Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 93)

Do thời gian nghiên cứu không nhiều, nên không thể nghiên cứu sâu về loại hình du lịch homestay tại cù lao An Bình. Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại cù lao An Bình từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực và giải quyết các yếu tố còn hạn chế, giúp cho hoạt động du lịch homestay tại đây phát triển tốt hơn. Nếu như có nhiều thời gian và điều kiện thì hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là nghiên cứu thêm hoạt động liên kết giữa du lịch homestay tại cù lao An Bình với các cù lao khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giúp cho các sản phẩm du lịch được độc đáo hơn, mở rộng địa bàn du lịch homestay góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng, liên kết với nhau tạo ra sự chặt chẽ trong hoạt động và thu hút nhiều khách du lịch đến Vĩnh Long hơn nữa.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (chủ biên), Thái Lê Nguyên (2006), du lịch sinh thái, NXB KHKT.

2. Đào Ngọc Cảnh ( 2011), Giáo trình tổng quan du lịch , NXB Đại học Cần Thơ.

3. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng tập 1, NXB Khoa học

kỹ thuật, Hà Nội. tr 16, 17.

4. Lê Văn Thắng ( chủ biên), Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu (2008), Du Lịch & Môi Trường, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. tr 6.

5. Nguyễn Minh Tuệ ( chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP. HCM.

6. Huỳnh Thanh Tùng luận văn tốt nghiệp (2012) Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã An Bình tỉnh Vĩnh Long Đại Học Cần Thơ.

7. Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Vĩnh Long, Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long 1732 – 2000.

NXB Văn Nghệ TP.HCM.

8. Luật du lịch 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, 2010, NXB chính trị quốc gia Hà Nội. tr 6, 8, 9, 10.

9. Sở Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Giáo trình văn hóa du lịch, NXB Hà Nội.

10.Sở Văn Hóa - Thể Thao- Du Lịch tỉnh Vĩnh Long ( 2013), Báo cáo hoạtđộng tình hình du lịchnăm 2011- sáu tháng đầu năm 2013 .

11.UBND xã An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú, Bình Hòa Phước (2013), Báo cáo hoạt động năm 2010 – 2011. 12.http://www.vietnamtravelco.com/dulich/ban-lac.htm 13.http://dddn.com.vn/van-hoa-xa-hoi/ban-lac-mai-chau-diem-sang-trong-ban-do-du- lich-viet-20090730121836504.htm 14.http://hoidulich.com/mien-bac/cam-giac-%27homestay%27-tai-ban-lac/ 15.http://www.dulichmaichau.com/ban-lac-kham-pha-ve-dep-an-sau-tu-ben- trong.maichau 16.http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1010&itemid=12917 17.http://www.xuctiendulich.vinhlong.gov.vn/photo/64/Homestay%201.aspx 18. http://vn.saigon.travel/mientay/tour-du-lich-mien-tay/tour-du-lich-mien-tay-1- ngay/tour-du-lich-mien-tay-cho-noi-cai-be-cu-lao-an-binh-kdl-vinh-sang.html 19. http://www.phuongnamstar.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=25:ch o-noi-cai-be-cu-lao-an-binh-cau-treo-my-thuan-vinh-long&Itemid=87&lang=vii) 20. http://www.svhttdl.vinhlong.gov.vn/ 21. http://www.vietnamdive.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&i d=147%3Ahomestay-tai-pho-co-hoi-an&catid=56%3Ahoi- an&Itemid=124&lang=vi 22. http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=66061&sitepageid=65

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 87

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Những truyền thuyết trên cù lao An Bình Truyền thuyết Bãi Tiên

Bãi Tiên là tên gọi của một bãi cát gắn liền với một vùng đất ven sông Cổ Chiên, thuộc ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ. Bãi Tiên là tên gọi dân gian của một vùng đất nên không có ranh giới rõ rệt. Vào thế kỷ XVIII, dòng chảy chính của con sông Cổ Chiên nằm ở hướng đông bắc của xứ Dụ Tài (xã An Bình ngày nay) và đoạn sông ở phía Tây Nam xứ Dụ Tài (đoạn sông Cổ Chiên chảy ngang thị xã Vĩnh Long ngày nay) chỉ là một nhánh sông nhỏ. Vì vậy, ở phía Nam xứ Dụ Tài thuộc thôn Bình Lương có một bãi cát bồi rất đẹp ở ven sông. Hồi ấy nhân dân ở các thôn ven sông như Bình Lương, Bình Lữ, An Thành,... đa số sống bằng nghề đánh bắt cá, ban đầu sống trên những ghe xuồng nhỏ, ban đêm đi hành nghề đánh bắt cá tôm, sáng sớm chèo ghe, bơi xuồng sang chợ bán lấy tiền mua gạo về ăn. Dần dần tìm nơi gò cao cất chòi để ở.

Truyền thuyết rằng vào một đêm trăng sáng, trai tráng trong xóm đều chèo thuyền ra sông đánh bắt cá. Trên bãi cồn, trong một căn nhà nhỏ dưới một gốc bần, một cụ già đang thao thức. Gió từ mặt sông thổi vào lạnh buốt, mang theo mùi thơm thoang thoảng của hoa lá, cộng với tiếng kêu của côn trùng sống trong cỏ cây, hòa thành một điệu nhạc du dương, trầm bổng. Cụ già vén tấm phên che cửa nhìn ra bải cát trước nhà. Dưới những vệt sáng của ánh trăng khuya bàn bạt, ánh chớp lập lòe của đom đóm trên hàng bần tơ, hòa theo tiếng nhạc du dương của côn trùng là những bóng trắng mờ mờ,ảo ảo thướt tha uyển chuyển. Cụ già bàng hoàng đưa tay dụi mắt rồi thốt lên: Tiên giáng trần. Đến sáng mọi người còn nhìn thấy những dấu chân in trên cát. Vì vậy, cư dân trong vùng gọi bãi cát ấy là Bãi Tiên. Sau đó tại khu vực Bãi Tiên một ngôi chùa được xây dựng. Ngôi chùa ấy có tên là chùa Tiên Châu ngày nay vẫn còn và Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Bãi Tiên về sau được phù sa sông Cổ Chiên tiếp tục bồi đắp nâng cao, nhân dân trong vùng đến khai phá làm ruộng, lập vườn... Ngày nay, ở khu vực Bãi Tiên, dân cư đông đúc. Cư dân ở đây đa số sống bằng nghề làm vườn. Hiện nay ở Bãi Tiên có một bến phà đưa rước người qua lại An Bình, Vĩnh Long. Và nơi ấy cũng là đầu mối đường bộ đi vào những điểm du lịch trên cù lao An Bình.

Ngày nay, Bãi Tiên không còn bãi cát đẹp để “những nàng tiên” xuống tắm, nhưng thay vào đó là những vườn cây trĩu quả, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh dịu mát của cây lá.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 88

Truyền thuyết cây Thủy Liễu

Trong một lần bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh đã chạy trốn vào Nam. Khi đến cù lao Mây thì được công Trần Văn Hạc giữ chức cai việc ra đón. Vì Chúa Nguyễn đến bất ngờ nên ông Cai Hạc thiếu sự chuẩn bị. Do chạy loạn nhiều ngày nên Nguyễn Ánh rất mệt và bụng đói cồn cào, cho nên Nguyễn Ánh chỉ mong có một bữa cơm đạm bạc không cần cầu kì. Ông Cai Hạc suy nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần vì nếu làm gà vịt, heo thì sẽ mất nhiều thì giờ và có thể lộ hành tung của Chúa Nguyễn nên ông đích thân vào bếp mở hủ mắm đãi Chúa. Nhưng vì chẳng có rau giá nên ông ra bãi bần hái mấy trái bần vừa chín để Nguyễn Ánh dùng với mắm. Chúa Nguyễn thưởng thức món ăn dân giả này cảm thấy rất thích vì mùi vị chua chát của trái bần. Ông hỏi Cai Hạc là trái gì, lúc đầu Cai Hạc sợ nói ra tên trái sẽ đắc tội với vua, nhưng sau khi được chuyến khích thì ông mới nói là “trái bần”. Nghe xong Chúa Nguyễn cười và cho rằng trong lúc gian truân mà có trái này ăn thì ông cảm thấy trái bần ngon chẳng kém gì cam, quýt hay nhãn và ông nghĩ phải đặc cho nó cái tên thanh bạch hơn. Vừa nói thì ông nhìn những rạng bần mọc trùng trùng, điệp điệp, gió thổi hiu hiu làm cho cành lá rung rinh nhè nhẹ trông rất thơ mộng, những chùm bông đông đưa khoe nhị trắng rất đẹp, ông cho rằng cây bần giống cây liễu, mà cây liễu thì ở cạn còn bần ở bùn lầy nên ông gọi bần là cây thủy liễu, trái bần là trái thủy liễu. Từ đó cây bần có một cái tên không kém phần vương giả.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 89

Phụ lục 2: Một số hình ảnh về du lịch homestay tại cù lao An Bình

Homestay Tám Tiền Homestay Ba Lình

(Nguồn: http://www.xuctiendulich.vinhlong.gov.vn/photo/64/Homestay%201.aspx)

Điểm du lịch Ba Lình hướng dẫn khách nấu ăn

(Nguồn: http://www.xuctiendulich.vinhlong.gov.vn/photo/64/Homestay%201.aspx)

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 90

Chùa Tiên Châu Lễ Vu Lan tại chùa Tiên Châu

(Nguồn: http://www.xuctiendulich.vinhlong.gov.vn/photo/64/Homestay%201.aspx)

Điển du lịch Ngọc Phượng

(Nguồn: Ảnh do tác giả chụp khi đi khảo sát tại cù lao An Bình)

Nhà ăn của homestay Mười Hưởng Nhà ăn của homestay Năm Thành

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 91

Phòng ngủ và phòng vệ sinh của homestay Năm Thành

(Nguồn: Ảnh do tác giả chụp khi đi khảo sát tại cù lao An Bình)

Bến phà An Bình Homestay Bảy Hồng

(Nguồn: Ảnh do tác giả chụp khi đi khảo sát tại cù lao An Bình)

Đoạn đường đất nông thôn vô Ba Lình Đường nhựa liên xã

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 92

Phụ lục 3: Một số chương trình du lịch Chương trình 1: Cái Bè- Cù Lao An Bình- Vĩnh Long- Cần Thơ.

Thời gian: Ngủ nhà dân - 2 ngày 1 đêm Phương tiện: Xe đạp.

NGÀY 1: CÁI BÈ – CÙ LAO AN BÌNH

Du khách sẽ được đón tại Cái Bè, sau đó đi phà sang cù lao An Bình.

Đạp xe dọc theo đường làng du khách sẽ khám phá được đời sống nông thôn miệt vườn, sau đó dừng tại điểm nhà xưa Nam bộ – ngôi nhà hơn trăm năm tuổi, được xây theo lối kiến trúc Pháp – Việt đặc trưng của kiểu nhà điền chủ thời xưa.

Tiếp tục đạp xe đến tham quan và ăn trưa tại vườn kiểng Bonsai - khu vườn nổi tiếng với nhiều loại kiểng cổ và sắc hoa lạ mắt.

Đạp xe đến điểm ngủ, nhận chỗ ngủ và sắp xếp hành lý.

Buổi chiều, du khách tự do thư giãn hoặc đi dạo dọc đường làng. Ăn tối và giao lưu với người dân địa phương. Sau bữa tối, du khách sẽ được thưởng thức đờn ca tài tử (miễn phí đoàn trên 10 khách).

Ngủ đêm tại nhà dân.

NGÀY 2: CÙ LAO – VĨNH LONG – CẦN THƠ

Dậy sớm, ăn sáng tại điểm ngủ, chia tay chủ nhà, sang Vĩnh Long.

Đạp xe đi Long Phước (Long Hồ - Vĩnh Long); trên đường tham quan: Văn Thánh Miếu, làng TTCN: cơ sở gạch bông, lò rèn, nhà máy xay lúa, nhà xưa “Trương Phủ Đường” - ngôi nhà nổi tiếng hơn 100 tuổi của dòng họ Trương.

Tiếp tục đạp xe theo đường vườn đến Ngã ba Long Hiệp, xuôi theo tỉnh lộ 904 đi Tam Bình, ăn trưa, nghỉ ngơi tại Tam Bình.

Hành trình đạp xe tiếp tục theo hương lộ Cái Ngang về Trà Ôn &Bình Minh, trên đường tham quan cuộc sống thường nhật của đồng bào Khơme tại Sóc Tro, Chùa Phước Hậu, sóc Phù ly, xóm làm nhang Cái Vồn.

Kết thúc chương trình tham quan tại Bình Minh.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 93

Chương trình 2: Chợ nổi Cái Bè – Đông Hòa Hiệp – Cù lao An Bình - Vĩnh Long.

Thời gian: 2 ngày 1 đêm

Mã chương trình: DC.03 (ngủ vườn)

Dịch vụ: tàu cao cấp, Hướng dẫn viên chuyên nghiệp, dừng tham quan theo chương trình, dịch vụ tiêu chuẩn trên tàu.

Ngày 1:

Giang trình bắt đầu bằng chuyến tham quan chợ nổi Cái Bè, nơi mà du khách sẽ có cơ hội nhìn tận mắt tập quán mua bán truyền thống từ hằng trăm ghe thuyền trên vùng sông nước Cái Bè và có thể dừng tàu để trao đổi hàng hóa hoặc chụp ảnh lưu niệm với cư dân thương hồ.

Điểm dừng chân tiếp theo là cơ sở sản xuất cốm, kẹo truyền thống địa phương. Du khách không chỉ xem cách làm cốm kẹo truyền thống, mà còn có thể thử làm và nếm thử sản phẩm còn âm ấm tại lò.

Tàu sẽ đưa du khách đến nhà cổ Út Kiệt, ngôi nhà kiểu nhà rường truyền thống hơn trăm năm tuổi là một trong chín nhà cổ tại Việt nam được chọn trùng tu. Một bữa ăn trưa được gia đình phục vụ như đãi người thân nơi phương xa trở về

Giang trình sẽ tiếp tục đưa du khách vượt dòng Tiền Giang mênh mông sang Cù lao An Bình. Thuyền sẽ dừng tại ngôi nhà cổ Nam Bộ, ngôi nhà duy nhất gần trăm năm tuổi trên vùng cù lao này, được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp-Việt đặc trưng của những ngôi nhà Điền chủ trong quá khứ xa xưa. Du khách được thưởng thức đờn ca tài tử, nghỉ ngơi uống trà, ăn trái cây. Sau đó đi tham quan xung quanh cù lao bằng thuyền hoặc bằng xe đạp .

Thuyền sẽ xuôi dòng đưa khách về điểm ngủ đêm, sau khi chào hỏi chủ nhà, khách sẽ tự do nghỉ ngơi, thư giãn, thực hành nấu nướng với gia đình. Sau bữa ăn tối và câu chuyện phiếm cùng cư dân địa phương, khách sẽ qua đêm trong không gian đặc trưng xứ vườn Nam bộ.

Ngày 2:

Sau khi dùng điểm tâm, Du khách sẽ xuôi thuyền đến tham quan vườn ươm cây giống, nơi khách sẽ nhận ra kỹ thuật làm vườn đặc trưng và hiểu ra vì sau mức sống của cư dân miệt vườn khấm khá.

Chuyến giang hành đưa khách lênh đênh trên dòng Cổ Chiên huyền sử và xuôi về tham quan Lò gạch gốm cổ truyền địa phương, du khách sẽ được thị sát cách làm gạch gốm nung theo phong cách truyền thống địa phương.

Giang trình kết thúc tại Bến tàu du lịch Cửu Long tại Vĩnh Long.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 94

Chương trình 3: Chợ Nổi Cái Bè, Cù Lao An Bình, KDL Vinh Sang

Mã tour: SGT-MTCB Giá tour: 690.000 đồng Thời gian: 1 ngày

Buổi sáng: CHỢ NỔI CÁI BÈ – CÙ LAO AN BÌNH – KDL VINH SANG – TÁT MƯƠNG BẮT CÁ

Đón du khách tại điểm hẹn Khởi hành đi Cái Bè và dùng điểm tâm tại nhà hàng

Mêkông. Quý khách tiếp tục đến Cái Bè, thuyền máy đưa quý khách đi dạo sông Tiền, tham qua chợ nổi Cái Bè tìm hiểu cách sinh hoạt và mua bán của người dân miền sông nước, tiếp tục tham quan Làng Nghề Truyền Thống: Sàn xuất kẹo Dừa, Bánh Cốm… Thuyền đưa Du khách vào Cù Lao An Bình, một vùng đất nổi tiếng về trái cây của tỉnh Vĩnh Long: Du khách vào vườn ươm cây giống: Tìm hiểu các loại BonSai, cây kiểng…, qua dòng sông Cổ Chiêng tiếp tục đến KDL Vinh Sang :

Buổi chiều: CƯỠI ĐÀ ĐIỂU – CÂU CÁ SẤU – CẦU TREO MỸ THUẬN – TP. Hồ Chí Minh

Quý khách dùng cơm tưa tại nhà hàng Đà Điểu bên bờ sông Cổ Chiêng, tham quan khu nuôi và bảo tồn các loài chim – Thú như Giang Sen, Điêng Điểng, Công xanh, Diệc Lửa…hay các loài như Hươu Sao, Gấu Ngựa, Nhím, Chồn Hương…, tham gia trò chơi Cưỡi Đà Điểu Châu Phi nặng trên 100kg cao 2m, tiếp tục tham gia trò chơi cảm giác mạnh: Câu Cá Sấu ( chúng ta sẽ có cảm giác giật mình khi những chú cá sấu táp mồi)…

Quý khách tham gia chương trình “ Tát Mương Bắt Cá “ du khách sẽ tự tay mình tát mương bắt các loại Cá Lóc, Cá Trê, Tôm, Cua,…và tự tay mình chế biến các món ăn như cá nướng trui cùng bánh tráng cuốn rau sống …Thuyền đưa du khách qua bến tàu Cửu Long. Khởi hành trở về Tp.HCM dừng chân tham quan cầu treo Mỹ Thuận.ghé Cai Lậy mua Nem Lai Vung, Bánh Tráng Sữa làm qùa…

Quý khách khởi hành về điểm đón ban đầu Tp Hồ Chí Minh

(Nguồn:http://vn.saigon.travel/mientay/tour-du-lich-mien-tay/tour-du-lich-mien-tay-1- ngay/tour-du-lich-mien-tay-cho-noi-cai-be-cu-lao-an-binh-kdl-vinh-sang.html)

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 95

Chương trình 4: Chợ Nổi Cái Bè - Cù Lao An Bình – Cầu Mỹ Thuận

- Thời gian: 1 ngày

- Khởi hành: thứ 7 hàng tuần - Giá tour: 568.000VNĐ - Phương tiện: đi về bằng xe

Buổi sáng: SÀI GÒN - VĨNH LONG

- Xe khởi hành từ Cung Văn Hóa Lao Động TP.Hồ Chí Minh, đưa du khách đi theo các con đường nơi có những công trình kiến trúc văn hóa kết nối những thành tựu kinh tế của Sài Gòn xưa và nay như... dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, nhà hát Thành Phố, chợ Bến Thành, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

- Theo quốc lộ 1A, tới Cái Bè, du khách dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng Xẻo Mây, bắt đầu chuyến du ngoạn trên sông nước.

- Đò đưa du khách qua những dòng kênh, rạch nhỏ đến thăm nhà cổ Ba Đức, đi chợ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)