7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch văn hóa
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa là hướng đi là xu thế của các nước đang phát triển loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Năm Du lịch quốc gia được tổ chức luôn phiên hàng năm ở các tỉnh/thành trên cả nước, Hội nghị quốc tế “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” từ lần thứ I (2009) đến lần lần thứ VI (2014) được tổ chức lần lượt ở 6 tỉnh Việt Bắc, Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), Chương trình Du lịch về nguồn kết hợp giữa 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ... đây là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
28
Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa độc đáo, nên văn hóa Việt Nam đa sắc màu đó cũng chính là một tài nguyên du lịch văn hóa hết sức độc đáo. Đánh giá được đây là tiềm năng những năm gần đây các công ty du lịch, chính quyền địa phương, ngành du lịch Việt Nam đã có các chương trình du lịch, hướng phát triển du lịch hết sức tạo bạo cho mình, bằng chứng đó là đã xây dựng được rất các bản du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc như bản Lác, bản Văn (Mai Châu – Hòa Bình), Tả Phìn (Lào Cai)…, xây dựng các tour du lịch thu hút khách đến với các di tích lịch sử như Điện Biên Phủ, khu di tích ATK Định Hóa,… khôi phục được các lễ hội truyền thống, các làng nghề đã bị mai một…
Tuy nhiên, từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào độc đáo để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đồng thời hoạt động du lịch văn hóa của nước ta từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", các chương trình bị “loãng”, bắt nạt du khách, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, quản lý kém, ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác so với lúc ban đầu… tạo ấn tượng xấu với du khách. Vì những yếu kém như vậy nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các tài nguyên du lịch nhân văn như một điểm mạnh, nhưng việc "xã hội hóa" các di tích (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức, do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy nhanh chóng.