Lao động thường xuyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Lao động thường xuyên

Định Hóa có rất nhiều tiềm năng về lao động trong du lịch văn hóa vì của huyện có cơ cấu dân số trẻ, dồi dào về lực lượng lao động. Tính đến năm 2012 nguồn nhân lực có khoảng 300 người, trong đó lao động trực thường xuyên là 80 người, lao động thời vụ là 220 người. Đội ngũ nhân lực du lịch thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Điển hình như ở Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK-Định Hóa, lực lượng lao động ở đây gồm 60 người. Trong đó đại đa số là người Tày chiếm tỉ lệ 75% và 15 cán bộ/viên chức là dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 25% (xem Phụ lục 5). Đây cũng là một đặc thù của BQL Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa bởi đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện điển hình của Thái Nguyên về việc mật tập quần cư của dân tộc Tày. Điều này càng trở nên có giá trị khi chính những con em của đồng bào Tày – Nùng lại hàng ngày hàng giờ thực hiện công tác giữ gìn, phát huy và quảng bá những giá trị di sản của quê hương Định Hóa.

Việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với Định Hóa – một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là trong bối cảnh khách du lịch càng ngày càng có trình độ thẩm nhận cao về giá trị của những di sản văn hóa. Trên thực tế, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu/nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là về lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch. Đồng thời, có một thực trạng là sinh viên người Thái Nguyên (hoặc các khu vực phụ cận) sau khi học xong đại học, cao đẳng du lịch nhưng có rất ít người xin về làm việc tại huyện Định Hóa nói riêng. Lý do cũng bởi cơ quan hành chính không có biên chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiệu quả chưa cao nên lương trả thấp hơn nhiều so với các đơn vị kinh doanh du lịch ở nơi khác.

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động thường xuyên 60 100

Trình độ chuyên môn

Đại học 30 50

Cao đẳng – Trung cấp 21 35

Trình độ khác 9 15

Bảng 2.1: Trình độ nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa

53

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Định Hóa chưa thực sự phát triển là người lao động thường tự bằng lòng với trình độ đã đạt được, ngại đi học vì trường lớp ở xa, tốn kém về kinh phí, hiệu quả thiết thực chưa nhìn thấy ngay. Đây chính là thách thức lớn nhất trong công tác đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch của Định Hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 52)