1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Tràng An

69 1,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 203,01 KB

Nội dung

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách đổi mới nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại và có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng. Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiên trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang giai đoạn bước đầu hình thành và phát triển thì huy động vốn qua kênh Ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả nhất. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của NHTM vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, NHTM tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các qui tắc tín dụng. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với việc huy động vốn của các NHTM phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống Ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với NHTM và Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Tràng An cũng không ngoại lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Tràng An ”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

-BÁO CÁO THỰC HÀNH

Tên đề tài : Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Phương

Đông chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Tràng An

Sinh viên thực hiện : VANALAT PHUETSAPHAKHOM

Ma sv: 0741270159

Trang 2

HÀ NỘI,2015

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1 Khái quát về huy động vốn của NHTM 8

1.1.1 Huy động vốn của NHTM………

8 1.1.1.1 Khái niệm về huy động vốn 8

1.1.1.2 Vai trò của huy động vốn 8

1.1.1.3 Phân loại huy động vốn 9

1.1.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn………

12 1.1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại 12

1.1.2.2 Đối với khách hàng 12

1.1.3 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn………

12 1.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Nghiệp vụ huy động qua tài khoản tiền gửi………

13 1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán 13

1.2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm 15

1.2.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá………

16 1.2.2.1 Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá 16

1.2.2.2 Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá 17

1.2.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHTW………

18 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại 18

Trang 4

1.3.1 Các nhân tố khách quan………

18 1.3.1.1 Khách hàng 18

1.3.1.2 Môi trường kinh tế 18

1.3.1.3 Môi trường xã hội 19

1.3.1.4 Môi trường pháp lý 19

1.3.2 Nhân tố chủ quan……… 20

1.3.2.1 Chính sách lãi suất của Ngân hàng 20

1.3.2.2 Mạng lưới huy động vốn của Ngân hàng 20

1.3.2.3 Hoạt động marketing của Ngân hàng 20

1.3.2.4 Tổ chức nhận sự 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH HÀ NỘI – PGD TRÀNG AN 22

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An 22

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông 22 2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An………

23 2.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng OCB Hà Nội – PGD Tràng An giai đoạn 2012 – 2014

24 2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An 26

2.2.1 Phân tích cơ cấu vốn huy động………

26 2.2.1.1 Vốn huy động theo đối tượng 27

2.2.1.2 Vốn huy động theo kỳ hạn 30

2.2.1.3 Vốn huy động theo loại tiền 34

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn………

Trang 5

2.2.2.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 37

2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 38

2.2.2.3 Hệ số sử dụng vốn 39

2.2.2.4 Chi phí huy động vốn/ Tổng chi phí 42

2.2.2.5 Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay/ Lãi chi cho hoạt động huy động vốn 44

2.3 Đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An 45

2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An………

45 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An………

46 2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại………

48 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 48

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH HÀ NỘI – PGD TRÀNG AN 50

3.1 Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An 50

3.1.1 Mục tiêu………

50 3.1.2 Phương hướng chiến lược trong thời gian tới………

52 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An 53

3.2.1 Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn………

53

Trang 6

3.2.2 Lãi suất huy động vốn linh hoạt………

553.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng………

563.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………

563.2.5 Nâng cao hiệu quả chính sách khách hàng………

573.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng………

583.2.7 Chú trọng đến hoạt động Marketing ngân hàng………

583.2.8 Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng………

593.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng OCBchi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An 593.3.1 Đối với Nhà nước………

593.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước………

603.3.3 Đối Với Ngân hàng phương Đông………

613.3.4 Đối với Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An……

61KẾT LUẬN 63DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 8

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

1 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của OCB Hà Nội – PGD Tràng

An

2 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của

OCB Hà Nội- PGD Tràng An giai đoạn 2012-2014

3 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại PGD Tràng An

4 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại OCB Hà Nội –

PGD Tràng An

5 2.5 Tỷ lệ vốn huy động/ Tổng nguồn vốn OCB Hà Nội – PGD

Tràng An

6 2.6 Nguồn vốn huy động của PGD Tràng An

7 2.7 Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử sụng vốn

8 2.8 Tính cân đối giữa huy động vốn ngắn hạn và sử dụng vốn ngắn

hạn

9 2.9 Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn dài hạn

10 2.10 Tỷ trọng Chi phí huy động vốn/ Tổng chi phí PGD Tràng An

giai đoạn 2012 – 2014

11 2.11 Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay/ Lãi chi cho hoạt động huy

động vốn

1 2.1 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2012-2014

2 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động

Trang 9

3 2.3 Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức loại tiền

4 2.4 Nguồn vốn huy động của PGD Tràng An giai đoạn 2012 -2014

5 2.5 Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách đổi mớinhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước để đưaViệt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại và có nền kinh tế phát triểnmạnh mẽ

Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quantrọng Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiêntrong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang giai đoạn bước đầu hình thành vàphát triển thì huy động vốn qua kênh Ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả nhất.NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinhdoanh của NHTM vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế - kinhdoanh, vừa với vai trò trung gian tài chính Với vai trò trung gian tài chính, NHTMtập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúngcho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanhnghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các qui tắc tín dụng

Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với việchuy động vốn của các NHTM phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp Mặtkhác việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càngtăng và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời Do vậy, trong thời giantới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh

tế cũng như cho chính bản thân hệ thống Ngân hàng, việc huy động vốn cho kinhdoanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với NHTM và Ngânhàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Tràng An cũng khôngngoại lệ Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rấtthiết thực và cấp bách

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở

trường, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Thực trạng hoạt động huy động vốn tại

Trang 11

làm thực hiện bài tập lớn này Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm bàikhông thiếu khỏi thiếu sót, chúng em rất mong sự góp ý của cô để bài viết đượchoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG

VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát về huy động vốn của NHTM

1.1.1 Huy động vốn của NHTM

1.1.1.1 Khái niệm về huy động vốn

Huy động vốn là điều động tất cả các khoản tiền gửi mà các tổ chức kinh tế, tổchức tín dụng và dân cư gửi vào Ngân hàng hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá Vốn huy động là vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.Ngân hàng mua quyền sử dụng các khoản vốn của Ngân hàng trong một thời giannhất định và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đó theo đúng kế hoạch

Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đối với bất

kỳ một NHTM nào vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho các NHTM

1.1.1.2 Vai trò của huy động vốn

 Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ NHTM:

-Là hoạt động chủ yếu của NHTM

-Huy động vốn tốt còn là tiền đề thúc đẩy NHTM phát triển được các sản phẩm,dịch vụ khác

-Là hoạt động để Ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của NHTM

Vì hiện nay 90% thu nhập của NHTM là từ hoạt động tín dụng, là rủi ro cao đối vớiNHTM

 Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng:

-Giúp khách hàng tiết kiệm

-Khách hàng có thể lựa chọn được hình thức tiền gửi phù hợp

-Giúp khách hàng tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng

-Khách hàng còn được tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn thanh toán,tốc độ thanh toán nhanh hơn Ngoài ra khách hàng còn có thể được bảo hiểm sốtiền gửi của mình

 Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế:

Trang 13

-Điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền tệ,kiểm soát được lạm phát

-Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế

-Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như: kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hànghóa trên thị trường chứng khoán

1.1.1.3 Phân loại huy động vốn

Theo thời hạn huy động

 Tiền gửi ngắn hạn

Đây là nguồn vốn Ngân hàng huy động trong khoảng thời gian ngắn hạn vàthường xác định là từ 0 cho đến 12 tháng

 Tiền gửi trung và dài hạn

Là vốn mà Ngân hàng huy động nguồn vốn trung và dài hạn với thời gian từ

12 tháng trở lên Đây là nguồn vốn ổn định được Ngân hàng sử dụng với mục đíchđầu tư mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng

Theo mục đích huy động

 Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngânhàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, Ngân hàng sẽ đáp nhucầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu Nhìn chung lãi suất của loại tiềngửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụNgân hàng với mức chi phí thấp

 Tiền gửi có kỳ hạn

Nguồn vốn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn so vớilãi suất của tiền gửi thanh toán Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất củaNgân hàng Đồng thời do tính ổn định cao trong kỳ hạn bởi mục đích gửi tiền củadoanh nghiệp hay các cá nhân là để hưởng lãi, các khoản cho vay của Ngân hàngchủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn này

 Tiền gửi tiết kiệm

Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sử dụngđến Trong điều kiện có thể tiếp cận Ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằmthực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời Do lượng tiền nhàn rỗi này của dân cư

Trang 14

được gửi với thời gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu cho Ngân hàng sửdụng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Chính vì vậy, nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều

cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền tại nhà bằng cách mở rộngmạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng với lãi suất hấpdẫn Đây cũng là một dạng của tiền gửi có kỳ hạn nhưng tuy nhiên cũng có một sốđiểm khác biệt theo quy định của văn bản pháp luật mà Ngân hàng nhà nước quyđịnh

 Phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là công cụ nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trênthị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó.Lãi suất của loại này thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiềngửi có mệnh giá

Theo đối tượng huy động

 Tiền gửi của cá nhân

Khách hàng cá nhân chiếm phần lớn đa số trong đối tượng hoạt động củaNgân hàng Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng đối với đối tượngkhách hàng này cũng rất đa dạng, đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn Vớimục đích gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời chomình thì khách hàng cá nhân đã đem lại một lượng vốn huy động đáng kể choNgân hàng với số tiền nhàn rỗi của mình Đồng thời lượng vốn huy động được thì

ổn định góp phần làm cho Ngân hàng có thể dẽ dàng sử dụng lượng vốn này đểthực hiện các hoạt động đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất

 Tiền gửi của doanh nghiệp

Không chỉ khách hàng cá nhân mới đóng góp vai trò quan trọng trong hoạtđộng của Ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khác cũnggóp phần tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của Ngân hàng

Trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, lượng vốn huy động từ kháchhàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác cũng chiếm phần lớn

Trang 15

Tuy nhiên mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là khác so với kháchhàng cá nhân nên Ngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lượng vốn huyđộng được đó là số dư trên tài khoản của các doanh nghiệp cũng như của các tổchức kinh tế Bởi vì mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là dùng đểthanh toán cũng như tiền hàng các giao dịch khác nên lượng vốn huy động sẽkhông có thời gian cố định gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đem vốn đi đầu

tư sinh lời Tuy nhiên không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng gửi tiền với mụcđích thanh toán, bởi với số tiền nhàn rỗi sẽ được hưởng lãi nếu doanh nghiệp gửitiền có kỳ hạn

 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Trên thực tế tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác là vốn vay của NHTM đốivới các tổ chức đó nhằm tạo khả năng thanh toán cho Ngân hàng Tuy nhiên trongmột số trường hợp, với những Ngân hàng có một lượng vốn huy động lớn có thểđem gửi tại các Ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãi hoặc đượchưởng lãi điều hòa từ hội sở chính của Ngân hàng đó Điều này giúp cho NHTMgiảm bớt được một phần chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng

Theo loại tiền huy động

 Vốn huy động bằng VNĐ

Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy độngvốn khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau Trong nguồn vốn Ngân hàng huyđộng được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhucầu về sử dụng vốn của Ngân hàng

 Vốn huy động bằng ngoại tệ

Ngoài huy động vốn bằng VNĐ, Ngân hàng cũng tiến hành huy động vốnbằng ngoại tệ Số vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ cũng chiếm tỷ lệ lớntrong hoạt động của Ngân hàng Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ của Ngânhàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanhngoại tệ của khách hàng cũng như Ngân hàng Vốn huy động bằng ngoại tệ chủ yếu

là USD hoặc EUR

Trang 16

1.1.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn

1.1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽkhông đầy đủ nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình Mặc khác, thông quanghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệmcủa khách hàng đối với Ngân hàng Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừnghoàn thiện hoạt động huy đọng vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với kháchhàng Như thế nghiệp vụ huy động vốn đã giải quyết đầu tư vào cho Ngân hàng

1.1.2.2 Đối với khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu

tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo điều kiện cho việc gia tăng tiêu dùngtrong tương lai

Mặc khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi antoàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi

Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng và dịch vụ tín

dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng

1.1.3 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau Mỗi cách huy độngvốn đem lại cho NHTM một nguồn vốn có tính chất khác nhau, với chi phí khácnhau Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của một NHTM ta cần dựavào các chỉ tiêu cụ thể Mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động vốncủa NHTM Sau đây là một số chỉ tiêu:

Đánh giá chi phí của một đơn vị vốn huy động

Chi phí (giá thành) của một

Tổng chi phí (a) Tổng số vốn huy động được

Trong đó:

a: bao gồm lãi trả cho tiền gửi, quảng cáo marketing

Trang 17

A: là giá thành, A càng nhỏ càng có hiệu quả Bởi vì số vốn huy động được và chiphí bỏ ra thì khi chi phí càng nhỏ thì Ngân hàng sẽ có nguồn vốn lớn hơn để thựchiện hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể thu được lợi nhuận cao hơn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm

-Tổng nguồn vốn hoạt động bình quân năm (N-1)

Tỷ lệ nguồn vốn

Mức tăng tổng nguồn vốn năm (N)

Tổng nguồn vốn bình quân năm (N-1)

Sự phát triển của các Ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăngtrưởng dư nợ Để tăng trưởng dư nợ thì Ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay

và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng lớn hay nhỏ.Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn Nếu huy động vốn

có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợinhuận Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của Ngân hàng được bổ sung như thếnào tùy thuộc vào hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đó

1.2 Các nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Nghiệp vụ huy động qua tài khoản tiền gửi

1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở chokhách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản này mở cho

Trang 18

các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toánqua Ngân hàng.

Để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoảntiền gửi thanh toán ở Ngân hàng Số dư có trên tài khoản thanh toán của kháchhàng có thể hình thành từ hai nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào (2) dokhách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác Số dư này nhằm duy trì khảnăng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào

Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư này, do vậy số

dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được huy động vào thanh toán Những lúctạm thời nhàn rỗi này, số dư tài khoản thanh toán trở thành nguồn vốn của Ngânhàng Do đó Ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình Mặc khác, tàikhoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất kì lúc nào

mà không cần báo trước cho Ngân hàng nên Ngân hàng rất khó có kế hoạch việc sửdụng nguồn tiền gửi này Do đó đối với loại tiền gửi này Ngân hàng trả lãi suất rấtthấp, thậm chí không trả lãi suất cho khách hàng Do không được trả lãi cao, nênkhách hàng không duy trì số dư tài khoản nhiều, chỉ đủ chi trả cho nhu cầu hàngngày Mặc dù số dư không lớn nhưng với số tài khoản lớn nên tổng số vốn huyđộng qua tiền gửi thanh toản của tất cả các khách hàng trở nên đáng kể

Hiện nay các NHTM đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kháchhàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Để mở tài khoản tại Ngânhàng khách hàng cần làm thủ tục như sau:

+ Đối với khách hàng là cá nhân, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoảntiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao chứng minh nhândân

+ Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần diền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoảntiền gửi thanh toán, đăng ký chữ ký mẫu và mẫu con dấu của người đại diện Xuấttrình và nộp bản sao giấy chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờchứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản

+ Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điều kiện là nộp giấy đề nghị mở tàikhoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người

Trang 19

đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và

sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản

1.2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm không kỳ hạn

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượngkhách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi Ngân hàng vìmục tiêu an toàn và sinh lời nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiềntrong tương lai Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức gửi tiền này thì mụctiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hợn mục tiêu sinh lời Đối với Ngân hàng, vì loạitiền gửi này Ngân hàng muốn rút ra bất cứ lúc nào cũng được nên Ngân hàng phảiđảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng

Do đó lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp

Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản Chỉ cần kháchhàng đến bất cứ chi nhánh nào của Ngân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiếtkiệm không kỳ hạn có kèm theo chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu Nhân viên

sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng

Với sổ tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ra bất cứlúc nào trong giờ giao dịch Tuy nhiên, khác với hình thức tài khoản tiền gửi thanhtoán, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình số tiền gửi và chỉ có thể thựchiện giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện đượccác giao dịch thanh toán

Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng thường kgoonglớn do lãi suất thấp nhưng nếu Ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng khálớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức tiền gửi này có thể trở nên lớnđáng kể

Tiết kiệm định kỳ

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết

kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn,sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai

Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn cóthu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng tháng hoặc hàng

Trang 20

quý Mục tiêu quan trọng khi gửi tiền loại này là lợi tức có được thep định kỳ Dovậy lãi suất đóng vai trò quan trọng khi để thu hút được đối tượng khách hàng này.

Dĩ nhiên lãi suất trả cho tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn không kỳ hạn Ngoài ramức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi, tùy theo loại đồng tiền gửi tiếtkiệm và tùy theo uy tín và rủi ro của Ngân hàng nhận tiền gửi

Đối với loại tiền gửi này khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn,không được phép rút trước thời hạn Tuy nhiên để khuyến khích và thu hút kháchhàng gửi tiền đôi khi Ngân hàng cho phép khách hàng được rút trước kỳ hạn nếu cónhu cầu, nhưng khi đó khách hàng bị mất tiền gửi hoặc chỉ được trả lãi suất không

kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn có thể được chia làm nhiều loại Căn cứ vào thời hạn có thểchia thành kỳ hạn 1, 2, 3,…, 12, hoặc lâu hơn đến 26 tháng Căn cứ vào phươngthức trả lãi có thể chia thành:

+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ

+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ

+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ

Với việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sảnphẩm tiền gửi của Ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng đượcnhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng

Các loại tiết kiệm khác

Ngoài hai loại gửi tiết kiệm trên, hầu hết các NHTM đều thiết kế những loạitiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm ankhang… với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổimới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước củacác đối thủ cạnh tranh

1.2.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

1.2.2.1 Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá

Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu

Trang 21

Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành để huy động vốnngắn hạn, trong đó Ngân hàng sẽ cam kết trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhàđầu tư khi kỳ phiếu đến hạn

Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi

Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốnngắn hạn Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi huy động vốn ngắnhạn này, trong khi đó các NHNN thì sử dụng thường xuyên hơn

1.2.2.2 Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá

Huy động vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu

Với nhu cầu dài hạn lên đến 10, 15, 20 năm rõ ràng các NHTM không thể pháthành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được Trong trường hợp này Ngân hàng cóthể phát hành trái phiếu Trái phiếu NHTM có thể xem là một loại trái phiếu công

ty, nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn,theo đó các Ngân hàng cam kết trả lãi và gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho nhà đầu tư, NHTM thu về được mộtkhối kượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức vay nợ Nhu vậy khi phát hành tráiphiếu, nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên Tuy nhiện phát hành trái phiếukhông làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm cho nợ dài hạn của Ngân hàng tăng lên

Huy động vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhàđầu tư, trong đó có thỏa thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành, các nhàđầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ nào đó

Loại trái phiếu này được xem như là một dạng chứng khoán lai do vừa có tínhchất của chứng khoán nợ, đồng thời vừa có tính chất của một chứng khoán vốn Nóphổ biến ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển nhưng chưa được phổ biến lắm

ở Việt Nam

Huy động vốn dài hạn thông qua phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu nói chung là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần Các NHTM cổphần cũng là một dạng công ty cổ phần, do đó có thể phát hành cổ phiếu để huy

Trang 22

động vốn Có nhiều cách phân loại cổ phiếu thành nhiều loại cổ phiếu khác nhau.Nhưng có hai cách phân loại như sau:

Cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký danh: Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếu khôngghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu Loại cổ phiếu này dễ giao dịch trên thịtrường hơn do không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu Cổ phiếu kýdanh là loại cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu Loại cổ phiếu nàymuốn chuyển nhượng phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị

Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi: Cả hai loại cổ phiếu này đều là giấychứng nhận quyền sở hữu một phần của công ty Tuy nhiên nó có sự khác biệt nhau

về quyền được chia cổ tức ưu tiên và quyền được chia tài sản ưu tiên trong trườnghợp công ty bị thanh lý

1.2.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHTW

Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng cân đối tài sản, chúng ta có thể thấy NHTM

có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và bộ phận vốn vay từNHNN Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể

mở tài khoản ở NHTM Qua tài khoản này NHTM có thể huy động vốn giống nhưđối với các tổ chức kinh tế bình thường Ngoài các tổ chức tín dụng, NHTW cũng

có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.1.1 Khách hàng

Ngân hàng là một trong các tổ chức hành chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nóichung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất vềquy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng Chính vì vậy, khách hàng củaNgân hàng cũng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau Mỗi loại khách hàng lạimang những đặc trưng riêng của mình Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầucủa từng loại khách hàng của mình, Ngân hàng cần phải có các chính sách, chiếnlược phát triển phù hợp để có được hoạt động kinh doanh tốt nhất của mình

Trang 23

1.3.1.2 Môi trường kinh tế

Hoạt động của hệ thống NHTM bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạm phát,… tácđộng trực tiếp Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh, có tốc độ phát triển nhanh,thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế, dân cư sẽ có nguồn tiền gửi dồi dào vàoNgân hàng Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì truệ,

tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao thì việc huy động vốn của Ngân hàng nớichung và các hoạt động khác của Ngân hàng nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn bởingười dân không tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng mà dùng tiền để mua các tài sảnkhác có tính ổn định cao, còn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, lượngtiền gửi vào Ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Mặc khác, trong môi trong ngày càng phát triển hiện nay, khả năng ứng dụngcông nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để Ngân hàng tồn tại vàphát triển Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đến hoạt động huy độngvốn của NHTM như dịch vụ Ngân hàng tại nhà (Home banking), hệ thống thanhtoán điện tử,… đã làm cho tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng

và đạt tỷ lệ cao

1.3.1.3 Môi trường xã hội

Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của Ngânhàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng

Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tang có thể khaithác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của NHTM Vì vậy những khu vực đôngdân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn đối với Ngânhàng

Môi trường văn hóa như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dân

cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của người cóthu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyếtđịnh chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứngkhoán

Trang 24

1.3.1.4 Môi trường pháp lý

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt, hànghóa tiền tệ nên chịu tác động bởi nhiều chính sách, các quy định của Chính Phủ vàcủa NHNN Sự thay đổi chính sách của nhà nước, của NHNN về tài chính, tiền tệ,tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng củanguồn vốn của NHTM Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũngtác động đến nguồn vốn của một NHTM với các quốc gia khác nhau trong khu vực

và trên thế giới

1.3.2 Nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Chính sách lãi suất của Ngân hàng

Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng sửdụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy độngtiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn,Ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về gái chonhững khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa hệ thống lãi suất cần linhhoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để cóthể có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất choNgân hàng để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mạng lại lợi nhuậncho Ngân hàng

1.3.2.2 Mạng lưới huy động vốn của Ngân hàng

Mạng lưới huy động của Ngân hàng và các hình thức huy động vốn càng đadạng, phong phú thì kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng do việc thựchiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ Ngân hàng Các khoản tiền tiết kiệmcủa dân cư thường là các khoản tiền nhỏ Vì vậy, nếu việc tiếp cận với Ngân hàngkhó khăn sẽ tạo ra cho khách hàng tâm lý ngại đến Ngân hàng Với một mạng lướirộng khắp, tạo ra sự dễ dàng trong việc tiếp cận Ngân hàng của người dân thì Ngânhàng sẽ dễ dàng thu hút được các khoản tiền gửi đó một cách có hiệu quả

Trang 25

1.3.2.3 Hoạt động marketing của Ngân hàng

Mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo khảnăng sinh lời, khả năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh thì marketing đã trởthành công cụ không thể thiếu được trong NHTM hiện nay

Hoạt động Ngân hàng có tính xã hội hóa cao, phụ thuộc chặt chẽ vào môitrường kinh doanh như môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môi trường chínhtrị,… nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng

1.3.2.4 Tổ chức nhận sự

Trong hoạt động huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trong việc tiếpxúc khách hàng, đặt quan hệ giao dịch,… Như vậy, để nâng cao hiệu quả huy độngvốn thì một yêu cầu được đặt ra là Ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ cónăng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ cao, đồng thờiphải nắm bắt được những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài những yêucầu về nghiệp vụ thì một cán bộ tín dụng phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt,liêm khiết cà tuân thủ pháp luật, các quy định của Ngân hàng

Mặt khác, tổ chức nhân sự hợp lý tạo nên một chi phí hợp lý đối với nguồnnhân lực như vậy, hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng sẽ tốt hơn

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH

HÀ NỘI – PGD TRÀNG AN2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Phương Đông

- Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng phương Đông

- Tên tiếng Anh: Orient commercial joint stock bank

- Tên viết tắt tiếng Anh: OCB

- Giấy phép hoạt động số 0061/NH – GP ngày 13/4/1996 do Ngân hàng Nhànước Việt Nam cấp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 057900 do Sở Kế hoạch Đầu tưTP.Hồ Chí Minh cấp

- Hội sở chính: số 45 đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trang 27

trung bình nhưng hiệu quả hoạt động tốt, chỉ số ROE của OCB rất ấn tượng –TOP

3 ngân hàng TMCP tại TP.Hồ Chí Minh đạt mức ROE tốt nhất Định hướng củaOCB là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam có tốc

độ phát triển nhanh, an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu là các doanhnghiệp vừa và nhỏ và cá nhân có nhu cầu được cung ứng các tiện ích ngân hàng vớichất lượng tốt nhất

Vào ngày 7-5-2013, OCB chính thức công bố Hệ thống nhận diện thươnghiệu mới - Định vị giá trị mới - Thực thi mục tiêu chiến lược phát triển thươnghiệu, hướng đến cộng đồng với chủ đề “Vì một tương lai Xanh” và đạt được nhiềuthành tựu quan trọng, ngày càng khẳng định được vị thế trong hệ thống Ngân hàngthương mại ở Việt Nam

Ngân hàng Phương Đông có chất lượng phục vụ khách hàng không chỉ vềphương diện cung cấp các hoạt động giao dịch thương mại phong phú, đa dạng mà

ở cả phương diện chất lượng phục vụ khác hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng và

Trang 28

Trước những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn vàcác dịch vụ Ngân hàng của doanh nghiệp và dân cư ngày càng tăng, đồng thời nhằm

mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động kinh doanh củamình, Ngân hàng TMCP Phương Đông không ngừng thành lập các chi nhánh mới

Trên cơ sở đó Phòng giao dịch Tràng An đã được thành lâp với tiền thân là Phòng

giao dịch Minh Khai có trụ sở tạị 110 Phố Minh Khai,Phường Minh Khai, QuậnHai Ba Trưng,Hà Nội vào 12/4/2008

Đến tháng 8/2011 phòng giao dịch Minh Khai được nâng cấp lên thành phònggiao dịch đặc thù hoạt động như một chi nhánh và được đổi tên thành Phòng giaodịch đặc thù Hai Bà Trưng Đây là một trong những đơn vị luôn hoàn thành các chỉtiêu kinh doanh, có tốc độ tăng trưởng cao tốt trong hệ thống OCB

Ngày 23/04/2014, OCB khai trương Trụ sở mới Phòng giao dịch Tràng An tại

số 165 Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội (Toà nhà Sông Hồng).Trong quá trình hoạt động, OCB Tràng An luôn được các cấp chính quyền hỗ trợhoạt động kinh doanh và được khách hàng khu vực tín nhiệm sử dụng các sảnphẩm, dịch vụ Và để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, OCB Tràng An đãđược chuyển về địa điểm mới khang trang và hiện đại hơn nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch Dù ban đầu vẫn còn gặp nhiều khókhăn nhưng với sự quyết tâm của toàn cán bộ nhân viên cùng đường lối lãnh đạođúng đắn OCB chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An đã và đang đạt được nhiềuthành tích đáng khen, mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh Hà Nội nói riêng vàtoàn ngân hàng nói chung

2.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng OCB Hà Nội – PGD Tràng An giai đoạn 2012 – 2014

Hoạt động kinh doanh của OCB Hà Nội - PGD Tràng An trong thời gian quagặp không ít khó khăn do ảnh hưởng chung của của nền kinh tế, nhưng cũng cónhững thuận lợi Nhờ có định hướng và sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NH OCB

Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của Ngân hàng nhà nước trong các quy chế ổn địnhthị trường, đồng thời dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc PGD, OCB HàNội - PGD Tràng An đã tin tưởng vào khả năng của mình, cố gắng để vượt qua

Trang 29

mọi khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị

trường, củng cố lòng tin với khách hàng Tình hình hoạt động kinh doanh qua các

năm được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của OCB Hà Nội – PGD Tràng An

2 Tổng chi phí 31.304 34.950 41.252 3.646 11,65 6.302 18,03

Chi trả lãi 25.548 31.217 36.342 5.669 22,19 5.125 16,42

Chi hoạt động dịch vụ 984 1.006 1.423 22 2,24 417 41,45 Chi kinh doanh ngoại hối 835 536 435 (299) (35,81) (101) (18,84) Chi khác 3.937 2.191 3.052 (1.746) (44,35) 861 39,30

3 Lợi nhuận trước thuế 12.068 11.329 14.820 -739 (6,12) 3.491 30,81

(Nguồn: Phòng kế toán OCB Hà Nội - PGD Tràng An)

Trang 30

Hình 2.1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2012-2014

Nhận xét:

Ta thấy lợi nhuận của PGD có biến động qua 3 năm từ năm 2012 – 2014

Năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt được là 12.068 triệu đồng, năm 2013, lợi nhuận

là 11.329 triệu đồng, giảm 6,12 % so với năm 2012 Với doanh thu tăng chậm trongkhi chi phí lại tăng cao thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều, tuynhiên khi nhìn nhận chung toàn bộ nền kinh tế trong năm thì đây lại là một mứcgiảm nhẹ có thể chấp nhận được

Sang năm 2014 lợi nhuận tăng thêm 3.491 triệu đồng, tương đương 30,81%

so với năm 2013 Nguyên nhân là tình hình kinh tế đang dần ổn định và hệ thốngOCB Phương Đông nói chung cũng như PGD Tràng An nói riêng đang từng bướchiện đại hóa, triển khai nhiều hoạt động mới giúp giao dịch ngày càng nhanh chóngthuận tiện đã thu hút khách hàng, cũng như số lượng giao dịch ngày càng tăng, gópphần nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận cho ngân hàng

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội – PGD Tràng An

2.2.1 Phân tích cơ cấu vốn huy động

Cùng với các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của PGD, việcthực hiện triệt để và đồng bộ, nhất quán các chỉ tiêu hoạt động của chính sách huyđộng vốn Trong thời gian vừa qua lượng vốn mà OCB Hà Nội – PGD Tràng An

Trang 31

huy động được đều có mức tăng trưởng khá cao Để thấy được hiệu quả huy động

vốn ta đi phân tích cơ cấu huy động vốn của ngân hàng Các tiêu thức thường sử

dụng là: phương thức, thời gian, loại tiền

2.2.1.1 Vốn huy động theo đối tượng

Đối với ngân hàng thương mại việc xác định một cách chính xác, đầy đủ

những đối tượng là nguồn hình thành nên nguồn vốn là rất quan trọng, bởi nó liên

quan hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn,

đặc biệt là xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng Để từ đó có thế

xác định chính xác lượng vốn mà ngân hàng có thể huy động được, thông qua việc

tìm hiểu nắm bắt được các quy luật của hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

của các thành phần kinh tế đó Điều này sẽ giúp cho ngân hàng điều tiết các luồng

tiền sao cho hợp lý, từ đó đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng ở mức cao nhất

Cơ cấu nguồn vốn hình thành theo đối tượng của OCB Hà Nội- PGD Tràng An

được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của OCB Hà Nội- PGD

Trang 32

Tổng vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ 3 đối tượng chính làcác nguồn từ tiền gửi của khách hàng cá nhân, các tổ chức kinh tế và các tổ chứctín dụng khác Cùng với những thay đổi của nền kinh tế thế giới và trong nước,nguồn vốn đến từ những khách hàng này cũng có sự biến động không đồng đều Ta

có thể thấy được điều đó qua biểu đồ sau:

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy

- Nguồn tiền gửi dân cư luôn luôn có tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 60%nguồn vốn huy động Tiền gửi từ dân cư là nguồn huy động quan trọng bởi vì đây

là nguồn vốn có tính chất ổn định và thuận lợi cho ngân hàng, vì vậy hiện nay cácngân hàng thương mại đang cạnh tranh lôi kéo chiếm lĩnh thị trường với nhiều biệnpháp, nhiều chương trình Marketing cung đã được đưa ra Với ưu thế cho PGD lànằm trên địa bàn dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế sôi động, cùng với sự nỗ lựctrong cạnh tranh chiếm giữ thị phần của ngân hàng vì vậy lượng tiền gửi của kháchhàng luôn tăng qua các năm Cụ thể, năm 2012 nguồn tiền gửi dân cư đạt 112.174triệu đồng, chiếm 61,01% nguồn vốn huy động Sang năm 2013, tiền gửi dân cư đạt140.469 triệu đồng, tăng 29.294 triệu đồng, tương ứng tăng 25,22% so với năm

2013 Năm 2014, lượng tiền gửi này đạt mức tăng trưởng đáng mừng, tăng 48,24%

Trang 33

số trên đã cho thấy mức tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng ngày càngtăng và coi ngân hàng là địa chỉ tin cậy để gửi một phần tài sản của mình.

- Bên cạnh nguồn tiền gửi từ dân cư, tiền gửi của các TCKT cũng chiếm một

tỷ trọng khá cao, trung bình chiếm khoảng 29% tổng nguồn vốn của ngân hàng.Năm 2012, lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt 55.561 triệu đồng, năm 2013đạt 63.163 triệu đồng, chỉ tăng 13,68% so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu dothời kỳ này nhiều TCKT, đặc biệt là các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trongquá trình hoạt động dẫn đến thua lỗ, thâm chí là phá sản nên lượng tiền gửi từ đốitượng này không tăng nhiều Sang năm 2014, kinh tế có biến chuyển dẫn đến sựkhôi phục của nhiều TCKT, ngân hàng đã huy động được 93.036 triệu đồng, tăngtới 47,29% so với năm 2013

Tuy rằng nguồn vốn này có tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động nhưngtính ổn định của nguồn vốn này không cao, phần lớn nguồn vốn này do các tổ chứccông ty gửi vào để tiện cho việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng Nguồn vốnnày khá bất ổn, muốn sử dụng nguồn vốn này ngân hàng phải có kế hoach cụ thể vàphải có những chính sách dự phòng rủi ro nhằm tránh trường hợp mất khả năngthanh toán, vì vậy rất khó để sử dụng được nguồn vốn này hiệu quả

- Ngoài hai đối tượng trên thì PGD cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi củacác TCTD, mặc dù đây là nguồn có tính ổn định không cao và không thường xuyêntrong xuốt các thời kỳ hoạt động Bởi tính chất của nguồn tiền gửi này cũng giốngtiền gửi của các TCKT, đây là nguồn gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chitrả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng Tuy nhiên qua phân tíchcho thấy nguồn này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối từ 5-8% so với tổng nguồn vốnhoạt động Trong giai đoạn 2012 – 2014, lượng tiền gửi của các TCTD giảm nhẹ6,08%, là do các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, kinh tế biến động, việc thanh toángiữa ngân hàng và các TCTD cũng giảm theo

Sang năm 2014, thời điểm những khó khăn đã phần nào được khắc phục, nềnkinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới, PGD Tràng An đã huy động thêm 2.772triệu đồng tiền gửi của các TCTD khác, tăng 18,3% so với năm 2013 Đạt được kếtquả này là do nhu cầu thanh toán cho khách hàng giữa các TCTD gia tăng, khẳng

Trang 34

định được uy tín của ngân hàng, khả năng quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với các

TCTD trên địa bàn khá tốt, có mối quan hệ ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi

cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác trong việc thanh toán vốn lẫn nhau, chuyển

khoản từ ngân hàng này sang ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi

Như vậy có thể thấy nguồn vốn của PGD được hình thành từ nhiều đối tượng

kinh tế với cơ cấu đa dạng khác nhau, sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn

huy động tại PGD cho thấy việc thực hiện đồng bộ, nhất quán các biện pháp,

nghiệp vụ, và hàng loạt chính sách khác nhau nhất là chính sách huy động vốn, kết

hợp với sự nỗ lực trong công tác huy động của các nhân viên huy động, đã mang lại

cho PGD những kết quả rất đáng khích lệ

2.2.1.2 Vốn huy động theo kỳ hạn

Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả, ngoài việc xác

định một cách chính xác cơ cấu nguồn vốn hình thành, thì không thể không quan

tâm tới tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động Thời hạn của các nguồn huy động

giúp ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động, cơ cấu để từ đó có

phương án sử dụng hợp lý Nhất là việc xây dựng nguồn vốn để tài trợ cho những

dự án có quy mô lớn, thời hạn hoàn vốn lâu Cơ cấu theo thời hạn huy động của

OCB Hà Nội - PGD Tràng An qua các năm được thể hiện trong bảng sau

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại PGD Tràng An

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 CL 2013/2012 CL 2014/2013

Số tiền Tt Số tiền Tt Số tiền Tt Giá trị Tl Giá trị Tl

Ngày đăng: 06/04/2016, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w