7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa
Trước hết, phải khẳng định huyện Định Hóa có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Đó là quần thể 128 di tích lịch sử cấp quốc gia và hàng trăm di tích địa phương, các lễ hội, làng nghề truyền thống… Hơn nữa đây là mảnh đất quần cư của 9 dân tộc anh em, vẫn còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hóa độc đáo như ẩm thực, nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán... Giữa núi rừng Việt Bắc, nhiều bản làng dân tộc của Định Hóa là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến với “Thủ đô gió ngàn”. Dưới mái nhà sàn truyền thống của người Tày, khách du lịch được đắm mình trong không gian đặc trưng của vùng chiến khu xưa với rừng cọ, đồi chè chạy hút tầm mắt, nhâm nhi chén rượu men lá thơm nồng, thả hồn mình theo điệu Lượn, điệu Sli. Không những thế, người dân Định Hóa còn luôn thân thiện, nồng hậu và mến khách. Cuộc sống thường nhật giữa trái tim của vùng ATK của đồng bào nơi đây đã và đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.
Lĩnh hội tinh thần phát triển du lịch trở thành một mũi nhọn kinh tế. Chính quyền huyện Định Hóa đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Nhất là hệ thống giao thông đã được cải thiện đáng kể phục vụ nhu cầu của du khách. Được sự hỗ trợ to lớn của các cấp/ban/ngành từ Trung ương đến địa phương, đường lên Định Hóa giờ đã khang trang, rộng rãi và an toàn hơn rất nhiều. Thời gian đi lại được rút ngắn, hệ thống đường liên thôn, liên xã đang từng bước được hoàn thiện. Điều kiện điện sáng, nước sạch, thông tin liên lạc cũng được nâng cấp vượt trội. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm tham quan cũng được chú ý đầu tư… Tất cả những điều đó đã góp phần tạo thuận lợi cho du khách khi đến với Định Hóa.
Không chỉ quảng bá giới thiệu hình ảnh Định Hóa đến với du khách mà công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của luật du lịch cũng được thực hiện. Đài phát thanh huyện cũng đã mở chuyên mục giới thiệu chuyên đề du lịch, phối hợp với cơ quan báo chí giới thiệu điểm du lịch văn hóa của huyện Định Hóa. Huyện đã tranh thủ các kênh thông tin để kịp thời quảng bá du lịch Định Hóa đến với bạn bè quốc tế và khách du lịch trong nước. Các công cụ xúc tiến truyền thống cũng được thiết kế đẹp mắt và sử dụng triệt để như: tập gấp, tờ rơi, pa-nô, áp-phích…
Chính quyền địa phương đã chủ động trong việc vận động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch văn hóa, dự kiến trong thời gian tới du
92
lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ đạo của huyện. Nhà nước đã có chính sách, kế hoạch đầu tư vào ngành du lịch huyện một cách cụ thể, dự kiến năm 2020 Định Hóa sẽ là điểm du lịch trọng điểm Thái Nguyên và thu hút khoảng 800.000 lượt khách du lịch đến với nơi đây.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì du lịch Định Hóa còn có các khó khăn như: ngành du lịch của Định Hóa phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, hạ tầng du lịch còn ở mức sơ khai, chưa hình thành được các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa và dịch vụ du lịch còn nghèo, số lượng cơ sở lưu trú còn ít, công tác xúc tiến và quảng bá còn hạn chế, chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
Tuy đã được hoàn thiện mạng lưới giao thông giúp người dân và du khách đi lại thuận tiện nhưng bên cạnh đó giao thông cũng là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của huyện. Cơ sở hạ tầng chưa được nhà nước đầu tư một cách đồng bộ. Điểm du lịch Làng văn hóa Tày tiêu biểu bản Quyên (xã Điềm Mặc) là một ví dụ điển hình. Đường vào bản quá hẹp, chỉ vừa một làn xe ô tô vì thế đã giảm thiểu tối đa lượng khách du lịch vào thăm và lưu trú tại bản. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch văn hóa ở đây và tất nhiên nó cũng là nguyên nhân khiến những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người dân tộc ở bản Quyên ít được du khách trong và ngoài nước biết đến.
Do đặc thù là hoạt động kinh doanh du lịch mới được chú trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, du lịch văn hóa bước đầu phát triển nhưng chủ yếu mang tính tự phát. Mặt khác, du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn nhưng chưa có nhiều ngành nhiều cấp tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Phòng Văn hóa Thông tin được thành lập, dù không ngừng được hoàn thiện nhưng đến nay bộ máy tổ chức còn thiếu, chưa phát huy được các chức năng nhiệm vụ được giao, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan hữu quan còn chưa đầy đủ.
Ý thức người dân về bảo vệ môi trường chưa cao. Điều này được thể hiện việc cộng đồng địa phương tại huyện sinh sống bằng việc làm chổi cọ, nên hàng ngày có rất nhiều người dân đi chặt cọ về làm chổi bán, việc khai thác như vậy ảnh hưởng rất lớn tới cảnh quan thiên nhiên tại rừng. Loại hình du lịch văn hóa mới được triển khai tại Định Hóa trong thời gian gần đây, nhưng các cơ quan chính quyền và công ty du lịch
93
chưa có biện pháp để nâng cao hiểu biết về làm du lịch cho cộng đồng địa phương. Công tác tuyên truyền về du lịch văn hóa còn hạn chế vì vậy chưa tác động sâu rộng vào trong ý thức của người dân. Do đó, đồng bào chưa chủ động trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tộc người, cũng như chưa thực sự sẵn sàng làm du lịch.
Công tác xúc tiến, quảng bá chưa được triển khai toàn diện, hoạt động quảng bá không cao nên các nhà đầu tư không thấy được những lợi thế sẵn có của Định Hóa nên họ dường như rất hoang mang và không muốn đầu tư. Chính vì không có chiến lược quảng bá rộng khắp nên Định Hóa đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để phát triển nên hoạt động xúc tiến quảng bá, marketing đối với Định Hóa thời gian này là rất cần thiết. Hơn thế nữa, công tác xã hội hóa đối với một số lễ hội còn hạn chế nên không thu hút được sự chung tay góp sức của cộng đồng, đồng thời còn ít khách du lịch biết đến các lễ hội đặc sắc ở Định Hóa.
Mặc dù chính quyền các cấp đã có sự liên kết với đơn vị kinh doanh lao động trên địa bàn cũng như với cộng đồng địa phương nhưng việc thực hiện còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và nhiều khi các văn bản, đề án, hoạt động còn chồng chéo lên nhau. Đã xuất hiện hiện tượng “ăn xổi” trong hoạt động du lịch văn hóa đã xảy ra như chặt chém, bớt điểm tham quan, cắt xén khẩu phần ăn của du khách… Những điều này đã gây ra những tác động không nhỏ đến hiệu quả của việc phát triển du lịch văn hóa nơi đây.