MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng nghiên cứu 7 5. Phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Cấu trúc của đề tài 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MICE 10 1.1. Cơ sở về du lịch MICE 10 1.1.1. Khái niệm về du lịch MICE 10 1.1.1.1. MICE 10 1.1.1.2. Du lịch MICE 13 1.1.2. Đặc điểm của du lịch MICE 15 1.1.2.1. Đặc điểm của khách MICE 15 1.1.2.2. Đặc điểm loại hình du lịch MICE 17 1.1.3. Điều kiện tổ chức, phát triển du lịch MICE 19 1.1.4. Vai trò và lợi ích của du lịch MICE 21 1.2. Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số nước trên thế giới 22 1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của Singapore 22 1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE ở Thái Lan 24 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số tỉnh ở Việt Nam 27 1.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 27 1.2.2.2. Kinh nghiệm của Vũng Tàu 28 1.2.3. Những bài học rút ra 29 Tiểu kết chương 1 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE 33 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33 2.1. Điều kiện để phát triển du lịch MICE tại thành phố Hà Nội 33 2.1.1. Vị trí địa lý 33 2.1.2. Tài nguyên du lịch 33 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 33 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 37 2.1.3. Cơ sở hạ tầng 42 2.1.4. Nhân lực con người 43 2.2. Thực trạng phát triển du lịch MICE tại thành phố Hà Nội 44 2.2.1. Thực trạng về thị trường khách du lịch tại Hà Nội 44 2.2.1.1. Tình hình chung về thị trường du khách quốc tế 44 2.2.1.2. Khách du lịch MICE 46 2.2.2. Thực trạng cung ứng du lịch MICE tại Hà Nội 48 2.2.2.1. Các công ty lữ hành cung cấp tour MICE tại Hà Nội 48 2.2.2.2. Các khách sạn cung cấp dịch vụ MICE tại Hà Nội 49 2.2.3. Thị trường nhà cung cấp dịch vụ MICE và hướng đầu tư phát triển 52 2.2.3.1. Cơ sở lưu trú 52 2.2.3.2. Các câu lạc bộ hội nghị, hội thảo 55 2.2.3.3. Trung tâm Hội nghị, hội thảo 56 2.2.3.4. Các cơ sở kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch 58 2.2.4.5. Cơ sở vui chơi giải trí 59 2.2.3.6. Về cơ sở dịch vụ ăn uống 59 2.2.3.7.Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan 60 2.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch MICE tại thành phố Hà Nội 61 2.2.4.1. Điểm mạnh của du lịch MICE TP. Hà Nội 62 2.2.4.2. Điểm yếu của MICE Thành phố Hà Nội 63 2.2.4.3. Những cơ hội phát triển của du lịch MICE TP. Hà Nội 66 2.2.4.4. Mối đe dọa của du lịch MICE TP. Hà Nội 67 Tiểu kết chương 2 72 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI HÀ NỘI 73 3.1. Những căn cứ chủ yếu 73 3.1.1. Một số chính sách chủ yếu phát triển du lịch của Hà Nội 73 3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Hà Nội 74 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại Hà Nội 76 3.2.1. Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE 76 3.2.2. Giải pháp thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE 78 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khai thác khách du lịch MICE 79 3.2.4. Tăng cường, xúc tiến quảng bá du lịch MICE 81 3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch MICE 83 Tiểu kết chương 3 85 KẾT LUẬN 85
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng nghiên cứu 7
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Cấu trúc của đề tài 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MICE 10
1.1 Cơ sở về du lịch MICE 10
1.1.1 Khái niệm về du lịch MICE 10
1.1.1.1 MICE 10
1.1.1.2 Du lịch MICE 13
1.1.2 Đặc điểm của du lịch MICE 15
1.1.2.1 Đặc điểm của khách MICE 15
1.1.2.2 Đặc điểm loại hình du lịch MICE 17
1.1.3 Điều kiện tổ chức, phát triển du lịch MICE 19
1.1.4 Vai trò và lợi ích của du lịch MICE 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số nước trên thế giới.22
Trang 21.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của Singapore 22
1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE ở Thái Lan 24
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số tỉnh ở Việt Nam 27
1.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 27
1.2.2.2 Kinh nghiệm của Vũng Tàu 28
1.2.3 Những bài học rút ra 29
Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE 33
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
2.1 Điều kiện để phát triển du lịch MICE tại thành phố Hà Nội 33
2.1.1 Vị trí địa lý 33
2.1.2 Tài nguyên du lịch 33
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 33
2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 37
2.1.3 Cơ sở hạ tầng 42
2.1.4 Nhân lực con người 43
2.2 Thực trạng phát triển du lịch MICE tại thành phố Hà Nội 44
2.2.1 Thực trạng về thị trường khách du lịch tại Hà Nội 44
2.2.1.1 Tình hình chung về thị trường du khách quốc tế 44
2.2.1.2 Khách du lịch MICE 46
2.2.2 Thực trạng cung ứng du lịch MICE tại Hà Nội 48
2.2.2.1 Các công ty lữ hành cung cấp tour MICE tại Hà Nội 48
Trang 32.2.2.2 Các khách sạn cung cấp dịch vụ MICE tại Hà Nội 49
2.2.3 Thị trường nhà cung cấp dịch vụ MICE và hướng đầu tư phát triển 52
2.2.3.1 Cơ sở lưu trú 52
2.2.3.2 Các câu lạc bộ hội nghị, hội thảo 55
2.2.3.3 Trung tâm Hội nghị, hội thảo 56
2.2.3.4 Các cơ sở kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch 58
2.2.4.5 Cơ sở vui chơi giải trí 59
2.2.3.6 Về cơ sở dịch vụ ăn uống 59
2.2.3.7.Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan .60
2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch MICE tại thành phố Hà Nội 61
2.2.4.1 Điểm mạnh của du lịch MICE TP Hà Nội 62
2.2.4.2 Điểm yếu của MICE Thành phố Hà Nội 63
2.2.4.3 Những cơ hội phát triển của du lịch MICE TP Hà Nội 66
2.2.4.4 Mối đe dọa của du lịch MICE TP Hà Nội 67
Tiểu kết chương 2 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI HÀ NỘI 73
3.1 Những căn cứ chủ yếu 73
3.1.1 Một số chính sách chủ yếu phát triển du lịch của Hà Nội 73
3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch Hà Nội 74
3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại Hà Nội 76
3.2.1 Giải pháp liên kết để phát triển thị trường MICE 76
Trang 43.2.2 Giải pháp thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE 78
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khai thác khách du lịch MICE 79
3.2.4 Tăng cường, xúc tiến quảng bá du lịch MICE 81
3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch MICE 83
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 85
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia
và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Tại Việt Nam, du lịch đã góp phầnkhông nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước Năm 2014, ngành du lịch (DL)Việt Nam đã đón được 7,87 triệu lượt khách DL quốc tế, phục vụ 38,5 triệu lượtkhách nội địa (tăng tương ứng 4,0% và 10% so với năm 2013), tổng thu từ khách
du lịch đạt 230 ngàn tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2013) Trong 9 tháng năm
2015, ngành DL đã đón 5.689.512 lượt khách quốc tế (giảm 5,9% so với cùng kỳnăm 2014), phục vụ 48,8 triệu lượt khách nội địa (trong đó khách lưu trú đạt 23,4triệu lượt), tổng thu từ khách DL đạt 270 nghìn tỷ đồng (tăng 2,8%) Và trong haitháng đầu năm 2016, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam trong tháng 1 vàtháng 2 ước đạt hơn 1,6 triệu lượt, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước Trướcnhững thành tựu đáng khích lệ mà ngành DL Việt Nam đã đạt được thì không thểkhông kể đến sự đóng góp của hoạt động du lịch MICE Loại hình DL MICE này
là một trong những mô hình mới đã và đang được ngành DL quan tâm, đầu tư pháttriển bởi lợi nhuận đem lại từ nguồn DL này là không nhỏ Theo thống kê củaTổng cục du lịch Việt Nam, doanh thu từ MICE mang lại giá trị cao hơn 4-5 lầndoanh thu từ các loại hình DL khác bởi tính chất thương mại đặc thù và các tiêuchuẩn dịch vụ tương đối khắt khe mà du khách MICE cao cấp thường đòi hỏi Việcphát triển DL MICE là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới thôngqua việc tổ chức các hội nghị, sự kiện mang tầm cỡ quốc tế
Du lịch MICE (Meetings Incentives Conferences Events) là loại hình DL kếthợp với hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện Trên thế giới, MICE đãsớm phát triển và đem lại nguồn thu nhập khổng lồ cho nhiều quốc gia Theo thống
kê từ Tổ chức DL thế giới cho thấy, giá trị thu được từ thị trường DL MICE trên
Trang 6toàn thế giới hằng năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vựckinh tế khác tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD, chiếm hơn 10% GDP trên thế giới.Thực tế, du lịch MICE tại Việt Nam đã manh nha từ lâu Tuy nhiên, chỉ đếnkhoảng năm 2008 - 2009, MICE mới thực sự có cơ hội phát triển và đã cho thấytiềm năng của loại hình DL này là rất lớn Trong những năm gần đây, số lượtkhách quốc tế đến Việt Nam tăng khá nhanh và các chương trình quốc tế mà ViệtNam được đăng cai tổ chức cũng tăng rõ rệt Cụ thể, trong năm 2011, nước ta đãđăng cai 60 hội nghị quốc tế lớn và hàng trăm hội thảo quốc tế, trong đó 55% cáccuộc hội họp diễn ra ở các khách sạn, 25% số sự kiện lớn diễn ta ở Trung tâm hộinghị Quốc Gia, song doanh thu cũng chỉ vài trăm USD Nắm bắt được những lợithế mà du lịch MICE đem lại, một số địa phương đã biết tận dụng những lợi thếcủa mình để phát triển loại hình du lịch này như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,Nha Trang – Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang)…Trong đó, có thể nói,
Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố để phát triển MICE
Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, đóng vai tròrất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộnói riêng Là nơi có nhiều trung tâm thương mại, các khu du lịch cùng các kháchsạn 4-5 sao đẳng cấp quốc tế Đồng thời, Hà Nội được đánh giá là điểm thu hútkhách du lịch MICE nổi bật tại Việt Nam và là thành phố hàng đầu của Việt Nam
để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn
Hiện nay, MICE tại Hà Nội đang dần được khai thác nhưng vẫn chưa đápứng được nhu cầu của nguồn khách MICE vốn đã khó tính Để Hà Nội phát triển
du lịch MICE đúng cách và đạt được hiệu quả thì cần trải qua thời gian học hỏikinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển MICE đồng thời hoàn thiện, nâng cao
và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại Hà Nội” làm đề tài khóa
Trang 7luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần nào đó vào sự phát triển du lịch củathành phố tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững sau này.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở khoa học về du lịch MICE, đặc điểm củaloại hình du lịch MICE và đặc điểm của khách MICE đó nhằm đánh giá các điềukiện và thực trạng phát triển du lịch MICE ở Hà Nội đồng thời tìm ra những điểmmanh, điểm yếu của thành phố để phát triển du lịch MICE Thông qua đó, đề xuấtmột số giải pháp góp phần phát triển du lịch MICE trên địa bàn Hà Nội
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch MICE
- Đánh giá các điều kiện và phân tích thực trạng phát triển du lịchMICE để tìm ra những mặt còn hạn chế cần phải giải quyết trong việc phát triển dulịch MICE tại Hà Nội
- Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch MICE, đề tài đề xuấtmột số giải pháp phát triển MICE tại địa bàn Hà Nội
4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề:
- Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch MICE tại Hà Nội
- Hoạt động phát triển du lịch MICE tại Hà Nội
- Một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại Hà Nội để đạt đượchiệu quả và phát triển bền vững
5 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại địa bàn Thành phố HàNội
- Thời gian:
Trang 86 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý tài liệu trong phòng dựatrên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế Tổngquan tài liệu có được phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin
đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước Vì thế, đây làphương pháp thường được sử dụng trước tiên và khá phổ biến, đóng vai trò cơ sở,điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợpnhằm: khái quát được cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch MICE, đánh giá chínhxác nguồn lực và thực trạng phát triển du lịch MICE tại Hà Nội
6.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp vô cùng quan trọng để thu thập được những thông tin xácthực làm cho đề tài tăng tính thuyết phục Bởi công tác thực địa có mục đích cơbản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thểtừng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá nghiên cứu các yếu tố cần thiết cho việcxây dựng các yếu tố hợp phần của mô hình quản lý du lịch MICE tại Hà Nội.Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu đề tài có cái nhìn khách quan, cónhững đánh giá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu, hiểu vấn đề một cách sâu sắc vàtránh được tính phiến diện khi nghiên cứu đề tài
6.3 Phương pháp điều tra xã hội
Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của dukhách Để nắm bắt được những nhu cầu, sở thích thì tốt nhất là phỏng vấn họ trựctiếp hoặc qua các phiếu điều tra Điều tra xã hội học cho phép hiểu được thị trường
Trang 9tiềm năng, nắm được tâm tư nguyện vọng của những du khách và những ngườiđang làm trong ngành du lịch.
6.4 Phương pháp chuyên gia
Nhằm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia du lịch (các nhà quản lý dulịch, giảng viên du lịch ) để từ đó có được các khái niệm khoa học về du lịchMICE Đồng thời xin ý kiến đóng góp để đưa ra các biện pháp phù hợp, hợp lýnhằm phát triển du lịch MICE tại Hà Nội một cách bền vững và hiệu quả
6.5 Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp tất cả những hoạt động liên quan đến du lịch để xây dựng một bứctranh tổng thể về phát triển du lịch MICE
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung chính của đềtài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch MICE
Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch MICE tại Thành
phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch MICE tại Thành phố
Hà Nội
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MICE 1.1 Cơ sở về du lịch MICE
1.1.1 Khái niệm về du lịch MICE
1.1.1.1 MICE
MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meetings(Gặp gỡ, hội họp, họp mặt), Incentives (Khen thưởng), Conferences/Conventions(Hội nghị, hội thảo) và Events/Exhibitions (Sự kiện, triển lãm)
Theo Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế (ICCA): “ MICE có thể hiểu được là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách DL có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.”
Theo Hiệp hội của các Cục phụ trách khách thăm quan và hội nghị Châu Á(AACVB – The Asian Association of Conventice and Visitor Bureans), thì MICEbao gồm các loại hình DL sau:
Meetings (Gặp gỡ, họp mặt):
Là hoạt động gặp gỡ giữa các cá nhân và tổ chức nhằm trao đổi thông tin vềsản phẩm mới hoặc tìm ra giải pháp đối với những vấn đề đang tồn tại, hay sangstạo ra sản phẩm mới Các cuộc hội họp này thường chia làm hai loại:
- Các cuộc họp giữa công ty với nhau (Association Meeting): Là loại
hình du lịch hội họp nhằm trao đổi thông tin giữa các nhóm người có cùng sự quantâm hoặc cùng nghề nghiệp (khoa học, y tế, học thuật, thương mại…) nhằm đạtđược mục tiêu của quốc gia, địa phương, khu vực và quốc tế Đối tượng tham giathường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, những ngườitham gia mạng Internet, những nhà thiết kế lịch và các ấn phẩm xuất bản khác.Quy mô của loại hình này thường nhỏ (khoảng 50 – 200 người) và đòi hỏi thờigian chuẩn bị phải mất ít nhất 1 năm
Trang 11- Corporate Meeting: Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt thường tổ chức cho
các cá nhân làm việc trong cùng một tổ chức hoặc các tổ chức liên quan ở các quốcgia, vùng lãnh thổ khác nhau Thời gian chuẩn bị và quy mô nhỏ hơn AssocitionMeeting, gồm 2 loại Internal Meeting và External Meeting Trong đó:
+ Internal Meeting (họp nội bộ): Là hoạt động gặp gỡ, họp mặt của những
người trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của tổ chức nhằm trao đổi thôngtin hoặc khen thưởng trong nội bộ của tổ chức đó
+ Exteral Meeting (họp mở rộng): Là hoạt động hội nghị, hội thảo giữa
công ty này với công ty khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trongkinh doanh và nhừng phát minh mới
Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơnAssociation Meeting
Là hoạt động du lịch nhằm trao thưởng và khuyến khích tất cả các thànhviên hoặc các người khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến một công tyhoặc một tập đoàn, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bógiữa các cá nhân với nhau và với công ty
Phần lớn chi phí do hãng, công ty phải trả Số lượng từ 100 đến 200 người.Thời gian tổ chức 4 đến 5 ngày hặc 8 đến 9 ngày đối với hoạt động mang tính tậpthể
Convention / Conference ( Hội thảo, hội nghị, đại hội):
Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo giữa nhữngchuyên gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau Số lượngtham gia khoảng từ 300 – 1500 người, thông thường khoảng 800 người, thời gianchuẩn bị không dưới 2 năm Thông thường hoạt động này được tổ chức trước thềm
Trang 12- Convention organized by members (Hội nghị được tổ chức bởi các thành
viên luân phiên): Là loại hội nghị được tổ chức lần lượt ở các nước theo vần ABC
- Bid to host a convention (Hội nghị do nước chủ nhà được lựa chọn xin
đăng cai tổ chức): Hội nghị này do một nước tổ chức, các thành viên gửi đại diệntham dự, đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của cả phía nhà nước và phía tư
Đặc điểm của Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở một địađiểm cố định với lượng người tham dự đông
Exhibition (triển lãm) / Event (sự kiện):
- Exhibition: Là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa
và dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng
bá rộng rãi cho công chúng Các đối tượng có nhu cầu tham gia và loại hình du lịchnày thường là các doanh nhân, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị và xãhội, tập thể người lao động các cơ quan, đoàn thể Exhibition bao gồm hai loại:
+ Trade show (Triển lãm thương mại): Là triển lãm tổ chức đặc biệt cho các
tổ chức kinh doanh nhằm buôn bán và thu lợi nhuận Bên cạnh đó, các tổ chứckinh doanh, nhân viên, khách hàng tương xứng cũng có cơ hội trao đổi với nhau vềnhững sản phẩm mới, đồng thời các tổ chức kinh doanh cũng tán thành ủng hộ mộtquỹ hỗ trợ
+ Consumer show (Triển lãm dành cho người tiêu dùng): Là một cuộc triển
lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa cũng như lợi ích khi
sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đó Một số trường hợp có thể tổ chức các seminarhoặc meeting nhỏ trong sự kiện đó
- Event: Là hoạt động tổ chức các chương trình có qui mô, tầm cỡ
không cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn các đối tượng khácnhau nhằm đạt được những mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinhmột giá trị nào đó thông qua đó cũng đạt được những mục tiêu về phát triển du
Trang 13lịch Đó có thể là các sự kiện văn hóa, chính trị, thể thao, các ngày lễ kỉ niệm danhnhân thế giới, khánh thành hoặc khai trương công ty, các hội thi, các chương trìnhliên hoan, chương trình năm du lịch…
Gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị, hội thảo hay triển lãm, sự kiện là những hoạtđộng có nội dung khá gần gũi nhau trong giao dịch thương mại, chính trị và xã hội.Mỗi hoạt động đều nhằm muc đích khác nhau nhưng giữa chúng đều có sự liênquan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau khi chúng được tổ chức thực hiện Số lượngngười tham gia hoạt động MICE khá đông, hầu hết là những người có thu nhập vàkhả năng chi trả cao hoặc các công ty, tổ chức chi trả Trong quá trình tham gia cáchoạt động này, các đối tượng tham gia thường phát sinh nhu cầu tham quan du lịch
và thưởng ngoạn cảnh sắc, khám phá văn hóa của nơi đến Điều này tạo cơ hội lớncho các doanh nghiệp du lịch và dần hình thành một hình thức (loại hình) du lịchmới – du lịch MICE – loại hình DL hiện nay đang được rất nhiều quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới quan tâm phát triển
1.1.1.2 Du lịch MICE
Đã có rất nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về
du lịch MICE Sau đây, em xin được viện dẫn một số khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Vũ Hà (Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội): “ Du lịch MICE là một loại hình DL tổng hợp, chuyên kinh doanh các chương trình du lịch kết hợp với việc tham gia các hội họp, hội nghị, triển lãm… nhằm mục đích ưu đãi, khen thưởng cho du khách.”
Theo TS Phùng Đức Vinh (Trường Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu): “ Du lịch MICE là loại hình DL kinh doanh du lịch kết hợp với việc cá nhân hay các tổ chức tham dự các hội nghị (Meetings), tham gia các chương trình khuyến mãi, khen thưởng (Incentives), dự hội thảo (Conferences/Conventions) và tham gia vào các cuộc triển lãm, các sự kiện (Exhibitions/Events) về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội.”
Trang 14Theo TS Trần Văn Thông: “ Du lịch MICE là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và du lịch sự kiện, triển lãm.”
Quan niệm về du lịch MICE được hiểu một cách tương đối phổ biến hiện
nay là: “ Du lịch MICE là một loại hình DL kết hợp của du khách giữa mục đích đi
dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện là chính với việc sử dụng các dịch vụ và tham quan du lịch.”
Theo ICCA: “ DL MICE có thể được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách DL có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo,
du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.”
Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên, có thể hiểu một cách chung
nhất về DL MICE như sau: Du lịch MICE là một loại hình DL kết hợp các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hôi thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện với hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí, tiêu dùng dịch vụ DL tại nơi đến của du khách; trong đó các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo,khen thưởng, triển lãm,
sự kiện là các hoạt động chính/chủ yếu Hiểu một cách chung nhất, DL MICE là
một loại hình DL kết hợp với việc tham gia các hoạt động MICE với hoạt độngDL
Trang 15Hình 1.1 Cấu trúc của một ngành du lịch MICE
Công ty, tổ chức kinh doanh
Hiệp hội, đoàn thể
Các tổ chức thuộc lĩnh vực công
Các tổ chức trung gian:
Các công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo
Công ty “nghe nhìn” trong tổ chức hội thảo
Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng
Công ty quản lý tại điểm đến
1.1.2 Đặc điểm của du lịch MICE
1.1.2.1 Đặc điểm của khách MICE
Trang 16Đối tượng khách DL MICE thường là những người giữ những cương vị, địa
vị quan trọng trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt độngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Họ có thể là các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnhđạo nhà nước, các quan chức cấp cao của chính phủ, bộ, ban, ngành, các nhà khoahọc, chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, thươnggia và thường gồm nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức khác nhau Khôngnhững thế, khách du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng đông, được đàithọ kinh phí bởi một số tổ chức, chính phủ cùng với khả năng thu nhập và chi trảcao nên họ có nhu cầu về các dịch vụ cung ứng hoàn hảo, sáng tạo, chất lượng cao
Có thể phân nhóm khách hàng MICE thành 2 nhóm: nội địa và quốc tế.Trong thực tế, đôi khi khó phân biệt hai thị trường này khi mà một số công ty đaquốc gia cùng hội họp với nhau tại Việt Nam Có thể nhận định một cách tổng quátnhư sau:
+ Thị trường MICE nội địa sẽ là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu từcác công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và là nơi quyết định thực hiện từ hình thức,tính chất của các sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự kiện là các công ty, trụ sở tạiViệt Nam Thành phần tham gia vào các cuộc hội họp, sự kiện đa số là người ViệtNam, có thể có một số người nước ngoài nhưng chỉ là thiểu số
+ Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát từ các công ty,trụ sở tại nước ngoài, tất cả các yêu cầu về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá
cả, thanh toán đều do công ty , tổ chức nước ngoài tổ chức và thực hiện
Thời gian lưu trú của khách MICE ngắn, chương trìnhhoạt động do vậytương đối dày đặc và chặt chẽ Không giống với các loại hình du lịch khác như : dulịch nghỉ dưỡng, tham quan, thám hiểm, khám phá, thể thao, học hỏi hay giải trí…
Du lịch MICE là du lịch hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm Vìvậy, khách du lịch MICE không chỉ đơn thuần là đi du lịch, mà mục đích chính của
họ là kinh doanh, hội họp, khen thưởng, tham dự các cuộc triển lãm, tổ chức các sự
Trang 17kiện, các hoạt động về Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Thể thao Song, không phải
vì thế mà họ bỏ qua cơ hội giải trí hay tham quan du lịch tại những quốc gia,những vùng mà họ tham dự hội họp Điển hình là trong tháng 3/2009, Công
ty Saigontourist đã phục vụ hai đoàn khách MICE của Áo và sau khi tham dựchương trình hội họp của họ tại Hà Nội, đoàn khách du lịch MICE bắt đầu chươngtrình tham quan của mình, khởi hành từ Hà Nội, qua Hạ Long, Huế, ĐàNẵng, Hội An, Nha Trang, Củ Chi, Mỹ Tho và điểm dừng cuối là TPHCM
1.1.2.2 Đặc điểm loại hình du lịch MICE
Để có một sản phẩm du lịch như mong muốn, các đơn vị tổ chức hay cácnhà cung cấp cần phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo, kỹ càng và nhất là đối với
du lịch MICE thì mọi thứ dành cho khách như: phục vụ điểm tâm sáng trêngiường,
trong phòng riêng, dịch vụ giặt ủi, dọn phòng, đến việc chuẩn bị phòng hội họp,phục vụ thức ăn nhẹ, nước uống cho các buổi hội nghị… phải thể hiện được đẳng cấp chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ cho MICE Thức ăn, đồ uống phảiđảm bảo an toàn vệ sinh, ngon, trang trí đẹp mắt, thể hiện được nét văn hóa ẩmthực của người Việt, hay các món ăn nước ngoài phải hợp khẩu vị của khách
Từ các dịch vụ thư giãn, giải trí như: spa, beauty salon, phòng game, hồ bơi,khu mua sắm cho đến các phương tiện vận chuyển du khách như: xe du lịch, tàu
du lịch, xích lô đều phải đảm bảo chất lượng tốt nhất về cung cách phục vụ cũngnhư chất lượng của sản phẩm Tất cả nhằm mục đích tạo cho du khách MICE cảmgiác thoải mái và dễ chịu nhất khi đến tham dự MICE
Về nguồn nhân lực: Yếu tố con người hay nguồn nhân lực cũng là vấn đề
cần phải quan tâm, nó cũng góp phần quyết định sự thànhcông của du lịch MICE.Đội ngũ nhân viên phục vụ khách MICE cần phải có kiến thức, trình độ chuyênmôn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Ngoài ra, phong cách phục vụ,lối giao tiếp ứng xử, tác phong trang nhã, lịch thiệp, thân thiện và đặc biệt luôn
Trang 18biết giữ nụ cười trên môi, đó là những điều kiện cần và đủ để làm hài lòngnhững vị khách MICE dù khó tính nhất
Về địa điểm tham quan, giải trí và tổ chức tour MICE: Trước hay sau những
buổi hội họp, triển lãm… không một đoàn khách MICE nào lại bỏ qua cơ hội đi dulịch, tham quan hay tìm những địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn để tậnhưởng những thời gian rãnh rỗi quý giá của họ Và từ nhữngnhu cầu này, mà cácđịa điểm tham quan hay các chương trình du lịch vui chơi-giải trí đã trởthành một trong những yếu tố cấu thành chương trình du lịch phải thật hoàn hảo
từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc Du lịch MICE cần rất nhiều yếu tố như: cơ
sở hạ tầng; chất lượng dịch vụ; nguồn nhân lực; địa điểm tham quan và chươngtrình vui chơi - giải trí đặc sắc Đây là bốn yếu tố cơ bản cấu thành du lịch MICE
Về cơ sở hạ tầng: Với MICE, đặc thù về cơ sở hạ tầng là vấn đề quan tâm
hàng đầu Vì mục đích chính của du lịch MICE là khen thưởng, hội họp, hội nghị
và triển lãm, nên điều kiện về các phòng họp sang trọng, hiện đại và đầy đủ mọitiện nghi phục vụ cho hội họp là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu
Tuy nhiên, vì khách du lịch MICE là khách hạng sang và khách VIPnên những nhu cầu về nơi lưu trú của họ cũng phải thật hoàn hảo và các khách sạnnăm sao của Việt Nam như: Sheraton, Legend, Caravelle, Equatorial, Rex,… đãđáp ứng được những yêu cầu này của họ
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho MICE là điều cần thiết để
có thể phát triển MICE lâu dài, để không bỏ lỡ các đoàn khách MICE với số lượnglớn thì cách tốt nhất hiện nay mà Việt Nam có thể làm là liên kết các khách sạn vàcác công ty du lịch để đáp ứng những nhu cầu của khách MICE
Về chất lượng dịch vụ: Với du lịch MICE, chất lượng dịch vụ là điều không
thể thiếu, nhưng nó phải thật sự khác biệt và chỉ dành riêng cho du khách MICE
Từ khâu phục vụ phòng ốc, cho đến khâu ăn uống, hay các tiện ích khácdành cho khách trong quá trình lưu trú và sử dụng dịch vụ cũng như tham gia hội
Trang 19họp tại khách sạn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp củacác nhà cung cấp dịch
vụ du lịch MICE.Thiết kế chương trình du lịch cho khách MICE nhưng tuân thủnguyên tắc nào, mà phải đáp ứng mọi yêu cầu của đối tác Đây là phương châmhàng đầu của các nhà phục vụ du lịch MICE
Thật vậy, khách MICE thường là những vị khách khó tính, nên việc đáp ứng
và làm thỏa mãn mọi yêu cầu của họ là vấn đề ưu tiên hàng đầu Tiếp đến, các nhà
tổ chức và cung cấp dịch vụ cho MICE nên sáng tạo, phát triển những chương trìnhtham quan du lịch đặc sắc, cao cấp, mới mẻ, được thiết kế đặc biệt dành riêng choMICE
Trong du lịch MICE, không thể không đề cập trò chơi xây dựng tinh thần tậpthể (team - building) Team - building là kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựngtinh thần tập thể dạng mở, du khách tự quyết định các điểm đến theo thứ tự củariêng nhóm mình và hoàn tất từng chặng một cách tốt nhất Đây là trò chơi đượcnhiều đoàn khách MICE quốc tế và trong nước ưa thích
Du lịch MICE thường không có mùa vụ rõ rệt, vì thế, việc kinh doanh vàphát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chếtính mùa vụ trong hoạt động du lịch
1.1.3 Điều kiện tổ chức, phát triển du lịch MICE
Để du lịch MICE phát triển tại một quốc gia đòi hỏiyêu cầu cao về nhiềumặt từ Kinh tế - Chính trị, Văn hóa- Xã hội cho đến cơ sở hạ tầng, trình độ pháttriển khoa học, kỹ thuật, và cả yếu tố về con người
Điều kiện kinh tế- chính trị: Một điểm mấu chốt cho sự xuất hiện và phát
triển du lịch MICE đó chính là một nền kinh tế phát triểnổn định, điều này đem lạimột môi trường làm việc tích cực và thuận lợi, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội đầu
tư từ khách hàng Bên cạnh đó, một thị trường ổn định và ít biến động sẽ tạo nênlợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác An ninh trật tự đảm bảo,không có
Trang 20chiến tranh, khủng bố, bạo động cũng là một trong những điều kiện tạo nên thươnghiệu du lịch cho đất nước; tạo ấn tượng về một đất nước hòa bình, hữu nghị, khiến
họ hoàn toàn an tâm khi tham gia tổ chức sự kiện tại đây
Điều kiện văn hóa- xã hội: Những nét đặc trưng văn hóa vùng miền, dân tộc
sẽ là một trải nghiệm thú vị với du khách Khi tham gia sự kiện, ngoài mục đíchcông vụ, những đối tượng khách này còn có nhu cầu tham quan, giải trí, khám phávăn hóa địa phương Việt Nam với một nền văn hóa đa dạng và đặc sắc cùng vớinguồn tài nguyên du lịch phong phú, chắc chắn đây sẽ là một điểm mạnh để khaithác và phát triển MICE
Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Do đặc điểm khách MICE chủ yếu là
những doanh nhân, thương gia, chính khách hay thậm chí làcác nguyên thủ quốcgia, vì vậy họ có yêu cầu cao về điều kiện ăn ở cũng như chất lượng dịch vụ caocấp Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo được sự thuận tiện : giao thông thuận tiện, gầnsân bay, khu trung tâm thương mại, Địa điểm tổ chức sự kiện phải đầy đủ tiệnnghi như hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị hỗ trợ ( máy chiếu, micro, máyquay, ) Cơ sở lưu trú phải đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao, quy môlớn, số lượngphòng đáp ứng được những đoàn khách lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế vàthường xuyên được nâng cấp
Điều kiện về khoa học công nghệ: Đối với những hội nghị lớn, mang tầm cỡ
quốc tế để có thể thực hiện tốt không thể không kể đến sự hỗ trợ từ các công nghệ
kĩ thuật cao như hệ thống cách âm, máy vi tính nối mạng internet, projector,fax, điện thoại, các thiết bị truyền hình trực tiếp, cuộc gọi video quốc tế tốc
độ cao, thông dịch viên vô tuyến…sẵn sàng phục vụ cho các nhu cầu cầnthiết cho khách tham gia hội nghị, đảm bảo hội nghị được diễn ra thuận tiện vàsuôn sẻ nhất
Điều kiện về nguồn nhân lực: Có thể nói con người là nhân tố quyết định
đến sự hài lòng của khách hàng bởi lẽ quá rình phục vụ kéo dài xuyên suốt từ trước
Trang 21khi khách đến cho tới khi khách ròi khỏi Đó là sự kết hợp ăn ý của tất cả các bộphận để tạo nen một chuỗi cung ứng hoàn hảo nhất Vì vậy, quan tâm đến việc đàotạo nguồn nhân lực là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong khâu tổ chức sựkiện cần phải có kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo, và tính chuyên nghiệp;đồng thời đội ngũ nhân viên cần có tác phong nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát,trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp tốt để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu củakhách hàng.
1.1.4 Vai trò và lợi ích của du lịch MICE
MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển Lợi ích mà dulịch MICE đem lại lớn gấp nhiều lần so với du lịch cá nhân hay du lịchnhóm Trước hết là cơ hội quảng bá thương hiệu của đất nước, doanh nghiệp.Khách của du lịch MICE thường chọn địa điểm du lịch trên tiêuchí chất lượng.Chất lượng, dịch vụ phục vụ phải cao cấp và chuyên nghiệp Những buổi du lịchkhen thưởng, triển lãm, tổ chức sự kiện thường được các công ty đầu tư rất kỹ dovậy các tour du lịch MICE thường được lên kế hoạch trong thời gian dài, sựlựa chọn điểm đến cũng rất khắt khe
Một điều nữa là chi phí cho du lịch MICE được đánh giá là cao hơn gấp 4-6lần so với du lịch bình thường Chi phí chính cho du lịch MICE thường được chitrả dưới dạng chi phí của doanh nghiệp, đơn vị, nên bảnthân khách MICE cũngthoả mái chi tiêu khi tham gia chuyến du lịch này
Đoàn khách của du lịch MICE luôn có quy mô lớn có khi lên đến cảngàn người, đồng thời khả năng kinh tế của khách MICE thường rất cao
Khách MICE đi du lịch kết hợp với tìm cơ hội đầu tư, tìm kiếm đối tác, tìmhiểu thị trường hay sản phẩm mới, mở rộng thị trường…do đó tạo ra nhiều cơ hộihợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng nền kinh tế tạiđịa phương và trong nước
Trang 22Ngoài ra, các tour MICE không có tính mùa vụ rõ rệt như các tour
du lịch thông thường, vì vậy đối với các khách sạn, các doanh nghiệp du lịch bêncạnh lợi nhuận khổng lồ, việc tổ chức các tour MICE còn là một biện pháp hữuhiệu góp phần hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
Cùng với việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang tầm cỡ quốc tế như Hộinghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 ( AELM- 14) hay các cuộc thi Hoa hậuThế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, đã góp phần mang đến một hình ảnh tích cực, mộtViệt Nam an toàn, thân thiện và xinh tươi với du khách trên toàn thế giới
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của Singapore
Singapore – nơi hội tụ rất nhiều yếu tố để trở thành địa điểm tốt nhất cho dulịch MICE trong khu vực Châu Á Du lịch đến Singapore rất thuận tiện nhờ giaothông đi lại dễ dàng và hệ thống cơ sở hạ tầng mang đẳng cấp quốc tế Singapore –chiếc cầu nối của khu vực Châu Á, mang lại rất nhiều lựa chọn cho các chuyến dulịch kết hợp tới các địa điểm trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan;qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau: đường bộ, đường biển và đường hàngkhông
Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến rất nhiều lựa chọn về địađiểm tổ chức: Trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec Singapore,Singapore Expo, Trung tâm Hội thảo Raffles City và Trung tâm Hội nghịHarbourFront Tất cả đều nằm rất gần với các khu vực lưu trú và ăn uống Vớinhững đoàn khách lớn, Singapore cung cấp rất nhiều lựa chọn vô cùng phong phú
về chỗ ở có chất lượng tại 100 khách sạn với trên 30,000 phòng trên khắp đảoquốc Có thế mạnh độc đáo của một quốc gia đa văn hóa và sắc tộc, nền kinh tế
Trang 23tiên tiến, Singapore đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về sự giaohòa trong văn hóa, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và Tây.
Hiện nay, Singapore có thể nói là đứng đầu ở khu vực Châu Á – Thái BìnhDương và đứng thứ 3 trên thế giới về thị trường khách DL MICE Singapore đã tổchức thành công một số các sự kiện có uy tín nhất trên thế giới như: Diễn đàn kinh
tế Thế giới 2005, Phiên họp lần thứ 117 của Ủy ban Qlympic thế giới 2005, Hộinghị thường niên của Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng thế giới năm 2006 Và các
sự kiện thương mại như: Tuần lễ trao đổi thương mại truyền thống Infocom, Hộichợ hàng gia dụng Singapore
Trong những năm qua, Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quantrọng, điều này không những chứng tỏ được danh tiếng mà còn góp phần quảng báthêm cho Singapore như một nơi đầy uy tín và chất lượng cho các sự kiện thươngmại và MICE:
Phòng tổ chức hội nghị/ Văn phòng du lịch quốc gia tốt nhất và vị trí
thứ ba trong các thành phố tốt nhất cho các sự kiện MICE (Giải Lựa chọn của độc giả theo Khảo sát công nghiệp thường niên của CEI Châu Á Thái Bình Dương năm 2008).
Thành phố hội nghị tốt nhất Châu Á lần thứ 9/ Vị trí thứ 3 trong top
các thành phố Hội nghị của Thế giới (Đánh giá toàn cầu ICCA năm 2007).
Thành phố MICE tốt nhất cho du khách doanh nhân (Giải thưởng du lịch TTG năm 2007).
Không dừng lại ở đó, với mục đích xây dựng Singapore trở thành một thànhphố toàn cầu năng động , Tổng cục Du lịch Singapre đã trích 170 triệu đôSingapore/tổng số 2 tỷ Singapore từ Quỹ Phát triển Du lịch để đầu tư cho chươngtrình “ Các sự kiện kinh doanh Singapore” trong vòng 5 năm từ năm 2006 – 2010
Trang 24Đây là chương trình khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
và đa dạng của du lịch MICE Được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu tronglĩnh vực du lịch MICE, chương trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện kinhdoanh mới tại Singapore cũng như khuyến khích các sự kiện có sẵn ở đây pháttriển hơn.Tổng cục Du lịch Singapore không chỉ hỗ trợ cung cấp tài chính và phitài chính cho các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện MICE tại quốc đảo này mà còn
có một số ưu đãi cho chính các du khách Theo đó, ngoài việc hỗ trợ làm thủ tụchải quan, miễn phí các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thông điệp chào mừng…các đoàn khách MICE còn có thể hỗ trợ đến 30% kinh phí tổ chức tại quốc đảonày Một ưu đãi tuyệt vời để ngành DL MICE phát triển
Văn phòng hội nghị và triển lãm Singapore đóng vai trò tích cực trong việcphát triển DL MICE:
+ Cung cấp thông tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức
và dịch vụ ở Singapore
+ Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảocác buổi họp và các sự kiện được tổ chức thành công
+ Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm
+ Sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viêntham gia
+ Dàn dựng đề cương quảng cáo cho các thông báo sơ bộ của các cuộc họp.+ Cung cấp tài liệu và thông tin cho các cuộc họp
1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE ở Thái Lan
Đây là một ngành kinh doanh dịch vụ tạo ra thu nhập lớn và góp phần phân
bổ nguồn lợi nhuận này cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm những
Trang 25lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến du lịch như: khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lưuniệm cũng như các lĩnh vực liên quan gián tiếp như: giao thông vận tải, thôngtin liên lạc, quảng cáo, giao tiếp công chúng Hơn thế nữa, ngành kinh doanhMICE còn tạo ra việc làm, trao đổi kiến thức giữa những người cùng ngành nghề,
từ đó phát triển nguồn nhân lực quốc gia
Theo các cuộc khảo sát cho thấy có 113 khách sạn, trung tâm hội nghị, trungtâm triển lãm, 10 của PCO và 10 của PEO và 87 nhà tổ chức và điều hành hội nghị quốc tế trên toàn quốc đã cho thấy có khoảng 1327 cuộc hội nghị quốc tế đã được
tổ chức tại Thái Lan Phần lớn các cuộc hội nghị đó (663 hội nghị ) đã được tổchức ở miền Trung Thái Lan Bangkok là nơi tổ chức nhiều hội nghị nhất Vùng tổchức nhiều hội nghị đứng thứ hai là miền Nam Thái Lan với 481 cuộc, trong vùngnày Phuket là nơi tổ chức nhiều sự kiện quốc tế Vùng tổ chức nhiều hội nghị đứngthứ 3 là Miền Bắc với Chieng Mai là nơi tổ chức nhiều hội thảo nhất Năm 2005Thái Lan đã tiếp nhận 98.095 khách nước ngoài và 25.405 khách nội địa đến tham
dự các cuộc hội nghị
Năm 2005 có 762 cuộc hội nghị của các công ty (chiếm 57,62%), 382 cuộchội nghị của các tổ chức (chiếm 28,79%) và 183 cuộc hội nghị của ChínhPhủ (chiếm 13,79%) đã diễn ra tại Thái Lan Hơn một nửa các cuộc hội nghị quốc
tế là hội nghị của các công ty
Triển lãm quốc tế ở Thái Lan
Các cuộc triển lãm quốc tế ở Thái Lan đã được tổ chức với mục đích tiếp thị
và thúc đẩy xuất khẩu để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu Năm 2005, có 74 cuộc triển lãm quốc tế đã được tổ chức tại Thái Lan,phần lớn là từ tháng 9 đến tháng 11 Trong đó có 30 cuộc triển lãm quốc tế chiếm40% là triển lãm thương mại, 25 cuộc triển lãm chiếm 34% là triển lãm tiêu dùng
Trang 26và 19 cuộc triển lãm chiếm 26% là triển lãm thương mại và tiêu dùng, phần lớn cáccuộc triển lãm này được tổ chức song song với tổ chức hội nghị.
Do các cuộc triển lãm được tổ chức thường kéo dài 5 ngày (3 ngày dành chonhà tổ chức 2 ngày còn lại dành cho khách tham quan) Do các cuộc triển lãm kéodài nên các cuộc triển lãm mang lại nhiều lợi nhuận cho Thái Lan:
+ PEO’s thu được tiền tổ chức triển lãm dưới hình thức cho thuê địa điểmtriển lãm
+ Các nhà thầu cho thuê gian hàng tiêu chuẩn
+ Các hãng thu được tiền từ việc sắp xếp hàng hoá
+ Các khách sạn thu được tiền từ các đơn vị tham gia triển lãm và du kháchnước ngoài
+ Các nhà tổ chức cung cấp dịch vụ như lắp đặt và cung cấp điện, các công tycho thuê thiết bị, cung ứng vật liệu trang trí và các vật liệu khác như tài liệu hướngdẫn tham quan triển lãm
+ Nhiều cửa hàng thu đuợc tiền từ việc bán các loại qùa tặng cho các đơn vịtham gia triển lãm và du khách
+ Các cuộc triển lãm quốc tế thu hút rất nhiều nhà kinh doanh và các nhà sảnxuất trong nước có thể mở rộng thị trường
Du lịch khen thưởng ở Thái Lan
Một chuyến du lịch khen thưởng được một công ty trao tặng như làmột phần thưởng cho các nhân viên của công ty hoạt động có hiệu quả, hoặc chocác đại lý và nhà phân phối của công ty đã đạt các mục tiêu đề ra Du lịch khenthưởng cần phải được lên kế hoạch ít nhất trước 1 năm Vào năm 2005, có 1823nhóm khách nước ngoài với tổng số 164.224 du khách đi du lịch khen thưởng ở
Trang 27Thái Lan Điểm đến có đông du khách nhất là miền Nam với 864 nhóm tham quan.Điểm đến đông du khách thứ hai là Bangkok và điểm đến đông du khách thứ ba làmiền Bắc.
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số tỉnh ở Việt Nam
1.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Ở nước ta hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm
tổ chức DL MICE thuộc loại lớn và có tiếng trong cả nước Các công ty lữ hànhcủa thành phố đã từng tổ chức được nhiều tour phục vụ cho khách MICE Tạithành phố Hồ Chí Minh có các công ty có tiếng và cũng khá thành công trong lĩnhvực du lịch MICE này như: Bến Thành tourist, Viet travel, Fidi tour,… cũng đã đạtđược nhiều thành công đáng kề Để có được những thành công như trên, qua cách
tổ chức các tour MICE của các công ty, ta thấy được các kinh nghiệm sau:
+ Về lĩnh vực của chính quyền thành phố: thành phố đã sớm nhận ra đượcnhững lợi ích có được từ du lịch MICE, do đó đã tao điều kiện thuận lợi cho việcphát triển cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm phát triển du lịch MICE qua một điển hìnhnhư việc UBNDTP đã đồng ý cho phép Saigontourist đầu tư xây dựng Trung tâmhội nghị quốc tế tại quận 7 với diện tích khoảng 12ha, và kinh phí khoảng 52 triệuUSD nhằm thu hút khách MICE đến thành phố
+ Việc năng động trong công tác chuẩn bị của các công ty nhằm đáp ứngnhu cầu thưởng thức sự khác biệt về văn hoá, ẩm thực và khám phá các điểm dulịch là một điều không thề thiếu trong công việc tổ chức du lịch MICE Có lẽ đây
là yếu tố quyết định trong thành công của việc tổ chức MICE Kinh nghiệm củacác công ty trong việc tổ chức tour MICE: Về mặt ý tưởng trong công tác chuẩn bịthì các công ty luôn có những chiêu độc và mới lạ nhằm làm hài long khách dulịch Trong tour MICE do Saigontourist tố chức cho 40 khách VIP, công ty đã gây
Trang 28bất ngờ cho tham quan Vịnh Hạ Long bằng trực thăng hay việc tổ chức du lịchMICE cho khách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Malaixia và Singapore bằng duthuyền 5 sao Super Star Gemini
+ Các công ty cũng chú trọng rất nhiều trong công tác chuẩn bị cho tour,thương thời gian thiết kế xong một chương trình cũng phải mất từ 6 tháng đến mộtnăm Do “sai sót” là điều tối kị đối với các công ty lữ hành Tất cả đều phải hoànhảo trước những vị khách khó tính Bên cạnh đó, người xây dựng chương trìnhphải dùng kinh nghiệm của mình để “đoán ý thích” của khách
+ Sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các cơ sở lưu trú cũng là điều quantrọng không kém Hệ thống khách sạn tại thành phố cũng phải đã đáp ứng đượcnhu cầu ngày một cao của khách Hiện tại, hệ thống khách sạn 4-5 sao nhưSheraton, Caravell,… cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách Phòng họplớm, có sức chứa tới 1000 khách, phòng ốc hiện đại tiện nghi phải đủ số lượng đểđảm bảo cho khách lưu trú cùng lúc mà không phải tách phòng ở các địa điểm khác
là yếu tố đầu tiên để khách du lịch MICE lựa chọn Đi đầu trong việc này là công
ty Bến Thành tourist với việc thành lập trung tâm tổ chức hội thảo, sự kiện và dulịch (CUTE), và theo sau đó là Saigontourist với trung tâm hội nghị quốc tế tạiquận 7
+ Ngoài ra, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hổ trợ (tổ chức trò chơi dângian, tham quan cảnh miền quê, nấu các món ăn dân giã,…) các công ty đòi hỏiphải có sự cam kết trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng
1.2.2.2 Kinh nghiệm của Vũng Tàu
Mặc dù cũng không có điều kiện tốt như thành phố Hồ Chí Minh hay NhaTrang, xong Vũng Tàu cũng đã tổ chức thành công đáng kể trong tổ chức MICE: “Hàng năm, các khu du lịch này đón rất nhiều đoàn khách MICE trong đó chủ yếu
Trang 29là các đoàn khách quốc tế, góp phần ổn định lượng khách lưu trú tại đây, đồng thờitạo nguồn thu đáng kề cho doanh nghiệp nói riêng và doanh thu duy lịch dịch vụ
toàn tỉnh nói chung.” (Du lịch MICE: Hướng mở của ngành du lịch, báo Bà Vũng Tàu ra ngày 4/5/2008) Để có được thành công như trên, bà Rịa- Vũng Tàu
Rịa-cũng có những kinh nghiệm như sau:
+ Tận dụng được lợi thế về phong cảnh đẹp, cũng như nằm gần trung tâmkinh tế-tài chính lớn nhất nước là thành phố Hồ Chí Minh
+ Có sự liên kết với các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm cóđược lượng khách MICE đáng kể từ các công ty này
+ Được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ phía chính quyền thành phố
+ Thường xuyên tạo ra các sự kiên nhằm thu hút khách du lịch như: Lễ hộifestival biển, hội thi đắp tượng cát lớn nhất Việt Nam, lễ hội bắn súng thần công,…
1.2.3 Những bài học rút ra
Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng đều có lợi thế về điềukiện tự nhiên, vị trí địa lý và những danh lam thắng cảnh được du khách quốc tếyêu thích Tuy nhiên chúng ta chưa biết khai thác hết tìm năng và thế mạnh DL củamình Trong khi đó một số nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hồng Kônglại tận dụng rất tốt lợi thế so sánh của mình để phát triển và có thể rút ra một số ýnhư sau:
Thứ nhất, để phát triển một ngành cụ thể thì phải có cơ quan quản lý
chuyên trách, như vậy hiệu quả mới cao, kết quả mới tốt được Chính vì thế đểphát triển DL MICE thì một cơ quan quản lý chuyên trách về MICE là không thểthiếu Hầu hết các quốc gia khai thác thị trường này đều có một cơ quan hay tổchức xúc tiến DL MICE như một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress andConvention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau,
Trang 30HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai ConventionBureau, Thailand Incentive and Convention Bureau.
Thứ hai, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò rất
lớn trong sự thành bại cũng như sự phát triển của các dự án đầu tư với việc ủng
hộ, trợ giúp đưa ra các chính sách phù hợp Chẳng hạn, năm 2007, Chính phủ TháiLan đã "hỗ trợ" 50% giá tour cho mỗi du khách Với hơn 14,5 triệu du khách thìđây quả là một con số khổng lồ Nhưng lạ một điều Thái Lan không hề lỗ vì cácdịch vụ mua sắm, vui chơi sẽ bù đắp lại khoản thiếu hụt này Thêm vào đó làviệc ổn định, sắp xếp lại trật tự xà hội, vệ sinh môi trường, nhằm xây dựng mộtmôi trường xà hội, môi trường DL thông thoáng, an toàn và thân thiện
Thứ ba, DL MICE là loại hình DL đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở
vật chất, kỹ thuật hiện đại Vì thế chúng ta cần phải có một hệ thống khách sạn 4-5sao với các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế Thêm vào đó lànhững trung tâm hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo,triển lãm có sức chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc quốc tế Đặc biệtchúng ta không thể thiếu được là các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giãi trí …đểphục vụ cho sự tiêu xài của du khách MICE – du khách có sự chi tiêu cao
Thứ tư, khách hàng của MICE thường là những công ty, tập đoàn đa
quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới nên cần phải có những nhà tổchức chuyên nghiệp (Profession Convention Organizer) đứng ra đảm nhiệm để choviệc tổ chức các sự kiện MICE được thành công
Thứ năm, một hệ thống các phòng ban, các đơn vị được phân chia rõ
nhiệm vụ, chức năng và phối hợp hài hoà với nhau là điều mà DL Việt Nam hiệnđang còn thiếu và phải cải thiện Một bộ máy được thiết kế một cách khoa học vàđược điều hành tốt sẽ là “chìa khoá”, là nền tảng vững chắc cho sự thành công cuảDLViệt Nam Ta có thể thấy, Tổng cục DL Singapore cũng được bao gồm nhiều
Trang 31phòng ban và mỗi phòng ban vừa có những nhiệm vụ riêng, vừa có những hỗ trợcho toàn ngành du lịch Vì vậy, DL Thái Lan hay Singapore đã thành công mộtphần là nhờ vào nền tảng vững chắc đó (Xem thêm phụ lục : Nhiệm vụ riêng biệtcủa một số bộ phận trong việc tổ chức MICE ở Singapore)
Thứ sáu, chúng ta nên đầu tư một cách đồng bộ và chuyên sâu, đầu tư
mạnh để khai thác những thế mạnh của mình, qua đó tạo nên một “điểm tựa” thúcđẩy sự phát triển của toàn ngành DL chứ không nên dàn trải dẫn đến kém hiệu quả.Những năm qua, mặc dù DL VN đã có rất nhiều cố gắng vươn xa, quảng bá đếnnhững khu vực tiềm năng nhất trên thế giới, nhưng sự đầu tư của Nhà nước chongành DL vẫn được ví như "muối bỏ bể" Hiện tượng này xuất phát từ nhiềunguyên nhân Trước hết, nguồn ngân sách dành cho hoạt động DL của VN đượcđầu tư quá dàn trải Ở 64 tỉnh, thành từ vùng núi cao cho đến duyên hải, hiện nayđều chọn DL là ngành kinh tế mũi nhọn và đều đều hàng năm ném vào đó nhữngmón tiền đầu tư khá lớn Một hiện tượng nữa, đó là sự lãng phí trong đầu tư cơ sở
hạ tầng phục vụ DL Không một địa phương nào trong số 64 tỉnh thành khôngdành khoản đầu tư lớn cho kinh tế DL Đặc biệt là các tỉnh duyên hải từ QuảngNinh vào đến Cà Mau, gần như diện tích bờ biển đều chỉ giành để đầu tư cho các
dự án nghỉ ngơi, giải trí Đơn cử, chỉ tính trên gần 200km bờ biển Quảng Nam và
Đà Nẵng, hàng trăm dự án resort, với con số đầu tư (còn trên giấy) hàng tỉ USD, đãđăng ký kín gần như không còn một chỗ nào trống Trong khi đó tại Thái Lan,trong số ba điểm tham quan đáng chú ý và thu hút hầu hết con số du khách đến đấtnước này, thì chỉ có hai điểm DL biển gần như duy nhất được giới thiệu du kháchđến, đó là Phuket và Pattaya Cả hai điểm này không chỉ được đầu tư rất tốt về cơ
sở hạ tầng mà hàng trăm dịch vụ vui chơi, giải trí trên cạn, dưới nước nhưNongnoc, Fantasy, Tiffanys show, vịnh Phangnam, Công viên biển Marine Park đều được đầu tư đến nơi đến chốn và trình độ "móc hầu bao" du khách còn được
Trang 32nâng lên hàng công nghệ Ở Phuket - một điểm du lịch biển ở miền Nam Thái Lan,
cứ 30 phút là có 1 chuyến bay, trong khi tại Nha Trang (một trong những vịnh biểnđẹp nhất thế giới) thì lịch bay mỗi ngày 1-2 chuyến Một điểm khác, hiện nay giátour Thái Lan từ VN đi chưa đến 5 triệu đồng VN, trong khi dịch vụ phục vụ dukhách khá hoàn hảo và khép kín
Thứ bảy, Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng phải
xây dựng được cho mình một hình ảnh đặc biệt ấn tượng để quảng bá rộng khắpcho du khách mọi nơi biết Chính vì thế việc xây dựng hình ảnh là rất cần thiết vàthêm vào đó là sự liên kết với các trung tâm MICE nổi tiếng để học hỏi kinhnghiệm của những chuyên gia đồng thời thông qua đó có thể giới thiệu đất nướcViệt Nam mình
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của khóa luận đã tổng hợp các cơ sở lý luận về loại hình du lịchMICE đồng thời đã phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển dulịch MICE tại một số nước trên thế giới tiêu biểu như Singapore, Hồng Kông,Trung Quốc và những địa phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, VũngTàu Đây chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn để em vận dụng vào nghiên cứuđiều kiện và thực trạng hoạt động phát triển du lịch MICE tại Thành phố Hà Nội
và đưa ra một số giải pháp để du lịch MICE ngày càng phát triển
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Điều kiện để phát triển du lịch MICE tại thành phố Hà Nội
2.1.1 Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ
độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh-Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây
-Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thếthuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giaothông quan trọng của Việt Nam
hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khókhăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùamưa Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuộc địa phận cáchuyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì
Trang 341.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; BàTượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…thuận lợi cho xâydựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
b Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khíhậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặttrời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở
Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC Dochịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn Ðộ ẩm tươngđối trung bình hàng nǎm là 79% Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm vàmỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùanóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa Nhiệt độ trung bình mùanày là 29,2ºC Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo.Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyểntiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng Mùatham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu
c Đặc điểm thủy văn
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa
lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông” Nhờ các
con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùngchâu thổ phì nhiêu này Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sôngĐuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ Trong đó, đoạnsông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông
Trang 35nàychảy qua lãnh thổ Việt nam) Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sôngKim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của HàNội.
Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vếttích của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầythụt thành hồ Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nayvẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã củathủ đô Hà Nội Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch,Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô,Suối Hai…
Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là
hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hútnhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhàmáy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành -tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặcsắc của Thăng Long - Hà Nội
d Tài nguyên sinh vật
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ởSóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinhthái đô thị Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạngsinh học cao hơn cả
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội kháphong phú và đa dạng Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vậtbậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật
Trang 36đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội[3] Trong sốcác loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trongSách Đỏ Việt Nam.
Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành vớitổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nộicòn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố,trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ,săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me
Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá,Láng, Nhật Tân,v.v đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiềulàng hoa và cây cảnh được hình thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, TâyTựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển
từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của
Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú
e Một số cảnh quan thiên nhiên đặc sắc
Hà Nội có rất nhiều các danh thắng nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm gắn liền vớitruyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ, Hồ Tây ở đường Thanh Niên có diệntích gần 500ha đang nằm trong quy hoạch xây dựng làng du lịch của Thành phố.Ngoài ra, còn vô số các hồ khác như: Hồ Thiền Quang, Hồ Bảy Mẫu, Hồ TrúcBạch Bên cạnh đó còn có khoảng 36 công viên, vườn hoa các loại như: Côngviên Thủ Lệ, công viên Lê – nin, Vườn Bách Thảo
Trang 372.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Hà Nội là thành phố rất cổ kính của Việt Nam, được xây dựng cách đây
1000 năm , là nơi tập trung các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc cổ và các lễ hộitruyền thống cổ Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hà Nội là đất ngàn nămvăn vật có lịch sử và nền văn hóa lâu dài Hà Nội có khoảng 322 di tích lịch sửđược Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng trong tổng số hơn 2000 di tích
- Khu Phố cổ : Ở Việt Nam, ngoài Hội An ra thì chỉ có Hà Nội mới giữ
được một khu phố cổ Theo các nguồn sử liệu thì đây chính là nhân lõi của kinhđôThăng Long từ khi nó thành lập và tính đến này là hơn 1000 năm tuổi
+ Nói đến địa giới không gian khu Phố cổ thì có thể coi là hình tam giác cân,
có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là phốHàng Cót, hàng Da, hàng Điếu còn đấy là trục Hàng Bông – Hàng Gai – Cầu Gỗ.Các khu phố thường mang tên những mặt hàng sản xuất như; Hàng Đường, hàngBạc, hàng Bồ Đây cũng chính là nguồn tài nguyên quý giá mang phong cách đặctrưng của người Hà Nội
- Các di tích kiến trúc cổ :
Hà Nội là nơi có mật độ di tích cổ thuộc loại cao 48,2 di tích/100km2 trongkhi đó cả nước chỉ có 2,2 di tích/100km2 Những di tích đó có niên địa trải dài từtrước Công Nguyên cho đến triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn Theo thống kê,
Hà Nội có hơn 2000 di tích cổ trong đó: 679 đình, 112 lăng, 210 đền, 252 miếu,
775 chùa, 166 nhà thờ họ, 32 am Trong số các di tích cổ đó, chùa chiền có sốlượng lớn nhất và ở Hà Nội thì số lượng chùa chiền có niên đại khá lâu như: Chùa
Trang 38Trấn Quốc (xây dựng vào năm 541 thời vua Lý Nam Đế), chùa Quán sứ (xây dựngvào thế kỷ thứ XV), chùa Một Cột (xây dựng vào năm 1409 thời vua Lý TháiTông), chùa Kim Liên (xây dựng năm 1128 – 1138 thời vua Lý Thần Tông), và vô
số các chùa lớn nhỏ khác
Ngoài ra còn có hệ thống đền đài thờ các vị dân tộc: đền Kim Mã thờ PhùngHưng, đền Trung Liệt thờ Quang Trung Bên cạnh đó, tín ngưỡng dân gian tiêubiểu là phủ Tây hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh, đền Gò Hồ thờ Tam Phủ Thánh Mẫu Đây cũng chính là điều kiện để Hà Nội có thể thu hút được nhiều du khách trong
và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu
- Các làng nghề :
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2009, toàn Hà Nội có khoảng 1.270 làng
có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống với 47 nhóm nghề trên tổng số 52nghề của cả nước Có thể kể đến một số phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếnghiện nay của Hà Nội như:
+ Phố Hàng Bạc và nghề kim hoàn: Hàng Bạc là một phố nằm ở trung tâm
Thành phố, thuộc khu phố cổ Hà Nội Trước đây, phố Hàng Bạc có ba nghề khácnhau đó là nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền Có thể coi Hàng Bạc
là nơi tập trung những người thợ tinh xảo về kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đấtKinh kỳ; phần đông họ xuất thân từ ba làng nghề vàng bạc nổi tiếng ở miền BắcViệt Nam, đó là Châu Khê (tỉnh Hưng Yên), Định Công (huyện Thanh Trì – HàNội) và Đồng Sâm (tỉnh Thái Bình)
+ Làng đúc đồng Ngũ Xã: Có thể thấy từ lâu người dân đã biết đến câu vè: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã” Ngũ Xã vốn là một làng nằm bên bờ hồ Trúc Bạch, phía tây Hà Nội Ngũ Xã
nghĩa là có 5 làng Khoảng thời nhà Lê, dân 5 làng Đông Mai, Châu Mỹ, Long
Trang 39Tượng, Diên Tiên và Dao Niên thuộc huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) và ThuậnThành (tỉnh Bắc Ninh) có nghề đúc thủ công, được triều đình trưng tập về kinhthành để lập xưởng đúc tiền và đồ thờ Để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình, họ đặtnơi đây là Ngũ Xã.
+ Làng giấy Yên Thái: Nằm ở phía Tây Hà Nội, làng Yên Thái còn có tên là
làng Bưởi Những sản phẩm chủ yếu của Yên Thái là giấy bản để in sách hoặc đểviết chữ Nho (bằng bút lông, mực tầu) và giấy dó (để in tranh dân gian)
Giấy dó Yên Thái có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ Nó
ít bị mối mọt hoặc giòn, gẫy, ẩm, nát Giấy dó Yên Thái và nói chung giấy dó ViệtNam đã được xuất khẩu sang nhiều nước Các hoạ sĩ Pháp đã sử dụng giấy dó khổlớn để vẽ tranh bằng mực tầu theo phương pháp tranh cổ điển phương Đông Mộtvài bảo tàng châu Âu cũng đã dùng giấy dó để lót bồi phía sau tranh vẽ Với đặctính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho tác phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc.Nghề làm giấy ở Yên Thái hiện nay đang được phục hồi
+ Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được
làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa Dòng tranh này cũngnhư các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng chính là tranh thờ và tranh Tết,nhưng chủ yếu vẫn là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền, phủcủa Đạo giáo như tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy, NamĐịnh), tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà Chúa Thượng ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, ÔngHoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức ThánhTrần… Loại tranh này thường được chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng TranhTết thì có Chúc phúc, Tứ quý…
+ Làng gốm Bát Tràng: Đây là ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi, nằm bên tả
ngạn sông Hồng, cách trung tâm, thủ đô Hà Nội khoảng 10km, trước đây thuộctỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội Làng gốm BátTràng từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm gốm mang tên chính ngôi làng này Sản
Trang 40phẩm gốm sứ Bát Tràng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhậtbản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràngđang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới Bát Tràng hiện naykhông chỉ là một làng nghề sản xuất thuần tuý, với nhiều công trình tín ngưỡng,văn hoá cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng trở thành một điểm đến du lịchhấp dẫn của thành phố Hà Nội.
+ Làng lụa Vạn Phúc: Làng thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách
trung tâm Hà Nội khoảng 10km Trải qua bao thăng trầm đổi thay, làng Vạn Phúcvẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng vân lụa, thớ vải Nghềdệt vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần tạo nên một nét văn hoátrang phục của người dân Việt Nam Lụa tơ tằm của Vạn Phúc nổi tiếng với tên gọilụa Hà Đông, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam
+ Làng nghề mây tre đan Ninh Sở: Nằm bên dòng sông Hồng lộng gió,
Ninh Sở có khung cảnh đông vui nhộn nhịp hiếm thấy ở một làng quê vì nơi đâyluôn có những đoàn khách nước ngoài đến thăm quan, đặt hàng và không ngớttrầm trồ khen ngợi trước bàn tay khéo léo, tài hoa của những người dân nơi khởithuỷ của nghề tre đan nổi tiếng Nghề tre đan Ninh Sở phát triển tinh vi đến mứccác nghệ nhân có thể nhìn vào ảnh, nghĩ ra cách đan để tạo thành những bức tranhchân dung hoặc tranh phong cảnh Đây không còn là hàng tre đan với nghĩa bìnhthường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật Có lẽ cũng chính vì vậy, khách nướcngoài rất chuộng hàng tre đan ở đây và nghề đan lát Ninh Sở đang hứa hẹn mộttương lại vô cùng tươi sáng
+ Làng nghề thêu Quất Động: Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt
đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng QuấtĐộng, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội Thợ thêu nói chung là nhữngngười thợ khéo tay có con mắt thẩm mỹ và hết sức cần cù, tỷ mỷ Những sản phẩm