Du lịch hoài niệm thăm lại chiến khu xưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Du lịch hoài niệm thăm lại chiến khu xưa

Định Hóa là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Với những tiềm năng to lớn của vùng trung tâm "an toàn khu Việt Bắc", huyện đã xác định từng bước đưa du lịch nói chung, sản phẩm du lịch trở lại chiến khu xưa nói riêng trở thành một thương hiệu đặc trưng nằm trong ngành kinh tế đã được "quy hoạch" là mũi nhọn của địa phương. Hiện nay, an toàn khu lừng lẫy một thời với những địa điểm như lán Nà Mòn, di tích Khuôn Tát, đồi Phong Tướng, nhà tù Chợ Chu, đồi Khau Tý… càng ngày càng thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Sự quý giá của những di tích lịch sử này không chỉ gắn liền với “thủ đô gió ngàn” một thời mà còn mang ý nghĩa, tầm vóc của cả dân tộcViệt Nam. Đó chính là sức hút khó cưỡng cho du khách trong và ngoài nước khi trực tiếp đến tham quan và chiêm nghiệm nhiều câu chuyện lịch sử gắn với những bài học lịch sử, nghệ thuật quân sự, sức mạnh dân tộc… phát khởi từ mảnh đất ATK Định Hóa.

Sản phẩm du lịch hoài niệm "chiến khu xưa" của Định Hóa đã phần nào tạo nên sự khác biệt so với sản phẩm du lịch ở các địa phương, vùng miền khác. Đây là một hình thức du lịch mới mẻ, hấp dẫn và là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, mang ý nghĩa về nguồn rất rõ ràng, đầy tính giáo dục truyền thống. Khách du lịch đi thăm chiến khu xưa thường là các cựu chiến binh, thân nhân, bạn bè của các quân nhân, nhưng cũng có rất nhiều người thuộc lớp trẻ đến Định Hóa để tìm hiểu và muốn tri ân công lao của cha anh. Đây chính là hoạt động nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, giá trị của hòa bình, của nền độc lập cho thế hệ trẻ, có tác dụng bồi đắp giá trị truyền thống của quốc gia mình. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sản phẩm du lịch này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện Định Hóa. Một trong những nguyên nhân là do các chương trình "thăm lại chiến khu xưa" của Định Hóa còn nghèo nàn, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn chưa cao. Đồng thời, việc tuyên truyền, quảng bá chưa có chiều sâu, thiếu bài bản... Chính vì vậy, để phát triển

61

sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như "chiến khu xưa", giải pháp mang tính cơ bản phải được bắt đầu từ yêu cầu đổi mới cách thức tiếp cận với môn học lịch sử của giới trẻ, nhằm khơi dậy niềm hứng thú khám phá di tích cách mạng kháng chiến...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên luận văn ths du lịch (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)