6. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Tình hình phát triển chung về du lịch tại cù lao An Bình
2.4.1.1. Tình hình khách du lịch
Vĩnh Long có vị trí không thuận lợi bằng những nơi khác như Cần Thơ, Tiền Giang.... nơi đây chỉ thuận lợi về giao thông đường thủy, còn giao thông đường bộ thì gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng ở đây cũng chưa phát triển, khả năng tiếp cận còn thấp nên số lượng khách du lịch đến Vĩnh Long hàng năm cũng chưa nhiều so với các tỉnh lân cận và chủ yếu là khách nội địa.
Bảng 1: Lượng khách du lịch đến Vĩnh Long giai đoạn 2008 – sáu tháng đầu 2013
Đơn vị: Lượt khách Năm 2008 2009 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013 Tổng lượt khách 570.000 630.000 665.000 830.000 900.000 455.700 Khách quốc tế 200.000 180.000 170.000 200.000 200.000 84.000 Khách nội địa 370.000 450.000 495.000 630.000 700.000 371.700
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Vĩnh Long, 2013)
Theo bảng số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, ta có thể thấy lượng khách đến với tỉnh có mức tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, chỉ tăng ở lượng khách nội địa, còn khách quốc tế lại có xu hướng giảm hoặc không tăng. Cụ thể, trong hai năm 2009 và 2010 lượng khách quốc tế đến với tỉnh lại giảm, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu cầu du lịch của khách không cao. Năm 2012, lượng khách quốc tế hầu như không tăng so với năm 2011 và 06 tháng đầu năm nay lượng khách cũng không cao, vào những năm trước khoảng đầu tháng 09 là lượng khách bắt đầu tăng, nhưng năm nay gần tới tháng 10 mà lượng khách vẫn còn ít. Trong khi đó, lượng khách nội địa đến với tỉnh luôn tăng đều qua các năm, ngay cả khi kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm là 23%, trong đó khách quốc tế là 19%. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đề ra (kế hoạch lượng khách tăng bình quân hàng năm là 15-20%).
Nếu năm 2012 lượng khách du lịch đến với Vĩnh Long chiếm 900.000 lượt thì cù lao An Bình là nơi thu hút 75 - 80% khách đến tham quan trong đó khách nội địa
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 40 chiếm số đông. Ngành nghề của khách rất đa dạng trong đó đa phần là học sinh, sinh viên, giáo viên, kinh doanh,... Khách lẻ chủ yếu là các bạn trẻ đi theo bạn bè đến đây để tham quan, thời gian lưu trú ngắn. Nếu khách đến tham quan và vui chơi giải trí thì đi về trong ngày, nếu khách đi lịch homestay thì thời gian lưu trú từ 01 đến 04 ngày trong đó 24.2% là một ngày một đêm, 37.1% là ở lại hai ngày và 30.6 % là ở ba ngày và 8.1% là ở lại 04 ngày trở lên. Trình độ học vấn của khách khá cao trong đó 1.6% trung học cơ sở, 30.6% trung học phổ thông, 1.6% trung cấp chuyên nghiệp, 41.9% cao đẳng đại học và 24.2% sau đại học.
Do hiện tại chưa có ban quản lý du lịch của từng xã trên cù lao, cho nên chưa có số liệu thống kê chính xác nói về tình hình khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch của riêng cù lao An Bình, các thông tin sau đây chủ yếu từ cuộc điều tra thực tế tại các điểm du lịch trên cù lao và số liệu về tình hình khách đến tỉnh Vĩnh Long của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
- Khách quốc tế: Khách quốc tế đến với các xã cù lao chủ yếu là mua tour của các công ty du lịch ở Vĩnh Long, TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có khách đi lẻ không mua tour tập trung chủ yếu là khách du lịch “Tây ba lô” nên mức chi tiêu của khách còn thấp. Quốc tịch của khách du lịch quốc tế chủ yếu là Canada, Australia, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan,..Thời gian họ đến đây chủ yếu vào các tháng mùa khô vì thời gian này các hoạt động du lịch trên cù lao An Bình được diễn ra khá thuận lợi, đường xá cũng không xấu như mùa mưa. Đối tượng khách này chủ yếu lưu trú tại các điểm du lịch homestay để có thể hiểu về nếp sống, văn hóa của người dân trên cù lao An Bình, tham quan các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, đi xe đạp dạo xung quanh cù lao. Tuy nhiên các dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, kém sức hấp dẫn nên không thu hút khách lưu trú dài ngày, lâu nhất là khoảng 07 ngày nhưng rất ít.
- Khách nội địa: Số lượng khách nội địa luôn tăng và chiếm đa phần lượng khách đến đây. Đa phần khách nội địa đến từ TP. HCM, các tỉnh miền Tây và một ít đến từ các tỉnh miền ngoài, họ thường đi theo gia đình và bạn bè. Khách nội địa đến đây đa phần tham quan các điểm du lịch vườn, KDL Vinh Sang. Thời gian lưu trú ngắn phần lớn là về trong ngày hoặc lưu trú tại Thành phố Vĩnh Long. Khách du lịch nội địa đóng vai trò lớn trong sự tăng nhanh của dòng du khách đến với các xã cù lao của Vĩnh Long. Thời điểm thu hút nhiều khách trong nước là vào cuối tuần, các ngày lễ, mùa trái cây, Tết, nhất là vào mùa hè.
Trong những năm gần đây do nền kinh tế thế giới gặp khó khăn nên lượng khách quốc tế có giảm hơn so với các năm trước. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh giữa các điểm du lịch và các hộ dân mở thêm nhiều điểm du lịch hơn, nên lượng khách được chia sẽ cho nhiều điểm du lịch mới.
2.4.1.2. Tình hình phát triển các loại hình du lịch tại cù lao An Bình
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 41 phát triển rất tốt với một vài loại hình du lịch đặc thù, gắn liền với các vườn cây ăn trái và nét văn hóa của địa phương, tiêu biểu như:
- Du lịch tham quan miệt vườn: Do diện tích các vườn trái cây khá rộng, cây trái xanh tốt quanh năm nhất là vào mùa thu hoạch, chủ vườn có thể kết hợp trồng cây ăn trái với việc bán vé cho khách tham quan. Giá vé dao động từ từ 25.000 đồng đến 35.000 đồng, khách du lịch sẽ được tham quan thoải mái và được “bao bụng” bằng các loại trái cây trong vườn hoặc 10.000-15.000 đồng/người nếu tham quan và ăn trái cây dĩa, nếu khách muốn nghỉ trưa có thể ngã lưng trên những chiếc võng hay những chiếc ghế đá tại các liều trong vườn. Hiện nay, loại hình du lịch này được tổ chức tại các điểm du lịch sinh thái vườn với một số điểm du lịch homestay và đang thu hút đông đảo khách du lịch nội địa đến tham quan nhất là vào mùa trái cây, lễ tết và mùa hè. Khách du lịch sau khi mua vé sẽ tự do tham quan và không có hướng dẫn viên, đôi khi chủ nhà ra tiếp khách và hướng dẫn khách hái trái. Nhìn chung, loại hình du lịch này đang có nhiều lợi thế và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục: nguồn nhân lực cho loại hình du lịch này đa phần là người nông dân, trình độ chuyên môn còn thấp nhất là trình độ ngoại ngữ, thường thì các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau phục vụ khách du lịch nên qui mô điểm du lịch cũng còn trung bình, chất lượng phục vụ chưa cao; hoạt động của các điểm du lịch còn mang tính tự phát, lẽ tẻ; đồng thời giá vé do các chủ điểm du lịch đưa ra, không có sự quản lý giá của chính quyền địa phương và cũng không có sự thống nhất giá giữa các điểm du lịch. Để loại hình du lịch này hoạt động tốt hơn cần có nhiều giải pháp hợp lý.
- Du lịch ẩm thực: thưởng thức và tìm hiểu văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu, trong các hoạt động mà khách du lịch tham gia khi đến với cù lao An Bình. Với các món ăn dân dã mà đặc trưng cho vùng ĐBSCL tiêu biểu như: cá Tai Tượng chiên xù, bánh xèo, chả giò, cá lóc nướng trui,...kết hợp với uống các loại rượu gạo, nếp, trà pha mật ong,.. Khách có thể thưởng thức ẩm thực nơi đây tại các KDL, điểm du lịch sinh thái vườn và điểm du lịch homestay. Khách có thể chọn món theo menu hoặc kết hợp dịch vụ câu cá, tát mương bắt cá. Giá cả tùy theo món ăn và từng nơi sẽ có cách tính giá khác nhau.
- Du lịch văn hóa: trên cù lao An Bình có hơn 10 di tích lịch sử-văn hóa trong đó có đình, chùa, nhà thờ. Tuy quy mô không lớn nhưng hàng năm thu hút được một lượng lớn dân hành hương đến đây, trong số đó có chùa Tiên Châu là ngôi chùa có kiến trúc đẹp và được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1994, khách du lịch đến đây có thể tham quan tìm hiểu và tham gia các lễ hội hàng năm tại các di tích lịch sử văn hóa. Ngoài ra, khi đến tham quan các điểm du lịch trên cù lao An Bình khách du lịch còn có thể nghe “Đàn ca tài tử” đây là một thể loại nhạc đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ, nhạc công và người hát cũng là người
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 42 dân ở địa phương, những giai điệu mượt mà từ các loại nhạc cụ và giọng ca ngọt ngào của người hát sẽ làm sao động lòng người nghe. Hiện nay, mỗi xã có nhiều đội đàn ca tài tử nếu khách du lịch có nhu cầu thưởng thức, thì điểm du lịch sẽ gọi đội đến để phục vụ văn nghệ cho khách.
- Du lịch làng nghề: Do nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống nên khách du lịch có thể đến đây tham quan và mua sản phẩm về làm quà cho mọi người. Tuy nhiên, qui mô các làng nghề còn nhỏ, cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế nên chưa tạo được nhiều ấn tượng với khách du lịch. Thường thì khách đi tham quan các làng nghề là đi theo tour của các công ty du lịch, nhưng số lượng tour có tham quan làng nghề tại cù lao An Bình còn rất ít, nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch.
- Du lịch homestay: loại hình du lịch này đã hình thành trên cù lao An Bình hơn mười năm nay. Với lợi thế có vườn nhà rộng rãi thoáng mát, kiến trúc ngôi nhà vẫn giữ được nét cổ kính, người dân nơi đây rất hiền hòa, nên đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Khách tham gia loại hình du lịch này sẽ được làm ba cùng với chủ nhà: cùng ăn, cùng ở và cùng làm, bên cạnh đó còn được tham quan vườn cây ăn trái và sử dụng xe đạp miễn phí. Thông qua các hoạt động đó sẽ giúp cho khách phần nào hiểu được nét đẹp văn hóa và nếp sống truyền thống của con người nơi đây. Giá vé dành cho khách du lịch homestay dao động từ 10- 15 USD/khách/đêm. Giá vé do chủ nhà đưa ra, tùy thuộc vào loại phòng ngủ mà khách chọn và không có sự nhất trí về giá cả nên giá mỗi nơi mỗi khác. Mặt dù loại hình du lịch này được áp dụng tại đây khá thành công và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham gia, nhưng cách thức tổ chức loại hình du lịch này chưa đúng với lý thuyết vì nơi đây phục vụ khách homestay còn nặng về phục vụ lưu trú, rất ít khách được hòa nhập vào cuộc sống nơi đây như một người thân trong gia đình thật sự, trình độ người phục vụ cũng còn thấp nhất là trình độ ngoại ngữ; hoạt động còn mang tính tự phát và lẻ tẻ; một số thì có liên kết với với các công ty du lịch, nhưng thiếu liên kết giữa các hộ làm du lịch, còn cạnh tranh lẫn nhau nên hoạt động du lịch chưa đạt hiệu quả cao.
- Loại hình du lịch làng quê: du khách có thể len lõi trên những con sông, rạch nhỏ bằng xuồng hoặc thuyền để tham quan, tìm hiểu cách sinh hoạt của người dân vùng sông nước mênh mông, giá thuê tàu sẽ tùy theo đoạn đường đi của du khách. Nếu du khách nào muốn tự mình đi tham quan và năng động hơn, có thể chọn cho mình một chiếc xe đạp để dạo quanh các con đường làng quanh co uống khúc, giá thuê xe đạp trung bình khoảng 30.000 đồng đến 40.000 đồng/ một ngày. Khách du lịch có thể thuê xuồng, thuyền và xe đạp tại các điểm du lịch vườn, du lịch homestay hoặc tại một số nhà dân chuyên phục vụ chuyên chở khách du lịch tham quan. Riêng việc tham quan bằng xe đạp, nếu là khách du lịch homestay sẽ được miễn phí sử dụng xe đạp, hiện nay đa phần tại mỗi điểm du lịch homestay có trung bình khoảng 10 chiếc xe đạp dạng xe đạp địa hình hoặc xe đạp Martin để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
VÕ KIM HUYỀN TRÂN (6106705) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 43 - Một số loại hình du lịch mới: ngoài việc tham quan, ăn uống, nghe đàn ca tài tử và lưu trú theo loại hình du lịch homestay khách du lịch có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: câu cá sấu, tát ao bắt cá, cưỡi Đà Điểu,..khách có thể tham gia các trò chơi này tại KDL Vinh Sang hoặc tại một số điểm du lịch vườn và du lịch homestay, giá vé sẽ tùy nơi và tùy trò chơi. Với hoạt động “Tát ao bắt cá” các điểm du lịch sẽ thả cá vào ao rồi sao đó thả nước vào để khách du lịch bắt, sau khi bắt được cá thì khách có thể tự tay chế biến hoặc nhờ chủ nhà chế biến các món ăn theo yêu cầu. Hiện nay, các nhà vườn và các điểm du lịch trên cù lao có liên kết với KDL Vinh Sang để nhận khách phục vụ hoạt động tát ao bát cá, nhưng giá vé Vinh Sang trả cho các điểm du lịch khá rẻ và lượng khách sẽ phụ thuộc vào KDL Vinh Sang.
2.4.1.3. Các địa bàn phát triển du lịch tại cù lao An Bình
Hiện nay, cù lao An Bình có nhiều điểm du lịch vườn, du lịch homestay và KDL Vinh Sang. Các điểm này đa phần nằm cạnh bờ sông và tập trung ở ba xã An Bình, Hòa Ninh và Bình Hòa Phước, trong đó các điểm du lịch sinh thái vườn thì chủ yếu tập trung ở xã An Bình. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm cạnh con sông Cổ Chiên cho nên thu hút được nhiều khách đến từ thành phố Vĩnh Long thông qua hai bến phà Đình Khao và An Bình. Bên cạnh đó, hai xã An Bình và Bình Hòa Phước lại giáp với con sông Tiền, nên có thể đón nhiều khách đến từ Tiền Giang đi theo tour, nhất là các tour chợ nổi Cái Bè kết hợp với tham quan cù lao An Bình. Tại cù lao An Bình có trên 30 điểm du lịch lớn nhỏ trong đó có cả điểm du lịch vườn, du lịch homestay, khu du lịch. Ngoài ra, còn có nhiều điểm du lịch khác đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động để đưa đón phục vụ nhu cầu khách tham quan và nghỉ ngơi.
Bảng 2: Danh sách các điểm du lịch trên cù lao An Bình STT Tên điểm/KDL Loại hình du lịch Địa chỉ
1 Ba Hùng Homestay Phú An1-Bình Hòa Phước
2 Mai Quốc Nam 1 Homestay Phú An1-Bình Hòa Phước 3 Mai Quốc Nam 2 Homestay Bình Hòa 2 – Bình Hòa Phước
4 Tám Hổ Homestay Bình Thuận 1- Hòa Ninh
5 Mười Hưởng Homestay Bình Hòa 2 – Bình Hòa Phước
6 Tám Tiền Homestay An Thạnh – An Bình
7 Mười Đầy Homestay Hòa Lợi – Hòa Ninh
8 Ba Lình Homestay An Thạnh – An Bình
9 Bảy Trung Homestay An Thạnh – An Bình
10 Năm Thành Homestay Bình Lương – An Bình
11 Bảy Thời Homestay Bình Thuận 2 – Hòa Ninh
12 Hai Đào Homestay Bình Thuận 2 – Hòa Ninh