6. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Khái quát về cù lao An Bình
2.1.2.1.Vị trí địa lívà điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ với tổng diện tích tự nhiên là 6.182 ha, có vị trí giáp giới như :
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang + Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
+ Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Long, xã Thanh Đức, xã Mỹ An (Mang thít) + Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long
Hình 3: Bản đồ du lịch của Cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long
(Nguồn: http://cuulongtourist.com/vn/upl/place/t/29/ban_do_cu_lao_1.jpg)
Cù lao An Bình nằm trên tuyến giao thông thủy quan trọng của vùng là sông Cổ Chiên và con sông Tiền, có quốc lộ 57 đi qua nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 22 thông qua phà Đình Khao và phà An Bình nên rất thuận lợi về mặt giao thông thủy bộ. Có vị trí gần với hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre lại cách thành phố Vĩnh Long không xa, cho nên nơi đây thuận lợi cho việc thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là khách đến bằng đường thủy. Nhìn chung, cù lao An Bình có thế mạnh về mặt trồng cây ăn trái, cùng với vị trí địa lý thuận lợi nên có nhiều lợi thế cho việc đầu tư phát triển về kinh tế - xã hội và du lịch.
- Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu: cù lao An Bình nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có chung một đặc điểm là khí hậu nóng ẩm quanh năm và tương đối ổn định, hàng năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, còn mùa mưa thì bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch, mưa nhiều nhất vào tháng 8 – 10 dương lịch. Tổng lượng mưa trung bình trong năm đạt khoảng 1.200 -1.500 mm/năm. Vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 thường có “hạn Bà Chằng” kéo dài khoảng 15– 20 ngày. Nhiệt độ tương đối cao và khá điều hòa, nhiệt độ trung bình cả năm từ 270C– 280C, tháng có nhiệt độ cao nhất 360C - 370C . Biên độ nhiệt trong năm thấp nhưng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao bình quân 70C – 80C. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181– 2.676 giờ/năm, số giờ nắng bình quân trong ngày là 7,5 giờ. Độ ẩm không khí qua các tháng trong năm biến thiên bình quân từ 82 - 83%. Hàng năm, nơi đây đón 3 luồng gió chính là gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Đông Nam. Bão hầu như rất ít xảy ra, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ Biển Đông và các vùng lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài, có giông và gió xoáy, mặc dù ít khi có bão nhưng khi xảy ra gây thiệt hại đến cây trồng và phần nào gây ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Nhìn chung, khí hậu tạo điều kiện khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng và phát triển hoạt động du lịch.
+ Thủy Văn: Nằm bên bờ sông Tiền nên được cung cấp lượng nước dồi dào. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, cùng với biên độ triều cường lớn và ổn định rất thuận lợi trong việc tưới tiêu cây trồng và nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong ao vườn, ven sông rạch. Tuy nhiên, vấn đề nâng cấp chất lượng hệ thống đê bao chưa đạt kết quả cao nên việc đảm bảo giữ nước tưới tiêu cho các vườn cây ăn trái chưa được đồng bộ, thêm vào đó vị trí của cù lao nằm gần các con sông lớn, địa hình tương đối thấp cho nên vào mùa mưa lượng nước tăng lên gây ngập úng cây trồng đặc biệt là các khu vực mới được phù sa bồi đắp.
+ Địa chất – địa hình: Đất đai trên cù lao An Bình được xem như một tài nguyên quí giá góp phần phát triển nông nghiệp. Được phù sa của sông Tiền và con sông Cổ Chiên bồi đắp, nên mỗi năm diện tích các cù lao càng tăng thêm và kéo dài ra phía biển, độ cao trung bình từ 0,6 đến 1,2m. Cù lao có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 20, bề mặt địa hình bị chia cắt khá phức tạp do mạng lưới sông
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 23 rạch chằng chịt, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp giúp cho các loại cây trồng phát triển tốt, đặc biệt là các loại cây ăn trái như: nhãn, chôm chôm, xoài,…Chính vì thế đã giúp cù lao An Bình có một hệ sinh thái vườn xanh tốt quanh năm đặc trưng cho vùng sông nước ĐBSCL.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội,
- Hành chính: Theo Niên giám thống kê huyện Long Hồ năm 2011. Cù lao An Bình hiện có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú, Bình Hòa Phước với tổng số 32 ấp.
-Dân cư – Văn hóa – Lao động: Cù lao An Bình có tổng số 11.064 hộ (2011), mật độ dân số bình quân là 675 người/km2. Trên địa bàn cù lao hiện đang có sự cộng cư của có 03 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống từ rất lâu đời trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông. Về tôn giáo bao gồm 5 họ Đạo: Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hiếu Nghĩa.
Theo số liệu thu thập được từ UBND của 04 xã trên cù lao An Bình, thì thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn cù lao năm 2010 dao động từ 12,5 - 16 triệu đồng/người/năm. Nguồn nhân lực lao động trên các xã cù lao rất dồi dào, đa phần là nghề làm vườn. Thực tế cho thấy đối với hộ gia đình, thường thiếu lao động cần phải thuê mướn vào mùa thu hoạch trái cây, nhưng ngày công chưa sử dụng đúng mức, thừa lao động xảy ra lúc nông nhàn. Đây là vấn đề cần quan tâm để sử dụng có hiệu quả lao động trên các xã cù lao trong tương lai. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao do tiếp thu tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phát triển ngày một rộng khắp, lại có kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn trái truyền qua nhiều thế hệ sẽ là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của các xã cù lao.
Về giáo dục: Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng đi vào nề nếp, hiện các xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở.
Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao: Thường xuyên duy trì các hoạt động của nhà văn hóa các xã. Hàng năm, đều có tổ chức hội thao như bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông, giao lưu văn nghệ nhân các ngày lễ lớn
- Kinh tế: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển rất tốt. Điển hình tại xã An Bình, nông nghiệp là ngành kinh tế chính, chủ yếu là trồng cây ăn trái, cây lâu năm, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 51,82% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, những năm gần đây hoạt động du lịch phát triển rất tốt góp phần đưa tỉ trọng các ngành thương mại, dịch vụ lên cao chiếm 35,22% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Còn lại là các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 12,94%
Trên địa bàn các xã chủ yếu trồng các loại cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế cao, chủ yếu là nhãn tiêu da bò, nhãn long, chôm chôm, cây có múi, xoài. Ngoài ra, còn có các loại cây tiềm năng như bắp, khoai mì, rau các loại. Hoạt động chăn nuôi các
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 24 loại gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng đầu tư và đạt nhiều kết quả tốt, nhất là nuôi trồng thủy sản do có hệ thống sông rạch chằng chịt. Việc nuôi trồng thủy sản ở địa bàn các xã phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu của địa phương mà còn đáp ứng cho việc xuất khẩu đến các thị trường trong và ngoài nước.
12.94%
51.82%
35.22% Nông nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Thương mại, dịch vụ
Hình 4. Cơ cấu kinh tế các ngành của xã An Bình năm 2010
(Nguồn: UBND xã An Bình, 2012)
Năm 2010, toàn cù lao có trên 100 cơ sở sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với hàng trăm lao động đóng trên địa bàn với các ngành nghề như: nghề mộc, may mặc, các ngành nghề gia công. Ngoài ra, cù lao còn có các ngành nghề truyền thống như sản xuất nước mắm, nước chấm. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên các xã cù lao chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự đầu tư đúng mức để thúc đẩy phát triển.
Về dịch vụ thương mại: chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ trong chợ, gần bến phà, hai bên tuyến đường liên ấp, liên xã như dịch vụ ăn uống, giải khát, đại lí thu mua, tiêu thụ nông sản, lương thực, thực phẩm…bước đầu phát triển với nhiều hình thức đa dạng nhưng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường và khách du lịch.
Về dịch vụ du lịch: Bốn xã cù lao đều có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Các địa điểm du lịch như: KDL sinh thái Vinh Sang; các điểm du lịch vườn nhà; cùng với nhiều điểm du lịch homestay của nhiều hộ dân trên cù lao phục vụ lưu trú, ăn uống, tham quan cho du khách, chở khách đi tham quan, vừa giúp cho hoạt động du lịch trên cù lao phát triển mạnh vừa giúp cho người dân tăng thêm thu nhập.