Kiến nghị đối với khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 116)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch

Điểm du lịch văn hóa đó có hấp dẫn hay không được thể hiện bằng số lượng du khách tơi tham quan tại đó, số lượng khách du lịch càng nhiều thì chứng tỏ điểm du lịch đó có độ hấp dẫn càng cao. Để du lịch văn hóa ở Định Hóa phát triển một cách bền vững, du khách nên:

- Ăn mặc lịch sự, áo quần nên phủ gối và vai; đồng thời tôn trọng văn hóa truyền thống và tập quán của các dân tộc

- Bảo vệ môi trường bằng cách không chặt cây, bẻ cành, không săn bắt động vật hoang dã.

- Không nên cho trẻ em kẹo và tiền bởi hành động này khuyến khích sự xin cho và ỷ lại.

117

- Nếu bạn muốn ủng hộ quà hoặc tiền cho địa phương hãy trao cho Ban quản lý hoặc bỏ vào thùng quỹ ủng hộ phát triển cộng đồng.

- Giúp cộng đồng giữ gìn thôn xóm sạch đẹp bằng cách không xả rác, vứt rác bừa bãi, phải vứt đúng nơi quy định

- Khách nam và khách nữ không ngủ chung khi qua đêm ở nhà dân bản, trừ trường hợp là vợ chồng.

Tiểu kết chương 3

Định Hóa là huyện có tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch văn hóa. Hoạt động du lịch văn hóa ở đây đang từng bước phát triển nhưng qua nghiên cứu thực trạng, chúng ta thấy vẫn còn nhiều tồn đọng trong phát triển du lịch văn hóa. Nhằm đưa hoạt động du lịch văn hóa trở nên phổ biến hơn và trở thành một trong những hoạt động kinh tế chủ lực tại huyện Định Hóa, chính quyền địa phương cần phải đầu tư phát triển hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và di chuyển của khách du lịch. Bên cạnh đó, muốn du lịch văn hóa Định Hóa giữ chân được du khách ở lại dài ngày, huyện phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm du lịch đa dạng, đội ngũ cán bộ quản lý làm việc phải có trách nhiệm, sáng tạo, luôn đưa ra các ý tưởng mới nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa tại Định Hóa. Ngoài ra, du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa hiện nay chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa có sự quản lý thống nhất, từ các ban ngành lãnh đạo của huyện. Chính vì vậy huyện phải có sự liên kết chặt chẽ các ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để cùng đưa ra chính sách, chiến lược lâu dài và hiệu quả nhất cho phát triển du lịch văn hóa của huyên.

118

KẾT LUẬN

Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có bề dày truyền thống lịch sử, cách mạng. Nơi đây có tới 128 di tích quốc gia và hàng trăm di tích cấp tỉnh/huyện. Ngoài ra, với sự cộng cư của 9 dân tộc anh em, đồng bào Định Hóa đang bảo lưu một khối lượng di sản văn hóa tộc người quý giá. Nó được xem là chìa khóa của các quốc gia trong nền văn minh nhân loại. Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc Định Hóa ấy đã trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Hiện nay giá trị văn hóa các dân tộc ngày nay càng được phát huy và tuyên truyền rộng rãi với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế góp phần vào việc nhận rõ chân dung văn hóa của ta cho nhân loại hiểu ta. Đặc biệt trong đó hoạt động du lịch là một việc rất quan trong “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc”. Tuy nhiên du lịch lại khác với các ngành kinh tế ở chỗ nó được khai thác trên giá trị văn hóa của các tộc người, bởi đây chính là nhân tố làm nên diện mạo văn hóa vùng miền tạo thành diện mạo văn hóa vật thể, phi vật thể.

Văn hóa tộc người được coi là tiềm năng, là nguồn tài nguyên để khai thác du lịch và ngược lại chính hoạt động du lịch đã có tác động mạnh mẽ đến nghiên cứu làm hồi sinh nhiều giá trị văn hóa giúp chúng ta có thể ngược dòng thời gian trở về với những phong tục tập quán truyền thống, văn hóa nếp sống sinh hoạt mà trải qua bao thăng trầm, bao biến thiên của lịch sử vẫn còn giữ được. Trên cơ sở ấy, cộng với đặc điểm quần cư của 9 tộc người ở Định Hóa mà nơi đây có một nền văn hóa vô cùng phong phú, với các phong tục tập quán, các lễ hội, và thói quen sinh hoạt đa dạng. Đây chính là một lợi thế tạo nên tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu vực này.

Thời gian qua, sự phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện và quá trình phong tục còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thiếu bền vững, thay đổi tiêu cực di sản văn hóa của đồng bào nơi đây, suy giảm nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vốn có. Những nguyên nhân khiến điều đó xảy ra là quy hoạch du lịch văn hóa của Định Hóa còn chưa đồng bộ, dù đã được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm nhưng nguồn vốn dành cho phát triển du lịch văn hóa còn thiếu.

119

Đặc biệt, cộng đồng địa phương còn chưa được nâng cao nhận thức đối với việc làm du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng. Các chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Và hơn thế nữa, sản phẩm du lịch văn hóa của Định Hóa còn thiếu và yếu, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hiện nay, dù đã có ý thức và một số hành động thiết thực để phát triển du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng song sản phẩm du lịch ở đây vẫn chỉ tập trung vào các tour tham quan di tích lịch sử cách mạng. Làng Văn hóa Du lịch bản Quyên đã được đầu tư xây dựng nhưng vì hạn chế trong xúc tiến quảng bá và cộng thêm các lý do khác nên lượng khách đến đây không nhiều, doanh thu từ du lịch ít.

Bởi vậy, ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa sẵn có, Định Hóa cần có những giải pháp đồng bộ và ráo riết để thực hiện hiệu quả việc đưa du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đồng thời phải xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, phong phú nhưng không kém phần đặc sắc, độc đáo. Không chỉ dựa vào quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK mà Định Hóa còn phải chú trọng đến vấn đề bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của người Tày, người Nùng, người Dao, người Sán Chay… đang sinh sống trên địa bàn. Chính quyền, doanh nghiệp du lịch phải bắt tay với cộng đồng để hướng tới phát triển du lịch văn hóa bền vững. Các nhà chuyên môn cần nghiên cứu những phương án xúc tiến, quảng bá hình ảnh Định Hóa sao cho hiệu quả để thu hút khách du lịch đến đây ngày càng nhiều hơn. Và cần có sự liên kết phát triển với các điểm du lịch phụ cận, điểm du lịch cùng chuyên đề, điểm du lịch theo những tour/tuyến hợp lý để nâng cao chất lượng và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa Định Hóa nói riêng và của du lịch Định Hóa nói chung.

Tuy còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại trong phát triển loại hình du lịch văn hóa huyện Định Hóa nhưng du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đang không ngừng đóng góp vào sự phát triển của ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người dân. Chọn đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là tác giả muốn góp phần giải quyết các vấn đề trên trong phạm vi huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung qua loại hình du lịch văn hóa.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên tác giả đã cố gắng vận dụng những tư liệu của các ngành có liên quan, tham khảo thêm các ý

120

kiến của chuyên gia về du lịch học, văn hóa học, lịch sử học, các tổ chức du lịch có uy tín trong nước và trên thế giới để từng bước tiếp cận đề tài. Để giải quyết các vấn đề được đặt ra, luận văn lần lượt làm rõ các thuật ngữ cũng như cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch văn hóa; nghiên cứu các kinh nghiệm làm du lịch văn hóa trong nước, đặc biệt là kinh nghiệm du lịch văn hóa của Điện Biên - một điểm đến có nhiều nét tương đồng về hệ thống di tích lịch sử với địa bàn mà luận văn đang nghiên cứu; trình bày một cách có hệ thống về tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu trình bày, phân tích thực trạng hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn huyện và rút ra nhận xét đánh giá. Đồng thời, dựa vào những căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa theo hướng bền vững nhằm vừa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, lại vừa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, sách tham khảo, Nxb Đại học Quốc gia

2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam

3. Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên (2014),

Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa – Thái Nguyên, Nxb Quân đội nhân dân

4. Bảo tàng Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên di tích danh thắng và triển vọng tương lai

5. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường, Tổng cục Du lịch, tr.98

6. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-23

7. Nguyễn Văn Chiến (2206), Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên

8. Nguyễn Văn Đính-Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân

9. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội, một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội

10. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11

11. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch, Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/04/2012

12. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội

13. Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Trường Tân (2012), Quản lý di sản văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội

14. Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc Đông Bắc Việt Nam, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội

122

15. Phạm Trung Lương (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb Giáo dục

16. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử, Thái Nguyên

17. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2005), Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI

18. Trần Quang Phúc (tổng hợp và biên soạn) (2013), Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em, Nxb Đồng Nai

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động

21. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 4, tr.26-27

22. Dương Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2010, tr.33

23. Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Sổ tay du lịch Thái Nguyên

24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2008), Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015, tầm nhìn đến 2020

25. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2009), Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015

26. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2014), Đề án Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiên trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020

27. Phạm Thị Phương Thái (Chủ biên) (2014), Sắc diện văn hóa dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, Nxb Giáo dục

28. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

29. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

30. Đồng Khắc Thọ (2003), Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên

123

32. Thủ tướng chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/QĐ-TTg

33. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020

34. Tổ chức Lao động quốc tế, Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch (bản tiếng Việt)

35. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hướng dẫn du lịch 36. Đoàn Huyền Trang (2009), Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, Nxb Lao động 37. Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Thái Nguyên trên đường hội nhập, Nxb Lao động-Xã hội

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

40. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định Phê duyệt đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015

41. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiên trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020

42. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

43. Bùi Thị Hải Yến (2008), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, 44. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục

Tiếng nước ngoài

45. Carter, E. (1993), Ecotourism in the Third World: Problem for sustainable Tourism Development, Tourism Management, N04, Page 85-90

46. Dallen J.Timothy, Stephen W.Boud (2003), Heritage Tourism, Prentice Hall, Page 10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)