Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 86)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.9. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

Cù lao An Bình là một trong những điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Vĩnh Long vì tài nguyên du lịch khá hấp dẫn, đặc biệt là môi trường nơi đây rất trong lành phù hợp với sức khỏe con người. Mặc dù hiện nay tác động đến môi trường do khách du lịch gây ra cho môi trường là rất nhỏ, tuy nhiên trong thời gian vừa qua do hoạt động kinh tế phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường nơi đây. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở khu vực dân cư, chợ, làng nghề làm ô nhiễm chất lượng nước mặt trên sông rạch. Bên cạnh đó, chính quyền địa

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 79 phương chưa có biện pháp xử lý rác và nước thải hợp lý nên phần lớn người dân vức rác sau nhà, xuống sông,… Ngoài ra, dư lượng thuốc và phân bón từ vườn cây ăn trái cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Khách du lịch đến đây nhất là khách quốc tế rất thất vọng khi thấy rác thải dưới các tuyến sông, vì họ cho rằng đây là một nơi nổi tiếng về du lịch sinh thái, môi trường cần được chú trọng bảo vệ. Do đó, việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong việc giữ gìn môi trường sống tốt cho mai sau và thu hút khách du lịch.

Đầu tiên, nên nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về việc bảo vệ môi trường thông qua các lớp tập huấn do các sở ban ngành tổ chức, trưng bày các pano, áp phích để tuyên truyền và vận động người dân thu gom và xử lý rác thải, để cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng hệ thống xử lý rác, nước thải. Chuồng trại nên xây dựng hệ thống biogas, vừa tận dụng để làm nhiên liệu vừa xử lý chất thải trước khi thải ra ao hồ, sông rạch. Đối với các điểm dân cư tập trung, các điểm du lịch, khu vực chợ cần có thùng chứa các chất thải rắn, đầu tư các thùng chứa rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi, đảm bảo có công nhân vệ sinh thu gom hằng ngày. Các chất thải có thể phân hủy thì ủ thành phân bón cho cây trồng, chất thải rắn có thể tái sử dụng hoặc tập trung đốt. Các hộ dân tham gia du lịch cần đầu tư cho việc sửa sang, xây mới nhà vệ sinh, phòng tắm đủ điều kiện phục vụ khách du lịch.

Thêm vào đó, các chủ vườn du lịch cần quan tâm chăm sóc hệ sinh thái của vườn nhà, thường xuyên bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây, sửa chữa các bờ liếp trong vườn, nạo vét các ao mương,…

3.3.10. Tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch

Hiện nay, phần lớn các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn hoạt động mang tính chất tự phát, lẻ tẻ, qui mô thì ở mức trung bình do vậy việc đầu tư mở rộng quy mô còn hạn chế, lao động trong lĩnh vực du lịch thường xuyên thay đổi, việc hiểu biết pháp luật và quy định ngành chưa chuyên sâu ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Nguyên nhân do địa phương còn chưa quản lý tốt hoạt động du lịch.

Vấn đề cần thiết đặt ra là phải thành lập nên một ban quản lý du lịch tại các xã cù lao, đẩy mạnh công tác quản lý có khoa học nhằm giám sát hoạt động du lịch chặt chẽ, chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn vốn,… giúp hoạt động du lịch tại cù lao An Bình được phát triển tốt và bền vững hơn. Việc quản lý, lãnh đạo du lịch là một quá trình từ lúc thống nhất đưa ra quyết định hoạt động, giám sát thực thiện và kiểm tra điều đặn khi đã hoạt động. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch. Bên cạnh đó, từng bước thiết lập hệ thống báo, thông tin qua mạng giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện tiếp cận nhanh các thông tin và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước và lao động trong ngành. Đồng thời phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 80 thức pháp luật về du lịch cho cả cộng đồng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra định kỳ, đột suất và nhắc nhở các cơ sở kinh doanh du lịch về việc quan tâm duy trì điều kiện hoạt động đã được công nhận, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách. Ngoài ra, cần chú trọng công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch; bảo đảm an toàn cho khách; thực hịên đầy đủ các chế độ báo cáo thống kê,… Không ngừng khảo sát và phát triển các điểm du lịch mới đạt chất lượng nhằm tạo điểm nhấn để nhân rộng mô hình trên địa bàn.

Thêm vào đó, hàng tháng ban quản lí du lịch cùng các ban ngành chức năng như: ủy ban, các trưởng ấp và người dân tham gia du lịch nên có một cuộc họp để tổng kết, nêu những khó khăn cũng như rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý, phục vụ khách, từ đó đề những phương hướng, nhiệm vụ cho công tác xây dựng và phát triển mô hình du lịch homestay được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đồng thời, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch, tham gia thực hiện ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự và thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá. Cần xây dựng một mức giá chung cho các dịch vụ, cũng như quy định các khoản đóng góp từ lợi nhuận du lịch một cách rõ ràng. Nên xây dựng các quy định dành cho du khách, các công ty lữ hành cũng như chính cộng đồng tại điểm du lịch nhằm đảm bảo quản lý tốt các hoạt động du lịch.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng nhất là tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, như các doanh nghiệp của các lĩnh vực khác, để các doanh nghiệp này có cơ hội đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 81

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay tại cù lao an bình huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 86)