Định hướng phát triển du lịch trên cù Lao An Bình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 77)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Định hướng phát triển du lịch trên cù Lao An Bình

3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Hiện nay, trên cù lao An Bình có nhiều sản phẩm du lịch, tuy nhiên các sản phẩm du lịch ở đây lại mang tính chất “rập khuôn” thiếu sáng tạo. Với quan niệm của các điểm, KDL là nên “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản phẩm du lịch, hay vì lí do thấy điểm du lịch làm ăn có hiệu quả nên nhiều hộ dân đã làm theo, nhưng nhiều nơi đã “copy” gần như toàn bộ mô hình những khu, điểm du lịch mà mình có điều kiện tham quan, khảo sát, họ không tìm cách tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, đặc sắc nên có nhiều điểm du lịch chưa thu hút được nhiều khách du lịch. Và ít khi khách du lịch đến tham quan nhiều điểm du lịch tại đây vì sản phẩm du lịch hầu như giống nhau.

Để thu hút được nhiều khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu cho các hoạt động du lịch trên cù lao An Bình của khách du lịch, địa phương cần tập trung tạo ra nhiều sản phẩm du lịch vừa mang tính thống nhất thể hiện nét đặc sắc của địa phương, vừa mang yếu tố độc đáo của riêng mình. Trên cơ sở duy trì những sản phẩm du lịch đã có như: tham quan sông nước miệt vườn, tham quan các làng nghề truyền thống, tham quan và tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống tại địa phương, thưởng thức thể loại nhạc truyền thống, tìm hiểu văn hóa sinh hoạt của người dân thông qua loại hình du lịch homestay,...và không ngừng tìm ra các sản phẩm du lịch mới. Tại các điểm du lịch đặc biệt là các điểm du lịch homestay có thể có nhiều sản phẩm du lịch khác nhau, nhưng cần hạn chế tình trạng sao chép các sản phẩm du

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 70 lịch tại nơi khác ví dụ như: ngoài việc phục vụ khách du lịch ăn uống, nghỉ ngơi qua đêm, có thể bán vé cho khách tham quan vườn cây ăn trái, cho khách thuê đạp xe đi dạo quanh cù lao, tự sản xuất và bán hàng lưu niệm cho khách, giúp khách cùng tham gia các hoạt động như trồng cây, tát ao bắt cá, chèo xuồng,...và mỗi điểm du lịch có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ khác để tạo đặc sắc riêng cho mình.

Hoạt động du lịch homestay hiện nay tại cù lao An Bình còn nặng về loại hình lưu trú, không đúng với cách thức tổ chức của hoạt động du lịch homestay theo lý thuyết. Trong thời gian tiếp theo, cần thay đổi cách thức tổ chức hoạt động của loại hình du lịch homestay ở nơi đây như: giúp khách du lịch có thể hòa nhập vào cuộc sống và sinh hoạt của gia đình thông qua việc cùng nấu, cùng ăn, cùng làm việc, cùng trò chuyện với khách. Tạo sự gần gũi giữa chủ nhà và khách du lịch, từ đó giúp khách có thể hiểu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống của người dân nơi đây.

Bên cạnh duy trì các sản phẩm du lịch đã có và tìm tòi sáng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, cũng cần quan tâm việc đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch. Như vậy mới thu hút, kéo dài thời gian lưu trú và tăng số lần quay lại của khách du lịch.

3.2.2. Định hướng về địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Hiện nay ngành du lịch trên cù lao An Bình phát triển rất tốt, thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động du lịch. Nhìn chung, các điểm du lịch tập trung chủ yếu ở gần các mé sông, còn các điểm du lịch homestay thì tập trung nhiều ở ba xã An Bình, Hòa Ninh và Bình Hòa Phước, trong đó xã An Bình là nơi tập trung rất nhiều điểm du lịch vườn, du lịch homestay và KDL. Do ba xã này có lợi thế là nằm cạnh con sông Cổ Chiên, nên có thể thu hút khách từ thành phố Vĩnh Long thông qua bến phà An Bình hoặc phà Đình Khao, ngoài ra do sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên thuyền ghe có thể vào tới các điểm du lịch này. Bên cạnh đó, xã Bình Hòa Phước còn tiếp giáp với tỉnh Bến Tre thông qua quốc lộ 57 và tiếp giáp con sông Tiền cho nên có thể đón khách du lịch đến từ Bến Tre và khách đi theo tour từ chợ nổi Cái Bè.

Để hoạt động du lịch trên cù lao An Bình nói chung và loại hình du lịch homestay nói riêng được phát triển tốt hơn. Cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch về chuyên môn nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ tại cả ba xã trên. Trong đó chú trọng đầu tư và phát triển loại hình du lịch homestay tại xã An Bình, vì nơi đây đã được tham mưu UBND tỉnh ra chủ trương thực hiện lập dự án “xây dựng mô hình du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng”. Hiện tại đang trong thời gian hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan. Dự kiến tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2014 đến 2017. Bên cạnh đó, do xã An Bình nằm gần thành phố Vĩnh Long thuận lợi trong việc thu hút nhiều khách du lịch đến từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, TP. HCM, thành phố Vĩnh Long và nhiều khách quốc tế đi theo tour thông qua

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 71 bến phà An Bình hoặc tàu thuyền du lịch. Ngoài ra, do du lịch nơi đây phát triển trước các xã khác cho nên người dân cũng có kinh nghiệm phục vụ du lịch nhiều hơn. Nơi đây cũng là nơi tập trung nhiều khu du lịch, điểm du lịch sinh thái vườn, làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa, cho nên có thể kết hợp loại hình du lịch homestay với các loại hình du lịch khác, nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách.

Thêm vào đó, cần khuyến khích người dân và các nhà đầu tư mở thêm các điểm du lịch hấp dẫn có hiệu quả hoạt động cao và chất lượng dịch vụ tốt tại xã Đồng Phú, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động du lịch, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

3.2.3. Định hướng thị trường khách du lịch

Khách du lịch đến cù lao An Bình đều tăng qua các năm. Tổng lượt khách năm 2012 là 900.000, trong đó lượng khách nội địa chiếm số đông với 700.000 khách còn lại là 200.000 khách quốc tế. Ước thực hiện chỉ tiêu khách du lịch Quí IV năm 2013 như sau: tổng lượt khách là 230.000 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 60.000 lượt, khách nội địa là 170.000 lượt và tổng doanh thu là 48 tỷ đồng. Do số lượng khách nội địa đến tham quan Vĩnh Long luôn tăng qua các năm và chiếm số lượng lớn, nên định hướng chung của tỉnh Vĩnh Long là tập trung vào thị trường khách nội địa. Tuy nhiên, tùy theo từng loại hình du lịch và mục đích đi du lịch của khách, ta sẽ có từng đối tượng khách khác nhau. Nếu định hướng chung về thị trường khách cho du lịch trên cù lao An Bình, ta cần quan tâm công tác marketing thu hút khách du lịch nội địa, trong đó cần chú trọng đối tượng khách đến từ các tỉnh vùng ĐBSCL. Ngoài ra, cần thu hút thêm lượng khách đến từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, duyên hải Nam Trung Bộ và việc thu hút thêm khách du lịch quốc tế cũng cần được quan tâm.

Đối với các hoạt động tham quan và vui chơi giải trí tại các điểm du lịch sinh thái vườn và KDL Vinh Sang thì hướng tới đối tượng khách du lịch nội địa. Còn đối với loại hình du lịch homestay, ta nên chú trọng việc quảng bá hình ảnh và marketing hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế, vì khách du lịch quốc tế có nhu cầu tìm hiểu về nét văn hóa của người dân địa phương, thông qua việc cùng ăn, cùng ở và cùng làm với mọi thành viên trong gia đình nơi đây, theo loại hình du lịch homestay. Trong thị trường khách du lịch quốc tế, ta cần chú tâm vào thị trường khách châu Âu, châu Úc, Bắc Mỹ như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan, Canada, Australia. Bên cạnh đó, cũng phải hướng đến thị trường khách châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,....Trong đó, cần hướng đến đối tượng khách du lịch quốc tế đi theo tour, vì khách du lịch đi theo tour thường là có thu nhập cao cho nên họ có khả năng chi tiêu cao hơn các vị khách tây ba lô. Tuy nhiên, nếu chỉ chú tâm vào đối tượng khách quốc tế sẽ không đảm bảo lượng khách đến vào mùa mưa, do ảnh hưởng bởi tính mùa vụ cho nên bên việc ưu tiên đối tượng khách quốc tế cũng cần coi trọng việc thu hút nhiều

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 72 khách du lịch nội địa, để đảm bảo được lượng khách đến đây dù cho mùa vắng khách.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÙ LAO AN BÌNH, HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG BÌNH, HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du lịch nào đó, nguồn nhân lực chính là đối tượng phục vụ khách du lịch, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ và mức độ hài lòng của khách du lịch. Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch hiện tại đã đủ cho hoạt động du lịch trên cù lao An Bình. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực còn chưa cao, đa phần là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó đáng quan tâm nhất là trình độ ngoại ngữ của người làm du lịch. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động du lịch cao hơn, thì việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực là một yêu cầu rất quan trọng.

Cần tổ chức các lớp học nâng cao kinh nghiệm, trình độ và kiến thức về du lịch cho những người đang làm du lịch, trong đó cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên của mỗi điểm du lịch, nội dung đào tạo cụ thể như: phương thức tổ chức hoạt động du lịch, thái độ phục vụ, nghiệp vụ buồng phòng, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, vệ sinh an toàn thực phẩm,...nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho người làm du lịch. Bên cạnh đó, các tổ chức ban ngành cũng cần tổ chức các chương trình giới thiệu và cung cấp những kiến thức cơ bản về du lịch cho người dân, để chuẩn bị sẵn kiến thức hữu ích về hoạt động du lịch cho những ai có nhu cầu làm du lịch trong tương lai. Khuyến khích sự học hỏi kinh nghiệm của các điểm du lịch trong các chuyến đi khảo sát, tham quan các điểm du lịch khác trên địa bàn, trong và ngoài nước.

Do hiện nay người làm du lịch chủ yếu là trung niên trở lên trí nhớ kém và hay quên các kiến thức đã học, cho nên việc nâng cao trình độ cũng phải hướng tới đối tượng chính đó chính là những người trẻ tuổi, nhất là các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường và nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch. Lí do nhắm tới đối tượng này vì trẻ tuổi sẽ giúp nhớ kiến thức đã học lâu hơn, có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách du lịch nên kiến thức sẽ được vận dụng ngay và hiệu quả sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là đối tượng ưu tiên để đào tạo, nâng cao kiến thức cho nên các thành viên khác cũng phải tham gia. Trình độ ngoại ngữ cần được chú trọng để phục vụ cho du khách quốc tế, vì chủ nhà cần giao tiếp nhiều với khách, nếu chỉ giao tiếp bằng những câu đơn giản cũng chưa tạo được sự thấu hiểu giữa khách du lịch và người làm du lịch. Trong đó, cần coi trọng việc đào tạo Anh văn chuyên ngành về du lịch, nhà hàng, khách sạn cho người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức và trách nhiệm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

Kết hợp với các công ty du lịch, đưa hướng dẫn viên đi theo đoàn để có thể giúp đỡ và phiên dịch cho khách du lịch. Đối với cán bộ quản lí du lịch, cần có kế hoạch bồi

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 73 dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực quản lý, giúp cho hoạt động du lịch được phát triển tốt hơn.

3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Trong khi đó, trên cù lao An Bình hiện nay chỉ có vài loại hình du lịch, sản phẩm du lịch thì còn khá đơn điệu, bị trùng lắp và ít tính sáng tạo nên chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có. Do vậy, bên cạnh duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có, thì cần sáng tạo tìm ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch.

Cần phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, vừa sản xuất những sản phẩm hấp dẫn để bán cho khách du lịch mua về làm quà cho bạn bè người thân, vừa phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu qui trình sản xuất. Có thể hướng dẫn khách tự tay hoàn thành một sản phẩm, hay làm một vài công đoạn đơn giản để giúp khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc hơn về nơi đây. Khuyến khích các điểm du lịch tự tạo ra sản phẩm lưu niệm cho khách, hạn chế tình trạng mua sản phẩm từ nơi khác rồi bán cho khách, điều này làm cho khách không có ấn tượng riêng về du lịch trên cù lao An Bình. Có thể kết hợp hoạt động du lịch homestay với việc đưa khách đi tham quan các làng nghề truyền thống như: làng nghề làm nước mắm, làng nghề nuôi ong mật,... Bên cạnh đó, trái cây tại các điểm du lịch cũng là một trong những sản phẩm mà khách hay mua về làm quà.

Sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon và độc đáo để đãi khách, các món ăn đó phải đặc sắc để tạo ấn tượng tốt cho du khách và nó có thể trở thành đặc sản của riêng cù lao An Bình. Chủ nhà có thể hướng dẫn khách du lịch tham gia vào một vài công đoạn làm món ăn như: câu cá, chày cá, mò ốc, hái rau, gói bánh, nấu nướng,…khi tham gia vào những công việc trên, có thể giúp khách cảm thấy hào hứng và có ấn tượng sâu sắc về món ăn hơn, vì khách được hướng dẫn, được làm và được thưởng thức, cảm giác như khách là một người thân thật sự trong gia đình.

Các điểm du lịch cũng cần có nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao để phục vụ khách nhiều hơn, nhằm nâng cao thu nhập của người dân và tăng khả năng tiêu xài của khách. Khuyến khích mỗi điểm sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới mẻ tránh sự trùng lắp gây nhàm chán cho khách du lịch. Chú trọng việc giúp khách có thể hòa nhập vào cuộc sống của gia đình đúng theo lý thuyết của loại hình du lịch homestay, nhằm giúp cho khách hiểu được nét văn hóa, sinh hoạt của cư dân địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với gia đình.

Phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức các lễ hội dân gian Nam bộ như: lễ hội trái cây, lễ hội ẩm thực, hội thảo về nông nghiệp, ngư nghiệp,..Các lễ hội

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 74 nên được tổ chức luân phiên, định kỳ ở các xã cù lao để làm đa dạng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)