Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 34)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa và nhà c

Là một vùng đất được hình thành sau do phù sa bồi đắp nên lịch sử khai thác không được lâu đời như những vùng đất khác. Nhưng trên mãnh đất cù lao này lại có

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 27 khá nhiều các di tích lịch sử lâu đời mang giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc độc đáo. Hiện nay, tại cù lao An Bình có khoảng 10 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có đình, chùa, nhà thờ, ngoài ra còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc cổ xưa. Hệ thống các đình làng, chùa chiền và nhà thờ thì tập trung nhiều ở hai xã cù lao là xã Hòa Ninh và xã An Bình và hầu hết tập trung gần mé sông nên dễ tiếp cận bằng đường thủy. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ dẫn tới các điểm di tích còn rất hạn chế, chủ yếu là đường giao thông nông thôn nên khả năng tiếp cận bằng đường bộ còn thấp, chỉ có chùa Tiên Châu và nhà thờ An Bình là hai nơi gần tuyến đường giao thông nhựa nên dễ tiếp cận. Các ngôi đình làng và chùa tại đây mỗi năm thường tổ chức nhiều lễ hội thu hút đông đảo người dân và một số khách du lịch đến đây tham quan và hành hương. Còn các ngôi nhà cổ thì phân bố rộng khắp ba xã An Bình, Hòa Ninh và Bình Hòa Phước, các ngôi nhà nhìn chung vẫn giữ được kiến trúc cổ chỉ thay đổi chút ít do thời gian, nhà cổ cũng là một trong những tài nguyên quí giá phục vụ cho hoạt động du lịch, nhất là phục vụ ăn uống và lưu trú cho khách theo loại hình du lịch homestay. Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và các nhà cổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Khi du lịch phát triển, nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ đóng góp một phần kinh phí để duy trì và bảo dưỡng cơ sở vật chất kĩ thuật cùng với các lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa và các nhà cổ trên cù lao An Bình.

- Một số đình làng điển hình trên cù lao An Bình

Đa phần các đình làng trên cù lao An Bình đều nằm gần nhà dân, cạnh sông rạch, hoặc đường giao thông nông thôn, xung quanh là những vườn cây trái, một vị trí thuận lợi để tạo nên các điểm tham quan cho du khách. Nơi đây hiện nay có ba ngôi đình làng tiêu biểu là đình Hòa Ninh - di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh; đình An Bình và đình Bình Lương.

Hàng năm, các đình làng đều có tổ chức những lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công đức các vị thần linh, anh hùng liệt sĩ, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu như: lễ hội Kỳ Yên, Hạ Điền và Thượng Điền. Vật dâng cúng gồm: Hương, hoa, trà, rượu, xôi, bánh, heo quay, thịt bò, trái cây. Điển hình như: Đình thần Hòa Ninh có các lệ cúng: Lễ Hạ Điền ngày 10/3 âm lịch; lễ Thượng Điền ngày 15 – 16/10 âm lịch; ba năm đáo lệ Kỳ Yên một lần. Đình Bình Lương và đình An Bình tổ chức lễ Kỳ Yên ngày 16/3 âm lịch, ba năm tổ chức một lần; lễ Hạ Điền 10/5; lễ Thượng Điền vào 16/11 hàng năm. Trong ngày lễ Kỳ Yên còn hát xướng, tuy nhiên nó không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu. Lễ hội tại các đình làng là dịp để dân làng họp mặt, vui chơi, bàn chuyện làng chuyện xóm, hỏi thăm sức khỏe và đây cũng là dịp để mọi người chia sẽ kinh nghiệm làm vườn với nhau, lễ hội này còn có ý nghĩa thắt chặt tình cộng đồng...

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 28 Tuy nhiên, hiện nay các đình làng trên cù lao An Bình chưa thu hút được du khách đến tham quan tìm hiểu, chủ yếu là người dân địa phương đến hành hương và cúng vái vì qui mô còn nhỏ hẹp, kiến trúc chưa tạo được ấn tượng cho du khách. Các lễ hội được tổ chức khá đơn giản, thiếu đầu tư và không chú trọng phần hội, nên cũng không thu hút được khách du lịch đến tham gia. Khả năng tiếp cận bằng đường bộ còn hạn chế, vì cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Do đó để phục vụ hoạt động du lịch tốt cần có những biện pháp trùng tu, sửa chữa các đình làng và nâng cao qui mô của các lễ hội để thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến để hành hương và tham quan, tìm hiểu.

- Chùa chiền trên cù lao An Bình.

Hiện tại trên cù lao An Bình ngoài di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là chùa Tiên Châu, còn có một số chùa chiền khác điển hình như: Chùa Hưng Vạn Tự, Chùa Hòa Ninh, Chùa Mục Đồng, Chùa Đồng Phú. Nhìn chung, chùa chiền trên các cù lao đều được trùng tu, xây dựng khang trang. Bên trong, có nhiều tượng phật đẹp có giá trị với nhiều loại cây kiểng, hoa kiểng. Trong số đó thì nổi bậc nhất là chùa Tiên Châu.

Chùa Tiên Châu tọa lạc tại ấp Bình Lương, xã An Bình. Chùa cách Thành phố Vĩnh Long khoảng một cây số bởi con sông Cổ Chiên, chỉ cần qua phà An Bình, đi một đoạn ngắn là đến chùa Tiên Châu. Chùa được xây dựng lại vào năm Kỷ Hợi (1899) sau hàng trăm năm hình thành và phát triển, chùa Tiên Châu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ, ngày 12-12-1994. Chùa Tiên Châu có tên chính thức là Di Đà Tự vì chùa này thờ phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc. Sau này đổi tên là Chùa Tiên Châu. Nội điện chùa được trang trí đẹp đẽ, trang nhã. Giữa tứ trụ là khánh thờ, bên trong tôn trí pho tượng Phật Di Đà khổng lồ. Dưới tượng Phật Di Đà là bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca tọa thiền, Phật Thích Ca đản sinh. Phía sau tượng Phật Di Đà là tượng Phật Di Lặc cũng to lớn đặc biệt. Hai bên vách hông là khánh thờ thần Già Lam, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập điện Diêm vương, Ngọc Hoàng Thượng đế,...Tất cả các pho tượng này đều được đắp, tạc bằng đất sét khéo léo, công phu, đậm nét mỹ thuật, được sơn son thếp vàng đẹp đẽ.Trong khuôn viên, phía trước chùa có tượng Phật Bà Quan Âm đứng uy nghi trên đài sen, bên trái chùa là tượng Phật Thích Ca tĩnh tọa dưới sự che chở của chín con rồng, bên phải chùa là tượng Phật Di Lặc với nụ cười viên mãn. Chùa Tiên Châu có kiến trúc đẹp và hàng năm tổ chức nhiều lễ hội nên thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến hành hương, khi đến đây khách du lịch còn có thể tìm hiểu về lịch sử với những vết tích chiến tranh ngày xưa trên những cây cột, thanh kèo; tìm hiểu về kiến trúc, nghe truyền thuyết về Bãi Tiên và đốt nén nhan khấn vái những điểu tốt lành.

Hàng năm, vào những ngày lễ lớn như lễ Phật Đản, Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn, không chỉ có chùa Tiên Châu mà các ngôi chùa khác trên cù lao An Bình đều có làm lễ khá long trọng, thu thút được nhiều người dân và khách du lịch đến tham quan tìm hiểu và tham gia các hoạt động cúng lễ. Cụ thể như:

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 29 + Lễ Thượng ngươn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng giêng âm lịch. Sau thời gian nghỉ ngơi, đón Tết cổ truyền, nông dân tất bật chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Trước khi ra đồng họ tổ chức lễ cúng tế Trời, Phật, các vị thần. Nội dung lễ là cúng cầu an cho nhân dân, cúng cầu siêu cho các vong linh. Để chuẩn bị lễ, nhà chùa phải chuẩn bị trước đó một ngày tức ngày 14, các vị sư trang hoàng bàn thờ cho đầy đủ lễ vật và chuẩn bị sẵn thực phẩm chay, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để đáp ứng cho khách thập phương đến bái Phật.

+ Lễ Trung ngươn (Vu lan): Diễn ra trong hai ngày là 14, 15 tháng 07 âm lịch, đây là một ngày lễ quan trọng trong năm thu hút đông đảo người dân địa phương, tăng ni, phật tử. Ngày lễ này có ý nghĩa hướng về việc báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn có ý nghĩa giáo dục đạo làm con, tình thương yêu đồng bào. Sau khi hành lễ, cúng vái xong người dân còn được mời ở lại dự bữa tiệc chay thịnh soạn.

+ Lễ Hạ ngươn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng 10 âm lịch, là thời điểm thu hoạch lúa xong. Người dân tổ chức tạ ơn trời đã ban cho họ trúng mùa. Các phật tử đến chùa tạ đức Phật và cầu an, cầu siêu cho gia đình.

+ Lễ Phật Đản: Vào mùng 08 tháng 4 âm lịch, đến ngày này các chùa đều tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. Như bao lễ khác, các công đoạn cúng lễ cũng giống nhau, nhưng trong lễ Phật Đản có khác một chút là thầy trụ trì chuẩn bị nhiều thố nước thật trong được đun sẵn với nhiều loại hoa thơm: hoa quế, hoa sen…Sau cầu nguyện, thầy bế tượng đức Phật vào thố nước đã chuẩn bị trước, lấy ca chế nước thật nhẹ từ trên đỉnh tượng xuống chân tượng cho sạch bụi trần. Tắm xong, cầu nguyện một lần nữa và trụ trì ôm tượng đi 03 vòng quanh chánh điện, có một người đi theo phía sau cầm nhiều loại hoa thơm trên tay, thầy đi đến đâu thì người đó rải những hoa thơm lên bàn thờ tượng trưng cho mỗi bước đi của đức Phật đều có hoa. Nhìn chung, các ngôi chùa trên cù lao An Bình có qui mô vừa phải, kiến trúc cũng khá độc đáo và các lễ hội hàng năm được tổ chức khá long trọng, cho nên ngoài việc thu hút người dân đến hành hương còn thu hút được nhiều khác du lịch đến tham quan. Việc kết hợp tham chùa chiền với các hoạt động du lịch khác trên cù lao An Bình, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch về lịch sử, kiến trúc và nét văn hóa tín ngưỡng của cư dân địa phương. Do có giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử và du lịch cho nên cần quan tâm việc trùng tu và quản lý tốt. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn yếu kém làm hạn chế khả năng tiếp cận với các ngôi chùa, do đó cần nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật góp phần thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

- Nhà thờ: trên cù lao An Bình có hai nhà thờ là nhà thờ Hòa Ninh và nhà thờ An Bình, đây là nơi hành lễ của các tính đồ Thiên Chúa giáo ở xã, nằm gần đường nhựa nên khả năng tiếp cận cao, tuy nhiên xét về mặt du lịch thì đến nay nhà thờ chỉ có người dân địa phương lui tới chứ chưa có phục vụ cho hoạt động du lịch. Nhà thờ khá

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 30 kiên cố nhưng qui mô còn nhỏ và kiến trúc thì khá bình thường nên chưa thu hút được khách du lịch đến tham quan. Cần phải bảo tồn và đầu tư thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, tạo cảnh quan đẹp hơn để kết hợp với việc phục vụ cho hoạt động du lịch. Góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cù lao An Bình.

- Các nhà xưa

Trên cù lao An Bình còn một vài ngôi nhà cổ với lối kiến trúc độc đáo và vững chắc, kiến trúc của các ngôi nhà cổ tiêu biểu cho một thời kì lịch sử của cù lao An Bình nói riêng và Nam Bộ nói chung. Một số kiểu kiến trúc nhà cổ như: nhà chữ đinh, chữ nhị, một số ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Pháp,.. hiện nay đa phần các ngôi nhà vẫn được bảo vệ cẩn thận cho nên kiến trúc vẫn giữ giống như xưa hoặc có thay đổi chút ít so với ban đầu và do được xây dựng bằng những loại gỗ quí hay những vật liệu xây dựng như xi măng nên các ngôi nhà vẫn còn rất vững chắc. Một số ngôi nhà cổ trên cù lao An Bình ngày nay đa phần được sử dụng để phục vụ cho hoạt động du lịch trong đó chủ yếu là loại hình du lịch homestay ví dụ như: nhà cổ ông Ba Lình (xã An Bình); nhà cổ Ông Cai Cường ( xã An Bình) mang phong cách kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XIX; nhà Ông Mai Quốc Nam (xã Bình Hòa Phước); Nhà sàn Ông Mười Đầy (xã Ninh Hòa) là nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa và một số nhà cổ khác mới được xây dựng sau này vì mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch như: nhà cổ ông Bảy Thời, nhà cổ của cô Út Trinh (xã Hòa Ninh).

Hiện nay, khách du lịch đến với cù lao An Bình không chỉ tham quan mà còn cần đến dịch vụ lưu trú, ăn uống cho nên các nhà cổ ở đây là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Đến với các ngôi nhà cổ này khách không chỉ được tham quan vườn cây ăn trái hoặc vườn hoa kiểng, tìm hiểu kiến trúc cổ của ngôi nhà, nghe đàn ca tài tử mà còn có thể tham gia vào một số hoạt động sinh hoạt như một thành viên thật sự trong gia đình như cùng ăn, cùng ở và cùng làm. Sống tại đây theo loại hình du lịch homestay, khách du lịch có thể hiểu hơn về kiến trúc ngôi nhà, ngắm cảnh và hiểu được nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt của người dân địa phương. Do các ngôi nhà cổ có thể phục vụ cho hoạt động du lịch cho nên cần chú trọng công tác bảo tồn, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho khách du lịch nhưng phải đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên và không làm mất vẻ đẹp cổ kính vốn có của ngôi nhà.

2.2.2.2. Lễ hội

Lễ hội không chỉ là nét sinh hoạt truyền thống của dân tộc mà nó còn là dịp để mọi người có thể xích lại gần với nhau hơn. Ngày nay, khi du lịch phát triển mạnh mẽ tại cù lao An Bình những giá trị văn hóa của dân tộc, địa phương đã trở thành tài nguyên du lịch vô giá trong đó phải kể đến giá trị của những lễ hội trong năm. Các lễ hội góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ấn tượng cho khách du lịch khi đến nơi đây. Thông qua việc tham gia, tìm hiểu lễ hội khách du lịch có thể hiểu thêm phần nào nét đẹp văn hóa, sự tín ngưỡng của người dân địa phương. Hàng năm, các lễ

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 31 hội trên cù lao An Bình thu hút đông đảo người dân đến tham gia và một số khách du lịch đến cúng viếng, hành lễ. Với nhiều lễ hội như: lễ Kỳ Yên, Hạ Điền và Thượng Điền được tổ chức tại các đình làng; lễ Phật Đản, Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn được tổ chức long trọng tại các ngôi chùa trên cù lao An Bình.Tuy nhiên, số khách du lịch tham gia vào lễ hội thì còn chưa nhiều do một số lễ hội có qui mô nhỏ, chưa thu hút được nhiều khách du lịch, đa phần khách du lịch đến cù lao An Bình chỉ để tham quan phong cảnh thiên nhiên và chưa có sự kết hợp việc tham dự các lễ hội văn hóa truyền thống nơi đây. Để giúp cho lễ hội này thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người kể cả khách du lịch thì cần chú trọng việc tổ chức lễ hội tốt hơn cả phần lễ lẫn phần hội; tổ chức thêm nhiều trò chơi dân gian trong phần hội và nhiều tiết mục hấp dẫn ví dụ như thả hoa đăng trên sông nhân dịp lễ Vu Lan báo hiếu; đầu tư

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)