7. Cấu trúc của luận văn
1.2.6. Thị trường du lịch văn hóa
Thành phần du khách của du lịch văn hóa chủ yếu là những người sống ở thành thị, ở những vùng phát triển, người nước ngoài, họ muốn tìm về nguồn cội, về các di tích lịch sử, lễ hội… của dân tộc nào đó và đặc biệt là những làng bản ở vùng quê xa xôi, tìm sự yên tĩnh và thư thái sau chuỗi ngày bận rộn. Những người đi du lịch văn hóa thường là những người có trình độ học vấn, những người thích phiêu lưu khám phá họ muốn tìm hiểu kiến thức mới lạ. Khách du lịch không ngoại trừ trường hợp là những nhà nghiên cứu, đối tượng này họ có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán, quyết định tiêu dùng nhanh và có nhu cầu dịch vụ tốt. Du lịch văn hóa thường nhằm vào đối tượng khách là trung niên trở lên. Họ là những người có tầm hiểu biết khá rộng, có nhu cầu khám phá, nghiên cứu, mở rộng sự hiểu biết. Một đối tượng du khách nữa đó là độ tuổi thanh niên và thanh thiếu niên đây là độ tuổi học sinh sinh viên với mong muốn nghiên cứu học tập, chỉ riêng với lễ hội đối tượng khách được mở rộng hơn rất nhiều. Như vậy, thị trường du lịch văn hóa được hiểu là một kiểu thị trường du lịch đáp ứng và thỏa mãn yếu tố văn hóa của du khách. Đây chính là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến du lịch văn hóa trong một thời gian và không gian xác định. Thị trường du lịch văn hóa chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về
26
yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu; về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm. Đồng thời, thị trường du lịch văn hóa đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết.