Kinh nghiệm của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Kinh nghiệm của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang. Đây là địa bàn sinh sống của 10 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Hoa, H’ Mông, Sán Dìu, Mường, Ngán. Sơn Dương có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng như: khu di tích lịch sử Tân Trào – ATK; cụm di tích Bác Tôn; Ban thường trực Quốc Hội; mặt trận liên Việt ở xã Trung Yên; đình Hồng Thái; lán Nà Lừa; làng Sảo; cụm 43 điểm di tích tại xã Tân Trào; cụm di tích phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh. Ngoài các di tích lịch sử, Sơn Dương còn là mảnh đất giàu tiềm năng văn hoá, du lịch sinh thái: làng văn hoá dân tộc Tày(Tân Lập – xã Tân Trào), chợ văn hoá Nà Ho – xã Trung Sơn, khu sinh thái Lũng Tẩu – xã Tân Trào, hang đá Yên Thượng – xã Trung Yên, Thác Rẫng - Lập Binh – Xã Bình Yên…. Hiện tại, Sơn Dương đang xây dựng làng văn hoá du lịch của người Sán Dìu kết hợp với du lịch sinh thái mạo hiểm của vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có hướng phát triển khu du lịch lịch sử - văn hoá ở Sơn Dương gồm toàn bộ các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá ở khu Tân Trào- ATK tại các xã Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên, Hợp Thành, Tú Thịnh. Trong đó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, các di tích trong khu di tích đã được tỉnh quan tâm đầu tư tôn tạo, bảo tồn; thu hút khách trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đến tham quan, du lịch... Tuy nhiên, để khai thác tốt nhất giá trị lịch sử của khu di tích,

33

phục vụ cho phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các hoạt động tại đây cần chuyên nghiệp hơn nữa.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức rõ việc phát triển du lịch là sinh kế bền vững trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, Sơn Dương có lợi thế to lớn để phát triển du lịch văn hóa, đó chính là hệ thống các di tích lịch sử của huyện và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trong huyện. Dựa vào thế mạnh đó, hiện tại, du lịch văn hóa huyện Sơn Dương có 3 sản phẩm chính là du lịch phong tục, du lịch tham quan di tích lịch sử và du lịch tâm linh. Tuy nhiên, cách tiếp cận và triển khai những hoạt động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ, chưa có nhiều biện pháp để giữ chân du khách, ít sản phẩm đặc thù, hạ tầng giao thông nối các điểm di tích còn hạn chế, hướng dẫn viên còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao…

Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, hoạt động du lịch ở Sơn Dương có bước khởi sắc. Từ năm 2005 đến này, hàng loạt các sự kiện du lịch được tổ chức quy mô và bài bản, thu hút du khách trong và ngoài nước. Có thể kể đến các hoạt động như: lễ kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9; Tuần văn hoá du lịch 2006 với một chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề: “Về với Tân Trào - Thủ đô kháng chiến” đã gây được tiếng vang lớn; Tuần văn hóa du lịch các năm 2006, năm 2007, 2008, 2009 với chủ đề “Du xuân trên thủ đô kháng chiến”; “Hành trình về Thủ đô kháng chiến”; “Về với xứ Tuyên”; Các hội chợ xúc tiến thương mại du lịch; Phối hợp cùng UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao dân tộc, giao lưu hợp tác phát triển du lịch vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước…

Mặc dù điều kiện về nguồn lực, kinh phí còn hạn chế nhưng trong những năm qua, công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch đã được ban quản lý đặc biệt chú trọng và không ngừng cải tiến nhằm thu hút hách đến với Tân trào ngày một đông hơn. Đơn vị đã chủ động phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Tuyên Quang và triển lãm tỉnh Tuyên Quang tổ chức nhiều đợt triển lãm với nhiều chủ đề gắn với các sự kiện chính trị diễn ra tại khu di tích. In và phát hành hơn 10.000 tờ gấp; dựng hàng trăm biển chỉ dẫn, sơ đồ, pano, có nội dung tuyên truyền, giới thiệu khu di tích. Phối hợp với nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản và phát hành hàng chục ngàn ấn phẩm. Phối

34

hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đài truyền hình Tuyên Quang, Đài tiếng nói Việt Nam… và nhiều tờ báo cao uy tín đăng tải nội dung, giới thiệu hình ảnh về khu di tích vơi đồng bào cả nước. Cùng với tuyên truyền quảng bá, huyện Sơn Dương cũng đặc biệt trú trọng đến công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng của chuyến tham quan,bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách. Đã làm tốt công tác bảo tồn, tu bổ di tích, tạo cảnh quan môi trường ngày càng sạch, đẹp, phát huy tốt các giá trị di sản văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thuyết minh viên được trú trọng.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch văn hóa của huyện Sơn Dương còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong đó phải kể đến các dịch vụ ăn uống, lưu niệm, lưu trú… chưa phong phú, chưa quy củ; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Đặc biệt, công tác xúc tiến quảng bá của địa phương còn yếu, chưa có website giới thiệu thông tin; yếu tố văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng không rõ nét; hiện trạng bị bê tông hóa nhiều; chưa kết nối được với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan như nhà vệ sinh, sản phẩm lưu niệm, dịch vụ giải trí đều chưa đáp ứng được nhu cầu.

Với thực trạng hoạt động du lịch văn hóa như trên, huyện Sơn Dương định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ; xác định thị trường du lịch nội địa là chính, tăng cường quảng bá, xúc tiến; phát triển thêm yếu tố văn hóa dân tộc như phong tục tập quán, trang phục, nghề truyền thống; không đầu tư tràn lan mà tập trung đầu tư vào một số khu, điểm trọng điểm; tạo dựng điểm nhấn, thương hiệu cho điểm đến, sản phẩm đặc thù; xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi cho nhà đầu tư… Sơn Dương cũng đã ưu tiên nhiều hơn về triển khai các chủ trương, dự án đã được phê duyệt, đầu tư vào xây dựng các sản phẩm đặc thù như khôi phục phong tục tập quán, nghề truyền thống, văn hóa bản địa… Ngành du lịch Sơn Dương cũng đang tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá; đào tạo tập huấn, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; khảo sát xây dựng tuyến du lịch tâm linh gắn với các điểm đến về nguồn cách mạng. Đặc biệt, huyện cũng định hướng xây dựng thương hiệu “Về thủ đô kháng chiến”; đầu tư xây dựng những sản phẩm khác biệt; tạo cơ chế thuận lợi để huy động nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp có uy tín; tập trung quảng bá hướng vào thị trường nội địa dựa trên những nghiên cứu thị trường cụ thể; chủ động kết nối các địa phương,

35

doanh nghiệp; đề xuất Bộ VHTTDL hỗ trợ các dự án đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư, quản lý điểm đến và đào tạo nhân lực.

Với thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) – một địa phương nằm liền kề và có nhiều mối liên hệ mật thiết với huyện Định Hóa thì bài học kinh nghiệm của Sơn Dương về phát triển du lịch văn hóa mà Định Hóa cần học tập chính là: một là xác định sản phẩm du lịch đặc thù; hai là xác định công cụ xúc tiến du lịch phù hợp và đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa nói riêng và du lịch của địa phương nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 32)