Du lịch phong tục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.4.Du lịch phong tục

Định Hóa có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng giữ vai trò chủ thể văn hóa là người Tày. Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở huyện Định Hóa. Hiện nay, ở Định Hóa có 43.367 người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện. Có những xã của huyện Định Hóa người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên… Chính vì vậy, nơi đây có nhiều bản làng còn gìn giữ được giá trị văn hóa dân tộc Tày, điển hình là bản Quyên (xã Điềm Mặc), bản Rịn (xã Bộc Nhiêu).

Bản Quyên – Làng văn hóa Tày tiêu biểu

Tại Bản Quyên – Làng văn hóa Tày tiêu biểu, người dân vẫn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày: Nhà sàn, ngôn ngữ, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, công cụ lao động... Bản Quyên có 158 nhân khẩu sinh sống trong 36 mái nhà trong đó có 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Tày. Năm 2009, 15 nhà sàn ở Bản Quyên được Nhà nước hỗ trợ tiền sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn khi đón tiếp các đoàn khách du lịch trong nước, quốc tế đến thăm quan, ăn, uống, ngủ, nghỉ.

Tại Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, cấp ủy, chính quyền xã và đồng bào tổ chức một số các hoạt động thường xuyên như trưng bày các sản phẩm hàng hóa đặc trưng có thế mạnh của địa phương, trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các câu lạc bộ hát Then. Không gian của bản luôn được vệ sinh sạch sẽ từ nhà ra ngõ và các trục liên thôn liên xóm, khuôn viên vườn, nhà từng hộ dân đảm bảo tiêu chí "3 sạch" (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Cùng với đó, xã Điềm Mặc còn phối hợp với Trạm Khuyến nông của huyện trồng và chăm sóc 2ha chè có chất lượng cao; phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng chuẩn bị các sản phẩm gồm chè, các loại bánh truyền thống, mành cọ, nón Tày, gạo Bao Thai, rượu nếp, mật ong rừng, thịt trâu khô... và một số đặc sản khác của quê hương vùng ATK trưng bày tại gian hàng ở Bản Quyên phục vụ khách tham quan.

Bản Quyên không chỉ đặc trưng bởi nếp nhà sàn của người Tày mà còn là hương vị của món ăn truyền thống, là những nét đẹp của văn hóa dân gian như tung

62

còn, đánh vật, thi giã bánh dày… Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay Bản Quyên chưa được nhiều khách du lịch biết đến. Đối với những đoàn khách ghé đến bản, họ tham quan một số ngôi nhà sàn; nghe đàn tính, hát sli, lượn; thưởng thức văn hóa ẩm thực với xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối, gà đồi, khẩu nhục, rau bồ khai, ngót rừng và chụp ảnh với các “diễn viên” mang trang phục của người Tày… nhưng du khách ít có nhu cầu lưu trú lại bản. Và thực tế số khách hằng năm đến thăm bản cũng rất hạn chế, theo khảo sát sơ bộ thì một trong những lý do là đường vào bản quá chật hẹp, chỉ vừa đủ 1 làn xe, nên không ít đoàn khách khi dừng chân đầu bản, đã vội lên xe đi ngay vì ngại phải đi bộ. Bên cạnh đó du lịch Bản Quyên mới có dịch vụ “đàn, hát” được phục vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày; còn ẩm thực, nếu du khách không đặt từ ngày hôm trước, cũng đành chịu đói ra thị trấn huyện, hoặc về thành phố tìm quán ăn… Theo như các hộ dân ở đây thì cũng vì không có du khách đến thường xuyên, nên đồng bào không thể mua thực phẩm, chế biến sẵn món ăn để chờ đợi. Vì những đặc sản như xôi ngũ sắc chí ít phải lấy lá dã, ngâm rất lâu để chế biến; gà chạy đồi cũng phải nhốt lại từ đêm trước... vì vậy, người Bản Quyên đang sống nhờ trồng lúa, trồng ngô nuôi du lịch.

Bản Rịn (xã Bộc Nhiêu)

Cũng như bản Quyên, người bản Rịn (xã Bộc Nhiêu) đa số là dân tộc Tày. Đây cũng là một trong những điểm đến đầy hấp dẫn đối với khách du lịch văn hóa, đặc biệt là vào dịp tết mừng mùa. Khi mẻ lúa cuối cùng của vụ mới đã được phơi khô và cất vào rương vào bồ, người dân bản Rịn thường giã bánh giầy và làm rượu đao để cúng tổ tiên, trời đất để tỏ lòng biết ơn về một vụ mùa tươi tốt. Ai đến nơi đây vào khoảng thời gian này đều có thể nghe thấy đâu đó dưới các lùm cây trong chân đồi thỉnh thoảng vọng về tiếng rậm rịch giã bánh giầy – một loại bánh mang biểu tượng của ông trời trong quan niệm dân gian của dân tộc Tày. Bánh giầy làm từ loại nếp hương, hạt tròn mẩy được trồng từ những thửa ruộng bậc thang cao trên núi. Bánh giầy người Tày to bằng miệng chiếc bát con ăn cơm, nhân bánh được làm bằng vừng hoặc đậu đã được tẩm đường hoặc tẩm muối tùy thuộc khẩu vị từng người, bánh làm xong mang cúng tổ tiên trước sau mới được ăn.

Trong mâm cỗ mừng mùa của người Tày ở bản Rịn ngoài đĩa bánh giầy còn có cút rượu đao. Đó là thứ rượu được làm từ men lá ủ với lõi cây đao trong rừng. Cây đao để nguyên trong rừng (không mang về) lấy dao khoét một khoanh thân đao

63

rồi bỏ men vào. Dưới phần gần gốc lấy một ống nứa nhỏ có lỗ hổng cắm vào thân đao, phía đầu ngoài ống nứa lấy một chai hứng rượu vào. Men lá và lõi cây đao tướp lại với nhau chảy một dòng nước ra theo ống nứa. Còn gì thi vị hơn khi du khách ngồi trên gian giữa gác nhà sàn, bên bếp lửa cháy bập bùng, nhâm nhi đĩa bánh giầy và những chén rượu đao cứ đầy lại cạn. Và tiếng chày, tiếng cụm chén, tiếng cười chúc tụng cứ văng vẳng trong men rượu say nồng...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 61)