1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản trị dịch vụ tranh chấp trong hợp đồng xuất nhập khẩu và biện pháp giải quyết

40 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 453 KB

Nội dung

Một số điểm cần lưu ý khi soạn thảo và kí kết hợp đồng ngoại thương  Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi kí kết  Trong hợp đồng không được có những

Trang 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG KINH DOANH

XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Khái niệm

Hợp đồng xuất nhập khẩu về

bản chất là một hợp đồng mua bánquốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bênmua bán ở các nước khác nhau trong

đó quy định bên bán phải cung cấphàng hóa, chuyển giao các chứng từ cóliên quan đến hàng hóa và quyền sởhữu hàng hóa, bên mua phải thanhtoán tiền hàng và nhận hàng

Trang 2

 Hợp đồng chuyển giao công nghệ

1.4 Một số điểm cần lưu ý khi soạn thảo và kí kết hợp đồng ngoại thương

 Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi kí kết

 Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ởnước người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn

 Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng

 Văn bản hợp đồng thường được một bên soạn thảo

 Người đứng ra kí kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền kí kết

 Ngôn ngữ thường dùng trong hợp đồng thường là ngôn ngữ hai bên thôngthạo

Trang 3

PHẦN II: TRANH CHẤP VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU

2.1 Tranh chấp hợp đồng

2.1.1 Khái niệm:

Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồngliên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợpđồng

Tranh chấp hợp đồng là ýkiến không thống nhất của các bên

về việc đánh giá hành vi vi phạmhoặc cách thức giải quyết hậu quảphát sinh từ vi phạm đó (trong khi

vi phạm hợp đồng là hành vi đơnphương của một bên đã xử sự tráivới cam kết trong hợp đồng)

2.1.2 Các đặc điểm của tranh chấp hợp đồng:

 Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tựđịnh đoạt các bên tranh chấp (tức các bên trong hợp đồng)

 Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bêntrong tranh chấp

 Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng là bình đẳng, thỏathuận

2.1.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng mộtphương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácbên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý

Trang 4

thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạmhợp đồng.

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng,chính xác, đúng pháp luật

Quyết định giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải có tính khả thi cao, thihành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạtcủa các bên với chi phí giải quyết thấp

Tranh chấp hợp đồng có thể được giải quyết bằng phương thức khác nhau:hòa giải, thương lượng, trọng tài hay Tòa án

Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấphợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp

Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyếtcác tranh chấp hợp đồng:

 Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên

 Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chấtcủa tranh chấp hợp đồng với cả thiện chí của các bên

 Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phươngthức giải quyết của các bên

2.2 Các dạng trong tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu

Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, có thể vì những lý dokhách quan và chủ quan khác nhau mà các chủ thể của hợp đồng có những bấtđồng về việc bảo đảm lợi ích của nhau trong quan hệ hợp đồng… những bất đồngnày có thể xảy ra ở những mức độ khác nhau nhưng đều được gọi là tranh chấp hợpđồng kinh tế

2.2.1 Các tranh chấp thường phát sinh trong quá trình đàm phán và ký

kết hợp đồng ngoại thương

Trang 5

thành công của các chủ thể hợp đồng ngoại thương trong việc thực hiện quyền vànghĩa vụ từ một quan hệ hợp đồng ngoại thương thì bản thân hợp đồng ngoạithương đó phải có giá trị pháp lý, tức là hợp đồng ngoại thương được ký kết khôngtrái với quy định của pháp luật Nói cách khác, trong quá trình đàm phán ký kết hợpđồng ngoại thương các chủ thể hợp đồng ngoại thương phải tuân thủ những quyđịnh của pháp luật về đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương như: Chủ thể hợpđồng ngoại thương , nội dung hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp… Khi mộttrong các bên ký kết hợp đồng ngoại thương vi phạm một trong những quy định nàythì tranh chấp sẽ phát sinh

Ngoài các lĩnh vực phát sinh tranh chấp trên, tranh chấp về hợp đồng ngoạithương còn có thể xảy ra do các bên ký kết hợp đồng ngoại thương sai hình thức.Theo pháp luật quy định thì hợp đồng ngoại thương phải được ký kết dưới hìnhthức văn bản hoặc tài liệu giao dịch Khi các bên không tuân thủ điều này thì hợpđồng ngoại thương đã được ký kết được xem là vô hiệu Muốn hợp đồng ngoạithương đó có hiệu lực các bên phải ký kết lại hợp đồng theo hình thức pháp luật quyđịnh

2.2.2 Các tranh chấp thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

ngoại thương

Trang 6

Hợp đồng ngoại thương saukhi được ký kết là cơ sở pháp

lý quy định về quyền và nghĩa

vụ của các bên Bản chất củahợp đồng ngoại thương là đemlại lợi ích cho tất cả các chủ thểtham gia Song quyền lợi củacác bên chỉ được đảm bảotrong chừng mực mà nghĩa vụcủa các bên quy định trong hợp đồng được hiện đầy đủ và chính xác Tuy quan hệhợp đồng ngoại thương là quan hệ “hai bên cùng có lợi” nhưng quyền lợi của cácbên lại khác nhau, nên việc một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ nghĩa vụ của mình tất yếu làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia.Khi quyền lợi của bên kia không được đảm bảo thì tranh chấp pháp sinh là điềukhông tránh khỏi

2.2.3 Các tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ giao hàng 2.2.3.1 Thời hạn giao hàng

Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản củahợp đồng ngoại thương Dù làgiao hàng thì bên có nghĩa vụcũng phải thực hiện đúng thời hạnhoặc đúng địa điểm và đúng đốitượng

Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn

có nghĩa là bên có nghĩa vụ hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn thựchiện như đã quy định trong hợp đồng ngoại thương

Trang 7

Việc bên có nghĩa vụ không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng được thể hiệnbằng thực tế như: đối với hợp đồng mua bán, đến hạn quy định mà người bán vẫnkhông có hàng để giao hoặc chưa chuẩn bị xong, hoặc khi hết thời hạn giao hàngngười bán mới giao hàng, hoặc giao đúng thời hạn nhưng do chậm trễ trong quátrình giao hàng dẫn đến việc giao hàng kết thúc muộn hơn thời hạn giao hàng chophép trong hợp đồng.

Trong trường hợp này, người bán hay người được hưởng quyền lợi theoHĐKT đều phải đợi và thể bị mất thời vụ kinh doanh hoặc lỡ công việc kinh doanhcủa mình, không thu được khoản lợi mà lẽ ra họ có được, đồng thời phải chịu một

số phí tổn như phạt vi phạm hợp đồng hay bồi thường cho bên thứ ba là hậu quảtrực tiếp của sự vi phạm nói trên gây ra… những chi phí và phí tổn người có nghĩa

vụ gây ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia, do vậy, bên có quyền lợi bị ảnhhưởng có quyền phản đối từ đó phát sinh tranh chấp

2.2.3.2 Địa điểm giao hàng

Trong HĐKT, đặc biệt là hợp

đồng mua bán, điều khoản về địa điểm

giao nhận hàng hóa hay công việc cũng

rất quan trọng Nếu người bán không

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho

người mua đúng nơi quy định gây khó

khăn và tốn kém cho người mua trong

việc di chuyển phương tiện vận tải

nhận hàng thì tranh chấp sẽ phát sinh

2.2.3.3 Đối tượng giao hàng

Đối tượng hợp đồng là điều khoản chủ yếu mà bất kỳ một hợp đồng hợppháp nào cũng phải có Khi bên có nghĩa vụ vi phạm điều khoản về đối tượng, cụthể hơn là không hoàn thành việc giao hàng hay thực hiện công việc theo số lượng,

Trang 8

chất lượng, bao bì hay yêu cầu kỹ thuật như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì tranhchấp sẽ xảy ra Tranh chấp có thể xảy ra do hàng loạt nguyên nhân như:

 Bên có nghĩa vụ giao hàng hoặc thực hiện công việc hoàn toàn khácvới đối tượng được quy định trong hợp đồng

 Bên có nghĩa vụ giao hàng hoặc thực hiện công việc không đồng bộ

 Bên có nghĩa vụ giao hàng hoặc thực hiện công việc thiếu về sốlượng, trọng lượng

 Bên có nghĩa vụ giao hàng sai bao bì đóng gói

2.2.4 Các tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán và

tiếp nhận hàng hóa công việc

Khi một bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng ngoại thương như giao hànghay thực hiện công việc thì bên kia phải có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa hoặc côngviệc và thanh toán tiền Nếu như hàng hóa hoặc công việc không được tiếp nhận thìbên thực hiện công việc hay giao hàng phải chịu những hậu quả về mặt tài chính dovốn bị đọng hoặc phải tìm nguồn tiêu thụ mới, đôi khi không thu lại được vốn đểgiữ tiến độ kinh doanh Do vậy bên thực hiện hợp đồng có quyền phản đối, từ đótranh chấp phát sinh

Sau khi tiếp nhận hàng hóa hoặc công việc, bên tiếp nhận phải trả tiền Tuynhiên không phải lúc nào bên tiếp nhận hàng hóa, công việc cũng trả tiền đầy đủ vàđúng hạn Bên tiếp nhận hàng hóa, công việc có thể không trả tiền hoặc trả tiềnkhông đầy đủ hoặc không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng Trong mỗi

Trang 9

trường hợp như vậy, quyền lợi của bên thực hiện công việc hay giao hàng bị viphạm và tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi.

2.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp về hợp đồng ngoại thương

Nhiều bản hợp đồng khi ký kết, người ký không đủ tư cách đại diện chủ thể,

ký hợp đồng với nội dung không được pháp luật cho phép Các hợp đồng này khiđưa ra thực hiện tất yếu sẽ dẫn đến vướng mắc, thiệt hại cho nhau làm phát sinhtranh chấp

Do sự thiếu kinh nghiệm củacác nhà kinh doanh nên khi ký kếthợp đồng chỉ tập trung vào thuận lợi

để tính toán kinh doanh, khônglường trước được các khó khăn nênkhông có giao kết với nhau về tráchnhiệm của mỗi bên khi xảy ra sự cố

Vì vậy, khi trục trặc xảy ra ở một khâu nào đó không có phương hướng giải quyết

mà dẫn đến tranh chấp

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệthống pháp luật của hai quốc gia, ngoài ra còn liên quan đến tập quán quốc tế điềuchỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường các bên ký kết hợpđồng lại không hiểu biết về điều này, cũng không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi kýkết hợp đồng, dẫn đến nhiều hợp đồng quy định không đúng, không đủ, chungchung dẫn đến việc hiểu không thống nhất giữa các bên làm phát sinh tranh chấp

Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng làm phát sinh tranh chấp hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế là do giá cả không ổn định, chính sách xuất khẩu, chínhsách thuể đối với một số mặt hàng cũng dẫn đến việc đổ bể hợp đồng

Bên cạnh những nguyên nhân trên, tranh chấp nhiều khi xuất phát từ đặcđiểm văn hóa của mỗi nước, sự bất đồng ngôn ngữ, đặc biệt là do sự không rõ ràng

về các quy định pháp luật và cơ chế điều chỉnh

Trang 10

Những yếu tố khách quan và chủ quan trên dẫn đến các tranh chấp thươngmại quốc tế nói chung và tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêngngày càng gia tăng về số lượng , phức tạp về nội dung là một thực tế khách quan.Giải quyết tốt giải quyết kịp thời các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung vàtranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng nhằm bảo đảm quyền vàlợi ích chính đáng của các bên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc quản lý xãhội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa góp phần tạomôi trường pháp lý có kỹ cương trong sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin, sự côngbằng, sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Vì vậy, việc hoànthiện pháp luật và các thiết chế giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế nóichung và về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là vấn đề cần thiết.

2.4 Những biện pháp phòng ngừa trong tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu

2.4.1 Làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo ký kết hợp đồng ngoại thương

Tổ chức tốt khâu đàm phá, soạnthảo, ký kết hợp đồng, thực hiện kỹlưỡng đầy đủ các giai đoạn của đàmphán thương lượng:

Trang 11

Hợp đồng phải được soạn thảo cẩn thận, chứa đầy đủ các nội dung, các điềukiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chínhxác.

Hợp đồng được ký kết sau khi đã được xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng

là cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp trong quá trình tổ chứcthực hiện hợp đồng

2.4.2 Bàn bạc soạn thảo kỹ những tình huống bất khả kháng, miễn trách,

khó khăn trở ngại dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng:

Luật pháp của đa số quốcgia đều có các điều khoản quyđịnh về bất khả kháng, ở một sốquốc gia còn quy định cả nhữngtình huống khó khăn trở ngại tuynhiên, mỗi quốc gia lại có nhữngquy định về vấn đề này khônggiống nhau, nên khi áp dụng chocác hợp đồng ngoại thương có thể dẫn đến những bất đồng tranh chấp chính vì vậy,khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần đưa điều khoản “ bấtkhả kháng” và “khó khăn trở ngại” vào hợp đồng Nếu các điều khoản này đượcsoạn thảo tốt, sẽ giúp ngăn ngừa được những bất đồng, tranh chấp, giúp giải quyếtnhững bất đồng tranh chấp, một khi chúng phát sinh mà không cần sử dụng tòa ánhay trọng tài

2.4.3 Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng một cách khoa học, hợp lý

Tổ chức thực hiện hợp đồng là quá trình gồm nhiều bước, nhiều công việc cóliên quan mật thiết với nhau Nếu các bên hữu quan đều thành tâm nghiêm túc thựchiện quá trình này, thông qua việc chuẩn bị chu đáo, bố trí công việc, nhân sự,

Trang 12

phương tiện v.v để thực hiện hợp đồng một cách khoa học hợp lý, đồng thời phốihợp chặt chẽ với nhau thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều bất đồng, tranh chấp

2.4.4 Để bảo đảm quyền lợi của mình, các bên cần thiết phải chọn luật áp

dụng.

Khi lựa chọn luật điều chỉnh, cần phải bảo đảm nguyên tắc sau:

- Nên lựa chọn nguồn luật áp dụng sao cho thuận tiện nhất cho việcthiết lập, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh

- Nên lựa chọn nguồn luật mà mình quen thuộc nhất

- Cần phải nghiên cứu kỹ nguồn luật áp dụng để bảo đảm việc chọn luậtđạt được những mục đích có lợi cho mình hoặc ít nhất không làm mất đi lợithế hoặc gây tổn hại cho mình

-2.5 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng:

2.5.1 Phương thức thương lượng:

2.5.1.1 Khái niệm và đặc điểm :

Khái niệm:

Thương lượng là các bên tranhchấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để điđến thống nhất phương án giải quyết bấtđồng giữa họ và tự nguyện thực hiệnphương án đã thỏa thuận qua thươnglượng mà không có sự tham gia của bênthứ ba

Đặc điểm

 Thương lượng là một phương pháp tự giải quyết tranh chấp của cácbên; đó là sự thể hiện quyền tự do hợp đồng và tự do định đoạt của các bên

Trang 13

 Thương lượng không mang tính chất bắt buộc trừ khi hợp đồng cóquy định và không đòi hỏi sự can thiệp hành chính của bất cứ một thiết chế nào.

 Thương lượng được áp dụng tương đối phổ biến để giải quyết tranhchấp kinh tế vì nó không phiền hà, không tốn kém, không gây ra quan hệ xấu trongkinh doanh Nhà kinh doanh Việt Nam nào cũng tìm đến giải pháp thương lượngtrước khi đi tìm một giải pháp khác

Ưu điểm

 Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém

 Các bên thương lượng thành thì không có kẻ thắng người thua nên khônggây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn cógiữa các bên

 Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ

đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên

 Thương lượng xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khiđạt được phương án thương lượng, các bên thường nghiêm túc thực hiện

Hạn chế

 Phương thức này chỉ thành công khi các bên cùng có thiện chí trongviệc giải quyết tranh chấp Nếu một trong các bên tỏ ra quá nóng vội, khiêu khíchthì quá trình thương lượng coi như thất bại

 Nếu mâu thuẫn quá phức tạp, các bên không giữ được cách đánh giákhách quan thì rất khó thỏa hiệp

2.5.1.2 Cách thức thương lượng

Thương lượng bằng cách gặp gỡ trực tiếp: là việc các bên cử đại diện của

mình gặp mặt nhau tại một địa điểm nhất định trong một thời gian xác định đểbàn bạc về vấn đề tranh chấp nhằm đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp.Thương lượng bằng cách này thường được áp dụng cho các vụ tranh chấp có giátrị tranh chấp lớn đòi hỏi các bên cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp để nhanh chóng

Trang 14

giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra biện pháp hữu hiệu khác nhằm giải quyết tranhchấp (mời người hòa giải) Các kết quả thương lượng được lập thành văn bản vàcác bên có nghĩa vụ tuân theo.

Thương lượng không qua thư từ, điện tín, telex : Đối với các vụ tranh

chấp nhỏ, đại diện của các bên có thể thương lượng bằng cách gửi thư từ, faxqua lại Khi tranh chấp xảy ra, bên khiếu nại phải gửi một thông báo về việckhiếu nại và tùy từng trường hợp phải gửi các bản sao các chứng từ cơ bản.Trong quá trình thương lượng qua thư từ, mỗi bên có thể chủ động gợi ý cáchgiải quyết hợp lý và cùng thảo luận để tìm ra biện pháp thỏa đáng giải quyết đốivới tất cả các bên

2.5.1.3 Một số điều lưu ý khi áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

 Nghiên cứu kỹ vấn đề tranh chấp để tìm ra nguyên nhân phát sinh Sựnghiên cứu, thỏa thuận, phân tích nên được tiến hành ở trụ sở mỗi bên, tránhtình trạng thảo luận từng bên khi thương lượng

 Đại diện thương lượng phải là người có chuyên môn nghiệp vụ vữngvàng và có khả năng diễn giải, lập luận

 Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ liên quan đến tranh chấp

 Trong thương lượng nên giữ thái độ ôn hòa, tránh nổi nóng để duy trìthiện chí của tất cả các bên

 Đối với những tranh chấp phát sinh có tính chất phức tạp (liên quanđến công nghệ, bí quyết kỹ thuật…) có thể cần có sự tham gia của các cố vấntrung lập để hỏi họ về chuyên môn kỹ thuật nhằm giúp cho việc thương lượngtránh bế tắc

2.5.2 Phương thức hòa giải

2.5.2.1 Khái niệm và đặc điểm

Trang 15

Khái niệm:

Hòa giải là hình thức giải

quyết tranh chấp giữa các bên

thông qua một người thứ ba gọi là

hòa giải viên Hòa giải viên được

các đương sự chọn có nghĩa vụ

“trung lập” tạo điều kiện giúp đỡ

các bên tranh chấp đạt được một

giải pháp để điều hòa lợi ích khắc

phục mâu thuẫn bất đồng đã phát sinh Nếu hòa giải thành công, thỏa thuận hòa giảiđược lập thành biên bản hòa giải có chữ ký của các bên và hòa giải viên

Trong quá trình hòa giải, với sự thỏa thuận trước giữa các bên, các hòa giảiviên luôn cố gắng trình bày cho các bên thấy được những triển vọng tốt đẹp nhất để

từ đó hòa giải các quan điểm khác nhau nhằm chuyển tình huống tranh chấp thành

sự hòa giải Hòa giải viên tiến hành quy trình hòa giải mà họ cho là phù hợp theonguyên tắc: vô tư, công bằng và theo công lý

Trong trường hợp hòa giải không thành công, các bên có thể đưa vụ việc ratòa án quốc gia hoặc trọng tài Nguyên tắc chung là hòa giải viên trong một vụ hòagiải không thành công sẽ không được chỉ định làm trọng tài viên để giải quyết chính

vụ kiện đó

Các đề nghị hoặc khuyến cáo của hòa giải viên không có giá trị ràng buộc,

do vậy, các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ

Đặc điểm

- Hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp

- Chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấpthỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp Điều này làm cho hòa giải có

sự khác biệt với thương lượng Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức

Trang 16

luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Ngườinày phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quanđến tranh chấp Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi củabất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.

- Sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bêntranh chấp quyết định Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòagiải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí,

sự tự nguyện của các bên

- Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải

Chính tính thân mật và tính linh hoạt của hòa giải cho phép sự tham gia trựctiếp của các bên vào quá trình này Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nóichuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình.Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp

sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cần thiết vì nó đềcao được tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình

- Đặt con người vào vị trí trung tâm

Trang 17

Trong khi phần lớn việc giải quyết tranh chấp có xu hướng tập trung vàohành vi, vào tình tiết là chính thì trong hòa giải, trọng tâm là con người chứ khôngphải tình tiết vụ việc việc này đòi hỏi hòa giải viên phải xét đến nhu cầu hiện tạicũng như mối quan tâm của các bên Hòa giải cho phép giải quyết vụ việc dựa trênlợi ích mong muốn của các bên

- Duy trì mối quan hệ

Bên cạnh việc đặt con người vào vị trí trung tâm, hòa giải còn đặt trọng tâmvào khía cạnh duy trì mối quan hệ điều này mang ý nghĩa nhân văn của giải quyếttranh chấp; các bên có cơ hội thể hiện tình cảm, bày tỏ sự quan tâm đến các mốiquan hệ trong tương lai giữa các bên

- Tạo lập quy chuẩn

Trong hòa giải, các bên được tự do không áp dụng các quy tắc, nguyên tắc vàchính sách mà vốn có tính ràng buộc với các tòa án, trọng tài viên Thỏa thuận giữacác bên có thể đạt được trên cơ sở lợi ích chung vì nó diễn ra vào một thời điểm cụthể nhất định

- Sự kín đáo và tính bảo mật

Sự kín đáo và tính bảo mật được thể hiện ở việc: phiên họp hòa giải được tổchức kín, người ngoài chỉ có thể biết được trình tự thủ tục và nội dung nếu được cácbên đồng ý, không công bố công khai nội dung được trao đổi trong phiên họp, việccông bố điều khoản giải quyết là vấn đề phải được hai bên thỏa thuận

2.5.2.2 Các hình thức hòa giải:

Trang 18

o Hòa giải trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải

với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba Trung gian hòa giải có thể là cánhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật quiđịnh

o Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến

hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài

o Hòa giải trong thủ tục tố tụng: Là việc hòa giải được tiến hành tại

Tòa án, trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiệncủa một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài) Tòa án, trọng tài

sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trịcưỡng chế thi hành đối với các bên

2.5.2.3.Lựa chọn người hòa giải

Yêu cầu đối với người hòa giải

 Hoàn toàn công bằng vô tư và có kiến thức chuyên môn

 Lịch sự, khéo léo trong giao tiếp

 Phải nắm vững luật pháp và thực tế của vụ tranh chấp

 Có thể xử lý nhanh những vấn đề phức tạp và tìm ra điểm mấu chốt của vấnđề

 Là người sáng tạo, có đầu óc tưởng tượng phong phú và là người khéo léokhi đưa ra các giải pháp để giải quyết tranh chấp

 Là người kiên trì, năng động

 Có nhiều kinh nghiệm (đã từng là người hòa giải)

Một số điều kiện quy định vai trò người hòa giải

 Yêu cầu các bên đàm phán

 Giúp các bên hiểu rõ toàn bộ trình tự hòa giải

 Tạo ra một môi trường phù hợp cho việc đàm phán

 Giúp các bên thỏa thuận lịch làm việc

 Lập lịch làm việc

Trang 19

 Giúp các bên hiểu rõ các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp và quá trình hòagiải

 Giúp các bên nhận thức được thực tế vụ tranh chấp và đối mặt với thực tế đó

 Trao đổi thông tin giữa các bên

 Gợi ý các giải pháp có thể

 Thuyết phục các bên đồng ý với nhau một giải pháp nhất định

Đề ra quy tắc cơ bản của quá trình hòa giải

 Hòa giải phải tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc

 Các bên có thể rút lui khỏi quá trình hòa giải bất cứ lúc nào miễn là trước khiđưa ra giải pháp cuối cùng bằng văn bản

 Người hòa giải phải là người điều khiển quá trình hòa giải Các bên phải hếtsức giúp đỡ người hòa giải

 Đại diện của các bên có thể là một hoặc nhiều người Người hòa giải cóquyền hạn chế số người đại diện của các bên nhưng mỗi bên phải có ít nhất mộtđại diện tham gia thương lượng nhằm tháo gỡ tranh chấp

 Quá trình hòa giải phải nhanh chóng, đại diện của các bên phải có mặt tại cáccuộc họp với người hòa giải

 Người hòa giải sẽ không trao đổi thông tin của bên nọ cho bên kia hoặc chobên thứ ba trừ khi các bên yêu cầu

 Trong quá trình hòa giải phải giữ bí mật các bên và người hòa giải khôngđược tiết lộ các thông tin có liên quan đến quá trình hòa giải cho người khác, trừkhi các bên đồng ý

 Trong suốt quá trình hòa giải, các bên nên tránh phải nhờ đến sự can thiệpcủa tòa án vì có thể làm tổn hại đến quyền lợi pháp lý của họ

 Nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng hòa giải mà phải đưa ra tòa, ngườihòa giải sẽ không đóng góp vai trò là trọng tài viên trừ khi các bên và người hòagiải cùng thỏa thuận bằng văn bản

Ngày đăng: 05/03/2016, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w