Du lịch sinh thái homestay gắn liền với sự phát triển của cộng động địa phương, cộng đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền văn hóa bản địa n
Trang 1Cần Thơ, tháng 11/ 2013
Trang 3Thấm thoát thời gian trôi qua thật nhanh, nhớ lại mới ngày nào em còn là học sinh trung học phổ thông tham quan trường Đại Học Cần Thơ, khi ấy em ước ao được trở thành sinh viên của trường Vậy mà giờ đây, em đã là sinh viên năm cuối, đang bảo vệ đề tài luận văn tốt nghiệp ra trường
Ngày đầu tiên bước chân lên giảng đường đại học em rất bỡ ngỡ, nhờ có thầy
cô tận tình giảng dạy giúp em có thật nhiều kiến thức, đó là món quà vô giá mà thầy
cô dành tặng cho em, để em làm hành trang tiếp tục vào đời Vài tháng nữa em phải bắt đầu học cách tự lập và bước đi trên đôi chân của mình Xin cho em gởi lời cám
ơn chân thành đến quí thầy cô đã nhiệt tình truyền đạt cho em thật nhiều kiến thức
bổ ích, cám ơn thầy Huỳnh Tương Ái cố vấn học tập của lớp du lịch 1 khóa 36 đã quan tâm, chỉ bảo chúng em từ những ngày đầu của năm nhất Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Đào Ngọc Cảnh người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và cung cấp những kiến thức quí báo trong suốt quá trình em làm luận văn
Nhân đây em cũng xin cám ơn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thư Viện tỉnh Vĩnh Long, Khách du lịch, Ban lãnh đạo và người dân trên cù lao An Bình đã cung cấp cho em nhiều thông tin, tư liệu, tài liệu hữu ích để hoàn thành luận văn của mình Nhân đây con xin cám ơn cha mẹ, người đã cho con hình hài, không ngại khó khăn nuôi dạy con thành người, ủng hộ và động viên con trong suốt thời gian qua Bên cạnh đó cũng xin cám ơn tập thể lớp Du lịch K36 đã cho Trân những kỉ niệm đẹp mà Trân không bao giờ quên trong thời sinh viên, dù sau này mỗi đứa một nơi nhưng lớp du lịch khóa 36 chúng ta là một
Để hoàn thành luận văn này em đã cố gắng hết sức bằng cả năng lực và sự nhiệt tình của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và bạn bè có thể đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn
Cuối lời kính chúc quí thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống
và đào tạo thêm được nhiều sinh viên ưu tú hơn nữa
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Võ Kim Huyền Trân
Trang 4- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- GDP: Gross Domestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội)
Trang 5Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long ( tr 18)
Hình 2: Cơ cấu kinh tế theo khu vực năm 2010 tỉnh Vĩnh Long ( tr 20)
Hình 3: Bản đồ du lịch của Cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long ( tr 21)
Hình 4: Cơ cấu kinh tế các ngành của xã An Bình năm 2010 (tr 24)
Hình 5: Lý do tham gia vào hoạt động du lịch (tr 49)
Hình 6: Nguồn thông tin mà khách tìm hiểu về du lịch tại Cù lao An Bình (tr.52)
2 Danh mục các bảng
Bảng 1: Lượng khách du lịch đến Vĩnh Long giai đoạn 2008 – sáu tháng đầu
2013 (tr 39)
Bảng 2: Danh sách các điểm du lịch tại Cù lao An Bình (tr 43)
Bảng 3: Doanh thu từ du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010– sáu tháng đầu
2013 (tr 4 7 )
Bảng 4: Mục đích khách du lịch đến tham quan Cù lao An Bình (tr 50)
Bảng 5: Việc giới thiệu các hoạt động và dịch vụ du lịch cho khách du lịch
(tr.51)
Bảng 6: Các dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch homestay (tr 53)
Bảng 7: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại một vài điểm du lịch tiêu biểu
(tr 54)
Bảng 8: Mức độ hài lòng của khách du lịch về giá cả dịch vụ (tr 55)
Bảng 9: Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng thức ăn (tr 56)
Bảng 10: Mức độ hài lòng của khách du lịch về kiến trúc, chất lượng phòng ngủ
(tr.56)
Trang 61 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Thực trạng nghiên cứu vấn đề 2
5 Quan điểm nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 6
1.1 Khái quát về du lịch 6
1.1.1 Khái niệm về du lịch 6
1.1.2 Phân loại du lịch 7
1.1.3 Tài nguyên du lịch 8
1.1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch 8
1.1.3.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch 8
1.1.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch 9
1.1.4 Chức năng du lịch 11
1.2 Một số vấn đề về du lịch homestay 11
1.2.1 Khái niệm du lịch homestay 11
1.2.2 Đặc trưng của du lịch homestay 12
1.2.3 Điều kiện phát triển du lịch homestay 13
1.2.4 Tình hình phát triển du lịch homestay tại Việt Nam 13
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÙ LAO AN BÌNH 18
2.1 Khái quát tỉnh Vĩnh Long và cù lao An Bình 18
2.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long 18
2.1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 18
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội 19
2.1.2 Khái quát về cù lao An Bình 21
2.1.2.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 21
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội 23
2.2 Tài nguyên du lịch tại cù lao An Bình 24
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 24
2.2.1.1 Khí hậu 24
2.2.1.2 Sông ngòi – địa hình 25
2.2.1.3 Hệ sinh thái vườn cây ăn trái 26
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 26
2.2.2.1 Di tích lịch sử văn hóa – nhà cổ 26
Trang 72.2.2.4 Ẩm thực 34
2.2.2.5 Các loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống 35
2.3 Điều kiện ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại cù lao An Bình 36
2.3.1 Cơ sở hạ tầng 36
2.3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 37
2.3.3 Đặc điểm dân cư lao động 38
2.4 Thực trạng phát triển du lịch homestay của cù lao An Bình 39
2.4.1 Tình hình phát triển chung về du lịch tại cù lao An Bình 39
2.4.1.1 Tình hình khách du lịch 39
2.4.1.2 Tình hình phát triển các loại hình du lịch tại cù lao An Bình 40
2.4.1.3 Các địa bàn phát triển du lịch tại cù lao An Bình 43
2.4.1.4 Doanh thu du lịch 47
2.4.2 Tình hình phát triển du lịch homestay tại cù lao An Bình 48
2.4.2.1 Khái quát chung 48
2.4.2.2 Cách tổ chức hoạt động 51
2.4.2.3 Một số điểm du lịch homestay tiêu biểu 59
2.4.2.4 Đánh giá chung về du lịch homestay tại cù lao An Bình 64
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÙ LAO AN BÌNH 67
3.1 Những cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển du lịch 67
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển du lịch 67
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long 67
3.2 Định hướng phát triển du lịch trên cù Lao An Bình 69
3.2.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 69
3.2.2 Định hướng về địa bàn trọng điểm phát triển du lịch 70
3.2.3 Định hướng thị trường khách du lịch 71
3.3 Các giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao An Bình 72
3.3.1 Phát triển nguồn nhân lực 72
3.3.2 Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 73
3.3.3 Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá về loại hình du lịch homestay 74
3.3.4 Xây dựng mô hình liên kết giữa các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch 74
3.3.5 Giữ gìn và phát huy các giá trị văn truyền thống 75
3.3.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương 76
3.3.7 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 77
3.3.8 Đảm bảo an trật tự, an ninh 78
3.3.9 Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch 78
Trang 81 Kết quả đạt được 81
2 Ý kiến đề xuất 82
3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 87
Phụ lục 1 87
Phụ lục 2 89
Phụ lục 3 96
Trang 9kỷ XVIII), nhưng so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL thì Vĩnh Long là một tỉnh
có nền văn hóa sớm phát triển cùng với bản sắc văn hóa phong phú, do sự giao lưu văn hóa giữa ba dân tộc anh em Kinh – Hoa – Khơme và chịu ảnh hưởng của nhiều dòng tôn giáo khác nhau Vĩnh Long được phù sa bồi đắp hàng năm, đất đai màu mỡ nên cây trái nơi đây quanh năm trĩu quả Kết hợp hai yếu tố tự nhiên và văn hóa thì Vĩnh Long là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch
Hiện nay, loại hình du lịch homestay đang phát triển rất mạnh trên thế giới và thu hút đông đảo sự yêu thích của khách du lịch Tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long
có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này như: khí hậu mát mẻ phù hợp với sức khỏe con người, có nhiều vườn cây ăn trái trĩu quả, hệ thống kênh rạch chằng chịt, tính cách người dân nơi đây thì hiền hòa, phóng khoáng cùng với những ngôi nhà, đình, chùa mang nét kiến trúc cổ xưa Hàng năm cù lao An Bình đón rất nhiều khách
du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trong đó loại hình du lịch homestay thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách Hoạt động du lịch nơi đây không chỉ thõa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, giúp cho kinh tế của địa phương phát triển hơn, đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng địa phương, qua đó giúp cho người dân có thêm thu nhập, nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức trong vấn đề bảo
vệ môi trường giữ gìn tài nguyên du lịch Bên cạnh đó, hoạt động du lịch này còn giới thiệu với bạn bè quốc tế nét đẹp về con người và vùng đất Vĩnh Long nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch ở đây còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, lợi ích kinh tế không thường xuyên và mang tính bấp bênh, nhiều hộ tham gia theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ không có sự liên kết đầu tư, thiếu chuyên nghiệp, trình độ nhân lực hạn chế, sản phẩm du lịch còn chưa phong phú gây nhàm chán cho
du khách Đặc biệt, các tổ chức hoạt động còn nặng về phục vụ lưu trú và ăn uống hơn
là loại hình du lịch homestay Do hoạt động du lịch không đạt hiệu quả cao hoặc vắng khách nên một số hộ đã phải ngưng hoạt động
Xuất phát từ thực tế phát triển du lịch homestay trên cù lao An Bình đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại cù lao
Trang 10An Bình, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay trên cù lao An Bình, từ đó đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lí tiềm năng sẵn có, giúp cho hoạt động du lịch homestay tại đây phát triển bền vững Đồng thời, tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp cho hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và Việt Nam nói chung được phát triển tốt hơn
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Với đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại cù lao An Bình huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long” nhằm nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch homestay trên cù lao An Bình Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp thích hợp, nhằm giúp cho loại hình du lịch này được khai thác tốt hơn Đồng thời, những thông tin trong đề tài luận văn này có thể được ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Long nói chung, cù lao An Bình nói riêng làm thông tin tham khảo từ đó đưa ra hướng phát triển hoạt động du lịch homestay hợp lý, góp phần làm thõa mãn nhu cầu
đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững hơn
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là loại hình du lịch homestay tại cù lao An Bình, đồng thời tìm hiểu tiềm năng du lịch, thực trạng hoạt động du lịch, cách tổ chức hoạt động du lịch homestay và một vài mô hình làm du lịch homestay trên cù lao An Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tìm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay ở 4 xã trên cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, gồm 4 xã:
An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước, Đồng Phú
Thời gian nghiên cứu: Thông tin được thu thập từ các sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến sáu tháng đầu năm 2013
4 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Du lịch nghỉ tại nhà dân khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở nước ta hình thức này trong những năm gần đây cũng được chú ý hơn, thu hút được sự quan tâm của khách và tạo nhiều điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch hiệu quả
Du lịch sinh thái homestay gắn liền với sự phát triển của cộng động địa phương, cộng đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền văn hóa bản địa nhưng luôn chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nền văn hóa địa phương mình không bị đồng hóa với những nền văn minh khác, như vậy du lịch sinh thái mới có thể phát triển bền vững được
Trang 11Loại hình du lịch homestay là một phần của du lịch cộng đồng, mặc dù được hình thành và phát triển khá lâu tại Việt Nam nhưng các công trình nghiên cứu về nó thì còn hạn chế, sau đây là một số công trình nghiên cứu trên phạm vi trong và ngoài nước có đề cập đến loại hình du lịch homestay
Các tác giả Tomás López-Guzmán, Sandra Sánchez-Cañizares, Víctor Pavón đến
từ Đại học Córdoba (Tây Ban Nha) đã trình bày một nghiên cứu về du lịch cộng đồng được thực hiện ở El Salvador với tên gọi “Community - based tourism in developing countries: a case study ” được in trên một tạp chí về du lịch quốc tế, xuất bản năm
2011 Theo các tác giả, du lịch dựa vào cộng đồng là một loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trên toàn thế giới Việc phát triển loại hình du lịch này góp phần liên hệ với các cộng đồng địa phương giúp du khách trải nghiệm các cảm giác khác nhau Nhóm tác giả cho rằng người dân có thể phát triển một địa điểm du lịch dựa trên sự hiếu khách của chủ nhà và tài nguyên sinh thái đáng chú ý của khu vực và hơn hết là vai trò quan trọng của cư dân bản địa Kết quả nổi bật nhất là các địa phương đã nhận
ra rằng: phát triển du lịch có thể tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.(trích dẫn theo Huỳnh Thanh Tùng, 2012)
Ở trong nước cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng tiêu biểu như Sở thương mại – du lịch Vĩnh Long, 1999, Với đề tài “Xây dựng quần thể du lịch sinh thái khu tam giác giai đoạn 1999 – 2010”, đã khảo sát, đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Vĩnh Long và khu vực Tuy nhiên đề tài chưa chú trọng nhiều đến hệ sinh thái vườn trên các cù lao, cũng như không đi sâu phân tích cấu trúc, chức năng và hiệu quả kinh tế của mô hình vườn kết hợp với du lịch sinh thái homestay (trích dẫn theo Huỳnh Thanh Tùng, 2012)
Trong quyển “Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng” được nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật xuất bản năm 2006 Tác giả Võ Quế đã nghiên cứu sâu về du lịch cộng đồng và giải thích rõ về du lịch cộng đồng, theo ông để phát triển du lịch tại các địa điểm du lịch cần đòi hỏi nghiên cứu kỹ về lý thuyết cộng đồng và khả năng đáp ứng của cộng đồng đối với từng loại hình du lịch cũng như khả năng làm thỏa mãn động cơ mục đích và nhu cầu từng loại khách Đây là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng lý thuyết và thực tiễn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dân cư Bên cạnh đó cũng nêu lịch sử hình thành cũng như các mục tiêu, điều kiện, nguyên tắc khi tham gia
du lịch cộng đồng, tác giả còn nghiên cứu một số mô hình du lịch cộng đồng ở Châu Á
và một số nơi ở Việt Nam nhằm tìm ra ưu nhược điểm của từng mô hình, từ đó rút ra được những kinh nghiệm nhằm phát triển hơn nữa loại hình du lịch này
Theo luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Vũ trường Đại học Sư phạm TP HCM
đã nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, trong đó tác giả chủ yếu khai thác tiềm năng của hệ sinh thái nhà vườn vào trong hoạt động du lịch sinh thái homestay, tác giả trình bày về tiềm năng du lịch của
Trang 12tỉnh Vĩnh Long nói chung và các xã cù lao của tỉnh nói riêng Đồng thời, còn nghiên cứu thực trạng khai thác các vườn cây ăn trái trong hoạt động du lịch sinh thái và nhận định rằng, phát triển du lịch sinh thái vườn không chỉ giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, mà còn là giải pháp tốt nhất nâng cao hiệu quả kinh tế vườn sau đó đã đưa ra một số kiến nghị đối với các sở ban ngành và người dân làm du lịch tại các xã cù lao tỉnh Vĩnh Long
Với đề tài luận văn tốt nghiệp của Huỳnh Thanh Tùng sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch với đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã An Bình tỉnh Vĩnh Long” năm 2012 Trong đề tài này, tác giả đi sâu phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương, với nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch văn hóa,…tác giả cũng đưa ra một vài mô hình làm du lịch tiêu biểu của xã An Bình, đưa ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng của xã và sau đó đưa ra hướng giải quyết giúp cho du lịch cộng đồng tại xã An Bình phát triển tốt hơn
Ngoài ra, còn một số đề tài khác chủ yếu nghiên cứu về du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn Vĩnh Long Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về du lịch homestay tại tỉnh Vĩnh Long
5 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1 Quan điểm hệ thống
Vấn đề sẽ được người đọc dễ dàng hiểu rõ, nếu ta trình bày nó trong một hệ thống nhất định Tức là đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ thể của vấn đề Trong đề tài luận văn của mình tôi đã sử dụng phương pháp này để sắp xếp nội dung nghiên cứu
từ cái chung là phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến cái riêng là du lịch homestay tại
cù lao An Bình Vĩnh Long
5.2 Quan điểm tổng hợp
Du lịch homestay trên cù lao An Bình có sự kết hợp nhiều yếu tố với nhau chúng
có mối liên hệ chặc chẽ và tác động lẫn nhau, cho nên để rút ra được những kết luận mang tính logic tôi đã tổng hợp và phân tích những chi tiết nhỏ của vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau Sau đó, tổng hợp lại để rút ra kết luận xem xét vấn đề một cách toàn diện và tổng hợp, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp cho hoạt động du lịch trên cù lao An Bình phát triển tốt hơn
5.3 Quan điểm lịch sử
Chúng ta cần xem xét lại lịch sử phát triển du lịch trên cù lao An Bình đặt biệt là đối với loại hình du lịch homestay, vì nếu làm được như thế chúng ta sẽ biết được những vấn đề, thực trạng đã và đang diễn ra nơi đây, khi hiểu được nguyên nhân thì chúng ta có thể đưa ra được giải pháp khắc phục khó khăn và giúp cho hoạt động du lịch nơi đây phát triển ổn định và bền vững hơn
Trang 135.4 Quan điểm viễn cảnh
Từ việc xem xét lại lịch sử phát triển của loại hình du lịch homestay tại cù lao
An Bình nói riêng và du lịch của tỉnh Vĩnh Long nói chúng ta sẽ biết được tiềm năng, thách thức của hoạt động du lịch nơi đây, từ đó dự đoán tương lai đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển phù hợp, chú trọng khai thác tiềm năng một cách hợp lí
và phát triển ổn định trong tương lai
5.5 Quan điểm lãnh thỗ
Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống bao gồm không gian của tất cả các đối tượng du lịch Khi nghiên cứu loại hình du lịch homestay trên cù lao An Bình, không thể tách rời với tình hình hoạt động du lịch chung của tỉnh Vĩnh Long nói riêng
và cả nước nói chung, vì quá trình hình thành và phát triển loại hình du lịch homestay trên cù lao An Bình là một phần trong quá trình phát triển du lịch của cả nước
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Thu thập, xử lí thông tin
Thu thập những tài liệu có liên quan từ các nguồn tin cậy: Điểm du lịch, UBND các xã trên cù lao An Bình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thư viện Vĩnh Long, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Vĩnh Long để xin số liệu tham khảo Sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất
6.2 Điều tra xã hội học
Lập 62 phiếu phỏng vấn khách du lịch khi đến tham gia vào loại hình du lịch homestay và 11 phiếu phỏng vấn các điểm du lịch tại các xã trên cù lao An Bình Thông tin, số liệu sau khi thu thập từ khách du lịch và người dân sẽ được tiến hành xử
lý bằng phần mềm SPSS ( Statistical package for the social sciences) sau đó sắp xếp chúng lại theo trình tự phù hợp với cấu trúc đề tài và kết hợp với việc lập ra các bảng biểu để tăng độ tin cậy và dễ dàng phân tích, nhận xét và so sánh
6.3 Thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, sinh viên đã đi thực tế các điểm du lịch tại cù lao An Bình để tham quan, phỏng vấn, khảo sát trực tiếp, chụp hình,…
Trang 14Ngày nay, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế mở cửa, giúp tăng cường sự giao lưu hợp tác kinh tế - văn hóa với các quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, còn thúc đẩy ngành du lịch phát triển không ngừng góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho quốc gia và hình ảnh về đất nước con người Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến ngày càng nhiều, tăng cường tình hữu nghị với các quốc gia khác
Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát triển rất nhanh, song cho tới ngày nay khái niệm về du lịch vẫn còn rất mới mẻ, chưa có sự thống nhất và đang trong quá trình hoàn thiện Vì vậy có rất nhiều khái niệm về du lịch khác nhau Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu nói về du lịch:
Du lịch, trước hết có thể hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hay nhóm người rời khỏi nơi cư trú của mình đi đến các vùng xung quanh để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ của con người với con người”
“Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh
tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng”(Lê Văn Thắng & ctv 2008)
Theo Luật du lịch (2005): “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Mặc dù có nhiều khái niệm về du lịch khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các khái niệm về du lịch đều nói về sự di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên của cá nhân hay một nhóm người nào đó, để đến một nơi khác nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, học hỏi, và không vì mục đích kiếm tiền tại nơi đến Du lịch đem lại nhiều lợi ích cho
Trang 15quốc gia, do đó toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp về vật chất lẫn tinh thần giúp cho hoạt động du lịch được phát triển tốt hơn nữa
Trang 16- Du lịch kết hợp
1.1.2.9 Phân loại theo hành vi hiện thực của khách du lịch:
- Khách đến lần đầu
- Khách đến lại từ lần thứ hai trở lên
1.1.2.10 Phân loại theo đăc tính tinh thần của khách du lịch:
- Khách đi cá nhân hay tập thể
- Khách đi theo quyết định cá nhân hay tập thể
1.1.2.11 Phân loại tổng hơp về du lịch:
- Du lịch văn hóa
- Du lịch sinh thái
1.1.3 Tài nguyên du lịch
1.1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch:
Là một đất nước đang phát triển và nằm trong khu vực nhiệt đới, có nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta, cùng với sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch lý tưởng với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Pháp lệnh Du Lịch Việt Nam(1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thõa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tốt cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tốt cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
1.1.3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch
Tài nguyên du lịch vừa có giá trị hữu hình vừa có giá trị vô hình Khi tài nguyên
du lịch là phương tiện vật chất, trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch tức là tài nguyên du lịch đó mang giá trị hữu hình, còn khi tài nguyên du lịch được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tâm lí của mình thì đó là giá trị vô hình của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác vì những tài nguyên này đã có sẵn trong
tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con người tạo dựng nên chỉ cần đầu tư vừa phải, chú trọng tôn tạo vẻ đẹp vốn có của nó
Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch Không như những sản phẩm khác được chế biến sau đó đóng gói rồi mới chở tới nơi tiêu thụ,
Trang 17sản phẩm du lịch có sự kết hợp với khách du lịch và khách phải tới nơi có tài nguyên
du lịch để tham quan, chứ bản thân nó không thể tự xê dịch được
Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau Đa số các tài nguyên du lịch
có thời gian khai thác quanh năm, nhưng cũng có một số tài nguyên du lịch mang tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết là chủ yếu
Tài nguyên du lịch có thể được sử dụng nhiều lần Đây là loại tài nguyên được tái tạo và có khả năng sử dụng lâu dài nếu có biện pháp khai thác và phát triển du lịch bền vững, vừa khai thác vừa chú trọng việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên hợp lý
1.1.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Khái niệm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần và tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch Ta có khái niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên như sau: Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005):” Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch”
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
Địa hình: đây là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người Tùy theo những kiểu địa hình có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau Địa hình được chia thành các dạng như sau: các vùng núi, các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên
Khí hậu: không chỉ ảnh hưởng đế đời sống sản xuất của con người, khí hậu còn được xem như một loại tài nguyên du lịch, vì tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người có thể phục vụ cho mục đích chữa bệnh, nghỉ ngơi, ngoài ra còn phục
vụ cho việc thực hiện các loại hình du lịch thể thao giải trí hấp dẫn
Thủy văn: Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta
và trong du lịch cũng thế Các đối tượng nước sau đây được khai thác để phục vụ du lịch như: bờ mặt nước và các bãi nông ven bờ, suối nước khoáng, …
Sinh vật: tài nguyên sinh vật ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nó góp phần làm nền cho thiên nhiên trở nên sống động và có hồn hơn Tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng trong du lịch với những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, Thuận lợi để phục vụ cho việc tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu,…của khách du lịch Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt: nhật thực, nguyệt thực, sao băng, có sức hút lớn cho những người thích tham quan và nghiên cứu
- Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Khái niệm
Khác với các tài nguyên du lịch tự nhiên tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài
Trang 18nguyên không có sẵn trong tự nhiên mà do con người sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nào đó được sử dụng phục vụ cho hoạt động du lịch
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo
cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch"
+ Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
Di tích lịch sử- văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương: đây là những tài sản vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia vì nó đã nói lên sự thật
về đặc điểm văn hóa, lịch sử của nơi đó Phục vụ cho mục đích tìm hiểu, nghiên cứu hay hồi tưởng về kỉ niệm xưa kia của du khách về một nơi nào đó
Lễ hội: là một hình thức sinh hoạt cộng đồng dân cư phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, lễ hội có giá trị phục vụ du lịch rất lớn Lễ hội thường có hai phần là phần lễ và phần hội Phần lễ mang vẻ trang nghiêm, linh thiêng nhằm tưởng nhớ đến ai
đó hoặc là cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đây là phần hạt nhân của cả
lễ hội Phần hội mang tính vui chơi giải trí với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn khách
du lịch Ngoài ra, có những lễ hội tổ chức hòa quyện cả phần hội lẫn phần lễ với nhau, trong đó trọng tâm là phần hội nhưng bản thân phần hội đã mang một ý nghĩ tâm linh của phần lễ Dù du khách đến với lễ hội vì mục đích tìm hiểu, vui chơi hay tín ngưỡng thì lễ hội cũng là một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: đây là những làng nghề được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của một dân tộc hay một địa phương nào đó, thể hiện tư duy sáng tạo, sự khéo léo và tâm tư tình cảm của con người Khi đến với làng nghề truyền thống khách du lịch sẽ được tham quan, tìm hiểu và còn có thể mua những hàng thủ công mang về làm quà cho bạn bè, người thân, bên cạnh đó còn giúp cho làng nghề phát triển bền vững, người dân có thêm thu nhập
Sự kiện văn hóa thể thao: các sự kiện thể thao, hội chợ triển lãm, các cuộc thi nhan sắc, các sự kiện văn hóa lớn, được sự quan tâm của đông đảo mọi tầng lớp có ý nghĩa không nhỏ trong việc phát triển du lịch
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: thể hiện ở nhiều mặt như: trang phục, phong tục tạp quán, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, thông qua đó du khách có thể hiểu thêm về đặc điểm văn hóa của một dân tộc hay địa phương nào đó, các đối tượng đó có thể kết hợp với nhau để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách
Tài nguyên du lịch được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch, nếu không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch nghèo nàn thì du lịch khó có thể phát triển được Do đó, để du lịch phát triển lâu dài cần sử dụng tài nguyên du lịch hợp lý, khai thác kết hợp với bảo tồn và tôn tạo tài nguyên góp phần
Trang 19- Chức năng kinh tế:
Du lịch giúp quốc gia đó có thêm một nguồn thu nhập đáng kể, vì nhu cầu tiêu dùng dịch vụ hàng hóa vật chất của khách trong chuyến du lịch của họ Du lịch cũng là một ngành thu hút nhiều lao động, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Ngoài ra, du lịch còn thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế, mở rộng và tìm kiếm thị trường
- Chức năng sinh thái
Du lịch đưa con người đến gần với thiên nhiên góp phần giúp con người yêu thiên nhiên hơn, có ý thức giữ gìn môi trường Không chỉ giúp du khách mà cả người dân ở địa phương thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên trong đời sống của chúng
ta Bên cạnh đó, nguồn thu từ du lịch cũng góp phần vào việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, giữ lại những giá trị du lịch của tài nguyên đó cho mai sau
- Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò đảm bảo hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH HOMESTAY
1.2.1 Khái niệm du lịch homestay
Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện lần đầu tiên khi trên thế giới bắt đầu chú trọng đến vấn đề hợp tác về giáo dục và khi du học trở nên phổ biến thì “Homestay” bắt đầu được nhiều người biết đến Trong từ điển tiếng Anh ( Oxford), “homestay” chỉ người
từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà người dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới
Theo Đỗ Nguyên Đệ (2009): “ Homestay là một thuật ngữ trong du lịch cộng đồng để chỉ hình thức du lịch cư trú tại nhà của người dân địa phương Du lịch homestay thường hình thành ở những nhu cầu của khách du lịch”.(Dẫn theo Lê Thanh Tùng, 2012)
Theo Hiệp hội Homestay Malaysia, “Homestay là loại hình du lịch mà du khách
Trang 20sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình,
để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của
họ để biết được văn hóa nơi đó”
Du lịch “homestay” ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách
"Tây ba lô" sau đó mở rộng ra nhiều đối tượng khách hơn, tất cả họ điều muốn tiếp cận, gần gũi, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và con người hay ẩm thực…tại nơi đến tham quan du lịch
1.2.2 Đặc trưng của du lịch homestay
Khách du lịch sẽ phải “nhập gia tùy tục” cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, được thể hiện qua “3 cùng” tức là cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với mọi người và được đối xử như một thành viên thật sự trong gia đình Đồng thời khách cũng phải biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ Khách đi du lịch homestay thường chọn những nơi nghỉ chân là những ngôi nhà của dân bản địa ở những vùng nông thôn, làng bản có cảnh quan tươi đẹp, bản sắc văn hóa phong phú, hấp dẫn hay những ngôi nhà cổ xưa theo kiểu kiến trúc Pháp, nhà sàn, nhà bằng gỗ quí, nên những nơi phục vụ khách du lịch “homestay” không cần phải xây dựng dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hay quán ăn, đường sá hiện đại phục vụ nhu cầu khách du lịch Ngược lại, nếu nơi nào giữ được vẻ đẹp vốn có của mình và con người nơi đó giữ gìn được đúng bản sắc văn hóa truyền thống sẽ giúp khách cảm thấy hài lòng và thích thú hơn Mặc dù khách sẽ không thoải mái bằng ở trong khách sạn vì chủ nhà sẽ nhà tạo chỗ nghỉ ngơi cho du khách ở ngay trong nhà của mình, tuy nhiên thay vào đó khách sẽ có được một trải nghiệm rất thú vị, có một góc nhìn gần
gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của người dân nơi khách đến
Khi có khách đến ở nhà của mình thì gia chủ sẽ phục vụ những món ăn đặc sản của địa phương cùng với những món ăn dân dã đời thường Ngoài ra, du khách còn có thể cùng xuống bếp với gia chủ nấu ăn, gói bánh, Khách sẽ được chủ nhà hướng dẫn cách làm theo, có thể nói đây là một trong những việc giúp khách tiếp xúc với người dân nhiều hơn tạo nên một sợi dây gắn kết và không còn sự phân biệt giữa chủ nhà với khách du lịch
Ngoài việc cùng ăn, cùng ở du khách còn có thể sinh hoạt với người trong gia đình một cách thoải mái Ví dụ như: trò chuyện, nghe ca hát, đi làm vườn chung với mọi người trong gia đình,…Đôi khi chủ nhà trở thành một hướng dẫn viên nhiệt tình dẫn khách đi tham quan và trả lời những thắc mắc của khách về phong tục tập quán, văn hóa, kiến trúc nhà cửa,…
Với homestay, khách du lịch sẽ được khám phá thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của bản địa Giá vé homestay cho khách cũng khá rẽ phù hợp với mọi người Về phía người dân địa phương cũng sẽ được công ty du lịch trả thêm một phần phụ phí sinh hoạt, ăn uống khi có khách đến ở
Trang 21Một khi du khách thực sự hoà vào cuộc sống bản địa từ ăn ở đến sinh hoạt, lao động thì họ mới có được những hiểu biết và trải nghiệm một cách tự nhiên và sâu sắc
về đất nước con người nơi họ đến thăm
1.2.3 Điều kiện phát triển du lịch homestay
Để phát triển loại hình du lịch homestay phải đảm bảo một số điều kiện sau đây:
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển du lịch homestay, vì khách du lịch homestay thường muốn đến những nơi có phong cảnh đẹp, trong lành, địa hình tiêu biểu cho một khu vực nào đó và cuộc sống của người dân bản địa phải mang nét văn hóa đặt trưng của một dân tộc hay khu vực
mà họ đến tham quan Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về
số lượng, giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên
và phát triển du lịch
- Điều kiện có thị trường khách du lịch bao gồm khách nội địa và khách quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, tìm hiểu vẻ đẹp tự nhiên lẫn vẻ đẹp văn hóa của nơi mà họ đến thăm
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay và các công ty lữ hành trong vấn
đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt để đảm bảo phục vụ khách du lịch
1.2.4 Tình hình phát triển du lịch homestay tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hoá và có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, đất nước của các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của các vùng miền cũng hết sức đa dạng, độc đáo Chính vì thế du lịch “ homestay” là một hình thức du lịch phù hợp và dễ phát triển tại Việt Nam Việc phát triển loại hình này có tác động hai chiều, người đi du lịch thì thoả mãn mục đích của mình còn người bản địa có cơ hội giao lưu, tiếp cận với những nền văn hoá khác nhau trên thế giới
Những năm gần đây, loại hình du lịch homestay đang phát triển mạnh tại Việt Nam, có rất nhiều tour du lịch homestay không chỉ thu hút khách quốc tế mà còn thu hút cả khách nội địa Khách đi du lịch homestay tại Việt Nam đa phần là khách quốc tế đến từ khu vực Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ và một số khách đến từ khu vực Châu Á, khách đi theo tour là chủ yếu, bên cạnh đó cũng có khách Tây ba lô Việt Nam có nhiều nơi phát triển loại hình du lịch này Một vài điểm đến thu hút sự quan tâm của
du khách nổi lên như: SaPa (Lào Cai), Mai Châu (Hoà Bình), Hội An (Huế), và các
Trang 22tỉnh thuộc ĐBSCL như: Cần Thơ, cù lao An Bình (Vĩnh Long),…Nhìn chung, các điểm du lịch homestay đều giúp khách cùng ăn uống, cùng ngủ chung nhà, tham quan, cùng sinh hoạt và cùng làm công việc với gia đình, thông qua các việc đó khách du lịch sẽ hiểu hơn về văn hóa, phong tục, tập quán của người dân nơi họ đến thăm Tuy nhiên, còn một số điểm du lịch homestay có ít kiến thức về loại hình du lịch này hoặc
vì một vài nguyên nhân nào đó, mà họ không có cách tổ chức hoạt động du lịch đúng theo lý thuyết về loại hình du lịch homestay, cách tổ chức hoạt động du lịch còn nặng
về phục vụ lưu trú và ăn uống, không đáp ứng được hết nhu cầu và mong muốn của khách du lịch Trình độ người làm du lịch homestay chưa cao đặt biệt là ngoại ngữ, chủ yếu là các thành viên trong gia đình cùng nhau tham gia vào quá trình phục vụ khách Du lịch homestay tại Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện do vậy bên cạnh những mặt mạnh cũng có mặt hạn chế, nếu có biện pháp phát triển du lịch hợp lý cho từng nơi và biết cách khắc phục điểm yếu thì loại hình du lịch homestay này tại Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn nữa
Sau đây là một vài điểm hoạt động du lịch homestay tiêu biểu tại Việt Nam
1.2.4.1 Du lịch homestay tại Hội An ( Quảng Nam)
Hội An là một di sản văn hóa thế giới nên hoạt động du lịch nơi đây phát triển rất mạnh mẽ, số lượng khách đến đây tham quan ngày một tăng, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài do đó số lượng phòng khách sạn không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ hội Để đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đưa đời sống văn hóa của người dân phố Hội đến gần gũi với du khách hơn, đồng thời cũng làm phong phú hơn loại hình du lịch, chính quyền thành phố khuyến khích một
số nhà cổ đủ điều kiện cho phép phục vụ khách du lịch lưu trú qua đêm Thật bất ngờ, dịch vụ này đã nhận được sự chào đón rất nhiệt tình của du khách thập phương
Tại Hội An du lịch homestay được biết đến với hình thức nghỉ dưỡng gia đình,
du khách cùng ăn ở sinh hoạt với gia chủ như một thành viên trong gia đình Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch ngắn, du khách có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt, văn hóa của cư dân Hội An
Để đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch được tốt hơn, các hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch homestay sẽ được tập huấn, trang bị những kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ buồng phòng, giao tiếp, kỹ thuật nấu ăn, cách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán định mức kinh doanh, lưu trú…
Đến với loại hình du lịch homestay tại Hội An, du khách có thể lựa chọn nơi nghỉ ngơi tại các nhà cổ hoặc có thể trải nghiệm cuộc sống ở vùng ngoại ô
- Sống ở những ngôi nhà cổ
Một ngày lưu trú tại nhà cổ ở Hội An bắt đầu từ tờ mờ sáng Khách du lịch sẽ trở thành một thành viên trong gia đình được tham gia sinh hoạt hàng ngày với mọi người: cùng ăn sáng, uống trà, trò chuyện, nghe những câu chuyện đời thường và cùng xuống
Trang 23bếp chuẩn bị thức ăn Thông qua các việc làm đó giúp khách và chủ nhà càng hiểu nhau nhiều hơn, có khi khách ở lại lâu hơn dự tính Giá thuê phòng dao động từ 20-35 USD /phòng/đêm Tuy giá homestay khá cao nhưng các chủ nhà nơi đây biết cách tổ chức hoạt động du lịch của gia đình, đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch homestay, giúp khách có thể hòa hập với mọi người trong gia đình, từ đó khách có thể hiểu được văn hóa, nếp sống của người dân nơi đây
- Sống ở ngoại ô phố cổ
KDL Nhà vườn ven sông Riverside Home là một mô hình dịch vụ du lịch nhà vườn mới mẻ tại Hội An kết hợp giữa du lịch sinh thái với dịch vụ homestay Tuy vẫn lưu giữ kiến trúc nhà vườn truyền thống, nhưng cũng không thiếu các tiện nghi phục
vụ sinh hoạt du khách Nếu lưu trú ở Riverside Home, du khách có thể ở tại một khu nhà biệt lập có thể ở cả gia đình Còn nếu thích ở cùng gia chủ, thì hệ thống phòng lưu trú không kém tiện nghi với giá khoảng 10-15 USD/đêm/phòng sẽ là lựa chọn thích hợp cho du khách Khách du lịch đến đây đã phần nào hiểu được sự chân thành, thân thiện, hiếu khách của người dân phố Hội và có thể hiểu thêm rất nhiều về “văn hóa sống”, về nếp sinh hoạt, ăn ở của người dân nơi đây Được trò chuyện cùng gia chủ, được giới thiệu những chỗ tham quan lý thú, những địa chỉ ẩm thực ngon, rẻ; được tận hưởng sự chăm sóc của những vị chủ nhà như chính người thân của mình Và khi chia tay, khách du lịch cũng không thể dễ dàng ra đi như khi ở những khách sạn hiện đại, tiện nghi, một cảm giác quyến luyến làm cho họ không muốn rời xa nơi đây Đấy chính là điểm thú vị ở homestay – nó khiến cho khách du lịch nghĩ mình không phải là một người khách trọ mà là một người thân trong một gia đình Hội An thứ thiệt, là cách
mà khách trải nghiệm cuộc sống để hiểu được văn hóa ứng xử, sinh hoạt của người dân Hội An một cách rõ rệt, tận tường nhất
Còn ở khu Vườn Trầu, du khách có thể lựa chọn cho mình tour homestay đón tết với người Hội An Du khách có thể cùng chủ nhà chuẩn bị các món ăn ngày tết, trang hoàng nhà cửa, nấu bánh tét và đón giao thừa cùng người dân địa phương
Thành phố Hội An cũng đã có định hướng phát triển mạng lưới du lịch nhà vườn, tập trung tại các xã Cẩm Thanh, Cẩm Nam, phường Cẩm Châu, Cẩm An,… vốn
là những vùng ven phố cổ có sẵn tiềm năng về cảnh quan, cây xanh Các hộ dân sẽ là
“chủ đầu tư” các dự án nhà vườn của mình, với diện tích đất vườn và nhà ở tối thiểu 500m2, kiến trúc phải tuân thủ dạng nhà truyền thống Hội An, chương trình sinh hoạt hằng ngày cùng du khách phải cụ thể, đậm tính văn hóa bản địa Trong thời gian lưu trú, du khách hòa vào đời sống gia chủ, tham gia các sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn Gia chủ sẽ là những “hướng dẫn viên” nhiệt tình, cùng “sát cánh” giúp
du khách khám phá, tìm hiểu đời sống của cư dân Hội An, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội dân gian
- Đánh giá hoạt động du lịch tại Hội An ( Quảng Nam)
Trang 24Hội An có lợi thế để phát triển loại hình du lịch homestay như kiến trúc nhà cổ, cộng thêm người dân nơi đây rất thân thiện, gần gũi và đa phần có thể giao tiếp tiếng Anh bằng những câu đơn giản và có kinh nghiệm phục vụ khách, nhất là khách du lịch quốc tế do du lịch đã bắt đầu khởi sắc ở nơi đây từ năm 1999 Giá dịch vụ khá hợp lý với túi tiền của khách du lịch, các hộ làm du lịch có hiểu biết về du lịch và giúp khách
có thể hòa nhập vào nếp sống của gia đình theo như lý thuyết về loại hình du lịch homestay Chính quyền địa phương nơi đây cũng quan tâm công tác quản lý, đầu tư và xây dựng có kế hoạch cụ thể nên hoạt động du lịch homestay tại đây phát triển rất tốt, khai thác tốt tiềm năng du lịch sẵn có Nhìn chung, hoạt động du lịch homestay tại Hội
An đang phát triển tốt, đạt hiệu quả cao và loại hình du lịch này dần được khách du lịch yêu thích, ngày càng có nhiều người biết đến
1.2.4.2 Du lịch homestay tại Mai Châu ( Hòa Bình)
Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, là nơi cứ trú của người dân tộc Thái Trắng Hiện nay, người dân tại bản có nghề nghiệp chính là trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc Bên cạnh đó, có nhiều hộ đã tham gia vào hoạt động du lịch và đạt hiệu quả cao
Người Thái Trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóa dân tộc phát triển lâu đời và đến nay còn lưu trữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Phong tục đón khách của dân tộc Thái có nét đặc biệt đó là rất quý mến khách đến chơi và ở lại nhà mình, sự ân cần chu đáo đối với khách trong bữa cơm đạm bạc đã tạo nên tình cảm trân trọng không thể nào quên mỗi khi khách đã đặt chân đến bản Một đặc điểm về dân cư đáng lưu ý nữa là sự trật tự và lòng hiếu khách mang tính xã hội rất cao được tồn tại lâu đời trong xã hội người Thái, từ người già đến trẻ luôn niềm nở đón chào khách khi thấy khách đến thăm bản mình, không cần biết vị khách đó có mang lại lợi ích gì cho bản thân họ hay không Cộng đồng người Thái sống rất ngăn nắp, trât tự trong cuộc sống,
từ việc nhỏ đến việc lớn, từ công việc của từng gia đình đến công việc của làng bản (Theo TS Võ Quế, 2006, Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng)
Loại hình du lịch Homestay nơi đây đang được áp dụng khá thành công, nhận được rất nhiều sự ưa chuộng, đặc biệt là với du khách quốc tế Vài năm trở lại đây, cái tên Mai Châu được nhắc tới khá nhiều trong các chương trình du lịch về với cộng đồng dân tộc thiểu số miền Tây Bắc chỉ sau Sapa Bản Lác có nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch, đặc biệt là du lịch homestay Với khung cảnh thiên nhiên rất đẹp, không khí trong lành mát mẽ và rất thanh bình; bản sắc văn hóa dân tộc còn được lưu giữ đến ngày nay; người dân cũng rất hiếu khách; có nhiều ngôi nhà sàn được làm từ gỗ quí khang trang và sạch sẽ cùng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do người dân bản địa
tự làm ra rất đẹp mắt,… Đến đây khách du lịch sẽ được hòa cùng với cuộc sống và sinh hoạt với các thành viên trong gia đình người Thái từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, trò chuyện, thậm chí chủ nhà còn là một người hướng dẫn viên nhiệt tình có thể trả lời
Trang 25những câu hỏi và thắc mắc của khách du lịch Khách du lịch cũng có thể mua sắm các sản phẩm thủ công làm quà lưu niệm do người Thái làm ra như: khăn quàng cổ, váy xòe Thái, cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù Đêm đến, du khách có thể được giao lưu với người Thái cùng múa hát và uống rượu
Do khách du lịch đến Mai Châu mỗi ngày một đông, chính vì thế dân bản thường bảo nhau sửa sang nhà cửa có thể đáp ứng được đoàn khách khoảng trên dưới 20 người Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ, không bị thay đổi quá nhiều Bên trong
có đầy đủ chăn, đệm, gối Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là sàn ngồi để ăn cơm và uống trà Lối sinh hoạt dân dã, ấm cúng phần nào gắn kết những con người lần đầu tiên gặp nhau trở thành thân quen, không ít người trong số họ đã trở thành tri kỷ Mặc dù
đã có nhiều năm làm du lịch, nhưng sự xô bồ của đồng tiền, hầu như không làm mất đi
sự thật thà, chân chất của những người dân tộc vùng núi này
.- Đánh giá phát triển du lịch tại bản Lác – Mai Châu:
Hoạt động du lịch nơi đây phát triển rất tốt, khai thác đúng tiềm năng du lịch sẵn
có, cách tổ chức hoạt động du lịch nơi đây đáp ứng được yêu cầu cho loại hình du lịch homestay vì khách du lịch đã được sống và sinh hoạt như một người thân trong gia đình người Thái, từ đó khách có thể hiểu được cuộc sống, văn hóa và con người nơi đây, góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc Thái, bên cạnh đó còn giúp người dân nơi đây tăng thêm thu nhập nhờ hoạt động du lịch, nâng cao trình độ dân trí, giúp người dân nơi đây dễ dàng hòa nhập với mọi người nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống Một trong những nguồn thu nhập chính của người dân bản Lác, là từ bán hàng thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch làm quà lưu niệm, nhờ vậy mà nghề truyền thống nơi đây được duy trì và phát triển rất tốt, sản phẩm mang đặc trưng riêng nơi đây nên tạo được dấu ấn cho khách du lịch Mọi việc trao đổi buôn bán phục vụ khách và quan hệ hàng xóm được diễn ra một cách êm
ả, không vội vã ồn ào, tạo ra một cảm giác thư giãn, ấn tượng và thú vị cho khách du lịch khi đến tham quan
Cuối năm, các hộ dân trong bản đóng góp 10% thu nhập của mình cho chính quyền huyện, số tiền này có được đầu tư trở lại bản hay không và được sử dụng như thế nào vẫn là điều dân bản không được rõ Còn 90% thu nhập của hộ gia đình phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc nâng cấp nhà cửa (Theo TS Võ Quế, 2006, Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng)
Trang 26Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HOMESTAY TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG
2.1 KHÁI QUÁT TỈNH VĨNH LONG VÀ CÙ LAO AN BÌNH
2.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long
2.1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long Tỉnh có tọa độ địa lý từ 9052’45” đến 100 19’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25” đến 1060 17’00” kinh độ Đông với tổng diện tích 1.475,19 km2 Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Tiền Giang và Bến Tre
và sông Hậu Chính nhờ vào ưu thế vị trí địa lý thuận lợi và có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ nối Vĩnh Long với tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ; có quốc lộ 53, 54, 57,80 và 7 tỉnh lộ nối liền tỉnh lỵ với các thị trấn, giao
Trang 27thông đường thuỷ cũng khá thuận lợi đã nối liền tỉnh trong vùng và cả nước, tạo cho Vĩnh Long vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.
- Điều kiện tự nhiên
Địa chất – địa hình: Vĩnh Long có địa hình tương đối bằng phẳng Nhìn từ trên
xuống dưới Vĩnh Long có địa hình dạng lòng chảo trũng ở trung tâm và cao dần về phía hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu Ở các vùng đất phía Nam của tỉnh địa hình nổi lên những giồng cát từ phía Cầu Kè của Trà Vinh chạy song song theo biển mang hình vòng cung, địa hình lồi lõm xen kẻ nhau Ngược lại, có vùng thì đất trũng sình lầy kéo dài hàng trăm mét Tuy nhiên, đoạn từ thị xã Vĩnh Long đến Mang Thít và Vũng Liêm, nằm dọc theo con sông Cổ Chiên lại chủ yếu là đất sét cho nên nơi đây thuận lợi
phát triển một làng nghề truyền thống là làng nghề làm gốm, làm gạch ngói
Khí hậu: Khí hậu Vĩnh Long mang nhiều nét đặc thù của vùng ĐBSCL, nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 Khí hậu quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào Nhiệt độ trung bình năm từ 27-280 C Bức xạ tương đối cao, thời gian chiếu sáng bình quân hàng năm đạt 2.181-2.676 giờ Lượng mưa trung bình năm là 1.450 – 1.504mm/năm Do lượng mưa cao và tập trung vùng hạ lưu sông nên hàng năm Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của nước triều cường, mưa lớn vào mùa mưa gây ngập lục Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Long rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch
Thủy văn: Dòng sông Mekong chảy thành hai nhánh khi vào địa phận tỉnh Vĩnh Long tạo thành hai con sông Cổ Chiên và con sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tính bình quân cứ 10,000m2 diện tích đất tự nhiên thì lại có gần
900 m2 diện tích mặt nước Vĩnh Long hiện nay là một vùng tập trung mật độ sông ngòi nước ngọt dày đặc ở vùng ĐBSCL, nên đất đai ở đây hàng năm nhận được một lượng phù sa rất lớn vào mùa mưa lũ Với lượng phù sa này dần dần tích tụ đã thu hẹp dòng chảy ở hạ lưu nên giữa dòng sông đã hình thành nên nhiều cù lao lớn nhỏ nổi lên giữa sông, đất đai màu mỡ cây trái trĩu quả Với lợi thế từ hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cùng với những cù lao cây trái tươi tốt thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tham quan sông nước miệt vườn
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ Qua nhiều lần đổi tên năm 1976 mang tên là tỉnh Cửu Long, Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tên Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay
- Hành chính: Hiện nay tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 7 đơn vị hành
chính: Thành phố Vĩnh Long và 6 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam
Trang 28Bình, Trà Ôn, Bình Minh) Thành phố Vĩnh Long là thành phố trực thuộc tỉnh loại 3,
là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh
- Dân cư – văn hóa : dân số 1.031.994 người (thống kê năm 2010) mật độ dân số
699 người/ km2 Vĩnh Long là tỉnh đa dân tộc trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là người Kinh, Người Khơ me chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6% Do địa thế và lịch sử hình thành từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian và nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, là một tỉnh
có nguồn nhân lực rất dồi dào, với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh khoảng 74.237 người, góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ
- Kinh tế: Vĩnh Long có nền kinh tế tăng trưởng khá trong những năm vừa qua Năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước Các ngành hàng nông sản tiếp tục là thế mạnh chủ lực của tỉnh là lúa gạo, cây ăn trái
và thủy sản Trong đó, lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu, theo định hướng của chính phủ sẽ đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước Hoạt động sản xuất công nghiệp thì thì được hồi phục, phát triển khá ổn định và đang phát triển theo hướng nâng cao chất lượng lẫn số lượng Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh có bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn Trong năm qua, Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan Qua đó không những góp phần đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế địa
phương mà còn quảng bá hình ảnh Vĩnh Long ra thị trường thế giới
Hình 2 Cơ cấu kinh tế theo khu vực năm 2010 tỉnh Vĩnh Long
( Nguồn: Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, 2011)
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
33,78 %
48,45%
17,77%
Trang 29So với năm 2008 thì cơ cấu kinh tế trong khu vực 1 đã giảm xuống từ 53,5% (năm 2008) còn 48,45% (năm 2010), khu vực 2 tăng lên từ 15,2% (năm 2008) đến 17,77% (năm 2010), khu vực 3 cũng tăng lên từ 31,3% (năm 2008) lên đến 33,78% (năm 2010) Tỉnh Vĩnh Long đang thực hiện chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra Đó là lý do khiến cho tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu chung của nền kinh tế còn chiếm đến gần 50%
Vì vậy mục tiêu mà tỉnh đề ra là giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 48% Để đạt được chỉ tiêu đề ra cần phải có sự nổ lực hết sức trong thời gian tiếp theo
2.1.2 Khái quát về cù lao An Bình
2.1.2.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ với tổng diện tích tự nhiên là 6.182 ha, có
vị trí giáp giới như :
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
+ Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
+ Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Long, xã Thanh Đức, xã Mỹ An (Mang thít) + Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long
Hình 3: Bản đồ du lịch của Cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long
(Nguồn: http://cuulongtourist.com/vn/upl/place/t/29/ban_do_cu_lao_1.jpg )
Cù lao An Bình nằm trên tuyến giao thông thủy quan trọng của vùng là sông Cổ Chiên và con sông Tiền, có quốc lộ 57 đi qua nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre
Trang 30thông qua phà Đình Khao và phà An Bình nên rất thuận lợi về mặt giao thông thủy bộ
Có vị trí gần với hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre lại cách thành phố Vĩnh Long không
xa, cho nên nơi đây thuận lợi cho việc thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là khách đến bằng đường thủy Nhìn chung, cù lao An Bình có thế mạnh về mặt trồng cây ăn trái, cùng với vị trí địa lý thuận lợi nên có nhiều lợi thế cho việc đầu tư phát triển về kinh tế - xã hội và du lịch
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu: cù lao An Bình nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có
chung một đặc điểm là khí hậu nóng ẩm quanh năm và tương đối ổn định, hàng năm
có hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, còn mùa mưa thì bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch, mưa nhiều nhất vào tháng 8 – 10 dương lịch Tổng lượng mưa trung bình trong năm đạt khoảng 1.200 -1.500 mm/năm Vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 thường có “hạn Bà Chằng” kéo dài khoảng 15– 20 ngày Nhiệt độ tương đối cao và khá điều hòa, nhiệt độ trung bình cả năm từ 270C– 280C, tháng có nhiệt độ cao nhất 360C - 370C Biên độ nhiệt trong năm thấp nhưng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao bình quân 70C – 80C Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181– 2.676 giờ/năm, số giờ nắng bình quân trong ngày là 7,5 giờ Độ ẩm không khí qua các tháng trong năm biến thiên bình quân
từ 82 - 83% Hàng năm, nơi đây đón 3 luồng gió chính là gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Đông Nam Bão hầu như rất ít xảy ra, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ Biển Đông và các vùng lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài,
có giông và gió xoáy, mặc dù ít khi có bão nhưng khi xảy ra gây thiệt hại đến cây trồng và phần nào gây ảnh hưởng đến tâm lý của du khách Nhìn chung, khí hậu tạo điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng và phát triển hoạt động du lịch
+ Thủy Văn: Nằm bên bờ sông Tiền nên được cung cấp lượng nước dồi dào Hệ
thống kênh rạch chằng chịt, cùng với biên độ triều cường lớn và ổn định rất thuận lợi trong việc tưới tiêu cây trồng và nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong ao vườn, ven sông rạch Tuy nhiên, vấn đề nâng cấp chất lượng hệ thống đê bao chưa đạt kết quả cao nên việc đảm bảo giữ nước tưới tiêu cho các vườn cây ăn trái chưa được đồng bộ, thêm vào đó vị trí của cù lao nằm gần các con sông lớn, địa hình tương đối thấp cho nên vào mùa mưa lượng nước tăng lên gây ngập úng cây trồng đặc biệt là các khu vực mới được phù sa bồi đắp
+ Địa chất – địa hình: Đất đai trên cù lao An Bình được xem như một tài nguyên quí giá góp phần phát triển nông nghiệp Được phù sa của sông Tiền và con sông Cổ Chiên bồi đắp, nên mỗi năm diện tích các cù lao càng tăng thêm và kéo dài ra phía biển, độ cao trung bình từ 0,6 đến 1,2m Cù lao có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 20, bề mặt địa hình bị chia cắt khá phức tạp do mạng lưới sông
Trang 31rạch chằng chịt, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp giúp cho các loại cây trồng phát triển tốt, đặc biệt là các loại cây ăn trái như: nhãn, chôm chôm, xoài,…Chính vì thế đã giúp cù lao An Bình có một hệ sinh thái vườn xanh tốt quanh năm đặc trưng cho vùng sông nước ĐBSCL
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội,
- Hành chính: Theo Niên giám thống kê huyện Long Hồ năm 2011 Cù lao An
Bình hiện có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú, Bình Hòa Phước với tổng số 32 ấp
- Dân cư – Văn hóa – Lao động: Cù lao An Bình có tổng số 11.064 hộ (2011),
mật độ dân số bình quân là 675 người/km2 Trên địa bàn cù lao hiện đang có sự cộng
cư của có 03 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống từ rất lâu đời trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông Về tôn giáo bao gồm 5 họ Đạo: Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hiếu Nghĩa
Theo số liệu thu thập được từ UBND của 04 xã trên cù lao An Bình, thì thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn cù lao năm 2010 dao động từ 12,5 - 16 triệu đồng/người/năm Nguồn nhân lực lao động trên các xã cù lao rất dồi dào, đa phần là nghề làm vườn Thực tế cho thấy đối với hộ gia đình, thường thiếu lao động cần phải thuê mướn vào mùa thu hoạch trái cây, nhưng ngày công chưa sử dụng đúng mức, thừa lao động xảy ra lúc nông nhàn Đây là vấn đề cần quan tâm để sử dụng có hiệu quả lao động trên các xã cù lao trong tương lai Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao do tiếp thu tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phát triển ngày một rộng khắp, lại có kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn trái truyền qua nhiều thế hệ sẽ là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của các xã cù lao
Về giáo dục: Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng đi vào nề nếp, hiện các xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở
Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao: Thường xuyên duy trì các hoạt động của nhà văn hóa các xã Hàng năm, đều có tổ chức hội thao như bóng đá mini, bóng
chuyền, cầu lông, giao lưu văn nghệ nhân các ngày lễ lớn
- Kinh tế: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển rất tốt Điển hình tại xã
An Bình, nông nghiệp là ngành kinh tế chính, chủ yếu là trồng cây ăn trái, cây lâu năm, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 51,82% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế Bên cạnh đó, những năm gần đây hoạt động du lịch phát triển rất tốt góp phần đưa tỉ trọng các ngành thương mại, dịch vụ lên cao chiếm 35,22% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế Còn lại là các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 12,94%
Trên địa bàn các xã chủ yếu trồng các loại cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế cao, chủ yếu là nhãn tiêu da bò, nhãn long, chôm chôm, cây có múi, xoài Ngoài ra, còn có các loại cây tiềm năng như bắp, khoai mì, rau các loại Hoạt động chăn nuôi các
Trang 32loại gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng đầu tư và đạt nhiều kết quả tốt, nhất là nuôi trồng thủy sản do có hệ thống sông rạch chằng chịt Việc nuôi trồng thủy sản ở địa bàn các xã phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu của địa phương
mà còn đáp ứng cho việc xuất khẩu đến các thị trường trong và ngoài nước
và tiểu thủ công nghiệp trên các xã cù lao chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự đầu tư đúng mức để thúc đẩy phát triển
Về dịch vụ thương mại: chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ trong chợ, gần bến phà, hai bên tuyến đường liên ấp, liên xã như dịch vụ ăn uống, giải khát, đại lí thu mua, tiêu thụ nông sản, lương thực, thực phẩm…bước đầu phát triển với nhiều hình thức đa dạng nhưng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường và khách du lịch
Về dịch vụ du lịch: Bốn xã cù lao đều có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Các địa điểm du lịch như: KDL sinh thái Vinh Sang; các điểm du lịch vườn nhà; cùng với nhiều điểm du lịch homestay của nhiều hộ dân trên cù lao phục vụ lưu trú, ăn uống, tham quan cho du khách, chở khách đi tham quan, vừa giúp cho hoạt động du lịch trên cù lao phát triển mạnh vừa giúp cho người dân tăng thêm thu nhập
2.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Cù lao An Bình là điểm du lịch xanh thu hút mỗi năm 400 – 500 ngàn lượt du khách bởi thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này những món quà vô giá về tự nhiên, giúp cho hoạt động du lịch trên cù lao phát triển tốt trong nhiều năm qua
2.2.1.1 Khí hậu
Trang 33Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động du lịch Khí hậu trên cù lao An Bình thích hợp với sức khỏe con người, nhiệt độ không quá nóng và khá mát mẻ so với các khu vực khác trên đất liền Nơi đây có khí hậu nóng ẩm quanh năm, vào mùa khô số giờ nắng mỗi ngày là 07 – 08 giờ, trong khi thực tế cho thấy những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao, thường có sức thu hút cao và tạo nhiều ấn tượng cho khách du lịch, đặt biệt là với khách du lịch nước ngoài Nơi đây cũng rất ít khi có bão, đa phần chỉ bị ảnh hưởng bởi các dãy áp thấp Tuy nhiên, khi có bão sẽ có mưa lớn và giông gió gây gẫy đỗ cây cối
và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, nhưng nơi đây chỉ xảy ra bão nhỏ nên không gây thiệt hại lớn về người và tài sản Cù lao An Bình hàng năm có hai mùa rõ rệt nên
đã tạo ra tính mùa vụ cho hoạt động du lịch, lượng khách đến đây thường không ổn định nhất là khách quốc tế Khách quốc tế đến nhiều vào mùa khô do vào thời điểm này các hoạt động du lịch và sinh hoạt của người dân diễn ra rất tốt, còn mùa mưa lượng khách đến đây giảm dần Bên cạnh khách du lịch nước ngoài, thì cù lao An Bình vẫn thu hút được nhiều khách du lịch nội địa vào mùa hè, lễ, tết cho nên đã hạn chế được tính mùa vụ trong du lịch bởi khách du lịch nước ngoài Khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó có loại hình du lịch homestay Đa phần khách du lịch tham gia vào loại hình du lịch này là khách nước ngoài, trong khi đó khách du lịch quốc tế rất thích khí hậu mát mẻ, trong lành và có nhiều giờ nắng như ở đây, tuy nhiên lại bị hạn chế bởi tính mùa vụ trong du lịch Nếu loại hình du lịch homestay thu hút được thêm nhiều khách nội địa sẽ góp phần hạn chế tính mùa vụ nếu chỉ phục vụ khách quốc tế
2.2.1.2 Sông ngòi – địa hình:
Là một vùng đất được bao bọc bởi hai con sông lớn cùng với dạng địa hình bị cắt
xẽ bởi hệ thống sông ngồi kênh rạch chằng chịt, nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm,
đã giúp cho An Bình một lợi thế rất lớn trong việc phát triển hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch Với địa hình bị cắt xẻ bởi nhiều sông ngòi, kênh rạch làm cho giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, giao thông đường thủy lại rất phát triển, do người dân xứ cù lao sớm biết sử dụng ghe xuồng trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, Bên cạnh đó, với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt còn tạo nên nhiều lợi thế cho việc phát triển du lịch nơi đây, nhất là loại hình du lịch sông nước miệt vườn Khách du lịch có thể ngồi trên những chiếc ghe, xuồng, thuyền máy len lõi vào trong những con sông, rạch và các KDL trên cù lao để tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân Thêm vào đó, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra bình thường Các điểm du lịch thường tập trung gần mé sông cho nên khách du lịch có thể đến đây bằng tàu, thuyền và cù lao An Bình có vị trí nằm ngay trên tuyến sông lớn, dễ tiếp cận với các
Trang 34tỉnh lân cận bằng cả đường bộ và đường thủy do đó cù lao An Bình có lợi thế trong việc phát triển các tuyến du lịch với các tỉnh vùng ĐBSCL
2.2.1.3 Hệ sinh thái vườn cây ăn trái:
Hệ sinh thái vườn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch trên cù lao An Bình Những vườn cây ăn trái ở đây phát triển một phần nhờ công sức chăm sóc của người dân, một phần nhờ những yếu tố thiên thời, địa lợi Đa phần vườn cây ăn trái nơi đây là hệ sinh thái nhân tạo thuộc kiểu vườn nhà Đây là một hệ thống sử dụng đất với cấu trúc bao gồm nhà và vườn, do vườn được thiết kế theo kiểu lên liếp để đảm bảo việc tưới tiêu nên đôi khi nhà vườn còn tận dụng các ao hồ để nuôi thủy sản Vườn cây
ăn trái nơi đây quanh năm trái trĩu quả, với nhiều loại trái cây đặc sản tiêu biểu cho miền Nam, nhiều loại cây trồng được trồng lâu năm tán cây to lớn tạo ra bóng râm mát
mẽ làm giảm nhiệt độ không khí trong những ngày nóng nực, góp phần làm cho không khí thêm trong lành, ngăn bụi và các chất độc hại trong không khí Vườn nhà còn tạo cảnh quan cho môi trường Bên cạnh các cây ăn trái, nhiều nơi còn trồng thêm hoa kiểng cộng thêm sông nước mênh mông đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho vùng sông nước miệt vườn Chính nhờ vào những ưu điểm vừa nói ở trên đã giúp cho các vườn nhà ở cù lao An Bình trở thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách trong và ngoài nước Khách đến đây có thể tham quan, nghỉ ngơi, chụp ảnh và mua trái cây tại vườn về làm quà cho mọi người Bên cạnh đó, du khách khi đến với cù lao An Bình còn quan tâm nhiều đến tập quán canh tác, chăm sóc vườn cây cho nên đôi lúc chủ vườn sẽ trở thành hướng dẫn viên, giới thiệu cho khách du lịch hiểu rõ hơn về công việc làm vườn hàng ngày của mình, vì bản thân các nhà vườn là người có kinh nghiệm trong việc chăm sóc vườn cây ăn trái Thường thì nhà nào có vườn rộng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản, chịu khó đầu tư và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh sẽ có một điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn Đối với điểm du lịch homestay chủ nhà thường kết hợp kiến trúc nhà cổ với vườn cây ăn trái để làm điểm du lịch phục vụ du khách, khách du lịch homestay rất thích môi trường trong lành, mát mẻ và nhiều loại trái cây ngon do vườn cây ăn trái mang lại nhất là vào mùa trái cây chín Việc kết hợp với kiến trúc cổ của ngôi nhà, đã làm cho cảnh quan thêm đẹp và tiêu biểu cho cảnh quan vùng sông nước miệt vườn
Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cù lao An Bình đã trở thành điểm du lịch xanh thu hút cả khách nội địa lẫn khách quốc tế bởi phong cảnh hữu tình, không khí trong lành mát mẻ Cù lao An Bình có 4 xã, mỗi xã đều có thế mạnh để phát triển du lịch, đây là điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy sự phát triển du lịch của cù lao
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1 Di tích lịch sử văn hóa và nhà cổ
Là một vùng đất được hình thành sau do phù sa bồi đắp nên lịch sử khai thác không được lâu đời như những vùng đất khác Nhưng trên mãnh đất cù lao này lại có
Trang 35khá nhiều các di tích lịch sử lâu đời mang giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc độc đáo Hiện nay, tại cù lao An Bình có khoảng 10 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có đình, chùa, nhà thờ, ngoài ra còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc cổ xưa Hệ thống các đình làng, chùa chiền và nhà thờ thì tập trung nhiều ở hai xã cù lao là xã Hòa Ninh và
xã An Bình và hầu hết tập trung gần mé sông nên dễ tiếp cận bằng đường thủy Tuy nhiên, hệ thống đường bộ dẫn tới các điểm di tích còn rất hạn chế, chủ yếu là đường giao thông nông thôn nên khả năng tiếp cận bằng đường bộ còn thấp, chỉ có chùa Tiên Châu và nhà thờ An Bình là hai nơi gần tuyến đường giao thông nhựa nên dễ tiếp cận Các ngôi đình làng và chùa tại đây mỗi năm thường tổ chức nhiều lễ hội thu hút đông đảo người dân và một số khách du lịch đến đây tham quan và hành hương Còn các ngôi nhà cổ thì phân bố rộng khắp ba xã An Bình, Hòa Ninh và Bình Hòa Phước, các ngôi nhà nhìn chung vẫn giữ được kiến trúc cổ chỉ thay đổi chút ít do thời gian, nhà cổ cũng là một trong những tài nguyên quí giá phục vụ cho hoạt động du lịch, nhất là phục vụ ăn uống và lưu trú cho khách theo loại hình du lịch homestay Các di tích lịch
sử văn hóa, lễ hội và các nhà cổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch Khi du lịch phát triển, nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ đóng góp một phần kinh phí để duy trì và bảo dưỡng cơ sở vật chất kĩ thuật cùng với các lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa và các nhà cổ trên cù lao An Bình
- Một số đình làng điển hình trên cù lao An Bình
Đa phần các đình làng trên cù lao An Bình đều nằm gần nhà dân, cạnh sông rạch, hoặc đường giao thông nông thôn, xung quanh là những vườn cây trái, một vị trí thuận lợi để tạo nên các điểm tham quan cho du khách Nơi đây hiện nay có ba ngôi đình làng tiêu biểu là đình Hòa Ninh - di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh; đình An Bình và đình Bình Lương
Hàng năm, các đình làng đều có tổ chức những lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công đức các vị thần linh, anh hùng liệt sĩ, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân
an, mùa màng bội thu như: lễ hội Kỳ Yên, Hạ Điền và Thượng Điền Vật dâng cúng gồm: Hương, hoa, trà, rượu, xôi, bánh, heo quay, thịt bò, trái cây Điển hình như: Đình thần Hòa Ninh có các lệ cúng: Lễ Hạ Điền ngày 10/3 âm lịch; lễ Thượng Điền ngày 15 – 16/10 âm lịch; ba năm đáo lệ Kỳ Yên một lần Đình Bình Lương và đình An Bình tổ chức lễ Kỳ Yên ngày 16/3 âm lịch, ba năm tổ chức một lần; lễ Hạ Điền 10/5; lễ Thượng Điền vào 16/11 hàng năm Trong ngày lễ Kỳ Yên còn hát xướng, tuy nhiên nó không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu Lễ hội tại các đình làng là dịp để dân làng họp mặt, vui chơi, bàn chuyện làng chuyện xóm, hỏi thăm sức khỏe và đây cũng
là dịp để mọi người chia sẽ kinh nghiệm làm vườn với nhau, lễ hội này còn có ý nghĩa thắt chặt tình cộng đồng
Trang 36Tuy nhiên, hiện nay các đình làng trên cù lao An Bình chưa thu hút được du khách đến tham quan tìm hiểu, chủ yếu là người dân địa phương đến hành hương và cúng vái vì qui mô còn nhỏ hẹp, kiến trúc chưa tạo được ấn tượng cho du khách Các
lễ hội được tổ chức khá đơn giản, thiếu đầu tư và không chú trọng phần hội, nên cũng không thu hút được khách du lịch đến tham gia Khả năng tiếp cận bằng đường bộ còn hạn chế, vì cơ sở hạ tầng còn yếu kém Do đó để phục vụ hoạt động du lịch tốt cần có những biện pháp trùng tu, sửa chữa các đình làng và nâng cao qui mô của các lễ hội để thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến để hành hương và tham quan, tìm hiểu
- Chùa chiền trên cù lao An Bình
Hiện tại trên cù lao An Bình ngoài di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là chùa Tiên Châu, còn có một số chùa chiền khác điển hình như: Chùa Hưng Vạn Tự, Chùa Hòa Ninh, Chùa Mục Đồng, Chùa Đồng Phú Nhìn chung, chùa chiền trên các cù lao đều được trùng tu, xây dựng khang trang Bên trong, có nhiều tượng phật đẹp có giá trị với nhiều loại cây kiểng, hoa kiểng Trong số đó thì nổi bậc nhất là chùa Tiên Châu Chùa Tiên Châu tọa lạc tại ấp Bình Lương, xã An Bình Chùa cách Thành phố Vĩnh Long khoảng một cây số bởi con sông Cổ Chiên, chỉ cần qua phà An Bình, đi một đoạn ngắn là đến chùa Tiên Châu Chùa được xây dựng lại vào năm Kỷ Hợi (1899) sau hàng trăm năm hình thành và phát triển, chùa Tiên Châu được công nhận là
Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ, ngày 12-12-1994 Chùa Tiên Châu có tên chính thức là Di Đà Tự vì chùa này thờ phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc Sau này đổi tên là Chùa Tiên Châu Nội điện chùa được trang trí đẹp đẽ, trang nhã Giữa tứ trụ là khánh thờ, bên trong tôn trí pho tượng Phật Di Đà khổng lồ Dưới tượng Phật Di Đà là bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca tọa thiền, Phật Thích Ca đản sinh Phía sau tượng Phật Di Đà là tượng Phật Di Lặc cũng to lớn đặc biệt Hai bên vách hông là khánh thờ thần Già Lam, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập điện Diêm vương, Ngọc Hoàng Thượng đế, Tất cả các pho tượng này đều được đắp, tạc bằng đất sét khéo léo, công phu, đậm nét mỹ thuật, được sơn son thếp vàng đẹp đẽ.Trong khuôn viên, phía trước chùa có tượng Phật Bà Quan Âm đứng uy nghi trên đài sen, bên trái chùa là tượng Phật Thích Ca tĩnh tọa dưới sự che chở của chín con rồng, bên phải chùa là tượng Phật Di Lặc với nụ cười viên mãn Chùa Tiên Châu có kiến trúc đẹp và hàng năm tổ chức nhiều lễ hội nên thu hút nhiều người dân và khách
du lịch đến hành hương, khi đến đây khách du lịch còn có thể tìm hiểu về lịch sử với những vết tích chiến tranh ngày xưa trên những cây cột, thanh kèo; tìm hiểu về kiến trúc, nghe truyền thuyết về Bãi Tiên và đốt nén nhan khấn vái những điểu tốt lành Hàng năm, vào những ngày lễ lớn như lễ Phật Đản, Thượng ngươn, Trung ngươn
và Hạ ngươn, không chỉ có chùa Tiên Châu mà các ngôi chùa khác trên cù lao An Bình đều có làm lễ khá long trọng, thu thút được nhiều người dân và khách du lịch đến tham quan tìm hiểu và tham gia các hoạt động cúng lễ Cụ thể như:
Trang 37+ Lễ Thượng ngươn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng giêng âm lịch Sau thời gian nghỉ ngơi, đón Tết cổ truyền, nông dân tất bật chuẩn bị cho một vụ mùa mới Trước khi ra đồng họ tổ chức lễ cúng tế Trời, Phật, các vị thần Nội dung lễ là cúng cầu an cho nhân dân, cúng cầu siêu cho các vong linh Để chuẩn bị lễ, nhà chùa phải chuẩn bị trước đó một ngày tức ngày 14, các vị sư trang hoàng bàn thờ cho đầy đủ lễ vật và chuẩn bị sẵn thực phẩm chay, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để đáp ứng cho khách thập phương đến bái Phật
+ Lễ Trung ngươn (Vu lan): Diễn ra trong hai ngày là 14, 15 tháng 07 âm lịch, đây là một ngày lễ quan trọng trong năm thu hút đông đảo người dân địa phương, tăng
ni, phật tử Ngày lễ này có ý nghĩa hướng về việc báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn có ý nghĩa giáo dục đạo làm con, tình thương yêu đồng bào Sau khi hành lễ, cúng vái xong người dân còn được mời ở lại dự bữa tiệc chay thịnh soạn + Lễ Hạ ngươn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng 10 âm lịch, là thời điểm thu hoạch lúa xong Người dân tổ chức tạ ơn trời đã ban cho họ trúng mùa Các phật tử đến chùa tạ đức Phật và cầu an, cầu siêu cho gia đình
+ Lễ Phật Đản: Vào mùng 08 tháng 4 âm lịch, đến ngày này các chùa đều tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca Như bao lễ khác, các công đoạn cúng
lễ cũng giống nhau, nhưng trong lễ Phật Đản có khác một chút là thầy trụ trì chuẩn bị nhiều thố nước thật trong được đun sẵn với nhiều loại hoa thơm: hoa quế, hoa sen…Sau cầu nguyện, thầy bế tượng đức Phật vào thố nước đã chuẩn bị trước, lấy ca chế nước thật nhẹ từ trên đỉnh tượng xuống chân tượng cho sạch bụi trần Tắm xong, cầu nguyện một lần nữa và trụ trì ôm tượng đi 03 vòng quanh chánh điện, có một người đi theo phía sau cầm nhiều loại hoa thơm trên tay, thầy đi đến đâu thì người đó rải những hoa thơm lên bàn thờ tượng trưng cho mỗi bước đi của đức Phật đều có hoa Nhìn chung, các ngôi chùa trên cù lao An Bình có qui mô vừa phải, kiến trúc cũng khá độc đáo và các lễ hội hàng năm được tổ chức khá long trọng, cho nên ngoài việc thu hút người dân đến hành hương còn thu hút được nhiều khác du lịch đến tham quan Việc kết hợp tham chùa chiền với các hoạt động du lịch khác trên cù lao An Bình, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch về lịch sử, kiến trúc và nét văn hóa tín ngưỡng của cư dân địa phương
Do có giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử và du lịch cho nên cần quan tâm việc trùng
tu và quản lý tốt Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn yếu kém làm hạn chế khả năng tiếp cận với các ngôi chùa, do đó cần nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật góp phần thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu
- Nhà thờ: trên cù lao An Bình có hai nhà thờ là nhà thờ Hòa Ninh và nhà thờ An Bình, đây là nơi hành lễ của các tính đồ Thiên Chúa giáo ở xã, nằm gần đường nhựa nên khả năng tiếp cận cao, tuy nhiên xét về mặt du lịch thì đến nay nhà thờ chỉ có người dân địa phương lui tới chứ chưa có phục vụ cho hoạt động du lịch Nhà thờ khá
Trang 38kiên cố nhưng qui mô còn nhỏ và kiến trúc thì khá bình thường nên chưa thu hút được khách du lịch đến tham quan Cần phải bảo tồn và đầu tư thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, tạo cảnh quan đẹp hơn để kết hợp với việc phục vụ cho hoạt động du lịch Góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cù lao An Bình
- Các nhà xưa
Trên cù lao An Bình còn một vài ngôi nhà cổ với lối kiến trúc độc đáo và vững chắc, kiến trúc của các ngôi nhà cổ tiêu biểu cho một thời kì lịch sử của cù lao An Bình nói riêng và Nam Bộ nói chung Một số kiểu kiến trúc nhà cổ như: nhà chữ đinh, chữ nhị, một số ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Pháp, hiện nay đa phần các ngôi nhà vẫn được bảo vệ cẩn thận cho nên kiến trúc vẫn giữ giống như xưa hoặc
có thay đổi chút ít so với ban đầu và do được xây dựng bằng những loại gỗ quí hay những vật liệu xây dựng như xi măng nên các ngôi nhà vẫn còn rất vững chắc Một số ngôi nhà cổ trên cù lao An Bình ngày nay đa phần được sử dụng để phục vụ cho hoạt động du lịch trong đó chủ yếu là loại hình du lịch homestay ví dụ như: nhà cổ ông Ba Lình (xã An Bình); nhà cổ Ông Cai Cường ( xã An Bình) mang phong cách kiến trúc
Pháp đầu thế kỷ XIX; nhà Ông Mai Quốc Nam (xã Bình Hòa Phước); Nhà sàn Ông
Mười Đầy (xã Ninh Hòa) là nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa và một số nhà cổ khác mới được xây dựng sau này vì mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch như: nhà
cổ ông Bảy Thời, nhà cổ của cô Út Trinh (xã Hòa Ninh)
Hiện nay, khách du lịch đến với cù lao An Bình không chỉ tham quan mà còn cần đến dịch vụ lưu trú, ăn uống cho nên các nhà cổ ở đây là sự lựa chọn hàng đầu của họ Đến với các ngôi nhà cổ này khách không chỉ được tham quan vườn cây ăn trái hoặc vườn hoa kiểng, tìm hiểu kiến trúc cổ của ngôi nhà, nghe đàn ca tài tử mà còn có thể tham gia vào một số hoạt động sinh hoạt như một thành viên thật sự trong gia đình như cùng ăn, cùng ở và cùng làm Sống tại đây theo loại hình du lịch homestay, khách du lịch có thể hiểu hơn về kiến trúc ngôi nhà, ngắm cảnh và hiểu được nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt của người dân địa phương Do các ngôi nhà cổ có thể phục vụ cho hoạt động du lịch cho nên cần chú trọng công tác bảo tồn, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho khách du lịch nhưng phải đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên và không làm mất vẻ đẹp cổ kính vốn có của ngôi nhà
2.2.2.2 Lễ hội
Lễ hội không chỉ là nét sinh hoạt truyền thống của dân tộc mà nó còn là dịp để mọi người có thể xích lại gần với nhau hơn Ngày nay, khi du lịch phát triển mạnh mẽ tại cù lao An Bình những giá trị văn hóa của dân tộc, địa phương đã trở thành tài nguyên du lịch vô giá trong đó phải kể đến giá trị của những lễ hội trong năm Các lễ hội góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ấn tượng cho khách du lịch khi đến nơi đây Thông qua việc tham gia, tìm hiểu lễ hội khách du lịch có thể hiểu thêm phần nào nét đẹp văn hóa, sự tín ngưỡng của người dân địa phương Hàng năm, các lễ
Trang 39hội trên cù lao An Bình thu hút đông đảo người dân đến tham gia và một số khách du lịch đến cúng viếng, hành lễ Với nhiều lễ hội như: lễ Kỳ Yên, Hạ Điền và Thượng Điền được tổ chức tại các đình làng; lễ Phật Đản, Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn được tổ chức long trọng tại các ngôi chùa trên cù lao An Bình.Tuy nhiên, số khách du lịch tham gia vào lễ hội thì còn chưa nhiều do một số lễ hội có qui mô nhỏ, chưa thu hút được nhiều khách du lịch, đa phần khách du lịch đến cù lao An Bình chỉ
để tham quan phong cảnh thiên nhiên và chưa có sự kết hợp việc tham dự các lễ hội văn hóa truyền thống nơi đây Để giúp cho lễ hội này thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người kể cả khách du lịch thì cần chú trọng việc tổ chức lễ hội tốt hơn
cả phần lễ lẫn phần hội; tổ chức thêm nhiều trò chơi dân gian trong phần hội và nhiều tiết mục hấp dẫn ví dụ như thả hoa đăng trên sông nhân dịp lễ Vu Lan báo hiếu; đầu tư
cơ sở hạ tầng để tăng khả năng tiếp cận với lễ hội; tăng cường công tác quản bá du lịch kết hợp với các công ty du lịch giúp khách du lịch có cơ hội tham gia vào lễ hội nhiều hơn Tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương thông qua hoạt động buôn bán nhang đèn, ăn uống, quà lưu niệm,…nhưng cũng cần hạn chế tình trạng lôi kéo, giành giật khách, biến tướng lễ hội
Nhìn chung, các di tích lịch sử văn hóa, nhà cổ và các lễ hội tại cù lao An Bình đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú cho khách du lịch Thông qua việc kết hợp các hoạt động du lịch với tham quan, tìm hiểu các di tích và lễ hội phần nào giúp khách du lịch hiểu hơn về kiến trúc và nét văn hóa tính ngưỡng của cư dân địa phương Bên cạnh đó, lợi ích từ
du lịch sẽ đóng góp phần nào cho công tác bảo tồn các di tích và duy trì các lễ hội địa phương, giúp người dân có thêm thu nhập từ việc phục vụ khách du lịch theo loại hình
du lịch homestay và bán nhan đèn tại đình, chùa Thêm vào đó, còn giúp người dân thêm tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc hơn Do không chỉ có giá trị về văn hóa, mà còn có giá trị trong du lịch nên cần duy trì và phát huy giá trị của các lễ hội tại địa phương nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu
2.2.2.3 Làng nghề truyền thống
Tại cù lao An Bình hiện nay có nhiều làng nghề truyền thống như: nghề làm nước mắm, nghề đóng ghe tàu, nghề sinh vật cảnh, nghề làm vườn, nghề làm Lạp Xưởng,…các làng nghề truyền thống nơi đây giúp cho người dân có thêm thu nhập, giải quyết việc làm nhất là trong thời gian nông nhàn, ngoài ra còn được sử dụng để phục vụ cho hoạt động du lịch Khách du lịch ngoài việc tham gia các hoạt động du lịch khác còn có thể đến đây tham quan, tìm hiểu qui trình sản suất và mua sản phẩm tại làng nghề về làm quà cho người thân và bạn bè Thông qua việc tham quan, tìm hiểu khách du lịch sẽ hiểu được phần nào về tình hình sản xuất và nền kinh tế của địa phương Tuy nhiên, qui mô các làng nghề còn khá nhỏ, hoạt động mang tính tự phát, người dân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh cho nên chưa tạo được thương
Trang 40hiệu, sản phẩm chưa được nhiều người biết đến và hiệu quả kinh tế chưa cao Các làng nghề truyền thống nơi đây góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tuy nhiên, các làng nghề có qui mô nhỏ, chưa thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan hoặc không tạo được nhiều ấn tượng cho du khách Để các làng nghề truyền thống này đem lại hiệu quả kinh tế cao và phục vụ tốt cho hoạt động du lịch cần có biện pháp quản lý của chính quyền địa phương, kết hợp với các công ty du lịch tổ chức nhiều tour du lịch trong đó có tham quan làng nghề Bên cạnh đó, các làng nghề cần phải mở rộng qui
mô hoạt động, học hỏi kinh nghiệm để làng nghề hoạt động tốt hơn và gây ấn tượng cho du khách khi đến tham quan Một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu như:
- Nghề làm nước mắm
Nghề làm nước mắm đã được hình thành trên mãnh đất cù lao An Bình cách nay khoảng 50 năm, chủ yếu tập trung tại xã An Bình, với những hãng nước mắm như: hãng Điều Hương (Hoa Hương) của ông Đào Văn Ngà, hãng Nhị Hương của ông Sáu Đạt ở ấp Bình Lương xã An Bình, hãng Hòa Hòa Hiệp của bà Đặng Thị Hồng,… Nguyên liệu chủ yếu để chế biến ra nước mắm là cá và muối, đa phần được thu mua ở những nơi khác Mỗi hãng nước mắm để tạo thương hiệu riêng cho mình thì phải có công thức chế biến thật ngon, dĩ nhiên mỗi hãng sẽ có công thức riêng và luôn giữ kín bí quyết đó tránh lan truyền Hiện nay, làng nghề nước mắm trên cù lao An Bình đang được lên kế hoạch mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng giúp cho thương hiệu nước mắm ở đây đi xa hơn và đến với nhiều người tiêu dùng hơn Với làng nghề làm nước mắm này đã giúp cho nhiều hộ dân tăng thu nhập, ngoài ra còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho những lao động nhàn rỗi không có việc làm chính trên cù lao An Bình Bên cạnh đó, làng nghề truyền thống này còn đón tiếp khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và mua sản phẩm tại các cơ sở nước mắm này về làm quà cho người thân Hiện nay, qui mô làng nghề này còn nhỏ cho nên nếu muốn đạt hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều khách du lịch cần đầu tư thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng qui
mô hoạt động
- Nghề nuôi ong lấy mật
Do trên cù lao có nhiều vườn cây ăn trái nên đã thu hút một lượng lớn ong mật đến làm tổ và hút mật Ong làm tổ trong vườn giúp cho trái đậu nhiều hơn, tăng năng suất trái và người dân cũng có thể khai thác mật ong Do lợi ích kinh tế mà ong mang lại khá cao, một số nhà vườn đã quyết định nuôi ong lấy mật trong vườn cây ăn trái của mình và sau đó nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành truyền thống của một số gia đình trên cù lao An Bình Mật ong rất bổ dưỡng, khi pha với trà hoặc uống chung với rượu tự chưng cất là những thức uống tiếp khách của nhiều hộ gia đình trên cù lao Ngày nay, nghề nuôi ong lấy mật còn được nhiều khách du lịch quan tâm và đến đây tham quan, tìm hiểu Khi đến đây tham quan, chủ vườn có thể giới thiệu cách nuôi ong lấy mật với khách du lịch và sau đó khách có thể mua một ít mật ong bổ dưỡng này về