Bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.8.Bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa

Bảo vệ và giữ gìn, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương giá trị văn hóa của địa phương là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một điểm du lịch văn hóa. Chính vì vậy, huyện cần có biện pháp cụ thể hơn trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của huyện.

Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, viết bài hay thi nấu các món ăn truyền thống và mang đậm đà bản săc văn hóa địa phương. Qua đó cũng có dịp giới thiệu đến khách du lịch, đồng thời đây cũng là sự kiện thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương. Cấp huyện hàng năm tổ chức Liên hoan Dân ca dân vũ các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn huyện để củng cố và phát huy vốn văn nghệ cổ truyền của địa phương. Tổ chức hội thi ẩm thực truyền thống và hội thi trang phục truyền thống để giữ gìn cũng như quảng bá nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc Định Hóa.

109

Nghiên cứu, khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của người dân trên huyện: lễ hội, các điêu múa, bài hát, thơ văn… Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu được những: tập quán sinh hoạt, văn hóa ứng xử, văn hóa kết bạn, văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng, văn hóa văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số, các loại nhạc cụ dân tộc, một số trò chơi truyền thống, các lễ/hội truyền thống. Từ đó, chính quyền và ngành du lịch địa phương có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn, khôi phục, bảo tồn và phát triển những nét văn hóa tinh túy độc đáo và đặc sắc của từng loại hình văn hóa. Ví dụ như: khuyến khích đồng bào mặc trang phục dân tộc mình trong những dịp lễ/tết, những sự kiện chính trị, các ngày hội văn hóa thể thao, trong các sự kiện lớn của địa phương và của tỉnh. Mỗi năm tổ chức mở từ 05 lớp hát Then, đàn Tính; 05 lớp hát Sli, hát Lượn trở lên cho các xã trong huyện. Mở rộng mô hình hát Sli, hát Lượn dân tộc Tày-Nùng vùng ATK Định Hóa. Lựa chọn một số bài hát Then, hát Sli, hát Lượn để đưa vào truyền dạy tại các trường học thông qua sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn/Đội.

Tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương, đồng thời có biện pháp khôi phục lại các nghề này vừa bảo tồn, tôn tạo lại những ngành nghề truyền thống của địa phương bằng cách mở các lớp học nghề mời các nghệ nhân trong làng truyền lại, vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế cho người dân, giải quyết vấn đề việc làm. Đối với những nghề truyền thống có khả năng tái hoạt động và tạo ra sản phẩm có thể sử dụng trong cuộc sống và phục vụ cho du khách tham quan như nghề dệt, nghề đan lát… thì biện pháp bảo tồn là sưu tầm/ghi chép/quay phim tư liệu những kinh nghiệm của người cao tuổi hiện còn sống. Đồng thời, huyện phải có những hoạt động nhằm truyền dạy nghề từ nghệ nhận cao tuổi cho các thế hệ sau, tiếp đó phục dựng lại không gian hoạt động truyền thống đưa các sản phẩm đó nhân rộng, trưng bày trong nhà trưng bày hoặc nhà văn hóa để lưu giữ và giới thiệu với khách tham quan. Các sản phẩm làng nghề khi được khôi phục, ngoài yếu tố phục vụ cuộc sống và phát huy văn hóa truyền thống thì cần chú trọng đến công tác quảng bá phục vụ phát triển du lịch văn hóa và đưa các sản phẩm đó ra thị trường biến chúng thành sản phẩm du lịch văn hóa.

Giữ gìn và phát huy lễ Cầu phúc, lễ Cầu mùa và các nghi lễ chủ yếu của từng dân tộc theo phương châm: khai thác pháy huy mặt tích cực/tiến bộ, loại bỏ những mặt tiêu cực/lạc hậu; kiên quyết loại bỏ những tập tục lạc hậu, tệ mê tín dị đoan trong sinh hoạt văn hóa; thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí. Từng bước khôi phục

110

một số mô hình không gian văn hóa về lễ hội và không gian diễn xướng dân ca dân tộc như hát Then, hát Lượn, hát Đối… Hạn chế hình thức “sân khấu hóa” làm mất không gian văn hóa dân tộc cổ truyền. Đưa một số trò chơi dân gian vào trong chương trình hoạt động hè và ngoài trời dành cho các em thiếu nhi. Đầu tư kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn nghi lễ, lễ hội cổ truyền và không gian diễn xướng dân gian. Qua đó, tổ chức quay phim/ghi âm/chụp ảnh làm tư liệu lâu dài. Đặc điệt là đối với những nét văn hóa truyền thống có nguy cơ thất truyền và những bài dân ca, điệu vũ dân tộc còn lại của các nghệ nhân cao tuổi.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp dân cư về trách nhiệm bảo tồn các di sản cũng như để người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình, cũng như để họ biết cách giữ gìn truyền thống ấy bằng một số biện pháp như: mở các cuộc thi hiểu biết văn hóa giữa các làng, có chính sách khen thưởng tuyên dương những cá nhân, làng bản có thành tích trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống… Xây dựng các đội văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của tất cả các hộ gia đình trong xã, thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm, đây là đội văn nghệ nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của xã và sẽ là đội văn nghệ tham gia biểu diễn phục vụ cho du khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 108)