6. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Tài nguyên du lịch tại cù lao An Bình
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Cù lao An Bình là điểm du lịch xanh thu hút mỗi năm 400 – 500 ngàn lượt du khách bởi thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này những món quà vô giá về tự nhiên, giúp cho hoạt động du lịch trên cù lao phát triển tốt trong nhiều năm qua.
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 25 Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động du lịch. Khí hậu trên cù lao An Bình thích hợp với sức khỏe con người, nhiệt độ không quá nóng và khá mát mẻ so với các khu vực khác trên đất liền. Nơi đây có khí hậu nóng ẩm quanh năm, vào mùa khô số giờ nắng mỗi ngày là 07 – 08 giờ, trong khi thực tế cho thấy những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao, thường có sức thu hút cao và tạo nhiều ấn tượng cho khách du lịch, đặt biệt là với khách du lịch nước ngoài. Nơi đây cũng rất ít khi có bão, đa phần chỉ bị ảnh hưởng bởi các dãy áp thấp. Tuy nhiên, khi có bão sẽ có mưa lớn và giông gió gây gẫy đỗ cây cối và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, nhưng nơi đây chỉ xảy ra bão nhỏ nên không gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Cù lao An Bình hàng năm có hai mùa rõ rệt nên đã tạo ra tính mùa vụ cho hoạt động du lịch, lượng khách đến đây thường không ổn định nhất là khách quốc tế. Khách quốc tế đến nhiều vào mùa khô do vào thời điểm này các hoạt động du lịch và sinh hoạt của người dân diễn ra rất tốt, còn mùa mưa lượng khách đến đây giảm dần. Bên cạnh khách du lịch nước ngoài, thì cù lao An Bình vẫn thu hút được nhiều khách du lịch nội địa vào mùa hè, lễ, tết cho nên đã hạn chế được tính mùa vụ trong du lịch bởi khách du lịch nước ngoài. Khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó có loại hình du lịch homestay. Đa phần khách du lịch tham gia vào loại hình du lịch này là khách nước ngoài, trong khi đó khách du lịch quốc tế rất thích khí hậu mát mẻ, trong lành và có nhiều giờ nắng như ở đây, tuy nhiên lại bị hạn chế bởi tính mùa vụ trong du lịch. Nếu loại hình du lịch homestay thu hút được thêm nhiều khách nội địa sẽ góp phần hạn chế tính mùa vụ nếu chỉ phục vụ khách quốc tế.
2.2.1.2. Sông ngòi – địa hình:
Là một vùng đất được bao bọc bởi hai con sông lớn cùng với dạng địa hình bị cắt xẽ bởi hệ thống sông ngồi kênh rạch chằng chịt, nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, đã giúp cho An Bình một lợi thế rất lớn trong việc phát triển hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch. Với địa hình bị cắt xẻ bởi nhiều sông ngòi, kênh rạch làm cho giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giao thông đường thủy lại rất phát triển, do người dân xứ cù lao sớm biết sử dụng ghe xuồng trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa,... Bên cạnh đó, với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt còn tạo nên nhiều lợi thế cho việc phát triển du lịch nơi đây, nhất là loại hình du lịch sông nước miệt vườn. Khách du lịch có thể ngồi trên những chiếc ghe, xuồng, thuyền máy len lõi vào trong những con sông, rạch và các KDL trên cù lao để tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân. Thêm vào đó, địa hình bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra bình thường. Các điểm du lịch thường tập trung gần mé sông cho nên khách du lịch có thể đến đây bằng tàu, thuyền và cù lao An Bình có vị trí nằm ngay trên tuyến sông lớn, dễ tiếp cận với các
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 26 tỉnh lân cận bằng cả đường bộ và đường thủy do đó cù lao An Bình có lợi thế trong việc phát triển các tuyến du lịch với các tỉnh vùng ĐBSCL.
2.2.1.3. Hệ sinh thái vườn cây ăn trái:
Hệ sinh thái vườn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch trên cù lao An Bình. Những vườn cây ăn trái ở đây phát triển một phần nhờ công sức chăm sóc của người dân, một phần nhờ những yếu tố thiên thời, địa lợi. Đa phần vườn cây ăn trái nơi đây là hệ sinh thái nhân tạo thuộc kiểu vườn nhà. Đây là một hệ thống sử dụng đất với cấu trúc bao gồm nhà và vườn, do vườn được thiết kế theo kiểu lên liếp để đảm bảo việc tưới tiêu nên đôi khi nhà vườn còn tận dụng các ao hồ để nuôi thủy sản. Vườn cây ăn trái nơi đây quanh năm trái trĩu quả, với nhiều loại trái cây đặc sản tiêu biểu cho miền Nam, nhiều loại cây trồng được trồng lâu năm tán cây to lớn tạo ra bóng râm mát mẽ làm giảm nhiệt độ không khí trong những ngày nóng nực, góp phần làm cho không khí thêm trong lành, ngăn bụi và các chất độc hại trong không khí. Vườn nhà còn tạo cảnh quan cho môi trường. Bên cạnh các cây ăn trái, nhiều nơi còn trồng thêm hoa kiểng cộng thêm sông nước mênh mông đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho vùng sông nước miệt vườn. Chính nhờ vào những ưu điểm vừa nói ở trên đã giúp cho các vườn nhà ở cù lao An Bình trở thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Khách đến đây có thể tham quan, nghỉ ngơi, chụp ảnh và mua trái cây tại vườn về làm quà cho mọi người. Bên cạnh đó, du khách khi đến với cù lao An Bình còn quan tâm nhiều đến tập quán canh tác, chăm sóc vườn cây cho nên đôi lúc chủ vườn sẽ trở thành hướng dẫn viên, giới thiệu cho khách du lịch hiểu rõ hơn về công việc làm vườn hàng ngày của mình, vì bản thân các nhà vườn là người có kinh nghiệm trong việc chăm sóc vườn cây ăn trái. Thường thì nhà nào có vườn rộng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản, chịu khó đầu tư và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh sẽ có một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đối với điểm du lịch homestay chủ nhà thường kết hợp kiến trúc nhà cổ với vườn cây ăn trái để làm điểm du lịch phục vụ du khách, khách du lịch homestay rất thích môi trường trong lành, mát mẻ và nhiều loại trái cây ngon do vườn cây ăn trái mang lại nhất là vào mùa trái cây chín. Việc kết hợp với kiến trúc cổ của ngôi nhà, đã làm cho cảnh quan thêm đẹp và tiêu biểu cho cảnh quan vùng sông nước miệt vườn.
Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cù lao An Bình đã trở thành điểm du lịch xanh thu hút cả khách nội địa lẫn khách quốc tế bởi phong cảnh hữu tình, không khí trong lành mát mẻ. Cù lao An Bình có 4 xã, mỗi xã đều có thế mạnh để phát triển du lịch, đây là điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy sự phát triển du lịch của cù lao.
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa và nhà cổ
Là một vùng đất được hình thành sau do phù sa bồi đắp nên lịch sử khai thác không được lâu đời như những vùng đất khác. Nhưng trên mãnh đất cù lao này lại có
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 27 khá nhiều các di tích lịch sử lâu đời mang giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc độc đáo. Hiện nay, tại cù lao An Bình có khoảng 10 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có đình, chùa, nhà thờ, ngoài ra còn nhiều ngôi nhà cổ mang kiến trúc cổ xưa. Hệ thống các đình làng, chùa chiền và nhà thờ thì tập trung nhiều ở hai xã cù lao là xã Hòa Ninh và xã An Bình và hầu hết tập trung gần mé sông nên dễ tiếp cận bằng đường thủy. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ dẫn tới các điểm di tích còn rất hạn chế, chủ yếu là đường giao thông nông thôn nên khả năng tiếp cận bằng đường bộ còn thấp, chỉ có chùa Tiên Châu và nhà thờ An Bình là hai nơi gần tuyến đường giao thông nhựa nên dễ tiếp cận. Các ngôi đình làng và chùa tại đây mỗi năm thường tổ chức nhiều lễ hội thu hút đông đảo người dân và một số khách du lịch đến đây tham quan và hành hương. Còn các ngôi nhà cổ thì phân bố rộng khắp ba xã An Bình, Hòa Ninh và Bình Hòa Phước, các ngôi nhà nhìn chung vẫn giữ được kiến trúc cổ chỉ thay đổi chút ít do thời gian, nhà cổ cũng là một trong những tài nguyên quí giá phục vụ cho hoạt động du lịch, nhất là phục vụ ăn uống và lưu trú cho khách theo loại hình du lịch homestay. Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và các nhà cổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Khi du lịch phát triển, nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ đóng góp một phần kinh phí để duy trì và bảo dưỡng cơ sở vật chất kĩ thuật cùng với các lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa và các nhà cổ trên cù lao An Bình.
- Một số đình làng điển hình trên cù lao An Bình
Đa phần các đình làng trên cù lao An Bình đều nằm gần nhà dân, cạnh sông rạch, hoặc đường giao thông nông thôn, xung quanh là những vườn cây trái, một vị trí thuận lợi để tạo nên các điểm tham quan cho du khách. Nơi đây hiện nay có ba ngôi đình làng tiêu biểu là đình Hòa Ninh - di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh; đình An Bình và đình Bình Lương.
Hàng năm, các đình làng đều có tổ chức những lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công đức các vị thần linh, anh hùng liệt sĩ, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu như: lễ hội Kỳ Yên, Hạ Điền và Thượng Điền. Vật dâng cúng gồm: Hương, hoa, trà, rượu, xôi, bánh, heo quay, thịt bò, trái cây. Điển hình như: Đình thần Hòa Ninh có các lệ cúng: Lễ Hạ Điền ngày 10/3 âm lịch; lễ Thượng Điền ngày 15 – 16/10 âm lịch; ba năm đáo lệ Kỳ Yên một lần. Đình Bình Lương và đình An Bình tổ chức lễ Kỳ Yên ngày 16/3 âm lịch, ba năm tổ chức một lần; lễ Hạ Điền 10/5; lễ Thượng Điền vào 16/11 hàng năm. Trong ngày lễ Kỳ Yên còn hát xướng, tuy nhiên nó không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu. Lễ hội tại các đình làng là dịp để dân làng họp mặt, vui chơi, bàn chuyện làng chuyện xóm, hỏi thăm sức khỏe và đây cũng là dịp để mọi người chia sẽ kinh nghiệm làm vườn với nhau, lễ hội này còn có ý nghĩa thắt chặt tình cộng đồng...
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 28 Tuy nhiên, hiện nay các đình làng trên cù lao An Bình chưa thu hút được du khách đến tham quan tìm hiểu, chủ yếu là người dân địa phương đến hành hương và cúng vái vì qui mô còn nhỏ hẹp, kiến trúc chưa tạo được ấn tượng cho du khách. Các lễ hội được tổ chức khá đơn giản, thiếu đầu tư và không chú trọng phần hội, nên cũng không thu hút được khách du lịch đến tham gia. Khả năng tiếp cận bằng đường bộ còn hạn chế, vì cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Do đó để phục vụ hoạt động du lịch tốt cần có những biện pháp trùng tu, sửa chữa các đình làng và nâng cao qui mô của các lễ hội để thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến để hành hương và tham quan, tìm hiểu.
- Chùa chiền trên cù lao An Bình.
Hiện tại trên cù lao An Bình ngoài di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là chùa Tiên Châu, còn có một số chùa chiền khác điển hình như: Chùa Hưng Vạn Tự, Chùa Hòa Ninh, Chùa Mục Đồng, Chùa Đồng Phú. Nhìn chung, chùa chiền trên các cù lao đều được trùng tu, xây dựng khang trang. Bên trong, có nhiều tượng phật đẹp có giá trị với nhiều loại cây kiểng, hoa kiểng. Trong số đó thì nổi bậc nhất là chùa Tiên Châu.
Chùa Tiên Châu tọa lạc tại ấp Bình Lương, xã An Bình. Chùa cách Thành phố Vĩnh Long khoảng một cây số bởi con sông Cổ Chiên, chỉ cần qua phà An Bình, đi một đoạn ngắn là đến chùa Tiên Châu. Chùa được xây dựng lại vào năm Kỷ Hợi (1899) sau hàng trăm năm hình thành và phát triển, chùa Tiên Châu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ, ngày 12-12-1994. Chùa Tiên Châu có tên chính thức là Di Đà Tự vì chùa này thờ phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc. Sau này đổi tên là Chùa Tiên Châu. Nội điện chùa được trang trí đẹp đẽ, trang nhã. Giữa tứ trụ là khánh thờ, bên trong tôn trí pho tượng Phật Di Đà khổng lồ. Dưới tượng Phật Di Đà là bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca tọa thiền, Phật Thích Ca đản sinh. Phía sau tượng Phật Di Đà là tượng Phật Di Lặc cũng to lớn đặc biệt. Hai bên vách hông là khánh thờ thần Già Lam, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập điện Diêm vương, Ngọc Hoàng Thượng đế,...Tất cả các pho tượng này đều được đắp, tạc bằng đất sét khéo léo, công phu, đậm nét mỹ thuật, được sơn son thếp vàng đẹp đẽ.Trong khuôn viên, phía trước chùa có tượng Phật Bà Quan Âm đứng uy nghi trên đài sen, bên trái chùa là tượng Phật Thích Ca tĩnh tọa dưới sự che chở của chín con rồng, bên phải chùa là tượng Phật Di Lặc với nụ cười viên mãn. Chùa Tiên Châu có kiến trúc đẹp và hàng năm tổ chức nhiều lễ hội nên thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến hành hương, khi đến đây khách du lịch còn có thể tìm hiểu về lịch sử với những vết tích chiến tranh ngày xưa trên những cây cột, thanh kèo; tìm hiểu về kiến trúc, nghe truyền thuyết về Bãi Tiên và đốt nén nhan khấn vái những điểu tốt lành.
Hàng năm, vào những ngày lễ lớn như lễ Phật Đản, Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn, không chỉ có chùa Tiên Châu mà các ngôi chùa khác trên cù lao An Bình đều có làm lễ khá long trọng, thu thút được nhiều người dân và khách du lịch đến tham quan tìm hiểu và tham gia các hoạt động cúng lễ. Cụ thể như:
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 29 + Lễ Thượng ngươn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng giêng âm lịch. Sau thời gian nghỉ ngơi, đón Tết cổ truyền, nông dân tất bật chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Trước khi ra đồng họ tổ chức lễ cúng tế Trời, Phật, các vị thần. Nội dung lễ là cúng cầu an cho nhân dân, cúng cầu siêu cho các vong linh. Để chuẩn bị lễ, nhà chùa phải chuẩn bị trước đó một ngày tức ngày 14, các vị sư trang hoàng bàn thờ cho đầy đủ lễ vật và chuẩn bị sẵn thực phẩm chay, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để đáp ứng cho khách thập phương đến bái Phật.
+ Lễ Trung ngươn (Vu lan): Diễn ra trong hai ngày là 14, 15 tháng 07 âm lịch, đây là một ngày lễ quan trọng trong năm thu hút đông đảo người dân địa phương, tăng ni, phật tử. Ngày lễ này có ý nghĩa hướng về việc báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn có ý nghĩa giáo dục đạo làm con, tình thương yêu đồng bào. Sau khi hành lễ, cúng vái xong người dân còn được mời ở lại dự bữa tiệc chay thịnh soạn.
+ Lễ Hạ ngươn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng 10 âm lịch, là thời điểm thu