7. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có
3.2.4.1. Chỉnh lý, nâng cao Nhà trưng bày ATK Định Hóa
Giá trị của các di tích ở ATK Định Hóa hiện nay, ngoài gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính Phủ, thì còn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử quân sự, nhiều di tích gắn với những hoạt động của các cơ quan Bộ Quốc phòng của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh, Tổng cục Chính trị, Tổng cục cung cấp, Nha thông tin tuyên truyền, Cục cơ yếu, Cục quân huấn, Báo quân đội, Nhà máy in, Cục quân khí, Cục quân giới, Các xưởng quân giới, nơi hợp nhất Việt Nam Giải Phóng Quân, địa điểm phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam,… chưa được quan tâm đúng mức cả về đầu tư kinh phí và phát huy giá trị của nó.
Khách tham quan đến ATK Định Hóa họ không chỉ mong muốn được tìm hiểu, giới thiệu về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gắn với di tích, mà một vấn đề không kém phần quan trọng đó là hoạt động của các cơ quan quân đội ở ATK như thế nào, những sự kiện quan trọng của quân đội diễn biến ra sao. Trong khi thời gian hạn hẹp không đủ để khách đi tham quan hết được những điểm di tích đó và ở các điểm
102
di tích cũng không có gì hấp dẫn họ ngoài những tấm bia, biển ghi dấu địa điểm, sự kiện. Vậy khách tham quan muốn nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đó ở đâu?
Hiện nay, chúng ta đã có Bảo tàng ATK, song số lượng tài liệu hiện vật còn hạn chế, diện tích trưng bày còn chật hẹp, nội dung trưng bày đơn điệu, chưa thật sự hấp dẫn, thuyết phục người xem, chưa phản ánh được đầy đủ những thông tin về ATK trong thời kỳ kháng chiến xưa và nay, nhất là những hoạt động của các cơ quan của quân đội. Còn tại các bảo tàng lớn như Bảo tàng LSQSVN, Bảo tàng lực lượng vũ trang Việt Bắc Quân khu 1, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên trưng bày về những nội dung này cũng rất khái quát chưa phản ánh được đầy đủ các hoạt động của các cơ quan quân đội trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp ở ATK.
Từ những yêu cầu trên, Định Hóa cần phải chỉnh lý nâng cấp Nhà trưng bày ATK Định Hóa thành Bảo tàng ATK Định Hóa với một diện tích trưng bày và không gian đủ lớn để Bảo tàng ATK Định Hóa sẽ là một trung tâm văn hóa, khoa học và giải trí đáp ứng được những những điều kiện về thời gian, nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu của du khách. Đây sẽ là “trung tâm thông tin” phản ánh đầy đủ về địa lý, thiên nhiên, con người, văn hóa của ATK Định Hóa; về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Định Hóa; về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, các cơ quan dân, chính, đảng và quân đội đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.2.4.2. Đầu tư sâu hơn cho sản phẩm du lịch bản làng dân tộc
Tại các xã ở Định Hóa làng nghề vẫn được duy trì. Tạo điều kiện cho du khách đi du lịch thăm các làng nghề. Không những vậy, đến với xã Bình Yên và cụ thể đó là bản Thẩm Rộc có nghề làm rối que rất nổi tiếng được khôi phục và phát triển từ năm 1999, khách du lịch tới đây sẽ được tham quan kiến trúc nhà sàn của người Tày, phong tục tập quán người Tày đặc biệt hơn là được các nghệ nhân múa rối ở đây nói về nguồn gốc làng nghề, cách chọn nguyên vật liệu, dạy cho cách chế tác con rối. Du khách sẽ thích thú mua con rối về làm kỉ niệm điều này làm tăng thu nhập cho người dân nhờ vào việc bán sản phẩm và biểu diễn múa rối. Ngoài địa điểm nêu trên ở Định Hóa còn biết đến bởi các sản phẩm như rượu ngô, rượu men lá, chè ngon… được nhiều người biết đến và ưa chuộng như xã Điềm Mặc có làng chè truyền thống, làng Bầng xã Đồng Thịnh có làng thủ công làm từ cọ, xã Phú Tiến có làng nghề nuôi ong lấy mật…
103
Tăng cường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khôi phục không gian văn hóa vật thể, phi vật thể, phấn đấu đưa bản Quyên trở thành mô hình điểm về xây dựng làng Văn hóa-Du lịch và là điểm đến cho khách tham quan, học tập và du lịch. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nhà sàn, văn hóa ẩm thực, văn nghệ dân gian, văn hóa giao tiếp, tiếng nói, phong tục tập quán… Tổ chức hỗ trờ hướng dẫn cách thức làm du lịch, hỗ trợ kinh phí và xã hội hóa các lĩnh vực để có thể nhân rộng mô hình làng Văn hóa-Du lịch bản Quyên trên địa bàn toàn huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ dân trong làng về nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật tiếp thị du lịch, tâm lí và tập quán du khách, về sản xuất/chế biến các sản phẩm truyền thống, của dân tộc phục vụ khách du lịch. Hàng năm, tổ chức cho các hộ gia đình ở bản Quyên đi tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng làng Văn hóa-Du lịch ở một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh (như Tân Cương-Thái Nguyên, Bản Lác- Hòa Bình, Cát Cát-Lao Cai…). Khuyến khích người dân chế biến các món ăn truyền thống trong dịp lễ/tết. Một số món bánh và món ăn đưa ra thị trường để giới thiệu và bán sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Tổ chức các cuộc thi về văn hóa giao tiếp, văn hóa mặc, văn hóa ẩm thực để từ đó có thể nhân rộng điển hình trên toàn bản.
3.2.4.3. Khai thác và phát huy thế mạnh về văn hóa ẩm thực
Khai thác văn hóa ẩm thực của các dân tộc trong huyện để làm điểm nhấn trong tour du lịch, nhằm góp phần nâng cao các giá trị văn hóa trong du lịch Định Hóa. Đó chính là cách chế biến món ăn của người Tày, người Nùng, người Cao Lan… như món khâu nhục, cơm lam, xôi ngũ sắc, nem chua trong ống nứa, nộm hoa chuối, trâu khô, thịt lợn gác bếp, cọ ỏm, bánh coóc-mò, muồm muồm chiên giòn, gà nướng mật ong, sâu cọ… Đến Định Hóa, nếu chưa tìm hiểu và thưởng thức những món ẩm thực này thì xem như chuyến du ngoạn của du khách chưa trọn vẹn.
Những món ăn dân giã của người dân vùng ATK tuy giản dị nhưng hương sắc, mùi vị lại rất tuyệt vời. Điều này đã góp phần làm nên sức hấp dẫn cho du lịch Định Hóa. Chính vì vậy, ngành du lịch Định Hóa cần có chiến dịch bảo tồn nghệ thuật chế biến các món ăn truyền thống, tuyên truyền về giá trị của văn hóa ẩm thực địa phương không chỉ cho du khách mà còn cho chính cộng đồng bản địa để đồng bào nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nét đẹp trong tập
104
quán ăn uống của quê hương mình. Đồng thời, có giải pháp hợp lý để bảo toàn số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu truyền thông dành cho du lịch ẩm thực, nhằm phục vụ một cách đầy đủ và tốt nhất nhu cầu ăn uống của du khách. Tuyên truyền và giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho du khách. Tận dụng việc tham gia các Hội chợ Thương mại – Du lịch để giới thiệu văn hóa ẩm thực của Định Hóa đến với du khách trong và ngoài nước.
3.2.4.4. Phát huy giá trị lễ hội, nghệ thuật dân gian trong du lịch
Việc tổ chức lễ hội Lồng tồng hàng năm tất nhiên sẽ là cơ hội thu hút khách du lịch đến với Định Hóa. Tuy nhiên, để tránh sự nhàm chán và đảm bảo sự vẹn toàn của không gian tâm linh tín ngưỡng truyền thống thì du lịch Định Hóa cần nghiên cứu những sản phẩm du lịch mới từ lễ hội Lồng tồng. Lễ hội là không gian cộng cảm, cộng mệnh của cộng đồng địa phương nhưng cũng là giá trị văn hóa thôi thúc khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Vì vậy, cần tận dụng thời gian diễn ra lễ hội để tuyên truyền, quảng bá văn hóa các đồng bào dân tộc trong huyện cũng như những điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch của Định Hóa đến với du khách. Đồng thời tăng cường lực lượng an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tham dự lễ hội.
Cứ 2 năm 1 lần, Định Hóa lại là lựa chọn của ngành du lịch Thái Nguyên khi tổ chức một số hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Festival Trà Quốc tế. Để sản phẩm du lịch di sản này đạt chất lượng cao hơn và hướng tới sự bền vững thì Định Hóa cần triển khai đồng bộ những hành động cụ thể nhằm vào việc làm mới và tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch di sản. Có thể tổ chức trình diễn hát Then dưới nhiều hình thức (truyền thống, đặt lời mới…), trong nhiều không gian (trong nhà, ngoài trời, trên sân khấu…). Nghiên cứu biểu diễn Rối cạn với nhiều suất diễn trong một ngày, ngoài các trò truyền thống, có thể nghiên cứu để biến tấu thêm một số nội dung biểu diễn cho thêm đa dạng phong phú nhưng vẫn phải đảm bảo tính truyền thống.