển, sóng, hồ, núi rừng, hang động…) Cùng với tài nguyên du lịch văn hoá là một trong những điều kiện phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương Giá trị của những di sản văn hóa cùng với những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội …là đối tượng cho khách khám phá, thưởng thức Bên cạnh đó nguồn tài nguyên này còn quyết định đến, quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch của mỗi vùng, miền; là một trong 8 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn du lịch của một vùng du lịch (theo quan niệm của Barbara Kirshenblatt)
Tuy nhiên không phải yếu tố văn hóa nào cũng trở thành tài nguyên du lịch văn hoá Chỉ có những tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch văn hoá Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch văn hoá Vì vậy tài nguyên du lịch văn hoá thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia
Tài nguyên du lịch văn hoá có những tính chất chung là: Đa dạng (làm phong phú sản phẩm du lịch), Hấp dẫn (thu hút khách), Độc đáo (có nét riêng, đặc trưng), Không dịch chuyển (ngay cả có những sản phẩm dự phòng cũng không thể thay thế được), và Dễ tổn thất Trong khi tài nguyên du lịch tự nhiên tạm coi là vô hạn (vô hạn tương đối) thì tài nguyên du lịch văn hoá và
Trang 19xã hội là hữu hạn, bên cạnh đó, tài nguyên du lịch văn hoá còn có mối quan
hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội… Vì vậy mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường có những tài nguyên du lịch văn hoá mang tính đặc sắc, độc đáo, dễ hấp dẫn du khách Du khách đi du lịch là để trải nghiệm, tìm hiểu, hưởng thụ các giá trị về văn hóa, tự nhiên Song do tính kết tinh, đan xen, hội nhập nên trong quá trình khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch văn hoá rất dễ bị mai một, thay đổi, mất bản sắc văn hóa Do vậy trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch văn hoá vào mục đích du lịch, việc bảo vệ độc đáo, đặc sắc, nguyên vẹn của loại hình tài nguyên này là bí quyết hấp dẫn du khách và phát triển du lịch bền vững
1.1.3 Điểm đến du lịch văn hóa
Theo M.Buchvarov (1982) điểm đến du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị gồm 5 cấp: điểm du lịch hạt nhân, du lịch tiểu vùng, du lịch á vùng, du lịch vùng du lịch Về mặt lãnh thổ, điểm đến du lịch có quy mô nhỏ
“ là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa- lịch sử hoặc kinh tế, xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai quy mô nhỏ”4
“Điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực mà có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch Nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”5
Điểm đến du lịch cũng trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển, suy thoái Người ta gọi đó là “vòng đời” của điểm du lịch Ban đầu một điểm đến
du lịch trở nên tiềm năng hấp dẫn với những nhóm nhỏ du khách nhắm đến một vài đặc tính nổi bật của điểm đến đó Những đặc tính có thể là di sản văn
4
Trang 20hóa của điểm đến du lịch, hay di sản thiên nhiên, hay cảnh quan đẹp… Dần dần theo thời gian, điểm đến trở nên nổi tiếng hơn Khi đó có thể nói điểm đến đang trong quá trình phát triển, cùng với việc mở rộng số lượng dân cư và
du khách tới thăm Theo thời gian, điểm đến có thể thay đổi rất nhiều Đương nhiên, sẽ tới một thời điểm cần có những quyết định đúng đắn để ngăn chặn nguy cơ xuống cấp và duy trì đặc điểm cốt lõi của điểm đến, cũng như phải có những chiến lược để đối phó với những đổi thay sâu sắc, lâu dài đối với nó
Như vậy có thể hiểu điểm đến du lịch văn hóa là nơi tập trung vào một loại tài nguyên nhân văn nào đó, phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa;
và có nguồn thu từ du lịch Điểm đến du lịch văn hóa cũng có vòng đời như một điểm đến du lịch
1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với du lịch nói chung và
du lịch văn hóa nói riêng, là cơ sở để đảm bảo cho việc hoạt động du lịch một cách hiệu quả
Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa, thỏa mãn các nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật cuả bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế khách như mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, công trình cung cấp điện nước tham gia phục vụ
du lịch…những cơ sở này được gọi chung là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch Điều này được giải thích bởi sản phẩm du lịch lệ thuộc của du lịch vào thành quả của những ngành kinh tế khác
Trang 21Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ cơ
sở vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch xây dựng nhằm khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra và làm mới các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa, làm thỏa mãn những nhu cầu của khách Chúng bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển… và các công trình bổ trợ Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Khi xem sét cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần chú ý các thành phần:
Cơ sở phục vụ ăn uống, như lưu trú, khách sạn, nhà hàng, camping, bungalow…; Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp: bao gồm mạng lưới cửa hàng thuộc trung tâm du lịch và mạng lưới thương nghiệp địa phương; Cơ sở thể thao: gồm công trình thể thao, phòng thể thao, trung tâm thể thao,…; Cơ
sở y tế, gồm phòng y tế, trung tâm chữa bệnh… nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch; Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa như trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ triển lãm… Ngoài ra còn có các công trình hỗ trợ khác
Từ cách hiểu trung đó, cơ sở vật chất để phát triển du lịch văn hóa bao gồm cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan tới du lịch (như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải…) và
cơ sở vật chất của chính các điểm du lịch văn hóa, các di sản văn hóa, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch văn hóa tạo điều kiện cho du lịch văn hóa phát triển du lịch
Trang 22“Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra hàng hóa, hàng hóa mang tính đặc thù cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau Nó phải phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế, đồng thời kế thừa những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa, đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế- xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn
ra các hoạt động kinh doanh du lịch” Sản phẩm du lịch trước hết là sản phẩm văn hóa Hai loại sản phẩm này có mối quan hệ mật thiết vơi nhau, được thể hiện như sau6
: Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch
Bề vững, tính bất biến cao Thích ứng, tính khả biến cao
Mang nặng dấu ấn của cộng đồng
dân cư bản địa
Mang nặng dấu ấn của cá nhân, nhà
tổ chức, khai thác Dùng cho tất cả các đối tượng khác
nhau, phục vụ mọi người
Chỉ dùng cho khách du lịch, phục
vụ cho những đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch
Sản xuất ra không để bán, chủ yếu
phục vụ cho đời sống sinh hoạt văn
hóa, tinh thần của cư dân bản địa
Hàng hóa sản xuất phải được bán ra thị trường, bán cho du khách, phục
vụ nhu cầu của các đối tượng khách
du lịch là cư dân của các vùng miền khác nhau
Trú trọng giá trị tinh thần, giá trị
không đo được hết bằng giá cả
Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế- xã hội Giá trị được đo bằng giá
cả Quy mô hạn chế, thời gian và không Quy mô không hạn chế, thời gian và
6
Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch, số 2, tr 33
Trang 23gian xác định không gian không xác định
Trên thực tế, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc Trên cơ sở văn hóa dân tộc, vùng miền, nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những giá trị nhân văn đặc sắc, mang sắc thái bản địa Sản phẩm văn hóa chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào quá trình của hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác của khách du lịch Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm du lịch văn hóa, tạo thành một hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch này Có xuất xứ từ sản phẩm văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm du lịch Chúng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lại lợi ích kinh tế Tuy nhiên từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch Có những sản phẩm văn hóa không nên và không thể trở thành sản phẩm
du lịch
Vậy sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch khai thác những giá trị văn hóa, sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa trong hoạt động của mình, khác biệt với sản phẩm du lịch tự nhiên Sản phẩm du lịch văn hóa cũng khác với sản phẩm văn hóa ở chỗ: sản phẩm văn hóa để cung ứng cho con người nói chung, còn sản phẩm du lịch văn hóa chỉ cung cấp cho khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức văn hóa Tuy nhiên, sự phân định này rất khó,
Trang 24chỉ mang tính định tính, không mang tính định lượng Hơn nữa, sản phẩm văn hóa không tạo ra sự mới lạ với cư dân vùng khác đến Yếu tố “lạ” được làm nên bởi sự khác biệt về văn hóa Sự khác biệt về văn hóa giữa các cộng đồng người, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia, thậm chí giữa các vùng hiện đại với các nền văn hóa quá khứ là căn nguyên làm nên tính khác biệt của du lịch, tạo nên sự hấp dẫn, tò mò, ham khám phá của du khách Đa dạng văn hóa chính là lý do sinh tồn của du lịch, bởi đa dạng văn hóa tạo nên sự mới lạ,
và là cơ sở để xây dựng những sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, riêng có của mỗi vùng miền
Đảm bảo được điều này, sản phẩm văn hóa bản thân nó đã có sự hấp dẫn đối với du khách Nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến, rộng rãi còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua nhiều bước, nói cách khác là phải có một quy trình xây dựng để sản phẩm văn hóa trở thành sản phẩm du lịch7
1.1.6 Khách du lịch với mục đích văn hóa
Có không ít định nghĩa về du khách, khách du lịch với mỗi lăng kính khác nhau của các học giả, các định nghĩa đưa ra không hoàn toàn như nhau:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”8
“Du khách là người từ nơi khác đến/ hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất những giá trị vô hình hay hữu hình của thiên nhiên và/hoặc của cộng đồng xã hội Về phương diện kinh tế, du khách
là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú, ăn uống…”9
7
Nguyễn Quang Vinh (2007), Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tr.91
8 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.2
9 Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.20
Trang 25Từ đó có thể khái quát rằng khách du lịch với mục đích văn hóa, trước hết có đầy đủ những yếu tố của khách du lịch, là những du khách có mối quan tâm tới đối tượng văn hóa, khai thác, thưởng thức các sản phẩm văn hóa Họ
là những người từ nơi khác đến với mục đích thẩm định các giá trị tại chỗ, những giá trị vật chất, hữu hình hay vô hình của các tài nguyên văn hóa của cộng đồng xã hội nhất định, giống như các lại hình du lịch khác, khách du lịch
đi với mục đích văn hóa có thể đi với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý; hay đi với mục đích tìm hiểu, học tập về văn hóa; hoặc đi du lịch kết hợp với mục đích công vụ, hội nghị hội thảo Với mỗi mục đích khác nhau thì du khách có những nhu cầu, sở thích khác nhau tương ứng
1.1.7 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, các di sản văn hóa (bao gồm di sản vật thể và di sản phi vật thể) đều đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, được ngành du lịch chú ý khai thác Vì thế, cần khẳng định rằng, hiệu quả to lớn mà du lịch đạt được trong nhiều năm qua không thể tách rời việc khai thác những giá trị đặc sắc của kho tàng di sản văn hóa cộng đồng
Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản được coi là điểu kiện quan trọng để triển khai loại hình du lịch văn hóa một cách hiệu quả theo định hướng phát triển bền vững Căn cứ vào Luật du lịch quy định nội dung quản
lý nhà nước về du lịch, có thể suy ra công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của các cấp chính quyền địa phương, cũng như của chính các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa, xong những hoạt động đó đều hướng đến du lịch văn hóa, di sản văn hóa, điểm đến văn hóa, tài nguyên du
Trang 26Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu chuẩn định mức kinh tế- kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch văn hóa, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy luật phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa…
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa ở trong và ngoài nước
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các
cơ quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa
Đối với chính quyền địa phương:
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý
du lịch văn hóa tại địa phương; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa…
Trang 27
Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch:
- Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy định của nhà nước và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, như quy định về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, kinh doanh du lịch văn hóa, quy định về đóng góp cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa…
1.1.8 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch
Văn hóa là tài nguyên, là chất liệu cho du lịch và du lịch văn hóa Giữa du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp Giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóa và được biểu hiện sinh động trong những di sản mà du lịch đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ để thực hiện sự kết nối Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn di sản văn hóa bằng các nguồn thu từ các hoạt động Nhưng sự bùng nổ số lượng khách thăm quan, sự phát triển các dịch vụ thiếu kiểm soát, sự buôn bán trái phép các đồ cổ, sự mai một truyển thống do giao lưu, tiếp xúc… đang là mối nguy cơ đối với các di sản văn hóa Bởi vậy, việc bảo tồn và khôi phục, giữ gìn những tài nguyên quý báu đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là nhu cầu bắt buộc đối với hoạt động du lịch
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng quy trình bảo tồn di sản, có thể lấy làm mẫu để áp dụng cho các đối tượng cụ thể Chuỗi công việc được xắp xếp như sau:10
Trang 28
Sơ đồ1.1: Quy trình bảo tồn di sản
- Nhận diện di sản: là bước nhận biết, xác định khoanh vùng di sản,
chứng minh các đặc điểm, đặc tính cần được quan tâm của di sản
- Nghiên cứu và phát triển di sản: là bước phát triển và phân loại các
đặc điểm được nêu ở bước 1 Công việc này thường sẽ nghiên cứu những ý nghĩa về lịch sử, sinh thái, khảo cổ học để tìm ra giá trị văn hóa và quy mô của di sản, đồng thời xác định những những điều kiện bắt buộc đối với thực tiễn quản lý di sản đó
- Xây dựng chính sách bảo tồn: ở bước này, mục đích của việc bảo
tồn cũng như khung chương trình bảo tồn được thiết lập Nội dưng trên phụ
Nhận diện di sản
Nghiên cứu & kiểm kê di sản
Xây dựng chính sách bảo tồn
Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản
Trùng tu, tôn tạo và phát triển
Quản lý và quảng bá di sản
Trang 29thuộc rất nhiều vào giá trị văn hóa của di sản và những quy định bắt buộc trong quản lý di sản đó
- Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản: xác định cơ quan tổ chức thực hiện
công tác bảo tồn di sản theo quy định của Luật Di sản Cơ quan được xác định
sẽ là một phần hay toàn bộ trách nhiệm huy động nguồn vốn cho bảo tồn Nếu
di sản là sở hữu cá nhân hay tổ chức khác với cơ quan đang có trách nhiệm triển khai thì cần mua lại di sản từ các tổ chức hay cá nhân đó
- Trùng tu, tôn tạo và phát triển: bước này trú trọng với các công việc
cụ thể, như trùng tu, tôn tạo, làm mới, đầu tư cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất cho di sản Trong nhiều trường hợp, công việc cấp bách, nhất là tu tạo các công trình kiến trúc đang bị hư hỏng nặng và hạn chế xuống cấp của các công trình
- Quản lý và quảng bá di sản: đây là bước cuối cùng của công tác bảo
tồn di sản, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục giám sát, theo dõi và đánh giá di sản Ở bước này phải quan tâm tới tốc độ tăng lên của số lượng du khách tới di sản
và mục đích hướng tới của việc quảng bá di sản
Trong hoạt động du lịch văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa không phải công việc của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của 4 thành phần tham gia cấu thành hoạt động du lịch:
- Cơ quan quản lý du lịch: là cơ quan xây dựng : là cơ quan xây dựng
các văn bản quy phạm và bảo tồn các di sản văn hóa trong du lịch, làm chế tài quản lý các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh du lịch và
cư dân địa phương về bảo tồn di sản Hiện nay ở nước ta đã có văn bản pháp luật để tạo hành làn pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện công tác bảo tồn di sản trong hoạt động du lịch như: Luật Di sản Văn hóa 28/2001/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa 32/2009/QH12, Nghị
Trang 30- Đơn vị cung ứng du lịch: có trách nhiệm thực hiện những quy định
của cơ quan quản lý về bảo tồn di sản cũng như đóng góp vào nguồn quỹ bảo tồn, trùng tu di sản văn hóa trong quá trình khai thác du lịch
- Khách du lịch: thực hiện những quy định của điểm đến về bảo vệ môi
trường, giữ gìn di sản Đóng góp vào quỹ bảo tồn di sản
- Cư dân địa phương: là chủ nhân của các di sản văn hóa nên họ cần
nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn các văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch, từ đó có những hoạt động cụ thể trong bảo tồn
1.2 Khái quát về điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang
1.2.1 Điều kiện bên trong
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, với tổng diện tích tự nhiên 3.823,3
km2, Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc
tế Hữu Nghị- Lạng Sơn 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100
km về phía Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh
Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính: 09 huyện và 01 thành phố (Yên Dũng, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và thành phố Bắc Giang) Nơi đây ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong khu vực Bắc Bộ, đất đai được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; có núi cao bao bọc, có nhiều lâm sản quý, có vùng trung du rộng lớn thuận lợi việc canh tác Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên Vùng đồi núi thấp
có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè ; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Một năm có bốn mùa rõ rệt Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu
Trang 31khí hậu ôn hòa.Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất
và đời sống Mang đặc trưng của vùng đồi núi phía Bắc, Bắc Giang có điều kiện phát triển du lịch đường bộ, leo núi, du lịch văn hóa kết hợp với sinh thái, cảnh quan…
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nhưng lại có hệ thống mạng lưới giao thông vận tải phát triển, phân bố đều và hợp lý, với đủ ba loại hình đường bộ, đường sắt và đường sông Quốc lộ 1A mới đã hoàn tất chạy qua Bắc Giang, tạo nhiều giao cắt với các tuyến nội tỉnh, là những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các cụm, khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư
Về đường sắt, Bắc Giang có ba tuyến đường sắt chạy qua với chiều dài 94
km khởi hành từ Hà Nội, dừng tại Bắc Giang và đi tiếp Trung Quốc, lên Thái Nguyên hoặc xuống Quảng Ninh Ngoài ra, Bắc Giang còn có hai tuyến đường sắt chuyên dùng vào cảng A Lữ và Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc
Về đường sông, Bắc Giang có 3 hệ thống đường sông nằm theo các sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam Tổng chiều dài đang khai thác là 187 km trên tổng chiều dài 347 km, và có hệ thống cảng phục vụ tương đối tốt
Về diện tích đất sản xuất nông nghiệplà 101.6 ha, đất lâm nghiệp 124.6 ngàn ha, Bắc Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa gạo tương đối tốt, sản lượng lâm sản đủ cho các nhà máy chế biến gỗ và giấy ở tỉnh và có xuất khẩu Ngành nông- lâm nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng xản suất hàng hóa có chất lượng hiệu quả cao
Với dân số trên 1.607.048 người, mật độ trung bình là 417 người/km2
Số người trong độ tuổi lao động là hơn 850.000 người, chiếm hơn 52,9% là nguồn lao động ổn định, lâu dài Tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng
và nhiều trường trung cấp dạy nghề với quy mô đào tạo trên 10 nghìn sinh viên/ năm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trong tỉnh,
Trang 32Bắc Giang có 6 khu công nghiệp tập trung và 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 79,92 ha Các khu công nghiệp như Đình Trám, Nội Hoàng, Quang Châu, Việt Hàn… có hệ số lấp đầy hơn 90%, các khu công nghiệp Vân Trung, Châu Minh- Mai Đình đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng
Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 20 dân tộc chung sống như: Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Mường, Thái, Khơ Me, H’Mông, trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số (84,1%); các dân tộc chiếm tỉ lệ nhỏ là
Khơ-me (0,002%), H’Mông (0,002%), Thái (0,004%)
1.2.1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa
1.2.1.3.1Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Bắc Giang là vùng đất cổ lưu giữ trong mình trầm tích văn hóa phong phú và giàu có Là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử, văn hoá, hiện Bắc Giang sở hữu hơn 2.230 di tích (trong đó có hơn 500 di tích đã được xếp hạng) (theo số liệu thống kê tháng 01/2014) Nổi bật là dấu tích thành cổ Xương Giang - đây là nơi diễn ra trận công thành của nghĩa quân Lam Sơn ngày 28/9/1427 và trận diệt viện oanh liệt ngày 3/11/1427 mà Lê Quý Đôn đánh giá: Từ triều Trần bắt được Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi cho đến lúc ấy, nước Nam thắng giặc phương Bắc chưa có trận nào lớn như vậy (theo Đại Việt thông sử); hệ thống di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (là di tích quốc gia đặc biệt) - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho sức chiến đấu và tinh thần bất khuất của nông dân Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng, trong phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; khu di tích cách mạng Hoàng Vân, di tích Y Sơn (Hiệp Hoà), nơi hoạt động bí mật để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc của các đồng
Trang 33chí lãnh đạo Trung ương Đảng; chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) - một trung tâm phật giáo thời Trần, nơi còn lưu giữ kho Mộc bản kinh Phật với hơn 3.050 bản đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2012; đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên); đình, chùa Tiên Lục và cây Dã hương nghìn năm tuổi (Lạng Giang) đã được vua Cảnh Hưng sắc phong là “Quốc chúa Đô mộc Đại Vương”…
- Chùa Vĩnh Nghiêm:
Chùa Vĩnh Nghiêm hay còn gọi là Chùa Đức La (tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự) là một ngôi chùa cổ có từ khoảng thế kỷ thứ 13, toạ lạc tại xã Trí Yên huyện Yên Dũng cách Thành phố Bắc Giang 18km Chùa Đức La từng là một Trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi 3 vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước Một thời, chùa Đức La còn là nơi đóng vai trò tiền trạm cho khách thập phương hành hương trước khi vượt sông leo núi sang Chí Linh, Yên Tử:
“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm,
Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành”
Chùa Đức La tọa lạc trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, trước mặt nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn – nơi tụ hội của Sông Thương và Sông Lục Hiện nay Chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng đẹp, nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo và các bản Kinh khắc trên gỗ từ nhiều thế kỷ trước, là minh chứng về một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước
- Chùa Bổ Đà:
Bắc Giang vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, sở hữu một nền văn hóa phong phú, đặc sắc toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà Sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh
Trang 34Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang Chùa có tên là chùa Quán
Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc
Toàn bộ chùa chính có diện tích khoảng 51.784m2 được phân ra làm ba khu rõ rệt Khu vườn: 31.000m2, khu nội tự chùa 13.000m2 và khu vườn tháp rộng: 7.784m2 Kiến trúc của chùa gần một trăm gian liên hoàn được xây dựng bằng các vật liệu dân gian: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường
Đặc biệt vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam Vườn tháp được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn Với gần 100 ngôi tháp được xếp hàng hàng, lớp lớp nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị tăng ni Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ
bộ ván kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm mộc bản của các bộ kinh như Lăng nghiêm chính mạch, Yết
ma hội bản, Nam hải ký quy Trải qua gần 300 năm, bộ kinh hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn, các bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị
tổ sư, Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát,
đó là những di vật Phật học đặc biệt quý giá để lại cho đời sau
Chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ được nhiều tài liệu quý hiếm có ý nghĩa cho việc nghiên cứu khoa học Ở đây còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, ngoài những tấm bia
đá, chuông đồng còn có hàng trăm cuốn kinh sách, luật giới nhà Phật
Trang 35- Đình Lỗ Hạnh:
Đình Lỗ Hạnh là ngôi đình chung của 5 làng: Chằm, Chúng, Khoát, Chùa và Hạnh, nên còn có tên gọi là đình Cả Đình được xây dựng vào năm Sùng Khang thứ 11 (1576), thờ Cao Sơn Đại Vương và Phương Dung Tiên Chúa – 2 vị thần có công với nước, với dân thời Vua Hùng
Đình Lỗ Hạnh mang giá trị văn hóa đặc sắc với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo và độc đáo các đề tài rồng, phượng, hươu, hoa lá, cảnh sinh hoạt của con người Hiện đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: hai bức tranh sơn mài “Bát tiên” ở gian giữa trước cửa hậu cung, đôi nghè gỗ sơn son thếp vàng từ thế kỷ 17, tượng Phương Dung Tiên Chúa cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương , đặc biệt là bức chạm tiên gảy đàn đáy – một minh chứng cho sự ra đời và phát triển sớm của ca trù ở nước ta.Ban đầu, đình Lỗ Hạnh chỉ có một tòa đại đình hình chữ “nhất” Qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1694, 1850 và
1910, đình được xây thêm hậu cung và hai dãy tả vu, hữu vu Nền tòa đại đình dài 23,5m, rộng 12,3m, chiều cao từ xà nóc xuống là 6,6m, từ diềm mái xuống là 2,1m; bao gồm 5 gian, 2 chái với 8 vì kèo, 4 hàng cột chính và 2 hàng cột hiên đỡ dưới các bẩy Các vì kèo có kết cấu không giống nhau, các
vì gian giữa đều theo lối “chồng rường giá chiêng”, các vì gian bên làm theo lối “kẻ chuyền giá chiêng”
Ngày 24/12/1982, đình Lỗ Hạnh đã được Bộ Văn hoá (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia
- Đình Thổ Hà:
Đình Thổ Hà nằm giữa thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Đình chính thức được Bộ Văn hoá công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 29/VH – QĐ ký ngày 13/01/1964 Từ Hà Nội theo Quốc lộ 1 tới thị xã Bắc Ninh qua nhà thờ thị xã, rẽ trái theo đường Vệ An, theo đê lên tới chợ Vạn qua đò là tới đình Thổ Hà
Trang 36Đình Thổ Hà gắn liền với vị Thành hoàng làng là Thái Thượng Lão Quân Theo Thần tích của làng, ông là người phương Bắc, sống vào thời An Dương Vương, họ Lý, tên Đam (còn gọi là Lão Đam, Lão Tử) Ông có công giết giặc Xích Tỵ quỷ, có công mở trường, dạy học ở làng Ông được Vua phong là Thượng đẳng thần và Thành hoàng Thái thượng, cho phép làng Thổ
Hà lập miếu phụng thờ Do vậy dân làng đã tôn ông lên làm Thành hoàng, phù trợ cho cuộc sống của dân làng bình an, hạnh phúc
- Đình Diềm:
Đến thăm đình Diềm, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là tòa đại đình 4 mái, đao cong nằm chỉnh tề ngay đầu làng Đi vào bên trong, ai cũng ấn tượng với một không gian thoáng rộng (do lòng đình rộng tạo nên) và bốn cây cột cái chu vi tới 2,14m Cụ từ Nguyễn Bá ý cho biết: Đây là những cây trụ chính chịu lực nâng đỡ cả tòa đình Theo thần phả của làng và một số câu đối trong đình còn ghi lại, đình Diềm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang (như mọi làng quê ven sông Cầu), dân làng vẫn lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm dựng mái) làm năm xây đình Kiến trúc đình Diềm xưa tuân thủ theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, có nhà tiền tế, có đại đình, ngoài gian giữa có chạm những hình rồng và mây nét mác, tất cả mọi thành phần của khung nhà đều bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ chạy thẳng Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm 3 gian hai chái khép kín thành một chỉnh thể thống nhất và hài hòa Sau này do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian 2 chái Ngay từ năm 1964, đình Diềm đã được Nhà nước ta công nhận danh hiệu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia Nét độc đáo của đình Diềm chủ yếu ở chiếc cửa võng và chiếc nhang án thờ nơi gian giữa Chiếc nhang án nằm phía trong cửa cấm, theo các nhà nghiên cứu thuộc Cục bảo vệ di sản (Bộ Văn hóa-Thông tin), giá trị của nó về một số mặt “có thể đưa vào danh sách các bảo vật Quốc gia” Nhìn tổng thể nhang án được sơn son thiếp vàng rực rỡ, chân quỳ chạm hình rồng, các tầng
Trang 37diềm được trang trí bằng nhiều hình rồng, vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng Hai bên là ván chạm thủng hình “Song nghê triều dương” (hai con nghê chầu mặt trời), và 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ “Phúc” Bên cạnh các hình chạm khắc này, nhang án còn có những hình chạm rất đặc sắc, trong đó có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp, yểu điệu Điều đó chứng tỏ người dân làng Diềm xưa không hề bó buộc, câu nệ mà đưa cả những cảnh sinh hoạt đời thường vào trang trí tại một nơi thâm nghiêm như đình, chùa
- Khu di tích những điểm khởi nghĩa Yên Thế:
Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế thuộc huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, cách Thành Phố Bắc Giang 28 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 284, là nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Thực dân Pháp xâm lược kéo dài suốt 30 năm vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (1884 – 1913) do vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo Các điểm di tích của cuộc khởi nghĩa bao gồm: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Đồn Phồn Xương, Đền Thề, Nhà tưởng niệm
Ngày 16/3/1984 nhân kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa, UBND tỉnh
Hà Bắc (cũ) đã tổ chức lễ hội tại khu di tích này nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc cùng các nghĩa sĩ và khơi dậy truyền thống thượng võ của nhân dân trong vùng Từ đó đến nay, ngày 16/3 hàng năm được lấy làm ngày hội truyền thống ở địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của nhân dân Yên Thế – Tân Yên nói riêng và Bắc Giang nói chung Hiện nay khu di tích đã được Bộ VHTT quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia
- Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử
Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang Tây Yên Tử trải dài từ Sơn Động đến Yên
Trang 38rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử thời Trần như Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng Thông, Hệ thống di tích Tây Yên Tử cùng với Đông Yên Tử và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều tạo thành Quần thể di tích danh thắng Yên
Tử đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2017
1.2.1.3.2 Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
*Lễ hội
Một số lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Là một tỉnh miền núi, nhưng Bắc Giang không chỉ nổi tiếng về những
di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, mà nơi đây còn nổi tiếng về những lễ hội dân gian truyền thống với nhiều loại hình độc đáo và nội dung phong phú, hấp dẫn Nằm trong vùng Kinh Bắc trước đây, Bắc Giang vốn là một vùng nông nghiệp điển hình, có nền kinh tế, văn hoá phát triển, đời sống người dân tương đối phong lưu Dân gian có câu: “Ăn Bắc mặc Kinh” Đó là thực tế và cũng là cơ sở lý giải vì sao lễ hội Bắc Giang đã xuất hiện và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử
Với tổng số trên 500 lễ hội, cũng như ở mọi miền trên đất nước, lễ hội Bắc Giang được diễn ra hàng năm với lịch trình và nội dung tương đối ổn
định Chủ yếu, hội được tổ chức vào hai mùa: mùa xuân và mùa thu “Xuân thu nhị kỳ” với các loại hội đình, đền, chùa, hội chợ, hội chạ, hội hát, và một
số lễ hội mới mang tích chất kỷ niệm lịch sử, trong đó phong phú nhất vẫn là hội đình và hội chùa
- Hội đình - đền: Lễ hội Từ Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn), Hội đình Thổ Hà (xã Vân Hà- huyện Việt Yên), Lễ hội đền Dành (xã Việt Lập
và Liên Chung, huyện Tân Yên), Hội đình Vồng (xã Song Vân, huyện Tân Yên), Lễ hội Y Sơn (xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà), Hội Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam), Hội Tiên Lục (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang)
Trang 39- Hội chùa: Hội chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên), Hội chùa La( xã Trí Yên, huyện Yên Dũng)
Hội làng Bắc Giang có nội dung khá phong phú,có đủ mọi loại hình (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề…) và ở loại hình nào cũng có thể tìm được những lễ hội đặc sắc, hấp dẫn Nhưng về cơ bản, lễ hội ở Bắc Giang có bốn xu hướng sau:
- Lễ hội tái hiện cuộc sống nông nghiệp
- Lễ hội tôn vinh các anh hùng có công với dân tộc, người có công với quê hương
- Lễ hội tái hiện phong tục, tín ngưỡng
- Lễ hội thi tài, vui chơi giải trí
Bắc Giang là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, là nơi sản sinh và ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của nhiều bậc anh tài và có công với đất
Vì thế nơi đây hiện còn lưu giữ một số lượng khá lớn những lêc hội tưởng nhớ công ơn cá vị anh hùng trong lịch sử như lễ hội Xương Giang, lễ hội Yên Thế, lễ hội Hoàng Vân
Với số lượng lớn các lễ hội cùng với nét đặc sắc riêng của vùng đất Bắc Giang cùng, đây sẽ là nguồn tài nguyên phi vật thể quý báu để nghiên cứu lịch sử văn hóa cũng như cho mục đích khai thác phát triển du lịch trên mảnh đất này
*Nghệ thuật biểu diễn truyền thống
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Bắc Giang vừa phong phú, vừa đặc sắc, mang đậm yếu tố lịch sử và trữ tình, tiêu biểu với dân ca quan họ, ca trù, chèo và các điệu múa, hát dân gian
- Quan họ
Dân ca Quan họ - kiệt tác sáng tạo truyền khẩu của nhân dân qua nhiều thế hệ, chứa đựng những giá trị đặc sắc ở nhiều mặt: lịch sử, phong tục, dân tộc
Trang 40sắc của nhân dân vùng Kinh Bắc xưa, bao gồm địa phận hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay Tiếng hát Quan họ là tiếng hát của tình, của nghĩa, của lòng yêu thương con người, gắn bó với con người, tình người trong sáng
Năm 2009, Dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Trải qua thời gian, với lòng yêu mến
và ý thức giữ gìn vốn cổ của cha ông, Dân ca Quan họ vẫn được các thế hệ người Kinh Bắc bảo tồn và phát huy, đặc biệt là trong không gian của những ngôi làng Đến nay, riêng ở tỉnh Bắc Giang – vùng Bắc sông Cầu, vẫn tồn tại
18 làng Quan họ cổ, trong đó có 5 làng được ghi danh từ năm 1971 và 13 làng được các nhà nghiên cứu ghi nhận vào năm 2006 (Danh sách 18 làng Quan họ này đã lưu trong Hồ sơ của UNESCO)
Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam
- Ca Trù
Ca trù, cùng với Quan họ trên đất Kinh Bắc đều là một loại hình nghệ thuật dân gian, giàu sức quyến rũ Không biết lối hát Ca trù được người Kinh Bắc hát tự bao giờ, chỉ biết từ lâu lắm - thời nhà Lý, hát Ca trù đã rất được coi trọng Tương truyền ngày xưa, các Vua nhà Lý hàng năm đều đi thuyền du xuân, vãn cảnh, không quên qua đình Thổ Hà, uống rượu làng Vân, nghe hát Quan họ và Ca trù
- Chèo
Từ truyền thống tới hiện đại, chèo đã đã trở thành tên gọi của một số vùng quê ở Bắc Giang Hát chèo đã trở thành một trong những nghệ thuật đặc sắc của Bắc Giang Đặt trong cơ địa sinh thành, trong sự giao lưu văn hóa, trong các lễ hội dân gian…và nhiều yếu tố liên quan khác, chèo Bắc Giang mang trong mình nhiều nét độc đáo, riêng biệt Sở dĩ chèo Bắc Giang ra đời