Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 81)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Trong khi đó, trên cù lao An Bình hiện nay chỉ có vài loại hình du lịch, sản phẩm du lịch thì còn khá đơn điệu, bị trùng lắp và ít tính sáng tạo nên chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có. Do vậy, bên cạnh duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có, thì cần sáng tạo tìm ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch.

Cần phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, vừa sản xuất những sản phẩm hấp dẫn để bán cho khách du lịch mua về làm quà cho bạn bè người thân, vừa phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu qui trình sản xuất. Có thể hướng dẫn khách tự tay hoàn thành một sản phẩm, hay làm một vài công đoạn đơn giản để giúp khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc hơn về nơi đây. Khuyến khích các điểm du lịch tự tạo ra sản phẩm lưu niệm cho khách, hạn chế tình trạng mua sản phẩm từ nơi khác rồi bán cho khách, điều này làm cho khách không có ấn tượng riêng về du lịch trên cù lao An Bình. Có thể kết hợp hoạt động du lịch homestay với việc đưa khách đi tham quan các làng nghề truyền thống như: làng nghề làm nước mắm, làng nghề nuôi ong mật,... Bên cạnh đó, trái cây tại các điểm du lịch cũng là một trong những sản phẩm mà khách hay mua về làm quà.

Sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon và độc đáo để đãi khách, các món ăn đó phải đặc sắc để tạo ấn tượng tốt cho du khách và nó có thể trở thành đặc sản của riêng cù lao An Bình. Chủ nhà có thể hướng dẫn khách du lịch tham gia vào một vài công đoạn làm món ăn như: câu cá, chày cá, mò ốc, hái rau, gói bánh, nấu nướng,…khi tham gia vào những công việc trên, có thể giúp khách cảm thấy hào hứng và có ấn tượng sâu sắc về món ăn hơn, vì khách được hướng dẫn, được làm và được thưởng thức, cảm giác như khách là một người thân thật sự trong gia đình.

Các điểm du lịch cũng cần có nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao để phục vụ khách nhiều hơn, nhằm nâng cao thu nhập của người dân và tăng khả năng tiêu xài của khách. Khuyến khích mỗi điểm sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới mẻ tránh sự trùng lắp gây nhàm chán cho khách du lịch. Chú trọng việc giúp khách có thể hòa nhập vào cuộc sống của gia đình đúng theo lý thuyết của loại hình du lịch homestay, nhằm giúp cho khách hiểu được nét văn hóa, sinh hoạt của cư dân địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với gia đình.

Phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức các lễ hội dân gian Nam bộ như: lễ hội trái cây, lễ hội ẩm thực, hội thảo về nông nghiệp, ngư nghiệp,..Các lễ hội

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 74 nên được tổ chức luân phiên, định kỳ ở các xã cù lao để làm đa dạng sản phẩm du lịch và góp phần quảng bá hình ảnh để thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)