Đánh giá chung về du lịch homestay tại cù lao An Bình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 72)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.4. Đánh giá chung về du lịch homestay tại cù lao An Bình

Với nhiều lợi thế có sẵn, đã giúp cho hoạt động du lịch homestay trên cù lao An Bình phát triển tốt và thu hút được nhiều khách du lịch. Hoạt động du lịch tại đây đang từng bước phát triển rất tốt, người dân biết học hỏi kinh nghiệm để làm du lịch tốt hơn. Về vấn đề an ninh trật tự luôn được đảm bảo tốt cho du khách khi đến đây tham quan, vui chơi giải trí. Hoạt động du lịch cũng đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Do thu nhập từ hoạt động du lịch ở mức cao hoặc trung bình cho nên 100% các điểm du lịch sẽ tiếp tục làm du lịch trong thời gian tới.

Mặc dù du lịch phát triển nhưng những vấn đề tiêu cực do du lịch gây ra trên cù lao An Bình chỉ ở mức nhỏ, nếu chính quyền địa phương và người dân có ý thức tốt, chú trọng công tác quản lý hoạt động du lịch, sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ du lịch gây ra cho môi trường và xã hội nơi đây.

Các điểm du lịch homestay bên cạnh việc phục vụ ăn uống và lưu trú cho khách, còn có thêm một số dịch vụ du lịch khác, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng mức chi tiêu của khách và nâng cao thu nhập cho người làm du lịch.

Đa số khách du lịch rất thích nơi đây, theo đánh giá chung về các hoạt động du lịch homestay trên cù lao An Bình của khách du lịch, thì có 54.8% khách tỏ ra rất hài lòng, 35.5% hài lòng, 8.1% cho là tương đối và 1.6% cảm thấy không hài lòng. Mặt dù rất ít khách du lịch cảm thấy không hài lòng về hoạt động du lịch nơi đây, nhưng để hoạt động du lịch được tốt hơn, chúng ta cần cố gắng khắc phục những nhượt điểm, phát huy các ưu điểm nhằm nâng cao mức độ hài lòng, thu hút được nhiều du khách đến đây, kéo dài thời gian lưu trú và tăng số lần trở lại của khách du lịch. Một trong những hạn chế cần khắc phục đó chính là nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các bảng chỉ dẫn đường đi, nâng cao trình độ cho người làm du lịch nhất là trình độ ngoại ngữ, thống nhất giá dịch vụ homestay giữa các điểm du lịch tránh tình trạng “chặt chém” khách du lịch. Vì thông qua cuộc khảo sát khách du lịch homestay tại cù lao An Bình với câu hỏi “Anh/ chị gặp khó khăn gì khi du lịch nơi này?” thì có 35.5% khách cho rằng ngôn ngữ bất đồng gây khó khăn cho việc giao tiếp giữa khách với chủ nhà và người dân nơi đây, 17.7% cho rằng chất lượng đường giao thông còn quá xấu gây khó khăn cho việc đi lại, 4.8% khách bị lạc đường tại đây do không có bảng chỉ dẫn đường đi, không có tên đường, 3.2% cho rằng giá dịch vụ homestay cao và 3.2% là thời tiết khá xấu gây trở ngại cho việc đi lại và tham gia các hoạt động du lịch, còn lạị 35.5% khách du lịch không đề cặp tới vấn đề khó khăn khi tới đây du lịch.

Do hoạt động du lịch homestay nơi đây đang trong quá trình phát triển nên vẫn còn một số hạn chế, vì thế chưa có khả năng thu hút sự trở lại của tất cả khách du lịch đã từng đến. Trong số những khách du lịch homestay đến đây, có 83.9% khách muốn quay lại đây lần nữa và 16.1% khách không muốn quay lại du lịch nơi đây. Mặc dù số lượng khách muốn quay lại nhiều, nhưng đó chỉ là mong muốn của họ chứ không phải

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 65 chắc chắn họ sẽ quay lại nơi đây lần sau và vẫn còn một số khách du lịch không muốn quay lại lần nữa, do đó cần chú trọng khắc phục những mặt yếu để thu hút khách trở lại nhiều lần. Vì một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả trong hoạt động du lịch của một điểm du lịch nào đó, chính là khả năng quay lại của khách du lịch. Nếu mức độ hài lòng của khách du lịch thấp, từ đó khả năng khách quay lại sẽ càng ít và nếu khách đến rồi mà không quay lại thì điểm du lịch đó sẽ chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn, do lượng khách đến bị giảm đi theo thời gian, thu nhập càng thấp, khả năng điểm du lịch ngưng hoạt động rất cao, đồng nghĩa với việc chu trình sống của điểm du lịch đó sẽ diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch nơi đây còn mang tính chất tự phát, người dân chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chưa có đội ngũ quản lý tốt các hoạt động du lịch trên địa bàn. Đặc biệt là cách tổ chức hoạt động du lịch của các điểm du lịch homestay nơi đây còn nặng về cách phục vụ lưu trú và ăn uống hơn là loại hình du lịch homestay. Theo lý thuyết về du lịch homestay, khách du lịch sẽ được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt với mọi người trong gia đình như: cùng nấu, cùng ăn chung mâm, trò chuyện, làm vườn... Tuy nhiên, một phần nhỏ khách du lịch homestay đến đây được thực hiện những việc trên, còn lại đa phần khách du lịch đến đây chỉ được phục vụ ăn uống, lưu trú thế nên khách không thể hòa nhập vào cuộc sống gia đình, vẫn có khoảng cách giữa chủ và khách, nên khách không thể hiểu hết được nét đẹp văn hóa trong lối sống, phong tục tạp quán của người dân nơi đây.

Về nhân lực phục vụ du lịch, chủ yếu là những người trong gia đình, trình độ dân trí còn thấp đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. Trong khi đa phần phục vụ khách du lịch nước ngoài, nên việc bất đồng ngôn ngữ đã giảm bớt chất lượng phục vụ. Mặc dù mỗi năm Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long có tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ buồng phòng, nhà hàng,..nhưng không phải tất cả mọi người làm du lịch đều tham gia cho nên chất lượng phục vụ chưa cao.

Về cơ chế liên kết, mặt dù đa phần các điểm du lịch có liên kết với các công ty du lịch nên lượng khách được đảm bảo, nhưng giá dịch vụ các công ty trả cho các điểm du lịch còn thấp, cho nên một số điểm du lịch không đủ chi phí để phục vụ cho khách. Bên cạnh đó, còn có một vài điểm du lịch không liên kết với các công ty du lịch, cho nên khách đến ít hơn và chủ yếu là khách Tây ba lô. Mặt khác, giữa các hộ làm du lịch tại đây chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ nên chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động du lịch. Xuất hiện tình trạng cạnh tranh giữa các điểm du lịch, vì cạnh tranh mà giảm giá dịch vụ kéo theo đó là giảm chất lượng dịch vụ, khiến khách du lịch đến đây không hài lòng. Một số khác khi về còn phàn nàn với công ty du lịch, điều này phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch chung trên cù lao. Chính vì vậy, một số hộ làm ăn thua lỗ và một vài điểm du lịch phải đóng của do không thu hút được khách.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 66 Cơ cấu thị trường khách đa dạng, trong đó loại hình du lịch homestay thu hút chủ yếu khách du lịch quốc tế, bên cạnh đó khách tây ba lô đến đây cũng nhiều, số điểm du lịch sản xuất, bán quà lưu niệm cho khách còn rất ít và sản phẩm du lịch nơi đây chưa phong phú, còn bị trùng lấp, nên chưa kéo dài thời gian lưu trú của khách dẫn đến chi tiêu của khách chưa cao. Thu nhập từ du lịch tương đối cải thiện đời sống người dân nhưng chưa cao lắm, nhiều điểm du lịch vẫn có thu nhập chủ yếu từ vườn.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vẫn còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách đặc biệt là đường giao thông bộ. Công tác đầu tư cho bảo vệ môi trường còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi vẫn chưa có hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Hầu hết nước thải được thải trực tiếp ra môi trường, rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt gây ảnh hưởng tới môi trường đất, không khí và nước.

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, nhất là ở nước ngoài còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của khách du lịch. Một số điểm có quảng bá hình ảnh du lịch của mình. Tuy nhiên chỉ làm card, phần ít thì biết làm website nhưng chưa tạo được website bằng nhiều ngoại ngữ nên ít khách biết về thông tin du lịch nơi đây bằng phương tiện internet.

Nhìn chung, hoạt động du lịch trên cù lao An Bình khá hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho mọi người, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những mặt yếu kém và đưa du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung và du lịch homestay tại cù lao An Bình nói riêng được phát triển tương xứng với tiềm năng thì việc nghiên cứu, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển du lịch homestay một cách hợp lý là yêu cầu rất cần thiết. Trong đó cần tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các thành phần tham gia du lịch, lợi nhuận được giải quyết một cách hợp lí sẽ làm thay đổi quan điểm và cách thức làm du lịch của người dân. Sáng tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tăng mức độ hấp dẫn và thu hút nhiều khách du lịch. Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật nhưng vẫn giữ được sự hài hòa với phong cảnh thiên nhiên. Nâng cao trình độ nhân lực, nhất là trình độ ngoại ngữ cho người dân góp phần nâng cao sự hiểu biết giữa khách du lịch với chủ nhà. Giúp người làm du lịch hiểu rõ về loại hình du lịch homestay và khuyến khích mọi người có cách tổ chức hoạt động du lịch homestay đúng với lý thuyết, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tạp quán của cư dân địa phương của khách du lịch. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh. Bên cạnh đó, cần đảm bảo yêu cầu là học hỏi văn hóa nhiều quốc gia nhưng hòa nhập chứ không hòa tan, vẫn duy trì và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Việc giữ gìn môi trường và đảm bảo tốt an ninh trật tự cũng là một trong những vấn đề đáng được xem trọng trong việc phát triển du lịch không chỉ riêng du lịch tại cù lao An Bình.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 67

Chương 3

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 72)